tiểu luận nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.65 KB, 35 trang )

Đang xem: Tiểu luận nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng. Công tác phát triển đảng viên nhằm tăng thêm nguồn sinh lực mới cho
Đảng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên và nhằm đảm bảo sự kế thừa về lực lượng chính trị
trong đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy 82 năm qua trong các chủ trương công tác
xây dựng Đảng, Đảng ta luôn chú trong đến công tác phát triển đảng viên đặc biệt là
đảng viên trẻ và coi đây là một việc làm có tính quy luật và có ý nghĩa chiến lược,
thiết thực nhất.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của đoàn
viên thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của Đảng và dân tộc. Đoàn thanh niên, với tư cách là tổ chức của những người
cộng sản trẻ tuổi, hạt nhân của sự đoàn kết, tập hợp thanh niên thành lực lượng chính
trị mạnh mẽ chung quanh Đảng, thể hiện sức sống trẻ trung của cả một dân tộc, góp
phần bồi đắp xây dựng nên những thế hệ thanh niên vừa hồng vừa chuyên, chính vì
vậy công tác tham gia xây dựng Đảng được xác định vừa là trách nhiệm, vừa là vinh
dự lớn lao đối với tuổi trẻ và tổ chức Đoàn.
Nhận thức rõ quan điểm của Đảng về công tác phát triển Đảng trong đoàn viên
thanh niên. Trong những năm qua Dưới sự chỉ đạo của Huyện Đoàn Ba Vì các Chi
Đoàn cơ sở đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, hoài bão, lý tưởng cho
đoàn viên, trang bị nhận thức, sự hiểu biết về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, định
hướng cho đoàn viên động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn.Thông qua các hoạt động
này đã tạo điều kiện cho đoàn viên nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, nhiệm vụ của
người đảng viên để rèn luyện và phấn đấu trở thành đảng viên, trên cơ sở đó số lượng
Đoàn viên được kết nạp vào Đảng trong những năm qua đã đạt được những thành quả
1

đáng mừng. Song bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế như: Ở một số Chi Đảng bộ
còn nhận thức chưa thật đầy đủ nội dung nghị quyết của Huyện ủy, công tác tổ chức
thực hiện còn lung túng, bị động trong công tác tạo nguồn… Để công tác phát triển
Đảng trong đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì ngày càng đạt được kết quả cao, đòi
hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội, đặc
biệt là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc phát hiện, bồi
dưỡng cũng như giới thiệu những cá nhân ưu tú, xuất sắc cho Đảng góp phần làm cho
Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh và phát triển đi lên.
Xuất phát từ những vấn đề trên em chọn đề tài “Công tác phát triển Đảng trong
Đoàn viên Thanh niên huyện Ba Vì – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Nhằm nghiên cứu, đánh giá hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng trong công tác
phát triển Đảng thông qua việc khảo sát đánh giá thực trạng công tác tham gia xây
dựng Đảng của Đoàn Thanh niên huyện Ba Vì, đặc biệt là công tác phát triển đảng
viên trong độ tuổi Đoàn nhằm rút ra những kinh nghiệm và làm rõ nguyên nhân của
thực trạng, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khả thi cao cho phong
trào thanh niên nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung.
* Nhiệm vụ
Tìm hiểu khảo sát, điều tra và nắm bắt thực trạng tình hình Đoàn cơ sở với công tác
tham gia xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác phát triển đảng viên trong độ tuổi đoàn.
Tìm hiểu những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, các cấp ủy Đảng
huyện Ba Vì với công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng trong độ tuổi Đoàn có
những ưu điểm và hạn chế nào nổi bật. Tìm ra nguyên nhân hạn chế và rút ra bài học
2

kinh nghiệm cần thiết. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khả

thi cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Ba Vì với công tác tham gia xây dựng Đảng.
Những phong trào hành động cách mạng, những hoạt động của đoàn thanh niên
tham gia xây dựng Đảng.
* Phạm vi nghiên cứu
Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Ba Vì với công tác tham gia xây dựng Đảng.
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung được kết
cấu thành 3 phần cụ thể.
Phần 1: Công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên – chủ trương và tiêu
chí vào Đảng.
Phần 2: Công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì – Thực
trạng hiện nay.
Phần 3: Phương hướng và giải pháp về công tác phát triển Đảng trong đoàn viên thanh
niên huyện Ba Vì.

3

NỘI DUNG
Phần 1
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG ĐOÀN VIÊN THANH
NIÊN – CHỦ TRƯƠNG VÀ TIÊU CHÍ VÀO ĐẢNG
1.1. Chủ trương của Đảng về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên
Phát triển đảng viên trong thanh niên là phương thức cơ bản để Đảng tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên, là con đường xây dựng thế hệ kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng.
Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội, là một lực lược xã hội đặc biệt,

nhưng thanh niên không phải là một giai cấp. Chính vì vậy các lực lược chính trị thù
địch trong xã hội đều muốn lôi kéo thanh niên về phía mình, ủng hộ mình và thực
hiện những ý đồ chính trị của mình. Nghị quyết Hội nghị BCH T.Ư Đảng lần thứ 4
(khóa VII) chỉ rõ “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào
thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt
Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên”. Vì vậy , Đảng cộng sản Việt Nam phải bằng mọi cách tổ chức và
thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với thanh niên. Mà trước hết phải thu hút thanh
niên vào đội hình cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo trong đó có các tổ chức
chính trị – xã hội và quan trọng nhất là phải thu hút thanh niên vào Đảng làm cho họ
trở thành một trong những thành viên của Đảng, một tế bào trong tổ chức, từ đó vai
trò và sức mạnh sẽ được tăng lên gấp đôi.
Việc thu hút thanh niên vào các đội hình, các phong trào cách mạng không phải
là một quá trình tự phát mà đó là quá trình tự giác của Đảng. Trong thực tiễn để tập
hơp, lãnh đạo được thanh niên, Đảng ta thông qua nhiều con đường và phương thức
khác nhau, một mặt Đảng thông qua cương lĩnh chiến lược đầu tư cho con người
4

hướng vào thanh niên thông qua công tác tuyên truyền giáo dục của các tổ chức Đảng
và sự lãnh đạo đối với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đảng xác lập vai trò lãnh đạo của mình thông qua các hoạt động của đảng viên
nhất là các đảng viên trẻ còn có thể hoạt động trong phong trào thanh niên. Những
đảng viên ở độ tuổi này dễ xâm nhập hòa đồng với những người cùng thế hệ để từ đó
có thể nắm bắt được tâm tư nguyên vọng, nhu cầu của thanh niên, có thể phát hiện
được các xu hướng trong thanh niên để đề xuất với Đảng những chủ trương chính
sách, phương hướng lãnh đạo sát sao kịp thời với từng thanh niên. Với ý nghĩa đó
công tác phát triển đảng viên trong thanh niên không chỉ đơn thuần xây dựng cho
Đảng tăng thêm về số lượng mà điều đó còn có ý nghĩa to lớn hơn là giúp cho Đảng
hiểu và nắm bắt kịp thời một lực lượng hùng hậu của cách mạng và tạo cho mối liên

hệ giữa Đảng và thanh niên ngày một gắn bó hơn, trong đó thanh niên cần Đảng vì
Đảng là người đưa đường chỉ lối cho thanh niên thoát khỏi kiếp người nô lệ và vươn
lên làm chủ cuộc sống của mình và Đảng cần thanh niên vì thanh niên là người sẽ góp
phần đảm bảo cho sự thắng lợi của sự nghiệp cách do Đảng lãnh đạo.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng đang lãnh đạo toàn dân tiếp tục công
cuộc đổi mới, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo tiền đề
đưa đất nước phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn trong thời kỳ mới. Trước những
thắng lợi to lớn của nhân dân ta, những năm qua kẻ thù càng điên cuồng tìm mọi cách
chống phá những thành quả đó. Để thực hiện được âm mưu của mình, các thế lực thù
địch hướng vào các hoạt động chống phá cách mạng mà đặc biệt là nhằm vào lực
lượng thanh niên. Trước tình hình đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh
niên là một vấn đề cấp thiết. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã chỉ rõ “Cách
mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không là tùy thuộc vào
việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên” và “Công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
Do đó toàn Đảng “Phải chăm lo phát triển Đảng, củng cố đổi mới nội dung và phương
5

thức hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục rèn
luyện thanh niên tạo nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng”.
Trong quá trình xem xét tính tất yếu của công tác phát triển Đảng trong thanh
niên, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là việc xây dựng thế hệ kế tục sự
nghiệp của Đảng. Vấn đề này không phải ý muốn chủ quan của Đảng mà bản thân nó
đã thể hiện tính khách quan gắn liền với sự tồn tại phát triển của Đảng với tư cách là
một tổ chức chính trị của Đảng ra đời và tiến hành các hoạt động của mình là đáp ứng
nguyện vọng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Sự nghiệp cách
mạng của Đảng là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn gian khổ tuy nhiên những
thành viên của Đảng là những con người cụ thể lại giới hạn bởi quy luật những đảng
viên già mất đi phải có những đảng viên trẻ xuất hiện thay thế. Nếu không chuẩn bị

được đội ngũ thay thế thường xuyên liên tục thì có thể Đảng không còn đảng viên và
lúc đó Đảng sẽ không còn tồn tại được.
Trong tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đặt vấn đề kế thừa của
các thế hệ lên tầm chiến lược, coi đó là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với mỗi
Đảng cộng sản chân chính. Tính kế thừa được thể hiện thông qua sự kế tiếp nhau của
các thế hệ, liên hệ mật thiết với nhau để thực hiện nhiện vụ chính trị của Đảng. Thế hệ
trước để lại cho thế hệ sau định hướng, phương pháp và những bài học kinh nghiệm
trong chỉ đạo lãnh đạo cách mạng. Thế hệ sau phát triển các giá trị đó phù hợp với
những yêu cầu của thời đại mình và những nhiệm vụ mới của tiến bộ xã hội. Vì thế,
vấn đề kế thừa các thế hệ trong Đảng phải được coi là chính sách thế hệ trẻ của Đảng,
là một phương hướng trong công tác xây dựng Đảng. Để làm được điều đó phải phát
triển Đảng trong thanh niên thật tốt.
Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một
nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất
6

tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ của toàn Đảng
toàn dân nhưng có thể nói thanh niên sẽ là đối tượng đặc biệt trong sự phát triển bởi vì
thanh niên là lớp người năng động sáng tạo dễ tiếp thu cái mới, được đào tạo có hệ
thống có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Song trong thực tế việc phát huy tối đa
những tiềm năng của đôi ngũ này vẫn còn hạn chế, từ đó đòi hỏi phải nâng cao trình
độ mọi mặt cho đảng viên.
Có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề đó, nhưng một trong những hướng quan
trọng đó là phát triển đội ngũ đảng viên trong thanh niên bởi lực lượng này đã được đào
tạo cơ bản và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới. Nếu lực lượng này được bồi
dưỡng tốt và trở thành đảng viên nòng cốt sẽ giúp cho Đảng đảm bảo vững chắc vai trò

lãnh đạo, đồng thời triển khai quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn đã chứng minh 81 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với những người đoàn viên thanh niên ưu tú, tiên
tiến nhất luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những vấn đề được phân
tích trên đây cho ta thấy công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên đã
phản ánh đầy đủ tầm quan trọng chiến lược của vấn đề. Quá trình đó chính là xây
dựng một lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng nước ta, đồng thời quá trình đó cũng
làm cho Đảng trưởng thành về mọi mặt tằng cường được sự lãnh đạo, nâng cao sức
chiến đấu của Đảng làm cho Đảng luôn phát triển và trưởng thành vững mạnh vượt
qua khó khăn thử thách chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thành công.

7

1.2. Chủ trương của Huyện ủy Ba Vì về công tác phát triển đảng viên trong đoàn
viên thanh niên
Lịch sử tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam chứng minh rằng, Đảng
luôn chú trọng phát triển đảng viên trong thanh niên. Đây là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng, không chỉ đối với tuổi trẻ Việt Nam mà còn liên quan đến sinh mệnh và sức
sống của Đảng. Trong bối cảnh mới đầy biến động và phức tạp trên thế giới, bên cạnh
những thời cơ và thách thức của nước ta hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn giữ
vững được trọng trách lãnh đạo toàn xã hội vươn lên. Bản thân Đảng đã tự đổi mới, tự
chỉnh đốn để ngang tầm với nhiệm vụ quan trọng của thời cuộc đặt ra. Vì vậy công tác
phát triển đảng viên trong thanh niên nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ,
bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi
dưỡng, kết nạp những người ưu tú có đủ tiêu chuẩn, trong Đoàn thanh niên, trong công
nhân, nông dân, tri thức… chú ý những nơi trọng yếu, những nơi còn ít và chưa có đảng
viên. Coi trọng chất lượng không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc,
đồng thời không định kiến hẹp hòi… phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng

Đảng. Đặt công tác phát triển đảng viên trong thanh niên thành chương trình, kế hoạch
cụ thể và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, mang lại kết quả thiết thực. Trong quá trình đấu tranh,
trưởng thành, lãnh đạo nhân dân trước đây và hiện nay, các cấp ủy Đảng ở huyện Ba Vì
đều nhận thức rằng.
Thứ nhất, trong sự tồn tại và phát triển của mình, Đảng phải thường xuyên bổ sung
vào đội ngũ đảng viên những lực lượng mới, ưu tú trong phong phong trào quần chúng.
Đó là quy luật trong quá trình trưởng thành và là một nội dung quan trọng trong công tác
đảng viên của Đảng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, công tác phát triển đảng viên
càng trở nên có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng.
Thứ hai, trước thực trạng đội ngũ đảng viên hiện nay, bên cạnh số đông có phẩm
chất đạo đức tốt thì có một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất về chính
trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và năng lực yếu, không tỏ rõ vai trò của mình đối với tổ
8

chức Đảng và với quần chúng. Cho nên việc nâng cao chất lượng Đảng viên theo
phương châm: Chặt chẽ hơn nữa “đầu vào”, xử lý chính xác “đầu ra”, nâng cao chất
lượng đội ngũ hiện có và công tác phát triển đảng viên phải kết hợp gắn chặt với việc
chỉnh đốn, sàng lọc đội ngũ đảng viên.
Thứ ba, về nguyên tắc, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, có đủ phảm chất chính
trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ của Đảng. Trong khi kết nạp đảng viên
mới phải đặc biệt chú trọng thực hiện phương châm coi trọng chất lượng, không chạy
theo số lượng đơn thuần.
Bảo đảm chất lượng là yêu cầu xuyên xuất quá trình phát triển đảng viên mới. Đây
là một chuỗi các công đoạn đòi hỏi tổ chức Đảng mà trực tiếp là các cơ sở Đảng và các
Chi bộ phải quan tâm chỉ đạo chu đáo, sát sao ngay từ khi tạo nguồn như tuyên truyền,
giáo dục, lựa chọn đến các khâu kết nạp và giúp đỡ đảng viện dự bị trở thành đảng viên
chính thức. Quá trình đó phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng Điều lệ
Đảng và hướng dẫn của trung ương. Trong công tác phát triển đảng viên phải luôn coi
trọng chất lượng, lấy tiêu chuẩn đảng viên làm cơ sở, phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể,

không hạ thấp yêu cầu về chất lượng, chạy theo số lượng, nhưng cũng không có thái độ
hẹp hòi, định kiến, bảo thủ cầu toàn, không tích cực tạo điều kiện phát triển đảng viên
mới. Lê nin cho rằng “Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải là để quảng cáo
mà là để làm việc thật sự. Những người đó, chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ của chúng
ta, Đảng ta mở rộng cửa để đón những người lao động”.
Sức mạnh của Đảng phụ thuộc vào chất lượng đảng viên. Người được xét kết nạp
vào Đảng phải có đủ tiêu chuẩn đảng viên, số lượng chỉ có ý nghĩa khi đảm bảo về chất
lượng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi cơ cấu, thành phần và độ tuổi của đội ngũ
đảng viên còn mất cân đối thì Đảng cần có một số lượng đảng viên phù hợp để hoàn
thiện tổ chức, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với huyện Ba
Vì là trên cơ sở nắm vững những yêu cầu về tiêu chuẩn đảng viên, coi trọng chất lượng
nhưng cần vận dụng linh hoạt trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Không đòi hỏi

9

thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc các tiêu chuẩn ở những địa bàn dân cư chưa có
đảng viên hoặc ít đảng viên mà rất cần có sự lãnh đạo trực tiếp của người đảng viên.
1.3. Tiêu chí của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Ba Vì về
phát triển đảng viên
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên,
xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, công tác thanh niên là vấn đề
sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng do vậy với chức
năng cơ bản là “Trường học xã hội chủ nghĩa” của Thanh niên Việt Nam. Từ chức năng
đó có thể hiểu Đoàn thanh niên là môi trường giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ của
xã hội tương lai làm cho thanh niên hiểu rõ vai trò của bản thân đối với xã hội. Đảng đã
đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng
hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trải qua các
thời kỳ dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều luôn hoàn thành xuất sắc sứ
mệnh lịch sử của mình.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng. Điều lệ Đảng
cộng sản Việt Nam xác định rõ: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin
cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tham gia xây dựng Đảng vừa là tất yếu khách quan, vừa là nhiệm vụ tự thân của
Đoàn. Để phát huy vai trò của Đoàn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, tổ chức
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Ba Vì dựa vào một số tiêu chí cụ thể sau.
Một là, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Đảng , không hoang mang dao động trước mọi khó khăn thách
thức, tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
được giao; có ý thức giữ vững nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết
thống nhất trong Đảng, tình thương yêu đồng chí đồng nghiệp; dù bất kỳ cương vị, hoàn
10

cảnh nào, đảng viên cũng phải thể hiện sự hơn hẳn của mình đối với quần chúng ở tính
tiên phong gương mẫu, đức hy sinh, phải là ngọn cờ dẫn đường, định hướng chính trị.
Hai là, trình độ và năng lực không ngừng được nâng lên, Trong đó, phải có trình độ
lý luận và sự giác ngộ chính trị nhất định, được trang bị những kiến thức cơ bản về quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, có trình độ học vấn ở hàng đầu hoặc cao hơn mặt bằng chung của
quần chúng nơi đảng viên công tác và sinh hoạt; có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng,
có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có
năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng; chống bảo thủ và
trì trệ, biểu hiện ở sự tự thỏa mãn với những gì đã có mà không thấy hết đòi hỏi ngày một
cao của công cuộc đổi mới.
Ba là, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong công tác, đặt lợi ích của
Đảng và Tổ quốc lên trên, liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm
chủ của nhân dân; có lối sống trong sạch lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên

quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Từ những tiêu chí trên có thể
khái quát cụ thể trên một số lĩnh vực sau.
– Đối với đoàn viên ở nông thôn, phải có trình độ văn hóa đạt mức quy định (trung
học cơ sở, riêng khu vực vùng núi Ba Vì tối thiểu phải tự viết được đơn xin vào Đảng),
sau khi được kết nạp vào Đảng phải tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Tích cực thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cần cù, sáng tạo trong lao
động, thoát nghèo và biết vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình, làng xóm, gương
mẫu trong xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn, kiên quyết bài trừ những hủ tục lạc
hậu, mê tín dị đoan, hòa đồng gần gũi với quần chúng, quy tụ, tập hợp được quần chúng,

11

thực sự là chỗ dựa tin cậy về tinh thần và là trung tâm đoàn kết của giai cấp nông dân
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
– Đối với đoàn viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải là người
tiêu biểu nhất trong những người tiêu biểu; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có
thái độ kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, biết trọng dân, tin dân và vì dân, có trình độ,
năng lực quản lý, khả năng đoàn kết, quy tụ quần chúng, khả năng tổ chức, thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước thành hiện thực trong cuộc
sống, có tinh thần ham học tập mọi lúc mọi nơi.
– Đối với Đoàn viên là thanh niên, học sinh, sinh viên và trí thức phải có ý thức
chính trị, lập trường quan điểm vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi, xung kích năng
động, sáng tạo, đồng thời có tinh thần học hỏi khiêm tốn, cầu thị, tận tâm, tận lực đem trí
tuệ của mình phục phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Đối với đảng
viên trong các lực lượng vũ trang phải trung thành tuyệt đối với Đảng, với tổ quốc và
nhân dân, có tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao, có khả năng sử dụng trang
thiết bị hiện đại, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Đối với đoàn viên là công nhân trong các doanh nghiệp, phải luôn giữ vững bản

chất giai cấp công nhân, kiên trì với mục tiêu lý tưởng của Đảng và giai cấp. Là lực
lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, kiên quyết chống lại
luận điệu xuyên tạc, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tiên phong trong cuộc
cách mạng khoa học – công nghệ, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, làm chủ quy trình và
sáng tạo trong sản xuất. Tối thiểu phải có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ
thông, có tay nghề cao, có kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức pháp luật, ý thức kỷ luật
lao động và gương mẫu về kỷ luật lao động.

Phần 2
12

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN
HUYỆN BA VÌ – THỰC TRẠNG HIỆN NAY
2.1. Một số nét cơ bản về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyện Ba Vì
Ba Vì là một huyện nằm phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, được chia thành 3 vùng là
vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng. Diện tích tự nhiên là 428km 2, dân số là
270.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Kinh – Mường – Dao cùng sinh sống. Ba Vì là
một huyện thuần nông, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh tế đang trên đà
phát triển. Huyện Ba Vì hiện nay có 30 xã, 1 thị trấn, thanh niên toàn huyện trên 81.100
người, chiếm khoảng 30,03% dân số toàn huyện, phần lớn là thanh niên nông thôn.
Hiện nay toàn huyện Ba Vì có 63 tổ chức đoàn trực thuộc, trong đó có 31 Đoàn
xã, thị trấn; 9 Đoàn trường học; 23 chi đoàn khối cơ quan, doanh nghiệp; có 12.373
đoàn viên đang tham gia sinh hoạt tại 625 chi đoàn.
Trong những năm qua với các chính sách phát triển kinh tế phù hợp với đặc
điểm của huyện Ba Vì, tình hình kinh tế của huyện đã không ngừng được phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, cùng với đó là
phong trào Đoàn và công tác thanh thiếu nhi của huyện ngày một khởi sắc hơn, thái

Xem thêm: Các Bài Tập Kéo Dài Chân Cho Người Trưởng Thành Cao Thêm 3, Các Bài Tập Tăng Chiều Cao Cho Người Trưởng Thành

độ và ý thức chính trị của thanh niên có nhiều chuyển biến tích cực. Thanh niên quan
tâm và có trách nhiệm hơn đến những vấn đề của quê hương đất nước, của xã hội và
bản thân. Tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn – Hội tổ chức, số thanh niên vào
tổ chức Đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội, số đoàn viên ưu tú trở thành đảng viên
ngày càng tăng. Ý thức lập thân lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước, thanh niên
có nhu cầu và khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật, năng động
sáng tạo, ham học hỏi, tinh thần tình nguyện xung kích của thanh niên luôn được đánh
giá cao, thanh niên không ngại khó không ngại khổ đặc biệt là trong các hoạt động vì
cộng đồng. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên tự tin và chủ động
13

hơn.Vị trí vai trò của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự
quan tâm nhiều hơn của các cấp ủy Đảng và chính quyền.
Tuy nhiên cùng với sự chuyển đổi nhanh của cơ cấu kinh tế và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, thanh niên huyện Ba Vì hiện nay cũng đang đứng trước nhiều
khó khăn thách thức đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức
về kinh tế thi trường, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp nhìn chung
còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
của đất nước. Xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học nghề, chọn
nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến trong thanh niên. Lao động chưa qua
đào tạo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định và thu
nhập thấp vẫn là vấn đề bức xúc của thanh niên. Không ít thanh niên thu động, ỷ lại,
chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm, còn ngại khó ngại khổ khi về nông thôn công
tác. Các tệ nạn xã hội trong thanh niên đang diễn ra phức tạp. Một bộ phận thanh niên
thiếu ý thức rèn luyện, nhận thức chính trị kém, chưa xác định được lý tưởng sống
đúng đắn, sống thực dụng, thụ động, thờ ơ ngại tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, vi phạm pháp luật. Một số thanh niên nông thôn còn ít có điều kiện tiếp cận
các loại hình văn hóa, thể dục thể thao, thông tin khoa học hiện đại, trình độ nghề
nghiệp, trình độ khoa học công nghệ của thanh niên còn nhiều hạn chế.
Trong những năm tới, tình hình kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của

huyện Ba Vì nói riêng sẽ tiếp tục có những biến chuyển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh
vực, điều đó đặt ra cho thanh niên huyên Ba Vì nhiều cơ hội và thách thức mới, như
sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, sự phân hóa về học vấn, thu nhập, điều kiện
hưởng thụ và mức sống trong thanh niên cũng như tư tưởng, lối sống, nhận thức của
thanh niên sẽ là một trong những diễn biến chính đòi hỏi tổ chức Đoàn cần phải giải
quyết và điều tiết một cách hợp lý, đồng thời đưa ra định hướng phát triển đúng đắn
cho thanh niên. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
thanh niên huyện Ba Vì là không ngừng ra sức rèn luyện, học tập để phát triển và trưởng
14

thành, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện sáng tạo của thanh niên góp phần chung
tay xây dựng quê hương Ba Vì ngày càng giàu đẹp, văn minh, đặc biệt là phải phát huy
tối đa vai trò của thanh niên trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
2.2. Những nhận tố ảnh hưởng đến công tác phát triển Đảng trong đoàn viên
thanh niên huyện Ba Vì
2.2.1. Nhận tố chủ quan
Một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến công tác quần chúng, chưa chú ý đầu
tư xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn diện mà nhìn theo mục
đích. Việc nhận thức về vai trò vị trí của tổ chức Đoàn chưa đầy đủ nên có lúc, có nơi
buông lỏng sự lãnh đạo với Đoàn thanh niên và hội liên hiệp thanh niên. Việc đầu tư
cho Đoàn hội còn chưa thường xuyên, kinh phí hoạt động quá hạn hẹp, chế độ đãi ngộ
cho thanh niên còn thấp. Ở một số cấp ủy đảng viên còn ít gần gũi với thanh niên và
quần chúng. Nhiều đảng viên cao tuổi tác phong gia trưởng nhìn thanh niên khắt khe,
khó gần gũi nên lúc nào cũng tạo ra cho thanh niên có những khoảng cách giữa đảng
viên và quần chúng. Từ đó đảng viên không có điều kiện để làm tốt công tác giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng thanh niên cho Đảng. Mặt khác một số đảng viên không đủ tư
cách, phẩm chất và năng lực, không nổi trội hơn so với quần chúng thanh niên. Thực
tế đó đã làm giảm đi nhuệ khí phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng đối với
những thanh niên muốn xin ra nhập Đảng.

Việc giáo dục bồi dưỡng đối tượng Đảng còn chậm đổi mới cả nội dung và hình
thức. Sau khi Đoàn thanh niên đã tiến hành giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng, nhiều
chi bộ còn xem nhẹ, chưa chú ý phân công đảng viên kèm cặp giúp đỡ. Vì vậy đoàn
viên không phát huy được hết khả năng của mình dẫn đến suy giảm ý chí phấn đấu.
Ở một số cơ sở nội dung giáo dục còn khuân mẫu, hình thức, chưa phù hợp với
thanh niên. Bởi vậy, một bộ phận thanh niên hiểu Biết về Đảng còn hạn chế cho nên
không tạo điều kiện cho thanh niên tự tìm đến với Đảng một cách chủ động.
Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở một số nơi năng lực hoạt động yếu không quán xuyến và
quan tâm hầu hết các nhu cầu và lợi ích của thanh niên, không nắm bắt được kịp thời tâm
tư nguyện vọng của thanh niên do đó công tác giáo dục còn chưa đạt kết quả cao.
15

Việc lựa chọn giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp ở một số cơ sở
còn không nắm vững nguyên tắc nên thực hiện không đúng quy trình. Việc hướng dẫn
nguyên tắc, tiêu chuẩn của Đoàn cấp trên nhiều khi chưa rõ ràng nên dẫn đến hiện
tượng giới thiệu tràn lan, thiếu chính xác, chất lượng giới thiệu thấp nên tỷ lệ kết nạp
không cao.
Chính quyền và các tổ chức xã hội chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh
niên, có xu hướng coi công tác thanh niên là của Đảng của Đoàn không phải công
việc của cơ quan nhà nước nên không có chính sách cụ thể tạo điều kiện cho đoàn
thanh niên làm tốt công tác vận động thanh niên.
Việc tổ chức học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước còn nặng về truyền đạt, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại còn nặng. Một bộ phận
cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu tích cực trong việc thực hiện nghị quyết. Công
tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hình thức, ngại va chạm, một bộ phận cán bộ
đảng viên còn vi phạm nguyên tắc tập chung dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
Một số đoàn viên do chỉ tập trung làm ăn phát triển kinh tế, từ đó việc tham gia
các hoạt động do Đoàn phát động còn ít, chưa có ý chí, động cơ để phấn đấu vào
Đảng rõ rệt. Việc theo dõi và tiếp tục bồi dưỡng đoàn viên ưu tú ở một số cơ sở Đảng

và cơ sở Đoàn chưa được quan tâm đúng mức, từ đó tỷ lệ kết nạp đảng viên trong
thanh niên còn thấp.
Sự quan tâm đến công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, đánh giá, giới thiệu và kết nạp
Đảng viên trong thanh niên ở một số chi bộ, Đảng ủy cơ sở chưa tốt, chỉ tập trung
quan tâm đến công tác chuyên môn, ít quan tâm công tác Đảng, công tác đoàn thể.
2.2.2. Nhân tố khách quan
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển, nền kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó không thể tránh khỏi những khó khăn phức tạp, đời sống thiếu
thốn, tệ nạn xã hội, nhất là tệ tham nhũng đã xảy ra ở một số đảng viên, trong đó có cả
cán bộ chủ chốt, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm cho hình tượng của
người đảng viên bị sai lệnh. Tình hình đó đã tác động làm cho thanh niên nhìn nhận

16

đường lối của Đảng theo cách nghĩ khác, một số thanh niên thờ ơ với các hoạt động
chính trị, từ đó đã giảm ý chí phấn đấu.
Thanh niên hiện nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin của nền văn minh
tin học, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là hội nhập mở cửa và giao
lưu quốc tế. Trong xu thế đó bên cạnh những thời cơ thì cũng muôn vàn những thách
thức trong đó bao hàm cả những yếu tố tiêu cực mà nếu giới trẻ không có được lập
trường tư tưởng vững vàng cũng như sự định hướng đúng đắn thì rất dễ bị xa ngã và bị
các thế lực thù định lợi dụng để thực hiện âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà
trước hết là dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo thế hệ thanh niên làm cho họ xã rời lý tưởng,
suy giảm về đạo đức lối sống và làm mất đi những giá trị văn hóa tinh thần.
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, đánh giá,
giới thiệu đoàn viên cho Đảng xem xét kết nạp từ cấp huyện đến cơ sở chưa kịp thời,
chưa rút ra những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển Đảng để có biện pháp
khắc phục.
Cán bộ Đoàn cơ sở thay đổi liện tục, cán bộ mới chưa nắm được chặt chẽ quy

trình, thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng, từ đó cũng ảnh hưởng tới công
tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

2.3. Công tác phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên huyên Ba Vì
2.3.1. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của huyện
Đoàn Ba Vì
Việc phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp
là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong công tác phát triển Đảng, chính vì
vậy mà trong những năm qua huyện Đoàn Ba Vì đã xây dựng hướng dẫn thực hiện
các quy trình một cách cụ thể đến các chi đoàn trong toàn huyện.
Bước 1: Bình chọn đoàn viên ưu tú từ đoàn viên xuất sắc.
17

– Chi đoàn tổ chức phân tích chất lượng đoàn viên định kỳ hàng năm theo hướng
dẫn của huyện Đoàn Ba Vì về chất lượng đoàn viên và phân loại chi đoàn.
– Ban chấp hành Đoàn cơ sở dựa trên kết quả phân tích chất lượng đoàn viên của
chi đoàn, hướng dẫn cho đoàn viên xuất sắc viết bài cảm nhận về Đảng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Bài viết cần thể hiện rõ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, trách
nhiệm của đoàn viên đối với Đảng và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
– Ban chấp hành Đoàn cơ sở nhận xét và đánh giá kết quả từng bài viết, chủ động
trao đổi, xin ý kiến cấp ủy cơ sở, chú ý về lịch sử chính trị của bản thân và gia đình
đoàn viên xuất sắc.
– Trên cơ sở đánh giá nhận thức về Đảng, tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh
thông qua bài viết, ý kiến sơ bộ của cấp ủy cơ sở về lịch sử chính trị của đoàn viên
xuất sắc, Ban chấp hành cở sở đoàn họp xét và bình chọn đoàn viên ưu tú.
– Ban chấp hành Đoàn cơ sở họp, thông báo kết quả bình chọn đến tập thể chi
đoàn nơi đoàn viên ưu tú đang sinh hoạt và tổ chức trao danh sách đoàn viên ưu tú
cho Đảng nhân dịp 3/2, 19/5, 2/9…hàng năm. Danh sách đoàn viên ưu tú bao gồm

một bản tổng hợp danh sách trích ngang đoàn viên ưu tú, sơ lược quá trình phấn đấu
của đoàn viên ưu tú.
– Đối với những trường hợp đoàn viên ưu tú đã được bình chon từ 2 năm trở lên,
Ban chấp hành Đoàn cơ sở cần trao đổi với cấp ủy cơ sở để nắm rõ nguyên nhân đoàn
viên ưu tú chưa được kết nạp vào Đảng hoặc công nhận là cảm tình Đảng để có
hướng tháo gỡ những khó khăn về mặt thủ tục hoặc có biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ
phù hợp.
– Việc bình chon đoàn viên ưu tú được thực hiện dựa trên tổng số đoàn viên xuất
sắc được phân tích chất lượng đoàn viên hàng năm của chi đoàn. Đoàn viên ưu tú của
năm hiện tại phải là đoàn viên xuất sắc của năm trước liền kề. Đối với những đoàn
viên ưu tú của năm trước nhưng không được phân loại là đoàn viên xuất sắc trong
năm hiện tại thì không được bình chọn và công nhận là đoàn viên ưu tú tiếp tục.
– Trong tổng số đoàn viên xuất sắc của năm trước liền kề, Ban chấp hành Đoàn cơ
sở chủ động trao đổi với cấp ủy cơ sở về lịch sử chính trị, xem xét bình chọn và công
18

nhận là đoàn viên ưu tú. Việc trao danh sách đoàn viên ưu tú sang Đảng nên được thực
hiện gắn với các ngày lễ lớn trong năm nhưng tối đa không quá 3 đợt trên năm.
Bước 2: Bồi dưỡng, hướng dẫn đoàn viên ưu tú phấn đấu rèn luyện.
– Cơ sở Đoàn giới thiệu đoàn viên ưu tú vào hoạt động trong các nhóm, tổ, để tu
dưỡng rèn luyện. Ban chấp hành đoàn, cơ sở Đoàn phân công giao nhiệm vụ cho đoàn
viên ưu tú để thử thách, hướng dẫn, tạo điều kiện và theo dõi đánh giá kết quả thực
hiện. Phối hợp với các nhóm, tổ tu dưỡng rèn luyện để quản lý, sinh hoạt định kỳ,
nhận xét về tình hình tham gia rèn luyện của đoàn viên ưu tú, 3 tháng trên một lần báo
cáo với cấp ủy và đoàn cấp trên.
– Phát huy vai trò của đảng viên trẻ đang tham gia sinh hoạt tại chi đoàn trong
việc giúp đỡ đoàn viên ưu tú, cảm tình đảng phấn đấu, rèn luyện.
– Đối với cấp huyện Đoàn cần tiến hành thường xuyên tổ chức sinh hoạt với
nhiều hình thức ( hội thảo, tọa đàm…) theo các chuyên đề, tìm hiểu về đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, về những vấn đề thời sự mà đoàn viên ưu tú, cảm tình
Đảng quan tâm, gặp gỡ các đồng chí cách mạng lão thành… Tham mưu cho huyện ủy
(hoặc cấp lãnh đạo trực tiếp) tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, cử đoàn viên
ưu tú tham gia học tập và nghiên cứu. Định kỳ tham mưu tổ chức gặp gỡ đối thoại
giữa cấp ủy với đoàn viên ưu tú, cảm tình Đảng.
– Trường hợp đoàn viên ưu tú, cảm tình Đảng chuyển môi trường học tập, công
tác, lao động, phải báo cáo với Đoàn cơ sở. Ban chấp hành cơ sở Đoàn có trách nhiệm
chuyển giao toàn bộ hồ sơ của đoàn viên ưu tú và báo cáo cấp ủy cùng cấp chuyển hồ
sơ cảm tình Đảng (có nhận xét về quá trình phấn đấu) về cơ sở mới để tiếp tục theo
dõi, bồi dưỡng.
– Đoàn viên ưu tú đến tuổi trường thành: Ban chấp hành chi Đoàn tổ chức lễ
trưởng thành, ghi nhận quá trình phấn đấu và trưởng thành của đoàn viên. Ban chấp
hành cơ sở Đoàn giới thiệu, thông tin với chi bộ, đoàn thể nơi đoàn viên đang công
tác, lao động sinh hoạt và học tập để có hướng tiếp tục theo dõi giúp đỡ.
Bước 3: Giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng
19

– Quá trình phấn đấu, rèn luyện của đoàn viên ưu tú, trên cơ sở ý kiến của cấp ủy
cơ sở về việc phát triển đảng viên mới, Ban chấp hành cơ sở đoàn hướng dẫn và tiến
hành thực hiện thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng xem xét kết nạp.
– Chi đoàn họp xét và biểu quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng xem xét
kết nạp với tỷ lệ trên 1/2 tổng số đoàn viên có mặt đồng ý (Hội nghị chi đoàn chỉ có
giá trị khi có ít nhất 2/3 đoàn viên có mặt trong tổng số đoàn viên của chi đoàn). Ban
chấp hành chi đoàn lập biên bản và văn bản đề nghị gửi về chi bộ và ban chấp hành
đoàn cấp trên trực tiếp.
– Ban chấp hành đoàn họp xét và ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú sang
Đảng xét kết nạp với sự tán thành của trên 1/2 tổng số Ủy viên ban chấp hành có mặt.
Nội dung nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng, số ủy viên tán

thành và số ủy viên không tán thành giới thiếu đoàn viên ưu tú sang xem xét kết nạp.
– Ban chấp hành Đoàn cơ sở giữ vai trò giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng,
đảm bảo và chịu trách nhiệm về những nội dung giới thiệu và tiếp tục bồi dưỡng, giúp
đỡ đoàn viên ưu tú được Đảng xem xét kết nạp trở thành đảng viên chính thức. Ban
chấp hành Đoàn cơ sở gửi Nghị quyết và biên bản họp ban chấp hành về việc giới
thiệu đoàn viên ưu tú vào đảng cho cấp ủy chi bộ.
Bước 4: Tiếp tục theo dõi quá trình phấn đấu của đảng viên dự bị.
– Đảng viên dự bị được chi bộ cư đảng viên chính thức trong chi bộ giúp đỡ
trong quá trình tu dưỡng rèn luyên để trở thành đảng viên chính thức.
– Khi hết thời gian dự bị, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm quá trình công
tác và tham gia hoạt động Đoàn. Ban chấp hành chi đoàn trao đổi với chi ủy, chi bộ
thống nhất nhận xét đánh giá và tổ chức họp góp ý quá trình phấn đấu của đảng viên
dự bị, lập biên bản và văn bản đề nghị gửi về Đảng ủy và Đoàn cấp trên trực tiếp.
2.3.2. Kết quả công tác phát triển Đảng trong Đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì
– Công tác phát triển Đảng của các tổ chức cơ sở Đảng.
Tính đến tháng 6 năm 2012 toàn huyện Ba Vì có 78 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó
có 31 Đảng bộ xã, thị trấn, 13 Đảng bộ khối cơ quan và 34 Chi bộ cơ quan, 527 Chi
bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Nhìn chung các tổ chức cơ sở Đảng đã thể hiện vai trò
20

hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo tốt
công tác chính trị tư tưởng, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vững
mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra ở cơ sở.
Số lượng đảng viên trong huyện có 11.643 đảng viên, trong đó số lượng đảng viên
dự bị là 546, số lượng đảng viên nữ là 4.331, số lượng đảng viên người dân tộc là
1.080, trong đó số đoàn viên là đảng viên là 1.912 (chiếm 16,4% số lượng đảng viên
toàn huyện). Các Đảng bộ cơ sở đã chú trọng gắn công tác kết nạp đảng viên với việc
xây dựng, củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Trong đó đặc biệt quan tâm đến đôi ngũ kế cân là đoàn

viên thanh niên, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện nhằm phát hiện, bồi dưỡng, giới
thiệu các đoàn viên thanh niên ưu tú tham gia học các lớp cảm tình Đảng. Chính vì
vậy mà đội ngũ đảng viên được kết nạp mới từng bước được trẻ hóa về độ tuổi, trình
độ năng lực ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong công tác kết nạp đảng viên ở một số tổ
chức cơ sở Đảng.
Ở một số Chi, Đảng bộ chưa thực sự quan tâm đến công tác tạo nguồn, bồi dưỡng
để kết nạp đảng viên, quy trình xem xét, kết nạp còn chậm. Hoạt động của một số chi,
tổ hội đoàn thể ở cơ sở còn yếu, do vậy trong khâu tổ chức thực hiện còn lúng túng, bị
động, chưa thực sự nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong công tác phát hiện, bồi
dưỡng, tạo nguồn, giáo dục truyền thống lý tưởng của Đảng cho các tầng lớp nhân
dân, nhất là lực lượng đoàn viên, nhưng người ưu tú. Một số bí thư chi bộ mới được
bầu chưa thật sự nắm vững nghiệp vụ công tác Đảng do vậy còn lung túng trong công
tác lãnh đạo điều hành.
– Công tác phát triển Đảng của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyện Ba Vì.
Xác định rõ công tác tham gia xây dựng Đảng vừa là trách nhiệm vừa là niềm vinh
dự lớn lao đối với tổ chức Đoàn. Trong những năm qua huyện Đoàn Ba Vì đã tập chung
chỉ đạo các cơ sở Đoàn chú trọng đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên cả về số lượng
và chất lượng. Huyện Đoàn Ba Vì không ngừng tăng cường công tác kiện toàn, củng cố
21

nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện các phong trào Đoàn một cách kịp thời, chủ động cụ thể hóa các nội dung để
phù hợp với điều kiện tình hình từng cơ sở. Gắn phong trào Đoàn với công tác chuyên
môn, thu hút và phát huy mạnh mẽ vai trò của từng cá nhân trong tổ chức Đoàn, từng
bước nâng cao chất lượng đoàn viên, nhất là lực lượng đoàn viên ưu tú.
Để thu hút được đoàn viên thanh niên tham gia có hiệu quả vào tổ chức Đoàn,
huyện Đoàn Ba Vì đã phát động các phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế xã

hội và bảo vệ tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “Tôi
yêu Hà Nội”… và đã được các tổ chức cơ sở Đoàn triển khai sôi nổi và có hiệu quả.
Cùng với đó, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống của Đảng,
của Đoàn cũng như của đất nước cũng được tiến hành rộng khắp. Qua các phong trào
trên đã thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên trong huyện tham gia từ đó giúp cho
đoàn viên thanh niên ý thức được vai trò xung kích của mình trên tất cả các mặt của
đời sống xã hội. Tích cực, chủ động rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, sẵn sàng
nhận những nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường của mình nhằm phát huy được
thế mạnh của tuổi trẻ, nỗ lực thực hiện cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn
đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”. Trong 5 năm qua (2007 – 2011)
Đoàn đã giới thiệu 2.467 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, đã có 1.511 đồng
chí được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hàng năm huyện Đoàn Ba Vì thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động nhằm
tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng như tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo
dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức và giác ngộ về Đảng cộng sản Việt
Nam, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu về lịch
sử vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam, qua đó giúp cho đoàn viên nhận thức đúng đắn
và tham gia tích cực cuộc vận động với tinh thần tự nguyện phấn đấu trở thành đoàn viên
ưu tú, thanh niên tiêu biểu và trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Cùng với việc góp phần xây dựng tổ chức Đảng, công tác bảo vệ Đảng cũng được
các tổ chức Đoàn hết sức coi trọng như thẳng thắn phê bình, cảnh cáo và có những
22

hình thức kỷ luật thích đáng đối với cán bộ, đoàn viên thanh niên có hành vi xuyên tạc
bôi nhọ Đảng, nói xấu đảng viên, thiếu ý thức xây dựng trong công tác đóng góp ý
kiến cho tổ chức Đảng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên thì công tác phát triển Đảng trong
đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì vẫn còn những tồn tại như:
Một số hoạt động trong công tác giáo dục của Đoàn còn mang tính hình thức, hiệu

quả chưa cao. Nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn tuy đã được quan tâm chỉ đạo
nhưng vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên. Tỷ lệ thu hút, tập hợp
đoàn viên thanh niên còn thấp. Đội ngũ cán bộ của một số đoàn cơ sở, chi đoàn biến
động liên tục, nên kỹ năng nghiệp vụ và năng lực chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc đảm nhận, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tại một số đơn vị, còn
mang tính hình thức, tỷ lệ thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện của huyện
còn chưa cao.
Công tác chỉ đạo một số nội dung của phong trào “Năm xung kích phát triển kinh
tế – xã hội Thủ đô”, “Bốn đồng hành niên lập thân, lập nghiệp” chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn, tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm còn cao, việc hỗ trợ giải quyết
việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy mà trong công tác phát triển Đảng trong nhưng năm qua còn gặp
nhiều khó khăn. Số lượng đảng viên được kết nạp mới so với nguồn hiện có không
cao, thậm chí có xu hướng năm sau giảm hơn so với năm trước.
Kể quả đạt được
STT Nội dung

1

2

Tổng số Đoàn viên ưu tú
giới thiệu cho Đảng
Tổng số Đoàn viên ưu tú
được kết nạp

2007

200
8

2009

201
0

2011

Tổng cộng

606

548

428

425

460

2467

326

315

289

298

Xem thêm: Diện Tích Hình Thoi Lớp 8 Bài 35, Giải Bài 35 Trang 129

283

1511

(Nguồn: Báo cáo của ban chấp hành huyện Đoàn Ba Vì khóa XI Nhiệm kỳ 2007-2012)
23

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng đoàn viên ưu tú trong những năm
2007 và 2008 đạt cao nhất, còn các năm sau có xu hướng giảm. Cũng tương tự như
vậy số đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng có số lượng nhiều nhất vẫn là năm
2007 và 2008, về những năm sau con số này không có sự chênh lệnh nhiều, thậm chí
còn giảm đi. Số đảng viên được kết nạp còn ít so với tổng số đoàn viên ưu tú được
giới thiệu cho Đảng. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, vận động đoàn viên
thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên tai một số cơ sở đôi khi còn chưa sát sao.
Phần 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN
HUYỆN BA VÌ
3.1. Phương hướng
Xác định đúng phương hướng phát triển đảng viên là một trong những điều kiện
quan trọng để huyện Ba Vì có đội ngũ đảng viên trẻ về tuổi đời, cao về trình độ, vững
vàng về bản lĩnh, hợp lý về cơ cấu, phân bổ đều khắp các khu vực dân cư, các lĩnh
vực công tác nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên toàn địa bàn huyện.
Công tác phát triển Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước đã được Đảng ta chỉ rõ: Công tác phát triển đảng viên mới nhằm vào những
người lao động giỏi, có đạo đức lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng.
Những người có lý tưởng cách mạng, tích cực hoạt động trong hệ thống chính trị, có
vai trò nòng cốt trong các đoàn thể nhân dân và các tổ chức tự quản của dân.
Quán triệt tinh thần các nghị quyết của Trung ương Đảng nêu trên, Đảng bộ huyện

Ba Vì đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo công tác phát triển Đảng trong
Đoàn viên thanh niên như sau.

24

Các tổ chức cơ sở Đảng phải thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng phát triển đảng
viên mới bảo đảm tiêu chuẩn, đồng thời xem xét đưa ra khỏi Đảng những đảng viên
thoái hóa biến chất, không còn đủ tiêu chuẩn. Làm tốt việc tạo nguồn để tăng cường
phát triển đảng viên mới ở các đơn vị, cơ sở chưa hoặc còn ít đảng viên.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức, đồng thời có kế hoạch biện pháp sát thực để phát triển đảng viên mới bảo
đảm được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu phù hợp để từng bước cải
thiện cơ cấu, thành phần đảng viên theo hướng tỷ lệ đảng viên trẻ ngày càng tăng lên,
đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa trong sự phát triển và lãnh đạo của các Đảng bộ
trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Đối tượng tập chung phát triển chủ yếu
nhằm vào những quần chúng ưu tú nhất trong các tổ chức chính trị – xã hội, các cá
nhân ưu tú xuất sắc trong các tầng lớp nhân dân, chú trọng đối tượng là đoàn viên
thanh niên, ph??

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận