tiểu luận vai trò của triết học mác lênin trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 17 trang )

Đang xem: Tiểu luận vai trò của triết học mác lênin trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI :

TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và Tên

: Mai Thị Hằng

Mã học viên : CH260491
Lớp

: CH26P – Cuối tuần

GVHD

: TS. Lê Ngọc Thông

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2017

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC………………………………………5
1.1. Triết học là gì?……………………………………………………………………………………………..5
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học……………………………………………………………………………5
1.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học…………………………………………………..7

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA
HỌC KINH TẾ……………………………………………………………………………………………………. 8
2.1. Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế;……………………..8
2.2 Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo. 10
2.3. Triết học khoa học – cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách
kinh tế…………………………………………………………………………………………………………….. 12
2.4. Triết học khoa học – cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinh
doanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển……………………….14
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………….. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………………17

LỜI MỞ ĐẦU
Một thời đại công nghệ mới cách mạng 4.0 đã và đang bùng nổ, là cơ hội để thay đổi
bộ mặt các nền kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học, giáo dục,… nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
khôn lường . Ở bất kể lĩnh vực nào, muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có những
chiến lược, hướng đi đúng đăn phù hợp để thích nghi với nó, sự đi ngược với sự phát triển và
tiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hoặc bì đào thải khỏi thị trường đầy cam go và thách
thức. Vậy, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúng
đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực
hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề
về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Vấn đề về chức năng phương pháp luận
của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng.
Vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và sự phát triển của khoa học kinh tế nói riêng
hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết
học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt
đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa
học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và

giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ
thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong
chính xác, …”.
Triết học tác động vào KHKT trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với
tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn
những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHKT đang ra sức
tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề
phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ
nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của

khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không
hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách
sáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học và
các khoa học cụ thể nói chung hay KHKT nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không được
nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ý
tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn của triết học
đối với khoa học kinh tế.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Tiếu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Các lý luận cơ bản về Triết học.
Chương 2: Vai trò của Triết học đối với sự phát triển của Khoa học kinh tế.

CHƯƠNG 1
CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.
1.1. Triết học là gì?
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan hệ

kinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người;
+ Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lý
Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳ
chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sự
phân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau lần phân
công lao động thứ 2).
Để có khái niệm triết học ta xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần tìm hiểu thế
giới để có tri thức. Tri thức cụ thể sẽ hình thành nên khoa học cụ thế. Những tri thức chung
nếu bao trùm cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy thì được gọi là tri thức triết học. Tri thức
triết học được liên kết lại theo cách thức tương ứng sẽ tạo nên triết học. Do đó:
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất của con người
về thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy). Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, và vai trò của
con người trong thế giới quan.
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học.
Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là
cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ

nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh
hướng triết học đối lập nhau:
Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp
thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ
nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc,
siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ

hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu
chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan
(Beccli, Hium…)
+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn
tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức tồn tại 2 hướng giải đáp:
 Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả
lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới.
 Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết): là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu
hoài nghi luận. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra là không
thể nhận thức được bản chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh
về đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủ
nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song,
do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con
người.
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế
giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết học
duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.

Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiện
trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm
chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc là không nhất quán.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử phát
triển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học. Hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học này tác động qua lại lẫn nhau.
1.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.
Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc
nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Triết học Mác dựa vào những thành quả của các

khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ thể để làm
phương pháp của mình. Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất của triết học là
phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp biện chứng duy vật đối lập với phương pháp
siêu hình.
Phương pháp biện chứng và siêu hình xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại. Phương pháp
biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong sự liên hệ, tác động qua lại,
vận động và phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong
tách rời, không vận động và không phát triển. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng
và phương pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của lịch sử triết học.
Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời kỳ cổ đại (Biện chứng duy vật thô
sơ, mộc mạc tự phát). Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, phương pháp này mời thực sự trở
thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp cho con người khả năng nhận
thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy và giúp con người đạt
được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KINH
TẾ.
Sự phát triển của nền kinh tế không bao giờ là một đường thẳng, đó là sự phát triển theo
các giai đoạn khác nhau cùng các biến đổi không giống nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của nó
cũng xuất phát từ việc nghiên cứu, định hướng và mục tiêu chiến lược mà các nhà kinh tế
học đưa ra cơ sử dựa trên việc nghiên cứu về vai trò của triết học đối với sự phát triển của
Khoa học Kinh tế . Bài luận sẽ tiếp cận sự phát triển trong mối quan hệ của nó với Khoa học
kinh tế theo 4 khía cạnh dưới đây:
1) Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế;
2) Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo, đúng
đắn các quy luật kinh tế;
3) Triết học khoa học với tư cách cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính
sách kinh tế;

4) Triết học khoa học với tư cách cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hóa
kinh doanh đúng đắn để trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1. Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế.
Sự phát triển phụ thuộc vào định hướng đúng đắn và rất nhỏ cơ hội may mắn. Tuy nhiên
nói về tư duy kinh tế, muốn đúng đắn phải dựa trên một thế giới quan triết học khoa học.
Kinh tế được triết học Mác – Lênin nghiên cứu dưới góc độ lịch sử – cụ thể, tức là dưới
những phương thức sản xuất lịch sử – cụ thể. Với hai đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ
của con người với tự nhiên và quan hệ của của con người với nhau trong xã hội.

Quan hệ của con người với tự nhiên được hiểu thông qua lực lượng sản xuất.

Quan hệ của con người với nhau trong xã hội được hiểu thông qua quan hệ sản xuất.

Như chúng ta đã biết, phương thức sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là

hình thức xã hội của nó. Như vậy, theo triết học Mác – Lênin, muốn phát triển một phương
thức sản xuất thì trước hết phải tập trung vào phát triển lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, mà trước hết là
công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Từ đây cho thấy, để phát triển kinh tế,
trước hết phải tập trung vào phát triển nhân tố người lao động và sau đó là công cụ lao động.
Do vậy, muốn phát triển kinh tế phải có được những chính sách phù hợp để giải phóng
người lao động nhằm giải phóng sức sản xuất. Đồng thời, phải đào tạo, bồi dưỡng trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm lao động cho họ. Không những thế mà còn
phải có được những chính sách khích lệ sự hăng say, tính tích cực, lòng nhiệt tình, sự cần cù,
chịu khó, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và biết phát huy có hiệu quả công cụ lao động hiện

có của người lao động. Nghĩa là phải tạo được sự kết hợp tối ưu giữa người lao động có tri
thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động với công cụ lao động. Chỉ có như vậy mới có thể phát
huy tối đa vai trò của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế. Đồng thời phải có chiến
lược phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ hợp lý.
Phát triển giáo dục – đào tạo là trực tiếp bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người, là đào
tạo người lao động, là trực tiếp góp phần phát triển lực lượng sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả, tính khoa học của quá trình quản lý sản xuất; trên cơ sở đó, góp phần phát triển kinh tế.
Phát triển khoa học, công nghệ là trực tiếp góp phần phát triển công cụ lao động, cải tiến,
nâng cao, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất,v.v góp phần phát triển tư liệu sản
xuất, như tạo ra các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu mới, nhân tạo không có sẵn trong tự nhiên
cho sản xuất. Trên cơ sở đó góp phần làm cho tri thức khoa học ngày càng trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
Rõ ràng là, triết học không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng triết học khoa học,
đúng đắn sẽ cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học cho cho sự phát triển tư duy
về kinh tế một cách đúng đắn, khoa học; trên cơ sở đó góp phần phát triển lực lượng sản xuất
nói riêng, kinh tế nói chung. Để những điều trên hậu thuẫn tốt cho sự phát triển kinh tế trên
thực tế còn đòi hỏi phải biết tổ chức, quản lý sản xuất một cách hợp lý; giải quyết tốt mối
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm được sản xuất ra.

Đương nhiên, cơ sở lý luận, phương pháp luận triết học đúng đắn còn phải được nhận thức
đúng và vận dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế sáng tạo, phù hợp thực tiễn thì mới mang
lại hiệu quả thiết thực.
2.2. Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo.
Vai trò của triết học Mác – Lênin là ở chỗ, nó trang bị cho chúng ta phương pháp tư
duy biện chứng duy vật – công cụ quan trọng để giúp nhận thức và vận dụng sáng tạo các
quy luật kinh tế. Để giúp con người nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế một cách
khách quan, khoa học hơn. Nhờ phương pháp tư duy biện chứng duy vật mà chúng ta hiểu
được rằng, các quy luật kinh tế cũng giống như các quy luật khác, chẳng hạn quy luật của tự
nhiên là ở tính khách quan của chúng. Nghĩa là các quy luật kinh tế tồn tại, vận động, phát

triển một cách khách quan, tuân theo những quy luật vốn có của nó, không phụ thuộc vào
mong muốn chủ quan của con người. Nhưng, khác với các quy luật tự nhiên, các quy luật
kinh tế còn mang tính xã hội. Chúng chỉ tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở các hoạt
động kinh tế của con người. Do đó, con người không thể “sáng tạo” ra các quy luật kinh tế
cũng như tuỳ tiện xoá bỏ chúng.
Nhờ phương pháp tư duy biện chứng duy vật cho phép chúng ta cắt nghĩa sự phát triển
của phương thức sản xuất là do những mâu thuẫn bên trong phương thức sản xuất ấy quy
định. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này
được giải quyết sẽ thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển tiến bộ hơn. Sự phát triển từ
phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn là quá trình lịch sử – tự
nhiên. Đặc trưng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi, phát triển và bao giờ cũng
bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng
sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện tồn. Khi lực l ượng sản xuất mâu
thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện tồn thì quan hệ sản xuất hiện tồn này sẽ trở thành lực
cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và kinh tế nói chung. Nghĩa là quan
hệ sản xuất hiện tồn không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đó nữa. Phương pháp tư duy
biện chứng duy vật cũng chỉ ra rằng, theo quy luật kinh tế khách quan, quan hệ sản xuất luôn
phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất, nó sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, nghĩa là kìm

hãm kinh tế phát triển. Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
cả trong trường hợp nó lạc hậu hoặc vượt quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất. Dấu
hiệu phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện ở năng
suất lao động tăng; người lao động được đào tạo và đào tạo lại; đời sống người lao động
được đảm bảo; môi trường sản xuất được cải thiện; công cụ, máy móc, dây chuyền sản xuất
được đầu tư cải tiến v.v..
Phương pháp tư duy biện chứng duy vật xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất cũng chỉ ra rằng, sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở
những nước có điều kiện như Việt Nam là hoàn toàn đúng quy luật, là tất yếu khách quan.

Tính tất yếu này được quy định bởi nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất
là trình độ lực lượng sản xuất của những nước này vừa chưa phát triển, còn yếu kém, lại vừa
không đồng đều. Chính sự không đồng đều của trình độ lực lượng sản xuất đã quy định tính
không thuần nhất của quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức, quản lý sản
xuất cũng như quan hệ phân phối sản phẩm, nói khác đi là quan hệ sản xuất. Chỉ có phát
triển nhiều loại hình quan hệ sản xuất tương ứng với các trình độ khác nhau của lực lượng
sản xuất thì mới giải phóng triệt để sức sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Như vậy, để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không diễn ra gay
gắt, chủ thể hoạt động kinh tế luôn phải chủ động điều chỉnh, hoàn thiện quan hệ sản xuất
sao cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Để làm tốt điều này, chủ thể hoạt động
kinh tế phải được trang bị phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Phương pháp tư duy biện
chứng duy vật còn giúp cho chủ thể hoạt động kinh tế trong khi giải quyết mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ không hy sinh cái này cho cái kia và ngược lại, mà
cùng với phát triển lực lượng sản xuất phải thường xuyên đổi mới, hoàn thiện quan hệ sản
xuất. Đương nhiên, có phương pháp tư duy biện chứng duy vật chưa đủ mà quan trọng hơn
là, các chủ thể còn phải biết vận dụng đúng nó trong phát triển kinh tế. Thực tiễn phát triển
kinh tế của một số quốc gia đã cho thấy, nếu chính sách phát triển chỉ vì kinh tế đơn thuần,
hay vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần, con người trong quá trình phát triển kinh tế nhất định sẽ
phải trả giá. Để điều này không xảy ra thì các chính sách kinh tế phải được hậu thuẫn bởi
một thế giới quan triết học khoa học đúng đắn.

2.3. Triết học khoa học – cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách
kinh tế.
Môi trường kinh tế luôn có sự biến động không ngừng, để có thể đưa nền kinh tế của
một tổ chức, một quốc gia hoặc khu vực theo một hướng phát triển tích cực, thì không thể
không có các chính sách kinh tế định hướng phù hợp. Những chính sách kinh tế đúng đắn sẽ
hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tăng trưởng các chỉ số kinh tế và ngược lại, không có chính sách tốt
hoặc chính sách lạc hướng sẽ dẫn tới những khó khăn không lường trước được. Đối với khía
cạnh vận dụng triết học dựa trên cơ sở lý luận hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế,

cùng nền tảng cơ sở của thế giới quan triết học khoa học, chủ thể lãnh đạo, quản lý kinh tế có
thể đưa ra được những chính sách kinh tế đúng đắn.
Việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin với cơ sở xây dựng chính sách kinh tế là yếu tố
nền tảng cho lý luận khoa học cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế như vậy.
Tuy nhiên các chính sách kinh tế, nếu vì mục đích tự thân, nhất định sẽ dẫn tới kết cục phản
kinh tế, làm cho kinh tế không thể phát triển bền vững. Để tăng trưởng kinh tế gắn với việc
giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm tạo ra môi trường phát triển bền vững cần phải có hệ
thống chính sách tổng hợp, mang tính chất kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô.
Để có thể hoạch định các chính sách tối ưu, đòi hỏi ở các chủ thể quản lý kinh tế phải có
cái nhìn khách quan, sáng suốt và toàn diện về môi trường vi mô, môi trường vĩ mô của bối
cảnh hiện nay. Đôi với Triết học Mác – Lênin, đã cung cấp và trang bị cho các nhà quản lý
kinh tế nói riêng và chúng ta nói chung về thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải
quyết đúng đắn mối quan hệ sau:

Giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội;

Giữa giải quyết lợi ích trước mắt với mục tiêu lâu dài của sự phát triển;

Giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế – xã hội;

Giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế, v.v..

Để giải quyết tốt những vấn đề trên, ngoài cái nhìn khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử

– cụ thể mà còn phải gắn với yêu cầu thực tiễn của đất nước cũng như của thời đại.

Nguyên tắc khách quan :
Đây là nguyên tắc giúp chúng ta khi hoạch định các chính sách kinh tế phải biết căn cứ
vào các điều kiện kinh tế khách quan, không được áp đặt mong muốn chủ quan thay cho các
điều kiện kinh tế khách quan; phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan và hoạt động
theo các quy luật kinh tế khách quan. Điều này đòi hỏi năng lực cao và hiểu biết sâu rộng ở
những người có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia, lãnh đạo của một công ty hay
tổ chức…
Nguyên tắc toàn diện :
Nguyên tắc này cho phép chúng ta trong hoạch định chính sách kinh tế biết tính tới các
mặt, các yếu tố, các quá trình của bản thân kinh tế. Phải đặt sự phát triển kinh tế trong sự
phát triển của sự phát triển của văn hóa, môi trường, an ninh, chính trị, pháp luật, quốc
phòng,…Cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển sẽ tạo nên sự đồng thuận, tương trợ của các
lĩnh vực với nhau, tạo sự cân bằng cho nền kinh tế tốt nhất, và sự bền vững nhất.
Nguyên tắc phát triển :
Nguyên tắc phát triển đảm bảo cho việc hoạch định chính sách kinh tế có cái nhìn phát
triển, có tính tới xu hướng phát triển của kinh tế cũng như xã hội. Là mục tiêu chung của tất
cả các chính sách, không có sự định hướng phát triển thì sẽ không có sự cố gắng trong hoàn
thiện của nền kinh tế.
Nguyên tắc lịch sử – cụ thể :
Đây là nguyên tắc đòi hỏi các chính sách kinh tế phải được xem xét trong những điều
kiện lịch sử – cụ thể của đất nước, khu vực và quốc tế. Điều này giúp cho chính sách kinh tế
không sa vào giáo điều, sách vở. Không được chủ quan và bỏ qua nguyên tắc này, bởi chỉ
cần đi ngược hoặc sai với yếu tố lịch sử sẽ là sự trả giá không chỉ là kết quả nền kinh tế và
làm vỡ òa ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong xã hội.
Nguyên tắc thực tiễn:

Ở đây đòi hỏi chính sách kinh tế luôn phải được gắn với nhu cầu thực tiễn của đất nước,
khu vực và quốc tế. Tại sao phải đảm bảo tính thực tiễn? Bởi bất kỳ chính sách nào đưa ra
cũng nhằm đáp ứng và hỗ trợ sự phát triển của nó. Như vậy, tính khả thi, tính thực tiễn của
các chính sách kinh tế sẽ cao. Hơn nữa, như chúng ta đã rõ, tư duy về kinh tế một cách đơn
thuần luôn đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu; tư duy về chính trị một cách đơn thuần vì mục
đích chính trị có thể “hy sinh” cả kinh tế, cả xã hội, v.v..
Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc đã phân tích cho việc đưa ra các chính sách kinh tế
sẽ giúp các chủ thể hoạt động kinh tế có thể chủ động nắm bắt được xu thế phát triển của
kinh tế quốc tế. Từ đó mới có cơ sở để hoạch định các chính sách kinh tế quốc dân và quốc
tế đúng đắn. Đường lối kinh tế thể hiện tính mục đích đúng đắn của sự phát triển kinh tế. Nó
chỉ có được trên cơ sở nắm vững thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn của triết học
Mác – Lênin.
Vậy nên nền kinh tế thay đổi thì các chính sách kinh tế nhất định phải thay đổi theo. Vì
vậy, việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách kinh tế sau khi đã ban hành là hiện tượng bình
thường trong hoạt động quản lý kinh tế. Các chính sách kinh tế nhất định luôn phải được
xuất phát từ những điều kiện kinh tế khách quan; phải được hoàn thiện, bổ sung và phát triển
bằng con đường tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế của đất nước và khu vực.
2.4. Triết học khoa học – cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinh
doanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và văn
hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hoá vào công tác kinh doanh. Điều đó có
nghĩa là chủ thể – người làm kinh doanh – phải thực sự là những doanh nhân văn hoá. Có thể
hiểu nó là một phương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh; nó bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh,v.v..
Văn hoá kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tăng trưởng với phát
triển bền vững. Thế giới quan triết học được xem là nền tảng để tạo nên triết lý kinh doanh
cũng như đạo đức kinh doanh.

Khi nói tới Triết lý kinh doanh, có thể đơn giản hóa như thế nào sẽ là cơ sở để hình thành

nên quan niệm, mục tiêu kinh doanh như thế đó. Thực tiễn đã chỉ rõ, nếu kinh doanh, kinh tế
đặt mục tiêu lợi nhuận tối đa lên trên thì nhất định trong quá trình kinh doanh, phát triển kinh
tế, vấn đề môi trường, vấn đề xã hội sẽ nảy sinh và không thể giải quyết triệt để. Chỉ có đặt
mục tiêu lợi nhuận phải phù hợp với giải quyết vấn đề môi trường, vấn đề xã hội thì kinh
doanh, kinh tế mới có cơ sở phát triển bền vững. Triết lý kinh doanh còn là hệ các giá trị có
tính pháp lý và đạo đức, thể hiện các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo hành vi, cách ứng xử trong
nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các thể chế kinh tế,
giữa các nền kinh tế. Đó là cơ sở đó góp phần hình thành nên văn hoá kinh doanh và phát
triển kinh tế.
Triết học là một cơ sở quan trọng để hình thành nên triết lý kinh doanh nói riêng, văn
hoá kinh doanh nói chung và là một thành tố thẩm thấu trong triết lý kinh doanh và đạo đức
kinh doanh. Từ đó nó tác động, phát triển môi trường thuận lợi cho kinh doanh nói riêng,
kinh tế nói chung phát triển.
Qua những phân tích về vai trò của triết học đối với khoa học kinh tế, có thể nói rằng
triết học Mác – Lênin nói riêng, thế giới quan triết học khoa học, đúng đắn nói chung góp
phần phát triển kinh tế, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc các chính
sách kinh tế, đường lối phát triển kinh tế cũng như tư duy về kinh tế của các quốc gia dân tộc
và các thời đại. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế, đến lượt nó, lại tác động trở lại tới sự
phát triển của thế giới quan triết học. Nó đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi triết học phải giải
quyết. Qua đó, thúc đẩy triết học phát triển. Không những thế, nó còn tạo ra những điều kiện
vật chất, mà thiếu nó thì triết học không thể tiến lên được.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, vai trò của triết học đối với kinh tế được thể hiện đến đâu
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là tính đúng đắn, khoa học của triết học; mức
độ thâm nhập của triết học đó vào quảng đại quần chúng nhân dân; sự nhận thức và vận dụng
triết học có sáng tạo, phù hợp thực tiễn vào phát triển kinh tế hay không bởi chủ thể lãnh
đạo, quản lý.

KẾT LUẬN
Vì thời gian thực hiện ngắn, nên tiểu luận này chủ yếu mang tính chất thu thập một số

Xem thêm: Tải File Về Không Mở Được File Excel Trên Điện Thoại, Tải File Về Không Mở Được Trên Điện Thoại

nhận định của một số nhà nghiên cứu trước, gom nhặt và có sắp xếp lại để chúng ta có thể có
một cái nhìn khái quát về mối liên hệ giữa triết học và KHKT. Tuy nhiên ở đây là quá trình
tổng kết lại và rút ra những kết luận, đưa ra những nhận xét hay ý kiến riêng của bản thân.
Đề tài này tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng không được nhiều người quan tâm đúng
mức, hy vọng rằng, qua tiểu luận này chúng ta sẽ thấy rõ hơn được tầm quan trọng của vấn
đề, đặc biệt là vấn đề về vai trò của triết học đối với khoa học kinh tế.
Và thông qua việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa triết học và KH Kinh tế, có thể
đưa ra mối quan hệ mang tính tổng quát hơn, đó là mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ
thể khác. Tuy ở các khoa học cụ thể mối quan hệ này có khác nhau nhưng nhìn chung là có
những điểm tương đồng nhất định. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ này, có thể đưa ra những
giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cuộc sống, ….

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2007.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam (dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013
3. Lê Văn Đoán (chủ biên), Triết học và khoa học Kinh tế, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội, 2010.
4. Lê Văn Lực, Trần văn Phòng (đồng chủ biên), Một số chuyên đề về Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (tập 1), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.
5. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

Tài liệu liên quan

*

Tiểu luận: Cơ chế hoạt động và vai trò của mô hình công ty mẹ – công ty con trong nền kinh tế 21 684 0

*

Tài liệu Tiểu luận: “Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” pptx 29 756 0

*

Tài liệu Tiểu luận “Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” ppt 29 517 0

*

Tài liệu Tiểu luận”Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” ppt 27 536 0

*

Tài liệu Vitamin D có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? ppt 5 963 0

*

Tiểu luận: Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá 21 991 0

*

Vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội doc 4 2 46

*

Tiểu luận: Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường pps 14 1 8

*

Tiểu luận: Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam ppt 17 364 0

*

Tiểu luận Phép biện chứng Hegel và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Marx 16 709 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: Văn Mẫu Ls – Nguyễn Quang Lập&#39S Blog, Page 38

(140 KB – 17 trang) – Tiểu luận triết học triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận