Tiểu Luận Năng Lực Hành Vi Dân Sự Của Cá Nhân Theo PháP Luật, Hot

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tư pháp quốc tế cũng cần có sự phát triển để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới. Kể từ khi có hiệu lực thi hành, các quy định của Tư pháp quốc tế nói chung và các quy định của pháp luật về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam đã được chứng minh là phù hợp với thực tiễn và có tầm nhìn xa, về cơ bản phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho quan hệ dân sự theo nghĩa rộng một thời kỳ khá dài, không phải sửa đổi nhiều, góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý. Các quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện gốc rễ cho việc thực hiện các quy định khác về quyền và nghĩa vụ dân sự theo nghĩa rộng cho người nước ngoài. Việc ban hành các quy định này đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

Đang xem: Tiểu luận năng lực hành vi dân sự của cá nhân

*
*

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 2 Trang 90 Vở Bài Tập (Sbt) Toán Lớp 4 Tập 1

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Chuyển Tọa Độ Từ Excel Vào Google Earth, Import & Change Map Data

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt NamPhần I – Các khái niệm1. Để làm rõ các khái niệm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài, trước hết ta cần phải hiểu người nước ngoài là gì. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. (Khoản 5 Điều 3)Như vậy, có thể suy ra rằng thuật ngữ “người nước ngoài” trong cụm “năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài” chính là thuật ngữ “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” theo Luật Quốc tịch, đều là những công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. 2. Sau khi làm rõ khái niệm người nước ngoài, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 có thể cung cấp những khái niệm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân:Khoản 1 điều 14. “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”Điều 17. “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”Khoản 3 điều : “Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”Như vậy, các quy định của BLDS có khả năng được áp dụng đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Một trong những yếu tố nước ngoài chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự – người nước ngoài. 3. Căn cứ vào các phân tích trên, có thể đưa ra những khái niệm ngắn gọn nhất dựa trên quy định của BLDS 2005:- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là khả năng của cá nhân người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ dân sự.- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của cá nhân người nước ngoài đó bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.Như vậy có thể khẳng định: về mặt khái niệm, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài không có nhiều điểm khác so với khái niệm trong lý luận chung về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, chính điểm khác biệt trong chủ thể đã kéo theo những nét khác biệt khác, đặc biệt là nội dung của năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể này (sẽ được phân tích ở các phần sau). Phần II – Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.Nhà nước quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân song Nhà nước cũng không cho phép bất kì một cá nhân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính mình và của cá nhân khác; vì lẽ đó, đối với các công dân là người nước ngoài, Nhà nước Việt Nam ta vẫn luôn có chính sách đảm bảo đầy đủ cho năng lực pháp luật dân sự của họ được thực hiện. Điều này được thể hiện trong quy định của điều 761 của Bộ luật Dân sự 2005: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Và điều 6 Nghị định 138/NĐ- CP/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “1.Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự. 2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này”.Như vậy, với các quy định trên, có thể thấy rõ hai lưu ý sau:Thứ nhất: Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài sẽ theo quy định của quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Riêng đối với trường hợp là người có hai hay nhiều quốc tịch, năng lực pháp luật dân sự được xác định sẽ căn cứ vào nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú hoặc áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (tức nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở nước mà mình có quốc tịch) và trường hợp người không quốc tịch thì theo quy định tại Điều 760 BLDS 2005, áp dụng luật nơi người đó cư trú hoặc nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Thứ hai: Người nước ngoài khi tạm trú hay thường trú tại Việt Nam sẽ không bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định. Cá nhân là người nước ngoài được hưởng các quyền về nhân thân, sở hữu tài sản, thừa kế, tham gia vào các quan hệ xã hội và phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của Việt Nam. Khi có vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.2. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.Theo điều 762- Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác lập theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Và điều 7 Nghị định 136/ 2006 đã viết: “1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định này.”Có thể thấy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài cũng căn cứ theo các nguyên tắc như cách đã áp dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự ở trên và chỉ chịu sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật Việt Nam khi người đó xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam. Phần III – Đánh giá về những quy định của pháp luật Việt Nam về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam1. Ưu điểm:Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tư pháp quốc tế cũng cần có sự phát triển để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới. Kể từ khi có hiệu lực thi hành, các quy định của Tư pháp quốc tế nói chung và các quy định của pháp luật về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam đã được chứng minh là phù hợp với thực tiễn và có tầm nhìn xa, về cơ bản phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho quan hệ dân sự theo nghĩa rộng một thời kỳ khá dài, không phải sửa đổi nhiều, góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý. Các quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện gốc rễ cho việc thực hiện các quy định khác về quyền và nghĩa vụ dân sự theo nghĩa rộng cho người nước ngoài. Việc ban hành các quy định này đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. 2. Hạn chế:2.1. Hạn chế trong quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành – Thứ nhất trong khoản 2 Điều 761 BLDS quy định: Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Nhưng những trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam này cụ thể thế nào lại được quy định rời rạc trong những văn bản khác nhau mà không tập trung trong văn bản hướng dẫn nào (ngay cả Nghị định của Chính phủ số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 hướng dẫn thi hành các quy định của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng chỉ quy định tại Điều 6: Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định người nước ngoài không có khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam. Và như vậy lại tiếp tục đặt ra vấn đề “có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam” là thiếu những quyền và nghĩa vụ dân sự gì?)- Thứ hai, khoản 1 Điều 761 BLDS quy định : Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Đồng thời tại khoản 2 quy định : Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Vấn đề đặt ra là khi quy định về năng lực pháp luật dân sự giữa nước mà người nước ngoài mang quốc tịch và Việt Nam – nước nơi người nước ngoài đang sinh sống và làm việc khác nhau (khác nhau về thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật dân sự hoặc các nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân) thì sẽ tuân theo pháp luật của quốc gia nào? – Thứ ba, tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành chưa có những quy định vấn đề năng lực pháp luật dân sự của người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch được giải quyết như thế nào.2.2 . Hạn chế trong quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành: Hầu hết các quan hệ dân sự Việt Nam đều yêu cầu người tham gia có một phần hoặc đầy đủ năng lực hành vi dân sự, vì vậy việc xác định một người có hay không, đang có hay đã bị hạn chế, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là một điều rất quan trọng. Vì vậy pháp luật quy định việc xác định một người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Và chỉ khi có tuyên bố của Tòa án, thì người này mới bị hạn chế tham gia các giao dịch so với người có đủ năng lực hành vi dân sự. Nhưng người nước ngoài là một chủ thể đặc biệt, đặc biệt ở chỗ, thứ nhất, chủ thể này có thể thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và nước mà mình mang quốc tịch, vì vậy sẽ gây khó khăn cho việc xác định chính xác tình trạng năng lực hành vi dân sự của chủ thể và thứ hai, chủ thể này có thể nhận được sự bảo hộ của quốc gia (hoặc các quốc gia) mà mình mang quốc tịch, điều này dẫn đến việc quá trình xác định và tuyên bố tình trạng năng lực hành vi dân sự của chủ thể có thể kéo dài, gây tổn thất cho các chủ thể khác trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào điều chỉnh xác vấn đề này.Phần IV – Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam1. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam- Cần có thêm những văn bản hướng dẫn quy định tập trung cụ thể một số phần nội dung trong quy định của BLDS (như các trường hợp trong đó người nước ngoài không có khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam, đồng thời ghi nhận những quyền hoặc nghĩa vụ dân sự nào người nước ngoài không được hưởng hoặc phải gánh chịu).- Cần thực hiện rà soát để sửa đổi cho hợp lý một số quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 761 BLDS nên được nói rõ hơn để tránh gây ra hiểu nhầm mâu thuẫn với khoản 2)- Cần bổ sung thêm một số quy định về vấn đề năng lực pháp luật dân sự của người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch2. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt NamNhư đã phân tích ở phần trên, việc xác định một người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đầu tiên là khó khăn của việc xác định chính xác tình trạng năng lực hành vi dân sự của chủ thể và thứ hai, chủ thể này có thể nhận được sự bảo hộ của quốc gia (hoặc các quốc gia) mà mình mang quốc tịch, điều này dẫn đến việc quá trình xác định và tuyên bố tình trạng năng lực hành vi dân sự của chủ thể có thể kéo dài, gây tổn thất cho các chủ thể khác trong một số trường hợp nhất định. Như vậy cần có những tương trợ tư pháp trong trường hợp là vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên tham gia quan hệ dân sự.Phần V- Kết luậnNăng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là những yếu tố nền tảng của bất cứ ngành luật nào trong một hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc bổ sung và hoàn thiện những quy phạm quốc tế về vấn đề này là một yếu tố quan trọng để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ cho công dân Việt Nam mà còn cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 20092. Khoa luật- ĐH Quốc Gia, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 20014. Một số trang web.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận