Tiểu Luận Tự Nhận Thức Bản Thân, Tài Liệu Tự Nhận Thức Bản Thân Chọn Lọc

*

Tự nhận thức là nền tảng hỗ trợ con người trong việc giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi người. Trước tiên là những người thân yêu trong gia đình, lớp học, cơ quan, sau đó là những người trong cộng đồng. Tự nhận thức giúp con người sống nhân ái, cư xử đúng mực với mọi người. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta hiểu đúng về bản thân, từ đó có những quyết định và lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng, điều kiện hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội. Ngược lại, đánh giá sai về bản thân có thể dẫn đến những hạn chế hoặc ảo tưởng về năng lực, sở trường của con người và gây thất bại cho việc giao tiếp với người khác trong cuộc sống.

Đang xem: Tiểu luận tự nhận thức bản thân

Tự nhận thức được hình thành thông qua các quá trình giáo dục, hướng dẫn của người lớn khi còn nhỏ và các trải nghiệm thực tế, đặc biệt là sự giao tiếp với người khác khi trưởng thành.

Tự nhận thức bản thân có nghĩa là bạn có sự hiểu biết chính xác về bản thân mình, bao gồm ưu điểm và khuyết điểm của bạn, tư duy và niềm tin của bạn, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

Nếu bạn có kỹ năng tự nhận thức, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu về người khác, cách họ suy nghĩa về bạn cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Rất nhiều người tưởng rằng họ đã một sự tự nhận thức khá tốt về bản thân mình, nhưng tốt hơn hết là chúng ta hãy dựa vào một quy tắc khách quan để đánh giá xem kỹ năng của bạn so với người khác cách biệt như thế nào. Sự tự nhận thức sẽ tạo cơ hội để thay đổi thái độ cũng như niềm tin của một con người.

Khi bạn bắt đầu nâng cao khả năng tự nhận thức, những suy nghĩ cá nhân của bạn, hay cách bạn diễn giải một vấn đề sẽ thay đổi trước tiên. Sự thay đổi trong trạng thái tinh thần này cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và còn giúp bạn trở nên thông minh hơn, một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra thành công trong cuộc đời bạn.

Sự tự nhận thức là bước đầu trong việc tạo ra cuộc sống mà bạn muốn sống. Điều này giúp bạn xác định bạn đam mê và yêu thích điều gì, cũng như những tố chất của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.

Bạn sẽ có khả năng nhận biết được những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng nếu bạn muốn. Một khi bạn có sự nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân, đồng nghĩ với việc bạn có thể thay đổi và nắm giữ hướng đi trong tương lai của chính mình.

Làm sao để sử dụng kỹ năng này trong việc tạo nên những thói quen tốt?

Tự nhận thức là bước quan trọng đầu tiên trong việc kiểm soát cuộc sống của chính mình, tạo ra những gì bạn muốn và nắm giữ tương lai của bạn. Việc bạn chọn tập trung năng lượng, cảm xúc, tính cách và phản ứng của mình vào đâu sẽ quyết định bạn có thể đi xa được đến đâu trong cuộc đời.

Khi nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn có thể nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân đang dẫn đường bạn. Từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng kiểm soát hành vi của mình và thay đổi chúng khi thấy cần thiết với mục đích cuối cùng là đạt được thành quả mà bạn muốn. Điều này có thể bao gồm cả việc thay đổi cảm xúc, thái độ hay thậm chí là tính cách của bạn. Cho đến khi đạt được thành công, bạn sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh và thay đổi cuộc sống của mình.

Sự tự nhận thức có tầm quan trọng như thế nào trong các lĩnh vực khác nhau?

Nhà lãnh đạo

Bạn không thể nào trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi không trả lời được câu hỏi “Sự tự nhận thức là gì?”.

Tự nhận thức sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng cơ bản mạnh mẽ và chắc chắn, để bạn có khả năng dẫn dắt những người khác với mục đích, niềm tin, sự chân thành và cởi mở. Kỹ năng này giải thích những thành công cũng như những thất bại của chúng ta, cho chúng ta biết chúng ta là ai và chúng ta cần gì từ đồng đội của mình để tạo nên một tập thể đoàn kết.

Tự nhận thức còn cho các nhà lãnh đạo cơ hội xác định những thiếu xót trong kỹ năng quản lí của họ, nhận ra họ đã làm tốt ở đâu và cần cải thiện công việc ở đâu.

Biết được những điều này có thể giúp những nhà lãnh đạo có những quyết định sáng suốt, đồng thời tăng hiệu suất làm việc hiệu quả của nhân viên. Học kỹ năng tự nhận thức không phải là một quá trình đơn giản, song nếu có được kỹ năng này, bạn có thể nâng cao khả năng lãnh đạo cũng như khả năng dẫn dắt những người khác đến một nền văn hóa kinh doanh tích cực hơn.

Người làm công tác xã hội

Là một nhân viên công tác xã hội, kỹ năng tự nhận thức là một bước chuẩn bị quan trọng trước khi bạn gặp mặt khách hàng trong những tình huống cụ thể khác nhau. Quá trình để trở thành một nhân viên công tác xã hội giỏi cũng là quá trình dần hoàn thiện kỹ năng tự nhận thức. Quá trình đó diễn ra trong suốt các cuộc gặp mặt với những vị giáo sư, với các bạn học, và với khách hàng, chính điều này đang liên tục rèn luyện cho bạn khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và của người khác. Mặc dù đây không phải là điều dễ dàng gì, nhưng nó xứng đáng với từng ấy công sức mà bạn bỏ ra.

Người làm công tác xã hội phải ý thức được những quan điểm cá nhân của mình khi đối mặt với khách hàng để chắc chắn rằng mọi khách hàng của họ đều được đối xử như nhau một cách công bằng.

Tư vấn viên

Sự tự nhận thức có mối liên kết sâu sắc với quá trình điều trị và tư vấn. Khi một người có cái nhìn rõ hơn về chính bản thân họ qua quá trình điều trị, đó chính là sự tự khám phá ban đầu.

Tư vấn là một chuyến hành trình của sự khám phá, khi một ai đó nhận thấy những mô hình tư duy trong đầu họ và những mô hình ấy đang ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như thái độ của họ như thế nào. Việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc của một người tạo nên sự hiểu biết về chính bản thân họ, và nếu quá trình ấy được thực hiện cùng với một tư vấn viên thì bạn sẽ có cơ hội để nhận được những ý kiến khách quan hơn trong suốt quá trình quan sát.

Giáo dục

Sự tự nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong ngành giáo dục bởi vì nó giúp học sinh hiểu rõ chúng cần học cái gì. Khả năng tư duy của học sinh tăng lên theo độ tuổi của chính. Trong khi các giáo viên cố gắng dạy cho học sinh của mình cách phản ánh, theo dõi và đánh giá chính bản thân chúng thì chúng cũng đang dần trở nên tự lập, làm việc có hiệu quả và linh hoạt hơn.

Các học sinh cải thiện khả năng của mình bằng việc cân nhắc những lựa chọn và nghĩ sâu hơn về những quan điểm, đặc biệt là khi câu trả lời đúng không phải là một câu trả lời rõ ràng. Khi học sinh gặp khó khăn trong việc lí giải một khái niệm hay một ý tưởng, họ sẽ sử dụng những kiến thức của mình để cố gắng giải quyết khó khăn ấy. Đây chính là công cụ để học sinh tự phản chiếu và trưởng thành hơn trong việc kiểm soát cảm xúc và cuộc sống thường ngày của họ.

Điều dưỡng

Sự tự nhận thức được sử dụng như một công cụ điều trị trong mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và bệnh nhân. Một y tá có khả năng tự nhận thức có thể tạo ra một môi trường điều trị tốt cho bệnh nhân của mình. Chính vì thế, các trường điều dưỡng nên dạy cho học sinh cách để phát triển kỹ năng tự nhận thức.

Điều này cũng mang lại lợi ích cho những y tá chuyên nghiệp khi họ có thể nhận được sự giúp đỡ cũng như hướng dẫn trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển sự nghiệp.

Trong bài viết này, sẽ chia sẻ tới người đọc những nôi dung về:1) Giới thiệu về sự tự nhận thức,2) Tầm quan trọng của việc tự nhận thức,3) Cách cửa sổ Johari hoạt động, và4) Làm thế nào để nâng cao khả năng tự nhận thức của bạn.

*

VÀI NÉT VỀ TỰ NHẬN THỨC

Trước khi biết mọi thứ, bạn phải biết mình là ai – điểm mạnh, điểm yếu, nguyện vọng, động lực, đức tin và nhận thức cá nhân của bạn là gì. Bạn phải gắn kết chúng với cảm xúc của mình. Nói cách khác, bạn phải tự hiểu được chính mình.

Bạn phải có khả năng để tự xem xét nội tâm.

Khái niệm tự nhận thức hay tự biết mình đã xuất hiện từ lâu nhưng đa số mọi người lờ nó đi.

Ngày nay, các nhà lãnh đạo mang tầm thế giới, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý và hầu như bất cứ ai nắm giữ những vị trí quyền lực đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tự nhận thức.

Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence) đã trở thành một khía cạnh rất quan trọng trong tính cách của mỗi người. Ngay cả khi tìm kiếm một công việc, ví dụ, nhà tuyển dụng không còn chỉ dựa vào hồ sơ để đánh giá trí tuệ và khả năng, cũng như kỹ năng và chuyên môn của ứng viên, mà họ xét đến yếu tố trí tuệ cảm xúc, và một trong những khía cạnh của trí tuệ cảm xúc là sự tự nhận thức.

Khái niệm tự nhận thức thường khá khó hiểu. Cái nhìn hạn chế khiến chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là biết mình là ai, mình có gì và thiếu gì. Nhưng tự nhận thức thực sự còn hơn thế nữa.

Một người có khả năng tự nhận thức là người:

Biết được bản thân giỏi gì và còn thiếu sót gìNhận thức được bản thân còn phải học hỏi rất nhiềuSẵn sàng thừa nhận rằng bản thân không biết đáp án hoặc chưa có giải pháp cho một vấn đề của mìnhMắc lỗi, nhận ra lỗi và sửa lỗiThực sự lắng nghe trong các cuộc trò chuyện và biết hỏi những câu hỏi đúng và cần thiết.Nghĩ trước khi làm, xem xét việc làm của bản thân sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nàoCó khả năng nhận thức được những biểu hiện hoặc cử chỉ tinh tế không bằng lời của người khác trong giao tiếp xã hội

Tự nhận thức không phải là một kỹ năng chỉ dành riêng cho những doanh nhân hoặc các chuyên gia, tự nhận thức còn là một khả năng mà tất cả con người cần phải có.

Hãy xem video này và nghĩ về một số câu hỏi sau:Tôi là ai? Tôi đang làm gì? Tôi đang ở đâu?

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỰ NHẬN THỨC

“Biết mình” là một cụm từ mà bạn có lẽ đã nghe nhiều lần, và thậm chí bạn có thể nghĩ rằng bạn hiểu rõ chính bản thân mình.

Tuy nhiên, khi bạn nghiên cứu sâu hơn, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì bạn phát hiện ra. Bạn thậm chí có thể nghĩ rằng, tại một điểm nào đó liệu người mà bạn đang nhìn thấy trước gương thực sự là chính bạn hay không. Nếu bạn hiểu điều này, bạn phải khen ngợi chính mình đi, điều đó có nghĩa là bạn đang bắt đầu biết tự nhận thức.

Tại sao tự nhận thức lại quan trọng vậy? Chúng ta được gì từ điều đó? Nó có đủ để giúp ta có ý thức mơ hồ rằng chúng ta là ai, chúng ta muốn gì, chúng ta cảm nhận được gì và chúng ta có nguồn gốc từ đâu? Điều đó liệu có là đủ. Suy cho cùng, cuộc sống không phải là một cuộc hành trình dài để khám phá sao? Nên bạn được phép mơ hồ về con người mình chăng?

Ừ thì, điều đó cũng không hẳn sai, nhưng hành trình đã bắt đầu, và nếu bạn đã đi trên con đường đó, bạn cũng có thể bắt đầu hành trình khám phá tự nhận thức của chính bản thân bạn.

Vì vậy, chúng ta nên biết lý do tại sao tự nhận thức lại quan trọng đến vậy.

Tự cải thiện: Tự cải thiện được coi là mục đích chính của việc tự xem xét nội tâm. Chúng ta không thể biết rằng bản thân chúng ta cần thay đổi gì, trừ khi chúng ta nhận ra mình làm gì sai hay còn thiếu sót gì, và vì thế cần phải tự xem xét bản thân. Khi bạn tự ý thức, bạn biết và hiểu những thất bại, điểm yếu và sai sót của chính mình. Một khi bạn đã biết những điều đó là gì, bạn mới có thể sửa đổi và tiến bộ.Xác lập danh tính và cá tính của bạn: Nhiều người sống cả đời nhưng không hoàn toàn chắc chắn về mục đích sống của mình, nữa là những mong muốn hay mục tiêu ngắn hạn. Vì vậy, họ thường bị mắc kẹt khi bản thân do dự, và kết quả là họ chần chừ và đứng nguyên tại chỗ. Họ không biết họ là ai, vậy thì sao họ có thể mong chờ việc di đến một nơi nào đó? Nếu bạn biết mình là ai và bạn rõ ràng về danh tính của bạn, bạn sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra các lựa chọn và quyết định quan trọng, trong hành động và trong các mối quan hệ với người khác. Bạn có thể xác định điểm mạnh của bản thân, vì vậy bạn biết cách nhờ những điều đó mà tiến bộ. Bạn cho phép bản thân thay đổi vì bạn biết rõ bạn muốn cải thiện những gì ở bản thân mình. Cuối cùng, điều này sẽ làm bạn tận hưởng sự độc đáo của riêng mình.Thiết lập mục tiêu: Tự nhận thức là bước đầu tiên để bạn làm chủ cuộc sống của bạn. Bạn có thể tạo ra chính xác những gì bạn muốn bởi vì bạn BIẾT bạn muốn gì. Tự nhận thức sẽ hướng bạn đến những gì bạn cần và dẫn bạn đi đúng hướng. Vì bạn kiểm soát được cảm xúc nên bạn sẽ biết khi nào cần tập trung suy nghĩ và nỗ lực. Bạn có thể thiết lập những mục tiêu và nỗ lực để đạt được từng mục tiêu một.Mối quan hệ hài hòa: Dù là mối quan hệ cá nhân hay quan hệ trong công việc đều có rất nhiều vấn đề, chúng ta dễ bị rối loạn tình cảm và biến động. Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn cũng có thể kiểm soát mối quan hệ của mình. Hiểu được mối quan hệ là đặc điểm của một cá nhân biết tự nhận thức, vì nó nghĩa là bạn có thể dễ dàng thích nghi với môi trường nơi bạn phải giao tiếp với nhiều người khác.

Riêng các nhà lãnh đạo được cho là có mức độ tự nhận thức cao, bởi vì họ không thể lãnh đạo nếu thiếu tự nhận thức. Tự nhận thức được xem là mục đích và cái chất của một nhà lãnh đạo, giúp họ cởi mở hơn và sẵn sàng tin tưởng. Bằng cách này, họ ở vị thế tốt nhất để duy trì sự cân bằng trong tổ chức mà họ lãnh đạo.

Xem thêm: khóa học lập trình scada

ÁP DỤNG CỬA SỔ JOHARI TRONG TỰ NHẬN THỨC

Chúng ta không thể nói về tự nhận thức mà không đề cập đến cửa sổ Johari, một mô hình phổ biến để tăng cường hiểu biết giữa từng cá nhân hoặc cá nhân với tập thể. Đây được coi là một mô hình rất hữu ích cho việc phân tích để cải thiện sự tự nhận thức.

Khái niệm Johari được viết tắt từ tên hai người xây dựng và phát triển là Joseph Luft và Harry Ingham, đây là một dạng mô hình giao tiếp tự bộc lộ, tự bạch và phản hồi giữa các cá thể trong một nhóm quan hệ hoặc nhóm này với nhóm khác. Trong đó:

Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.

Như vậy, khi chúng ta sử dụng mô hình “cửa sổ Johari” sẽ tạo ra những mối quan hệ mang tính chất ràng buộc, giúp các cá nhân trong một nhóm thấy hiểu nhau hơn, có thể thoải mái bộc lộ bản thân, đưa ra những phản hồi tích cực với người khác và đón nhận phản hồi ngược lại. Điều quan trọng nhất khi sử dụng khái niệm này là bạn cần thể hiện một cách chân tình để tạo nên niềm tin với mọi người trong nhóm, từ đó sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt và đem đến nhiều hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Cửa sổ Johari là một mô hình giao tiếp dùng để tăng cường hiểu biết giữa từng cá nhân hoặc giữa những cá nhân với nhau và với tập thể. Ngoài ra, cửa sổ này cũng giúp phát triển các năng lực bản thân dựa trên sự tự bạch, khám phá và phản hồi.

Được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luft và Harry Ingham (từ Johari là từ viết tắt ghép lại từ hai tên người này), mô hình này có hai ý chính như sau:

1. Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.

2. Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.

Nhiều người thường nói muốn hiểu thì phải thương nhưng người cho rằng phải thương thì mới hiểu được. Dù lựa chọn theo con đường nào thì không ai có thể phủ nhận hiểu là một điều kiện không thể thiếu trong việc phát triển các mối quan hệ hay để yêu thương. Hôm nay Thông tin giáo dục hướng nghiệp Việt sẽ giới thiệu đến các bạn một mô hình Johari giao tiếp để tăng sự sự hiểu biết giữa các cá nhân với nhau

*

Mô hình Johari Window gồm một khung với 4 ô như mô hình dưới đây:

Mỗi người được đại diện bởi 4 ô hay cả cửa sổ. Mỗi cửa sổ thể hiện thông tin về cá nhân về con người và cho biết những thông tin đó có được người đó hay người khác biết hay không biết.

*

Cửa sổ 1: Ô Mở

Những gì một người biết về mình và những người khác cũng biết. Phần này được coi là một cuốn sách mở. Mọi người, đặc biệt là bạn, đều biết về nó. Tất nhiên, có thể có sự khác biệt trong cách mà bạn nhìn nhận bản thân và cách những người khác nhìn nhận bạn, nhưng vấn đề là bạn nhận thức được nó, và những người khác cũng vậy. Đây là nơi bạn có thể chia sẻ thông tin một cách thoải mái, những gì mà bạn biết và mọi người cũng biết. Chúng ta nên đi theo hướng thảo luận với nhau nhiều hơn là chia sẻ!

Cửa sổ 2: Ô Mù

Những gì một người không biết về mình nhưng người khác bên ngoài lại biết. Những gì một người không biết về bản thân nhưng những người khác lại biết. Có những điều mà người khác nhìn thấy ở bạn, nhưng bạn hoàn toàn không hay biết. Ví dụ, một số người thấy bạn là một người kiêu ngạo trong khi bạn nghĩ rằng bạn chỉ đơn giản là tự tin. Hoặc có thể mọi người nghĩ rằng bạn có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo tốt nếu bạn cố gắng, trong khi lãnh đạo lại là một khái niệm nghe rất rất xa lạ và đáng sợ với bạn. Đây có thể là những vấn đề có chiều sâu mà cá nhân khó có thể nhìn thấy nhưng người khác lại thấy như là: cảm giác thiếu tự tin, sự nghi ngờ về năng lực bản thân, thói quen. Ví dụ: người khác nhận thấy bạn không thích hợp với cái gì đó (việc làm, giải trí, ăn uống …), không có năng lực hoặc không có giá trị trong một hoàn cảnh nào đó …).

Như chúng ta đã biết, tự đánh giá về bản thân là điều rất khó, đôi khi những điều chúng ta không biết về mình nhưng lại được nhìn nhận một cách rõ nét nhất từ người khác.

Cửa sổ 3: Ô Ẩn

Những gì một người biết về bản thân mình nhưng người khác không thể thấy. Đây là những phần bạn giữ kín và không thể hiện ra với người khác vì những lý do chỉ có thể mình bạn mới biết. Có những người sống hai cuộc đời, một mặt họ thể hiện với những người xung quanh, còn một mặt thì giữ kín chỉ bản thân mình biết. Đây là những thông tin về bản thân mà một người thấy được về mình nhưng những người khác bên ngoài không thể thấy hoặc có những điều bạn biết nhưng không muốn tiết lộ với bất cứ ai vì lý do cá nhân và muốn giấu kín.

Có lẽ đây là phần nhạy cảm nhất và dễ gây ra những hiểu lầm trong một mối quan hệ! Việc người khác đánh giá sai về bạn hoàn toàn có thể, vì sao lại như vậy? Thứ nhất, để đánh giá người khác một cách chính xác là cả một quá trình gắn bó với nhau. Thứ hai, bản chất của mỗi người thường chỉ thể hiện ra bên ngoài 20% mà thôi.

Ví dụ: Bạn là một người vui tính, tuy nhiên lại khá rụt rè khi ở trong đám đông toàn những người lạ! Từ đó suy ra người khác chỉ nhìn nhận thấy sự rụt rè ở bạn mà bỏ qua tính cách “vui vẻ” nếu chỉ tiếp xúc qua loa hoặc đó có thể không phải là một mối quan hệ bền vững !

Cửa sổ 4: Ô Đóng

Những gì mà một người không biết về bản thân mình và người khác cũng không biết. Đây là phần mà tất cả chúng ta đều không biết. Khi con người “tự bạch”, cả bản thân người đó và những người xung quanh đều ngạc nhiên. Đây là nơi tồn tại những đặc điểm của mỗi người (người ta gọi là tính cách thứ hai) và cả bạn và người khác đều không thể nhận biết qua vẻ bề ngoài. Quá trình này gọi là “tự bạch”, chúng ta cần cho và nhận thông tin với nhau trong khi giao tiếp bởi. Hãy chia sẻ một cách cởi mở, trao đổi thật nhiều thông tin để xây dựng niềm tin với nhau.

Khu vực này là những gì có tồn tại trong con người mà bản thân người đó không thấy và những người khác bên ngoài cũng không thấy. Để tăng cường giao tiếp và học hỏi:

– Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: bạn có thể thảo luận;

– Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: bạn có thể chia sẻ hoặc tự bạch;

– Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: bạn có thể học hỏi hoặc yêu cầu phản hồi;

– Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: bạn có thể chia sẻ để mọi người cùng khám phá.

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi. Ở đây một cá nhân nào đó học và hiểu thêm được về bản thân mình mà người khác thấy được nhưng bản thân mình không thấy được.

Tuy nhiên hãy cẩn thận trong việc phản hồi. Nếu nền văn hóa phương Tây cho phép bạn phê bình và phản hồi một cách thật sự cởi mở thì ngược lại, nền văn hóa phương Đông thường né tránh việc phản hồi quá thẳng thừng. Do đó, hãy bình tĩnh và bắt đầu một cách từ từ nếu bạn muốn đóng góp cho cá nhân đó; hãy dũng cảm khi đón nhận những lời phê bình dù có khó nghe.

*

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là tự bạch, một quá trình cho và nhận thông tin giữa cá nhân khi họ giao tiếp với nhau. Quá trình tự bạch làm cho người khác thấu hiểu bạn và củng cố sự tin cậy giữa các cá nhân

Khi thông tin được chia sẻ, ranh giới với Ô ẩn và Ô đóng bị đẩy dần xuống dưới. Và nó sẽ càng bị đẩy xuống tiếp khi người ta chia sẻ, trao đổi thông tin nhiều hơn và niềm tin được dần xây dựng giữa họ.

Tuy nhiên đừng vội vã tự bạch bản thân quá nhiều. Tự bộc bạch những thông tin vô hại có thể tạo dựng lòng tin, tuy nhiên những thông tin nhạy cảm có thể làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác với mình, dẫn đến mình bị đặt trong thế yếu hoăc bị lợi dụng và thao túng. Cần có sự cân bằng trong việc chia sẻ để tạo niềm tin và giữ được sự riêng tư, bí mật của bản thân.

Mục tiêu cốt lõi là mở rộng ô Mở nhằm tăng cường giao tiếp, thu nhận tri thức, tạo dựng niềm tin, tránh hiểu lầm.

Điểm quan trọng nhất trong khái niệm “cửa sổ Johari” là bạn phải đặt mục tiêu mở rộng Ô Mở của mình và tất cả mọi người. Khi chúng ta cởi mở với người khác sẽ làm cho hiệu quả cá nhân và hiệu quả nhóm được nâng cao. Ô Mở là không gian phù hợp nhất để có thể giao tiếp một cách thoải mái, từ đó phát triển các mối quan hệ trở nên bền vững, tránh được những sự hiểu nhầm dẫn đến kết quả không mấy tốt đẹp!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TỰ NHẬN THỨC

Mặc dù có rất nhiều sách hướng dẫn cách để phát triển sự tự nhận thức. Sự thực thì tự nhận thức không phải là điều mà bạn có thể học theo cách thông thường, cũng không chỉ đơn giản đọc một vài cuốn sách là được.

Để phát triển sự tự nhận thức cần có thời gian và rất nhiều nỗ lực. Nó đòi hỏi bạn phải thực hành rất nhiều, và phải chú ý đến tính cách và hành vi của bản thân, và điều này liên quan đến các yếu tố bên ngoài như thế nào.

Đây là cách bạn nâng cao tự nhận thức.

NHẬN BIẾT ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

Hãy nhìn vào chính bản thân bạn và xác định những đặc điểm và tính cách mà bạn nghĩ là thế mạnh của bạn.

Bây giờ hãy nhìn vào những thói quen mà bạn cho là những điểm yếu của bạn.

Đồng thời, bạn cũng phải biết những ưu tiên và kế hoạch của bản thân. Điều quan trọng đối với bạn là gì? Những gì được ưu tiên hơn?

Quan sát:Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự quan sát. Tất nhiên, bạn nên bắt đầu từ quan sát chính mình. Trong mỗi tình huống bạn hành động như thế nào? Cũng như cách mà bạn phản ứng với người khác? Hãy phóng tầm mắt của bạn ra ngoài. Những người khác phản ứng thế nào với bạn? Cách họ phản ứng với bạn sẽ hé lộ rất nhiều về bản thân bạn. Ví dụ: nếu bạn để ý đến hành động của những người xung quanh bạn, điều này cho thấy bạn có thể dễ dàng bị kích động. Nếu cấp dưới của bạn hiếm khi nói chuyện khi bạn ở quanh đó, và họ chỉ trò chuyện khi bạn đang ở ngoài phòng, thì điều đó có nghĩa là họ có vấn đề trong tương tác với bạn vì bạn cho họ cảm giác khó bắt chuyện.Ghi chép: Sẽ chẳng tổn hại gì nếu bạn ghi chép lại. Ghi chép nhật ký là một cách tuyệt vời để ghi lại hành trình nâng cao tự nhận thức của bạn. Hãy ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và cảm nhận của bạn; đồng thời coi đây như là nguồn tài liệu tham khảo. Đọc lại những gì bạn đã viết, và bạn có thể khám phá một điều gì đó về chính bản thân mình.Trải nghiệm mới:Trải nghiệm mới sẽ cho bạn thấy một vài điều về bản thân. Đây chính là bước ra khỏi vùng an toàn và thử nghiệm những điều bạn chưa từng làm. Bởi vì những điều này lạ lẫm với bạn, nên bạn phải thích ứng theo những cách mới và khác biệt mà bạn không bao giờ nghĩ là có thể. Du lịch cũng là một cách để khám phá những điều về bản thân bạn. Bạn có thể không biết trước rằng bạn muốn học ngôn ngữ mới cho đến khi bạn bắt đầu du lịch đến những vùng đất mới. Bạn cũng có thể khám phá ra rằng bạn có một sự quan tâm đặc biệt đến lịch sử và văn hóa.Test tính cách: Có rất nhiều bài kiểm tra tâm lý mà bạn có thể thử để đánh giá mức độ tự nhận thức của mình. Kết quả sẽ cho bạn biết liệu bạn có cần thay đổi không, và phạm trù nào bạn nên thay đổi. Một số ví dụ ở đây là Myers-Briggs và Predictive Index. Một trong những lý do khiến mọi người ngại thực hiện những bài kiểm tra này là vì (a) họ thấy lãng phí thời gian; (b) kết quả không nói lên được gì và do đó không thể tin tưởng hoàn toàn; và (c) họ sợ bản thân có thể không thích kết quả của bài test đó.

Bất cứ điều gì giúp bạn cải thiện nhân cách và sự tự nhận thức của mình sẽ không được coi là lãng phí thời gian.

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang có kế hoạch nâng cao tự nhận thức; bạn sẽ cần tất cả sự giúp đỡ có thể. Bạn cũng phải lưu ý rằng, trong các bài kiểm tra này, không có câu trả lời đúng hay sai hoàn toàn. Chúng chỉ đơn giản được sử dụng để đánh giá tính cách của bạn.

Lý do thứ ba, và, khá là khó khăn. Nếu bạn có định kiến với kết quả đưa ra và bạn không mở lòng với những quan niệm được chứng minh là sai, thì rõ ràng bạn chưa phải là người biết tự nhận thức.

LẮNG NGHE TIẾNG NÓI TỪ BÊN TRONG

Có rất nhiều cách để làm điều này.

Thiền: Điều này có thể đơn giản như hít vào hoặc thở ra, tập trung vào hơi thở của bạn, hoặc làm phức tạp như chìm trong ánh sáng của căn phòng, đóng cửa sổ, đốt nến và hương thơm, ngồi xuống và nhắm mắt lại, và ngẫm nghĩ. Phương pháp thiền phụ thuộc vào từng người, vào những gì bạn cảm thấy thoải mái nhất và điều gì có tác dụng với bạn. Thậm chí có những người đang xem công việc nhàm chán thường lệ như một phần của quá trình thiền định của họ. Sẽ dễ dàng hơn cho cho họ khi bản thân có thể ở trong trạng thái trầm ngâm suy nghĩ khi họ nói, viết thơ, khiêu vũ, vẽ tranh, hoặc dắt chó đi dạo.Yoga và thái cực quyền: Nếu bạn khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn, bạn sẽ có cơ hội lớn hơn để nâng cao tự nhận thức. Cả hai phương pháp sẽ giúp cải thiện quan niệm và sức khoẻ của bạn cùng một lúc.

LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI

Chủ động yêu cầu gia đình và bạn bè: Nếu bạn tò mò người khác nghĩ gì về bạn, hãy tiến về phía trước và hỏi họ. Chọn ra một số người trong gia đình và bạn bè mà bạn tin tưởng sẽ cho bạn câu trả lời trung thực và không thiên vị. Hãy hỏi họ rằng họ thực sự nghĩ gì về bạn và hành động của bạn. Bạn phải cẩn thận khi hỏi những người này. Câu nói: “Nói cho tôi biết bạn nghĩ gì về tôi, nhưng bạn phải cẩn thận, không tình bạn của chúng ta sẽ kết thúc” rõ ràng đây là một cách hỏi sai. Yêu cầu họ trả lời một cách thẳng thắn, và bạn sẽ không phản kháng lại họ dù câu trả lời có là gì đi nữa. Bất kể điều gì họ nói với bạn, bạn phải xem xét cẩn thận. Ngay cả khi bạn không đồng ý và thực sự muốn phản đối những gì họ đang nói, bạn không nên ngay lập tức phản ứng một cách tiêu cực. Ngồi xuống và suy nghĩ cẩn thận: Tại sao họ lại nói những điều đó? Sự quan sát của họ có đúng hay không?Nhận thông tin phản hồi thường xuyên tại nơi làm việc: Bạn rất may mắn nếu được làm việc trong một công ty có quy trình phản hồi hiệu quả cho sự đánh giá của bạn. Bạn có thể sử dụng các kết quả để đánh giá tốt hơn những điểm mạnh và điểm yếu của mình, và chúng liên quan thế nào đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của bạn.Tham gia huấn luyện (coaching): Coaching rất được khuyến khích, đặc biệt là trong môi trường làm việc của các công ty, để giúp nhân viên nâng cao khả năng tự nhận thức. Khi có cơ hội được trải nghiệm coaching, hãy nắm bắt lấy nó. Thông qua coaching, bạn cũng sẽ nhận được phản hồi từ các huấn luyện viên mà bạn có thể sử dụng để thay đổi hoặc cải thiện quan điểm của bạn.Lắng nghe: Đây có lẽ là một trong những bước rất quan trọng. Khi bạn nhận được phản hồi, hãy lắng nghe. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi chấp nhận những gì họ đang nói, đặc biệt nếu đó là những lời chỉ trích, việc đầu tiên bạn có thể là nhắm mắt lại và nói rằng họ không biết họ đang nói gì. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe những gì họ nói.

Tóm lại: Tự nhận thức là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi cá nhân – không chỉ riêng nhân viên và lãnh đạo – cần phải có để thành công trong cuộc sống. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Tất cả chúng ta đều có khả năng tự nhận thức. Chúng ta chỉ cần cải thiện nó.

Xem thêm: Chọn Lọc Top 5 Khóa Học Hr Management, Chương Trình Cử Nhân Quản Lý Nhân Sự

Tài liệu tham khảo:

‘Group Processes – An Introduction to Group Dynamics’ by Joseph Luft, first published in 1963; and

‘Of Human Interaction: The Johari Model’ by Joseph Luft, first published in 1969.

Johari Window Model and Free Diagrams (n.d.). Truy xuất từhttps://www.businessballs.com/self-awareness/johari-window-model-and-free-diagrams-68/#toc-2

Cửa sổ Johari (n.d.). Truy xuất từhttp://15phut.vn/bai-viet-hay/c%E1%BB%ADa-s%E1%BB%95-johari/

Kỹ năng trong giao tiếp: Phần 3 – Khái niệm “cửa sổ Johari” và cách áp dụng (n.d.). Truy xuất từhttp://www.techrum.vn/threads/k-nang-trong-giao-tip-phn-3-khai-nim-ca-s-johari-va-cach-ap-dung.62631/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận