tiểu luận nghiên cứu khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.48 KB, 14 trang )

Đang xem: Tiểu luận nghiên cứu khoa học giáo dục

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Trịnh Văn Minh
Học viên:
HÀ NỘI – 2014
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 18 tháng 04 năm 2014
Thời gian nộp bài: ngày 18 tháng 04 năm 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:
Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
Đề bài:
Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học?
3
Bài làm
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong qúa trình quản lý. Lập kế
hoạch xác định cho các chức năng tiếp theo, đó là quá trình quyết định một
cách chính xác những gì ta muốn thực hiện và cách tốt nhất để đạt được mục
tiêu. Khi việc lập kế hoạch được thực hiện tốt điều đó sẽ tạo nền tảng vững
chắc cho các nỗ lực quản lý tiếp theo trong giai đoạn tổ chức, bố trí các nguồn
lực để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản; lãnh đạo, chỉ đạo các nỗ lực nguồn
nhân lực để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao; và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện nhiệm vụ và đưa ra những hành động điều chỉnh cần thiết.
Hiểu được nhiệm vụ trọng tâm này của giai đoạn lập kế hoạch trong
quá trình quản lí là điều kiện vô cùng quan trọng. Trong những môi trường
nghề nghiệp và môi trường tổ chức ngày càng đòi hỏi cao như hiện nay thì
điều thiết yếu là phải luôn luôn đứng ở vị trí đón đầu một bước trong công
cuộc cạnh tranh. Có nghĩa là luôn cố gắng làm tốt hơn những gì ta đang làm
và luôn hướng tới những hành động tiếp theo. Một cách thức mà các nhà quản

lí của các tổ chức tiến bộ cố gắng đạt được “bước nhảy” trong tương lai đó là,
bằng cách tiếp cận chất lượng tổng thể, cố gắng lập kế hoạch trong đó có việc
lắng nghe khách hàng và sử dụng những thông tin đó để lập kế hoạch tốt hơn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã khẳng định
trong 5 năm 2011-2015 và những năm tiếp theo phải “tập trung đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực và hình thành đội ngũ chuyên
gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển”. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
là một trong nhưng đơn vị tin cậy trong hệ thống đào tạo các ngành giáo viên
Mầm Non, Tiểu học, Trung học cơ sở vững về trình độ chuyên môn và tay
nghề. Nhận thấy vai trò và trách nhiệm trên, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã
xác định sứ mệnh quan trọng của mình phù hợp với chức năng và nguồn lực
của trường, gắn liền với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa
4
phương và cả nước. Hơn nữa, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày
càng phát triển và sâu rộng, nhân lực xã hội đòi hỏi phải có nguồn lực có trình
độ, chất lượng cao, hiểu biết về các vấn đề quốc tế, để tiếp cận và khai thác
những lợi thế của quá trình toàn cầu hóa. Từ thực tế này, mỗi giai đoạn, mỗi
sứ mệnh cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường được rà soát, bổ sung,
hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đồng thời để phù hợp với
các nguồn nhân lực của nhà trường, gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương và đất nước. Do đó, nhà trường đã và đang xây dựng để trình
cấp trên phê duyệt đề án phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc lên
thành trường Đại học vào năm 2015 và định hướng phát triển trường giai
đoạn 2020. Để thực hiện mục tiêu và chiến lược đã đề ra nhà trường phải
thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên về phương
hướng của trường. Đồng thời, xây dựng bản kế hoạch phát triển tổng thể từ
việc đầu tư cho cơ sử vật chất-trang thiết bị; phát triển đội ngũ giảng viên sao
cho đúng, đủ cơ cấu và thành phần, cho đến việc xây dựng kế hoạch và quy
mô đào tạo đáp ứng được đào tạo Đại học và Sau đại học. Do đó, để có được
bản kế hoạch tổng thể nêu trên, các đơn vị phòng ban và các cán bộ viên chức

của nhà trường cần tập trung lập và xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ mà đơn
vị, cá nhân được trường phân công phụ trách. Là một trong những cán bộ
quản lý của nhà trường, qua học tập và nghiên cứu, bản thân tôi nhận thức
được vai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch chiến lược và xác định
trách nhiệm của mình trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển
chung của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai
đoạn 2014-2020”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
2.1. Vì sao cần xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng
5
Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020”?
2.2. Những nội dung chủ yếu cần được triển khai để đảm bảo sự phát triển
liên tục của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2014-2020 là gì?
2.3. Những cơ sở lí luận và phương pháp để xây dựng kế hoạch chiến lược
phát triển của các trường nói chung và trường cao đẳng Vĩnh Phúc nói riêng?
2.4. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch phát triển trường Cao đẳng Vĩnh
Phúc trong những năm qua như thế nào?.
2.5. Tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng
Vĩnh phúc đến năm 2020 bằng cách nào?.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng và áp dụng được kế hoạch chiến lược cũng như những giải
chiến lược thích hợp và khả thi trong công tác quản lý, điều hành thì sẽ định
hướng phát triển đúng đắn cho nhà trường đáp ứng được yêu cầu trong giai
đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.
Nhằm chỉ ra những nội dung chủ yếu cần được triển khai để đảm bảo sự phát
triển liên tục của nhà trường trong giai đoạn 2014-2020.

5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý ở trường Cao đẳng đa ngành địa phương
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Lập và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh
Phúc từ năm 2014-2020.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận và một số phương pháp xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển trường của các trường nói chung và trường cao
đẳng Vĩnh Phúc nói riêng
6.2. Đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch phát triển trường Cao đẳng
6
Vĩnh Phúc trong giai đoạn những năm vừa qua.
6.3. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh phúc đến
năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu như các văn kiện của Đảng. Các văn bản pháp
luật và các tài liệu hướng dẫn về lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược cùng
các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
7.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu điển hình, hội thảo, thu thập và
phân tích các dữ liệu thực tế tìm hiểu các đặc trưng, tính chất các quy luật vận
động và phát triển của các hoạt động thuộc vấn đề nghiên cứu.
7.3 Phương pháp xử lí dữ liệu
Áp dụng để xử lí các kết quả thu nhập thông tin như điều tra, khảo sát,
lấy số liệu thống kê. Qua đó, xử lí để xây dựng các luận cứ khoa học, khái
quát hóa để bộ lộ các quy luật, phục vụ cho nghiên cứu.
7.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích nhằm phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của

thông tin đã thu thập. Tổng hợp các thông tin đã có nhằm phát hiện sự sai
lệch, sắp xếp và làm tái hiện quy luật, giải thích quy luật để dưa ra những
phán đoán về bản chất của vấn đề nghiên cứu.
7.5 Phương pháp chuyên gia
Quá trình nghiên cứu kết hợp hỏi ý kiến của những nhà quản lý giáo
dục có trình độ, công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đang
nghiên cứu.
8. Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến
lược giáo dục, về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đào tạo
một số công trình nghiên của một số tác giả như:
7
– Bùi Như Diễm (1998) – Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: “Chiến
lược phát triển Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp I – Trung Ương đến năm
2020”
– Nguyễn Thanh Liêm ( 2003 ) – Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục: “Xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục Trung học cơ sở năm 2003 – 2010”.
– Nguyễn Văn Mộc ( 2004) – Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục:
“Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Nhạc –
Họa đến năm 2010”.
Và còn một số công trình nghiên cứu khác về quản lí giáo dục.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về Xây dựng kế hoạch
chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020. Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo
dục việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường tại trường Cao
đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 là có ý nghĩa hết sức quan trọng, thực
tiễn và cần thiết.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung đề tài có cấu trúc
gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng kế hoạch chiến lược đối với cơ sở đào tạo.
Chương 2: Thực trạng và đánh giá SWOT đối với trường Cao đẳng Vĩnh
Phúc.
Chương 3: Sứ mạng, tầm nhìn, các mục tiêu và kế hoạch hành động.
Dự kiến cấu trúc đề tài:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
8
2. Câu hỏi nghiên cứu
3. Giả thuyết nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cơ sở lý luận
9. Dự kiến cấu trúc đề tài
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Kế hoạch
1.1.2 Lập kế hoạch chiến lược
1.2. Những định hướng chỉ đạo về phát triển giáo dục Cao đẳng
1.2.1 Quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát
triển giáo dục Cao đẳng
1.2.2 Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong phát triển
giáo dục Cao đẳng
1.2.3 Chiến lược và kế hoạch phát triển trường Cao đẳng địa phương nói
chung và Cao đẳng Vĩnh Phúc nói riêng
1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo Cao đẳng
1.3.1 Mục tiêu

1.3.2 Nội dung và phương pháp
1.4 Phương pháp và quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường
1.4.1 Các phương pháp xây dựng kế hoạch chiến lược
1.4.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SWOT ĐỐI VỚI
9
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo Cao đẳng hiện nay
2.2 Thực trạng công tác đào tạo của nhà trường
2.2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
2.2.2 Nhiệm vụ và phương thức hoạt động của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
2.2.3 Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
2.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
2.2.5 Về chương trình đào tạo
2.3. Phân tích SWOT đối với nhà trường
2.3.1. Các điểm mạnh
2.3.2. Các điểm yếu
2.3.3. Kế hoạch hành động
2.3.3.1.Các thời cơ
2.3.3.2.Các thách thức
2.3.4. Một số định hướng rút ra từ kết quả phân tích SWOT
CHƯƠNG 3
SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, CÁC MỤC TIÊU VÀ
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
3.1. Sứ mạng và tầm nhìn
3.1.1. Sứ mạng của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
3.1.2. Tầm nhìn của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020
3.2. Các mục tiêu chiến lược của nhà trường trong giai đoạn 2011-2020
3.2.1. Mục tiêu chung

3.2.2. Mục tiêu thứ nhất: Xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh và đội ngũ
quản lý đào tạo chuyên nghiệp
3.2.3. Mục tiêu thứ hai: Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với yêu cầu
đào tạo trong giai đoạn mới
3.2.4. Mục tiêu thứ ba: Tăng quy mô, cơ cấu ngành nghề và loại hình đào
10
tạo, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học
3.2.5. Mục tiêu thứ tư: Xây dựng đề án nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
thành trường Đại học Vĩnh Phúc
3.3. Các giải pháp chiến lược phát triển trường của trường Cao đẳng Vĩnh
Phúc
3.3.1. Giải pháp chung
3.3.2. Giải pháp thực hiện các mục tiêu
3.3.2.1.Giải pháp thực hiện mục tiêu thứ nhất
3.3.2.2.Giải pháp thực hiện mục tiêu thứ hai
3.3.2.3.Giải pháp thực hiện mục tiêu thứ ba
3.3.2.4. Giải pháp thực hiện mục tiêu thứ tư
3.3.2.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp
3.3.3. Tóm tắt đề án nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc thành trường Đại
học Vĩnh Phúc
3.3.3.1 Căn cứ pháp lý:
3.3.3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ.
3.3.3.3 Phương hướng phát triển
3.3.3.4 Luận chứng về quy hoạch đầu tư phát triển nhà trường
3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
3.5 Bảng kế hoạch hành động và những chỉ số đo sự tiến triển.
3.6. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.6.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
3.6.1.1. Mục đích khảo nghiệm
3.6.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

3.6.1.3. Nội dung khảo nghiệm
3.6.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
3.6.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đã đề xuất
3.6.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
11
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
2.1. Với UBND tỉnh Vĩnh Phúc
2.2. Với trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
10. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian
thực hiện
Nhiệm vụ nghiên cứu Hình thức thực hiện
Kết quả
thu được
Kinh phí
Từ tháng 2-
Tháng
3/2014
Nghiên cứu xác định cơ sở lí
luận và một số phương pháp
xây dựng kế hoạch chiến
lược phát triển trường của
các trường nói chung và
trường cao đẳng Vĩnh Phúc
nói riêng
Nghiên cứu tài liệu tham

khảo, các công trình nghiên
cứu có liên quan
Xây dựng
được đề
cương
nghiên cứu
Tự túc
Từ tháng 4-
tháng
6/2014
Đánh giá thực trạng việc xây
dựng kế hoạch phát triển
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
trong giai đoạn những năm
vừa qua.
Thu thập tài liệu, số liệu,
khảo sát điều tra thực trạng,
xử lý số liệu đã thu thập
được.
Thu thập
được nhiều
số liệu, tài
liệu có liên
quan
Tự túc
Từ tháng 7-
tháng
10/2014
Xây dựng kế hoạch chiến
lược phát triển trường Cao

đẳng Vĩnh phúc đến năm
2020.
Đề ra các giải pháp chiến
lược dựa trên thực trạng của
nhà trường đã phân tích ở
chương 2.
Nêu được
các giải
pháp khả thi
Tự túc
Tháng
11/2014
Nộp bản thảo cho thầy
hướng dẫn, chỉnh sửa và
hoàn thiện đề tài. Viết bản
tóm tắt đề tài.
Đề tài đã
được chỉnh
sửa bổ sung
hoàn thiện
Tự túc
Tháng Chuẩn bị nội dung báo cáo Hoàn tất Tự túc
12
12/14 đề tài. Bảo vệ đề tài công tác
chuẩn bị
11. Dự kiến tài liệu tham khảo
1. Luật giáo dục năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2
(khóa VIII) về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội 1997.
3. Quyết định số 711/2012-QQĐ/TTg ngày 28/12/2001 của thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” Nhà
xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002.
4. Quyết định số 201/2001-QQĐ/TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”.
5. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản chính trị
Quốc gia, hà Nội, 1996.
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001) Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia, hà Nội,
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia, Hà Nội,
Nguyễn Thamh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới,
NXB Đại học Sư phạm, Hà nội.
8. Đặng Ngọc Dinh (1995): “Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020”, Nhà xuất
bản chính trị Quốc gia, Hà Nội,
9. Bùi Như Diễm (1998) Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục : “Chiến lược
phát triển Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp I- Trung Ương đến năm 2020”
10. Phạm Tất Dong: “Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng kế
hoạch chiến lược giáo dục” Tạp chí phát triển giáo dục số 1, 1997.
11. Vũ Cao Đàm (1999), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB
13
Khoa học kĩ thuật
12.Trần Khánh Đức (2004); Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,.
13. Nguyễn Công Giáp (1998): Phương pháp xây dựng chiến lược, những
vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
14. Bùi Minh Hiền và các tác giả (2006) Quản lý giáo dục – NXB ĐHSP
15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục,

NXBGiáo dục, Hà nội.
16. H.Kontz (1992), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, NXB Khoa học kx
thuật Hà nôi
17. Trần Kiều (2003): Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chiến
lược phát triển giáo dục, đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
18. Đặng Bá Lãm (2003): Giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế
kỷ XXI, chiến lược phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
19. Đặng Bá Lãm (1996): Phương pháp xây dựng chiến lược và chính sách
giáo dục, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Báo cáo khoa học, đề tài
B94-36-28. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
20. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999): Chính sách và kế hoạch trong
quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.
21. Nguyễn Thanh Liêm (2003)- Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục“Xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển giáo dục Trung học cơ sở năm 2003- 2010”.
22. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lí nhà trường, NXB Tp Hồ Chí Minh.
14

Xem thêm: Quản Lý Vật Tư Xây Dựng Bằng Excel, Excel Ứng Dụng

Tài liệu liên quan

*

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk 34 1 10

*

Các chức năng của quản lý giáo dục và những vấn đề mấu chốt cần quan tâm trong thực hiện chức năng quản lý trong trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng việt nam 25 2 40

*

Tài liệu Tiểu luận: Giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương doc 15 3 11

*

TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG pptx 10 720 2

*

TIỂU LUẬN: Hoàn thiện phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khóan ở Việt Nam doc 74 706 4

*

tiểu luận social engineering – phương pháp tấn công nguy hiểm trong công tác bảo mật thông tin vẫn còn bị chúng ta xem nhẹ 13 716 0

*

Phương pháp phân tích EARNED VALUE trong quản lý dự án 15 769 0

*

PHƯƠNG PHÁP xếp HẠNG đa NHÃN TRONG QUẢN lý DANH TIẾNG 49 437 0

*

Những vấn đề lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về du lịch của VIệt Nam 29 554 0

*

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC 5 795 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: Excel Bị Mất Đường Lưới Và Cách Làm Hiện Đường Lưới Trong Excel 2003 2007 2010

(103.5 KB – 14 trang) – tiểu luận môn học phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận