tiểu luận trình bày bản chất và chức năng của ngôn ngữ

Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học). Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao). Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn. mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư

Đang xem: Tiểu luận trình bày bản chất và chức năng của ngôn ngữ

*

4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Ngày: 10/10/2013 | Lượt xem: 17729 | Lượt tải: 21

*

Xem thêm: Toán Lớp 8 Bài 6 Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình, Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 8 Tập 2 Bài 6, 7

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản chất và chức năng của ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Cách Kết Xuất Từ Phần Mềm Misa Ra Excel Ko Nhỉ?? Cách Xuất Dữ Liệu Từ Misa Ra Excel

BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ * Định nghĩa ngôn ngữ: Ngôn ngữ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể là ở mỗi nơi, mỗi dân tộc, mỗi chủng người…lại có những quan niệm khác nhau về ngôn ngữ. Còn theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi thì ngôn ngữ – đó là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng ta, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, đựoc phản ánh trong ý thức cộng đồng và trừu tượng hoá khỏi bất kìa một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào. Như vậy ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng ai mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thức của riêng từng người và tự bản thân ngôn ngữ đã mang tính xã hội. I. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ: Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài. Chính vì vậy, chúng ta không thể nói về độ thuần khiết (pure), độ trong sáng của một ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, xét theo nguyên lai. Thông thường, khi nói về các chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường bàn về 2 chức năng quan trọng: – Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng – Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Chức năng thứ nhất này là chức năng về mặt kí hiệu hoá các tư tưởng hệt như mối quan hệ giữa cái biểu hiện – cái được biểu hiện trong lí thuyết của tín hiệu học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tư tưởng và tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực tại được phân cắt ra thành các khái niệm (mà cái biểu hiện của nó là các từ, ngữ). Nếu không có ngôn ngữ thì con người không có một phương tiện này để phân cắt thực tại ra các khái niệm. Chính các từ, ngữ định danh của một ngôn ngữ đã cố định hoá các ý tưởng về thực tại của con người vào các khái niệm cụ thể. Vd: Khái niệm “cái bàn” và từ bàn Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên, các từ có nội dung nghèo nàn và mờ nhạt. Nhưng do ảnh hưởng của tiến trình văn hoá nhân loại mà các từ dần dần được cấp thêm những nét nghĩa tinh tế hơn cho phù hợp với tư duy của con người về sự vật mà từ phản ánh. Trong tiến trình này, từ chỉ còn là một cái vỏ – nơi để đổ đầy tư duy của chúng ta về một sự vật cụ thể. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ thường được các nhà logic học hình dung theo 3 cấp độ sau đây: CĐBH Tư duy (HT ý niệm) CBH Ngôn ngữ (HT tín hiệu) 1 Khái niệm Từ ngữ định danh (từ) 2 Phán đoán Ngữ, câu/ phát ngôn (câu) 3 Suy lí Tập phát ngôn, đoạn (văn bản) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học)… Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao). Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn… mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư). Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không kén người dùng. Vạn năng có nghĩa là sự phổ biến và phổ thông (phổ cập). Đó là nghĩa về số lượng. Nghĩa thứ hai của vạn năng là nghĩa về chất lượng của phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu (từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm; đến những nhu cầu về khuyến lệnh (request) của người nói với người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi các kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức)… Trong khi đó, những phương tiện khác chỉ đáp ứng được một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu về bộc lộ và giao tiếp của con người. Tóm lại, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng, bởi vì: – Về mặt số lượng: Nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng; – Về mặt chất lượng: Nó giúp cho các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp. 3. Các quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ Ngôn ngữ học đại cương tách chức năng giao tiếp vạn năng của ngôn ngữ ra thành nhiều kiểu chức năng nhằm mô tả triệt để hơn cấu trúc của ngôn ngữ trong đời sống cộng đồng. Tuỳ thuộc sự phát triển của nhận thức ngôn ngữ học mà người ta có những cách phân chia và gọi tên các chức năng xã hội của ngôn ngữ một cách khác nhau. Có thể chia các quan niệm về mặt chức năng ngôn ngữ thành 3 thời kì lớn sau đây: – Thời kì của cấu trúc luận; – Thời kì của hậu cấu trúc luận; – Thời kì của chủ nghĩa chức năng và ngôn ngữ học xã hội II. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất và là phương tiện của tư duy. 1. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP VẠN NĂNG Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng, bởi vì: – Về mặt số lượng: Nó phục vụ cho cả loài người – Về mặt chất lượng: Nó giúp cá nhân con người bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp. Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học)… Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao). Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn… mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư). Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không kén người dùng. Vạn năng có nghĩa là sự phổ biến và phổ thông (phổ cập). Đó là nghĩa về số lượng. Nghĩa thứ hai của vạn năng là nghĩa về chất lượng của phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu (từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm; đến những nhu cầu về khuyến lệnh (request) của người nói với người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi các kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức)… Trong khi đó, những phương tiện khác chỉ đáp ứng được một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu về bộc lộ và giao tiếp của con người. 2. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN TƯ DUY Thể hiện ở 2 khía cạnh: -1.NN là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ko có từ nào biểu hiện khái niệm, tư tưởng và ngược lại. -2.NN trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng: Mọi ý nghĩ, tư tưởng trở nên rõ ràng khi được biểu hiện = ngôn ngữ. => NN và tư duy thống nhất với nhau, có NN thì có tư duy và ngược lại. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ thường được các nhà logic học hình dung theo 3 cấp độ sau đây: Cái Được Biểu Hiện Tư duy (HT ý niệm) Cái Biểu Hiện Ngôn ngữ (HT tín hiệu) 1 Khái niệm Từ ngữ định danh (từ) 2 Phán đoán Ngữ, câu/ phát ngôn (câu) 3 Suy lí Tập phát ngôn, đoạn (văn bản) Họ và tên: Lê Thị Nhung Lớp K55 – Ngôn ngữ học

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận