Bài Tiểu Luận Quyền Lực Chính Trị Trong Xã Hội Hiện Đại, Lý Luận Về Quyền Lực Chính Trị

Đề cập tới chức năng của hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định: Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.Thực hiện quan điểm trong Cương lĩnh của Đảng, những năm qua trong khi lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chúng ta cũng đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được nâng cao, ý thức và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào côg việc quản lý nhà nước ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ vậy, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước.Trong khi khẳng định những bước tiến đó, chúng ta cũng thấy rằng so với yêu cầu thực tiễn, sự lãnh đạo của Đảng chưa được nâng cao đúng mức; tổ chức và hoạt động của Nhà nước còn quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội còn kém năng động, đội ngũ cán bộ đoàn thể vẫn chưa khắc phục được tình trạng “công chức hóa”. Nghiêm trọng hơn là một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị thoái hóa về phẩm chất đạo đức cách mạng; một bộ phận đuối về năng lực, trong khi cả thời cơ lẫn thách thức lớn đang đặt ra trước hệ thống chính trị nước ta những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Những yếu kém trên đây đã dẫn tới tình trạng quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm nghiêm trọng. Chỉ bằng cách tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị mới có thể nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới theo định hướng XHCN.

Đang xem: Tiểu luận quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại

*
*

Xem thêm: Khóa Học Liệu Dành Cho Giáo Viên, Kho Học Liệu

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Diện Tích Trồng Bông Ở Việt Nam Là Quốc Gia Nhập Khẩu Bông Lớn Thứ 3 Thế Giới

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHViện Khoa học chính trị TIỂU LUẬNMÔN: CHÍNH TRỊ VIỆT NAM Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nayNguyễn Thị Lan AnhCao học khóa VIIHÀ NỘI, THÁNG 3-2002MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1I.Một số vấn đề chung về quyền lực, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị 21.1.Quyền lực và quyền lực chính trị21.2.Hệ thống chính trị, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa4II.Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay62.1.Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?62.2.Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta72.3.Hệ thống chính trị với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta9III.Những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay153.1.Tiếp tục đổi mới, tăng cường hệ thống chính trị 153.2.Phát triển và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa213.3.Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhân dân223.4.Giáo dục văn hóa pháp luật cho nhân dân 24KẾT LUẬN26TÀI LIỆU THAM KHẢO28 MỞ ĐẦUĐề cập tới chức năng của hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định: Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.Thực hiện quan điểm trong Cương lĩnh của Đảng, những năm qua trong khi lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chúng ta cũng đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được nâng cao, ý thức và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào côg việc quản lý nhà nước ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ vậy, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước.Trong khi khẳng định những bước tiến đó, chúng ta cũng thấy rằng so với yêu cầu thực tiễn, sự lãnh đạo của Đảng chưa được nâng cao đúng mức; tổ chức và hoạt động của Nhà nước còn quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội còn kém năng động, đội ngũ cán bộ đoàn thể vẫn chưa khắc phục được tình trạng “công chức hóa”. Nghiêm trọng hơn là một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị thoái hóa về phẩm chất đạo đức cách mạng; một bộ phận đuối về năng lực, trong khi cả thời cơ lẫn thách thức lớn đang đặt ra trước hệ thống chính trị nước ta những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Những yếu kém trên đây đã dẫn tới tình trạng quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm nghiêm trọng. Chỉ bằng cách tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị mới có thể nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới theo định hướng XHCN.Xuất phát từ lý do trên, tiểu luận đi sâu tìm hiểu vấn đề quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay.I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN LỰC, QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị1.1.1. Quyền lựcQuyền lực có trong nhiều quan hệ của tự nhiên và xã hội. Nhưng nhận thức về nó như một vấn đề thực tế lại chỉ được đặt ra trong chính trị học.Trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, ngay từ thời cổ đại, ở cả phương Đông và phương Tây, “quyền lực” đã được lưu ý đề cập. Trong tác phẩm “Chính trị Aten”, Aristốt đã nghiên cứu vấn đề quyền lực và xem xét những đặc điểm của nó. Theo ông, quyền lực không chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết cảm giác mà của cả tự nhiên và giới vô cơ.Thời kỳ Trung cổ, các nhà thần học đưa “quyền lực thượng đế” lên vị trí hàng đầu. Họ xem loài người chỉ là cái phát sinh từ quyền lực thượng đế. Song bên trong cái vỏ thần thánh đó, Ô guýt xtanh khẳng định: Con người chỉ cần một xã hội, mà xã hội thì cần một quyền uy.Thời Phục hưng và khai sáng, các nhà không tưởng và các nhà Bách khoa toàn thư chủ trương đánh đổ quyền lực phong kiến để xác lập quyền tư sản, nhưng chỉ nhấn mạnh Nhà nước là “Vương quốc của lý trí”.Thời hiện đại, nhà chính trị học Mỹ K.Đan tra cho rằng: Quyền lực là buộc người khác phải phục tùng.Bertrand Russell trong tác phẩm “Quyền lực” nổi tiếng của mình rút ra nhận xét: Lòng đam mê quyền lực và danh vọng là những ước muốn vô hạn của chính con người.Như vậy, ý thức về vai trò, chức năng quyết định của quyền lực là điều đã được suy ngẫm và nêu lên trong suốt chiều dài tư tưởng chính trị nhân loại. Nhưng để trả lời được câu hỏi quyền lực là gì lại là vấn đề không giản đơn.Ở Việt Nam gần đây, cùng với sự ra đời của môn chính trị học, phạm trù quyền lực, quyền lực chính trị đã được đặt ra và có những lý giải bước đầu.Với ý nghĩa chung nhất, quyền lực là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng. Trong ý nghĩa như vậy, quyền lực ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của con người. Bởi vì, hoạt động phối hợp, hoạt động chung mang tính cộng đồng là cái vốn có trong hoạt động của con người. Bất kỳ hoạt động chung nào cũng cần có người tổ chức, người chỉ huy và kẻ phục tùng – Cái vốn tạo thành nội dung sơ khai cũng như nội dung hiện đại của phạm trù quyền lực.1.1.2. Quyền lực chính trịTrong xã hội, có vô vàn quyền lực khác nhau, trong đó quyền lực chính trị chỉ ra đời khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước. Xã hội ngày càng phát triển, quyền lực chính trị ngày càng phong phú, phức tạp và tác động sâu sắc đến đời sống của mỗi con người và cộng đồng người.Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội (hoặc của nhân dân – trong điều kiện CNXH), nó nói lên khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình.Mác – Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Quyền lực chính trị theo nguyên nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác”(1).Là một bộ phận quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp. Nó luôn mang tính thống nhất về cơ bản trong sự biểu hiện ra bên ngoài của mình: Trong quan hệ nội bộ của giai cấp hay liên minh giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng những mâu thuẫn, thậm chí cả những đối kháng. Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Do vậy xét về bản chất, quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị. Nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Cho nên quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhau.Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, sự thay đổi căn bản của quyền lực Nhà nước bằng việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này sang giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn tới thay đổi căn bản tính chất chế độ chính trị. Bất kỳ quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị, nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều mang tính nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn về dung lượng, đa dạng hơn về phương pháp và hình thức biểu hiện.Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta và phù hợp với yêu cầu cơ bản của nền dân chủ XHCN: “Mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua và Hiến pháp 1992 đã khẳng định sự thống nhất của quyền lực nhà nước đối với sự phân công và phối hợp chặt chẽ các cơ quan nhà nước khác nhau để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.1.2. Hệ thống chính trị, hệ thống chính trị XHCNTrước đây, trong các tác phẩm của mình, Mác – Ăngghen – Lênin không dùng khái niệm hệ thống chính trị. Các ông có nhiều cách nói như: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị và xã hội, cơ cấu chính trị…Theo các tác giả đề tài KX.05-01, có thể xem khái niệm cơ cấu chính trị mà các ông dùng tương đương với khái niệm hệ thống chính trị mà chúng ta sử dụng ngày nay.Ở Việt Nam, lần đầu tiên, khái niệm hệ thống chính trị được sử dụng trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khóa VI (1990), tiếp đó là Văn kiện Đại hội Đảng khóa VII. Đến nay khái niệm này đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên hiện nay, có một số quan niệm khác nhau về “hệ thống chính trị”.Quan niệm thứ nhất: Xem hệ thống chính trị chỉ bao gồm những tổ chức chính trị – xã hội mang bản chất của giai cấp cầm quyền, hoặc là phục vụ cho quyền lực chính trị của giai cấp đó. Với cách hiểu như vậy, “hệ thống chính trị” chỉ là cách gọi khác của phạm trù “hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền”. Đó là những phạm trù đồng nhất – xét về ngoại diên và nội hàm của chúng. Hệ thống chính trị trong CNTB chính là hệ thống chuyên chính tư sản. Hệ thống chính trị trong CNXH là hệ thống chuyên chính vô sản.Quan niệm thứ hai: Xem hệ thống chính trị là một phạm trù có ngoại diên rộng hơn so với phạm trù hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền. Trong hệ thống chính trị, ngoài hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền với tư cách là bộ phận cơ bản, quan trọng nhất, quy định bản chất và chức năng cơ bản của toàn bộ hệ thống, còn có các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp pháp khác.Phù hợp với quan điểm này, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị hợp pháp, những ưu thế cơ bản và vai trò chủ đạo thuộc về các thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời. Như vậy, ta có thể hiểu:- Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị.- Hệ thống chính trị XHCN là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyên chính vô sản, Đảng cộng sản cùng các tổ chức chính trị – xã hội hợp pháp, mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân.- Hệ thống chính trị Việt Nam được xác định bao gồm: Nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng là Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…Hiệu quả của việc thực hiện quyền lực của nhân dân phụ thuộc vào sự hoàn thiện của các nhân tố nêu trên, phụ thuộc vào tính đúng đắn trong mối quan hệ qua lai giữa các nhân tố đó. Bởi vậy, trong các Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đã khẳng định sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính trị như là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.II. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY2.1. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH là gì?Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân là cội nguồn của quyền lực chính trị. Tuy nhiên trên thực tế, để quyền lực ấy thuộc về nhân dân lao động, phải trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ.Lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã có quan niệm đúng đắn về nhân dân: Quần chúng nhân dân là số đông bị trị so với thiểu số là giai cấp thống trị. Tất cả các giai cấp thống trị trước đây đều là những nhóm thiểu số nhỏ bé so với quần chúng nhân dân bị thống trị.Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò to lớn của quần chúng nhân dân: Họ là người sản xuất ra của cải vật chất, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.Xuất phát từ lý luận trên, tổng kết kinh nghiệm cách mạng nước ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”. “Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng”(1).Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, quyền lực chính trị của nhân dân lao động là khả năng nhân dân lao động nhằm thực hiện lợi ích khách quan của mình, đồng thời đem lại lợi ích cần thiết cho các giai cấp và tầng lớp khác. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động là một dạng quyền lực đặc biệt chỉ được xác lập trong CNXH, khẳng định vai trò quyết định của nhân dân lao động trong quản lý xã hội, khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và tất cả các quyền lực khác thuộc về nhân dân. Nhân dân là người tổ chức và trực tiếp quản lý nhà nước. Nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực, cũng có nghĩa nhân dân là người thực hiện quyền lực. Nhưng trên thực tế, quyền lực chính trị của nhân dân lao động rất rộng, nên chính bản thân họ không thể thường xuyên và trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. Do vậy quyền lực chính trị của nhân dân lao động phải có hình thức thực hiện đa dạng, thích hợp, phải có những cơ quan nhất định hoạt động thường xuyên, đại diện để nhân dân thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình.2.2. Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước taỞ nước ta hiện nay, quyền lực chính trị của nhân dân cũng phải từng bước được xác lập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực chính trị trước hết là quyền có được một nhà nước thực sự dân chủ. Nhà nước đó do nhân dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu và phiếu kín.Nhà nước đó phải thực sự là công cụ để thực thi những quyền lực chính đáng của nhân dân. Nhà nước đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân. Nhân dân có quyền tín nhiệm hay không tín nhiệm với một bộ phận cơ quan nhà nước.Quyền của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là việc mở rộng phạm vi của người dân tham gia vào công việc Nhà nước. Nhân dân có quyền được thảo luận mọi vấn đề lớn nhỏ có liên quan trực tiếp tới lợi ích chính đáng của mình. Với ý nghĩa đó, quyền của người dân không chỉ được thực hiện thông qua thiết chế đại diện, nó còn được thực hiện qua thiết chế dân chủ trực tiếp, mà xu hướng chung, dân chủ trực tiếp sẽ ngày càng tăng. Đó là mức độ biểu hiện trình độ nâng cao trong việc nhân dân thực thi quyền lực chính trị của mình.Quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn có nghĩa trong giới hạn của chế độ nhất nguyên về chính trị, bảo đảm giữ vững định hướng XHCN, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, bảo đảm cho mọi người dân quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật. Đó còn là quyền giám sát các hoạt động của Nhà nước và hệ thống chính trị.Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi:Một là, phải hoàn thiện thể chế kinh tế, đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân.Hai là, hình thành cơ chế kinh tế sao cho mọi người lao động đều được tham gia vào sở hữu, quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.Ba là, kết hợp kế hoạch nghiêm ngặt của Nhà nước với việc phát huy sáng kiến của doanh nghiệp, của người lao động.Bốn là, thị trường phải là nơi cạnh tranh trên nguyên tắc giá trị, trên cơ sở chất lượng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.Quyền lực chính trị trên lĩnh vực xã hội: Thể hiện ở việc bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quyền được bảo vệ về mặt xã hội của công dân, khắc phục dần sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, giữa các vùng đất nước; từng bước giải phóng con người khỏi những quan hệ phi nhân tính.Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực tinh thần: Đòi hỏi sự đa dạng hóa về ý kiến, về thế giới quan trong xã hội – Trên cơ sở giữ vững định hướng XHCN, bảo đảm thế giới quan Mác – Lênin giữ vai trò chủ đạo.Tùy theo những bước tiến đạt được trong quá trình đổi mới, nội dung và mức độ quyền lực chính trị của nhân dân không ngừng được mở rộng và ngày càng sâu sắc.Quyền lực chính trị tự nó chỉ là một khả năng. Muốn có hiệu lực trên thực tế phải qua bộ máy vận hành, hệ thống thiết chế, các mối quan hệ, các nguyên tắc thể chế, các điều kiện… Gọi chung là cơ chế thực thi.2.3. Hệ thống chính trị với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước taDo điều kiện lịch sử ra đời và tồn tại phát triển của mình, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có một số đặc điểm chi phối vai trò của hệ thống đó. Cụ thể là:- Hệ thống chính trị ấy lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng.- Nhất nguyên về chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.- Được tổ chức vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ.- Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân rộng rãi.Với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực của nhân dân nói chung, là cơ chế thực thi quyền lực chính trị của nhân dân nói riêng, hệ thống chính trị nước ta hiện nay vận hành theo nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.2.3.1. Đảng lãnh đạoĐảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng nước ta. Từ ngày có chính quyền, Đảng mặc nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, Đảng phải chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất trước nhân dân về cả sự phát triển xã hội, quyền và đời sống của nhân dân, năng lực phẩm chất của bộ máy nhà nước.Như vậy, một mặt Đảng phải lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp đối với nhà nước và cả hệ thống chính trị; mặt khác Đảng bằng mọi cách phát huy cao nhất vai trò của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Hai mặt đó thống nhất, ràng buộc và không mâu thuẫn nhau.Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình nhằm phát huy mạnh mẽ quyền lực chính trị của nhân dân, Đảng ta ý thức rõ rằng trước hết phải tự đổi mới về cả nội dung lãnh đạo, cả về công tác cán bộ, cả về tổ chức, phương thức hoạt động, phong cách lãnh đạo.Để giữ vững nguyên tắc: toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng ta ý thức rõ rằng phải giữ vững định hướng XHCN, xem đó là trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng.Muốn giữ định hướng XHCN, trước hết cần có đường lối đúng. Sau khi đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI của mình, Đảng ta đã kịp thời sửa soạn và thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” và “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”. Tiếp đó, các đại hội VII, VIII, IX đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Đó là những định hướng lớn về chính trị cho việc xây dựng, hoạch định chủ trương chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trên cơ sở những định hướng lớn Đảng đã đề ra những chủ trương cụ thể, chỉ rõ hướng đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng còn kịp thời để ra những nghị quyết, những chính sách… để giải quyết những khâu quan trọng của từng lĩnh vực như: Các nghị quyết về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; các nghị quyết về văn hóa – giáo dục, về an ninh – quốc phòng, về “chống diễn biến hòa bình”.Đặc biệt, Đảng đã ra những nghị quyết, chủ trương tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; định hướng việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân như: Nghị quyết 8B (khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; Nghị quyết Trung ương ba khóa VII về đổi mới chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương tám khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước; Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII về xây dựng bộ máy nhà nước và công tác cán bộ..

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận