tiểu luận mỹ học

Bạn đang xem: tiểu luận mỹ học Tại Lingocard.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 32 trang )

Đang xem: Tiểu luận mỹ học

DÀN BÀI

II-

I-

BÀN VỀ CÁI ĐẸP – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA MĨ HỌC

1.

Cái đẹp là gì?

2.

Bản chất của cái đẹp

3.

Những biểu hiện của cái đẹp:

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THẨM MĨ VỀ CÁI ĐẸP
VỚI SINH VIÊN KIẾN TRÚC TPHCM
1.

Thực trạng

2.

Giải pháp

III- KẾT LUẬN

32

I-

BÀN VỀ CÁI ĐẸP – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA MĨ HỌC

1.

Cái đẹp là gì?

Trong cuộc sống:

Khi đứng trước 1 cô gái:
A: Wao! Cô ấy đẹp quá!!!
B: Mày nghĩ sao á, người gì đâu mà son
phấn lòe loẹt, ăn mặt hở hang, nhìn còn
không muốn nữa là!

Nhìn vào một bức tranh của danh họa
Picasso, cũng xuất hiện nhiều lời bình
khác nhau, có khen, có chê

32

Tương tự như vậy khi đứng trước một tác phẩm âm nhạc, cũng xuất hiện những
lời bình khác nhau.

Vậy, Thế nào thì được gọi là một cô gái đẹp, một tác phẩm mỹ thuật có giá trị,
hay một giọng hát sáng giá?

Ba câu chuyện trên có thể đã nói lên sự phức tạp của vấn đề thẩm mỹ trong sinh hoạt
văn nghệ và trong đời sống hằng ngày
So với các phạm trù thẩm mỹ khác, cái đẹp ra đời sớm nhất. Cảm xúc thẩm mỹ do
cái đẹp gợi ra trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại gắn liền với các công cụ và
sản phẩm lao động trong đó cái tiện lợi còn hòa nhập với cái thẩm mỹ. Dần dà cùng
với sự phát triển của tư duy và tình cảm, cái thẩm mỹ tách ra khỏi cái tiện lợi, song
vẫn liên hệ ở mức độ này mức độ khác, bằng cách này cách khác với cái tiện lợi.
Mặc dầu lịch sử của cái đẹp hầu như gắn liền với lịch sử của loài người, mặc dù
con người trong suốt quá trình sinh sống từ cổ xưa đến ngày nay không ngừng tìm
hiểu và lý giải cái đẹp, song để đi đến một quan niệm thống nhất tương đối về cái đẹp
quả không mấy dễ dàng. Bởi cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ phổ biến không chỉ có
trong thiên nhiên mà còn có trong xã hội, không chỉ có nơi con người mà còn có
trong mọi hoạt động và sản phẩm gắn liền với con người. Đó còn bởi sự cảm nhận về
cái đẹp vô cùng tinh tế và muôn vẻ. Người ta có thể dễ dàng nói “cái gì đẹp?” nhưng
rất khó trả lời “cái đẹp là gì?”.

32

Nói vậy hoàn toàn không có nghĩa cái đẹp là “bất khả tri” đối với con người,
cũng không có nghĩa không có sự tương đồng ở một mức độ nhất định trong quan
niệm về cái đẹp thuộc các tầng lớp, các dân tộc ở các giai đoạn, các thời đại khác
nhau. Đành rằng cái đẹp là một phạm trù lịch sử – cụ thể, luôn biến đổi trong không
gian và thời gian. Không ít cái xưa cho là đẹp nay lại cho là xấu, cũng không ít cái
gợi lên cảm xúc thẩm mỹ tích cực ở người này nhưng lại tạo ra cảm xúc thẩm mỹ tiêu
cực ở người kia… Tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra mẫu số chung nào đó, nhất là trong

quan niệm của những ai thật lòng muốn đi tìm một cái đẹp đích thực.
Đã có những quan niệm về cái đẹp đạt tới sự thừa nhận rộng rãi, chẳng hạn như
coi hài hòa là quy luật phổ biến của cái đẹp. Hài hòa của các sự vật, hiện tượng trong
tư nhiên và xã hội là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố, giữa các bộ phận với cái
toàn thể, giữa vẻ bên ngoài với phẩm chất bên trong. Sự hài hòa đặc biệt được biểu lộ
nơi con người – kiểu mẫu của muôn loài. Có vẻ hài hòa cụ thể lại có vẻ hài hòa trừu
tượng. Hài hòa cụ thể thường bộ lộ ra bên ngoài, đập mạnh vào các giác quan của con
người. Đó có thể là vẻ cân xứng hoặc không cân xứng nhưng bao giờ cũng thống nhất
với nhau trong một chỉnh thế. Có hai dạng kết hợp tạo ra sự hài hòa cụ thể. Sự kết
hợp giữa các mặt đối lập tương phản và sự kết hợp giữa các mặt không đối lập không
tương phản. Chiếc caravat màu sẫm nổi bật trên nền áo sơ mi màu trắng là hài hòa.
Chiếc caravat màu sẫm cùng với bộ veston cũng màu sẫm lại tạo nên một sự hài hòa
khác, không phải không hấp dẫn và đáng chú ý. Nếu sự hài hòa cụ thể thường liên
quan đến các vật vô cơ, cảnh trí thiên nhiên, hình thể con người… thì trái lại, sự hài
hòa trừu tượng chủ yếu liên quan đến vẻ đẹp của thế giới hữu cơ, của con người và
của tác phẩm nghệ thuật. Sự hài hòa lớn nhất đối với một tác phẩm nghệ thuật là sự
thống nhất sinh động giữa nội dung và hình thức. Nội dung nghệ thuật bao giờ cũng
là nội dung của một hình thức nhất định, và ngược lại, hình thức nghệ thuật bao giờ
cũng nhằm thể hiện một nội dung nào đó. Không bao giờ có một nội dung trừu tượng
cũng như không hề có một hình thức chung chung. Nội dung nghệ thuật và hình thức
32

nghệ thuật trong một tác phẩm gắn bó hữu cơ với nhau. Như tác phẩm nghệ thuật, vẻ
đẹp của con người được tạo bởi nhiều yếu tố hỗ trợ cho nhau, hài hòa với nhau, bao
trùm nhất là sự hài hòa giữa phẩm chất bên trong và dáng vẻ bên ngoài. Riêng đối với
phẩm chất bên trong của con người, đó là sự hài hòa giữa tài và đức, trí tuệ và tình
cảm, suy nghĩ và hành động, riêng và chung… Để nhận biết được vẻ đẹp của sự hài
hòa trừu tượng, cần nâng trực quan sinh động lên tư duy khái quát. Ở đây vai trò của
phán đoán, so sánh là rất to lớn. Song nhận thức cảm tính không vì thế mà tỏ ra vô

hiệu. Với đời sống thẩm mỹ, trực giác tinh nhạy bao giờ cũng cần thiết và ít khi lừa
đối chúng ta.
Thực ra, cái đẹp có những tiêu chuẩn riêng cho từng sự vật và sự việc,
và nó thay đổi theo sự phát triển của từng thời kỳ văn hoá và văn minh của loài
người. Từng thời kỳ một có thể kéo dài qua nhiều thế kỷ hoặc chỉ từng thế kỷ, các
khái niệm về cái đẹp nối tiếp nhau thay đổi bởi sự đòi hỏi của cuộc sống con người,
mặc dù không thiếu những tranh cãi thường xuyên và liên tục về những tiêu chuẩn
của cái đẹp. Các triết gia từ Socrates xa xưa cho đến Hegel đã nối tiếp nhau đi tìm
một định nghĩa thống nhất cho cái đẹp phi vật chất (la beauté immatérielle) và coi
việc nghiên cứu cái đẹp là một khát vọng vĩnh cửu. Và mỹ học đã trở thành một
chuỗi hạt ngọc về tư tưởng quanh cái đẹp không ngừng được bổ sung và tiếp tục suy
nghiệm theo mỗi bước đi của thời đại. Cái đẹp ở trong vô số dạng thức khác nhau
như văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, thời trang, thân xác,
ngoại cảnh, nội thất; và bao trùm lên hết thảy là vẻ đẹp phi vật chất, như Socrates đã
nói: “Nhìn là giác quan tinh vi nhất của cơ thể, đồng thời cái đẹp cũng đã nhận từ sự
phân chia của tạo hóa cái phần đáng yêu nhất.” Tựu trung, nói theo cách đơn giản
hơn, để cảm nhận được cái đẹp, chúng ta phải nhờ vào hai điều kiện: 1. cảm tính; 2.
kiến thức. Những người không có điều kiện học đầy đủ thường chọn lựa vẻ đẹp theo
bản năng, cảm tính của mình. Nhưng sự cảm thụ cái đẹp trong các công trình nghệ
thuật lại không thể dễ dàng với tầng lớp công chúng bình dân vì họ ít được tiếp cận
32

và thiếu cập nhật với các thông tin về những trào lưu sáng tạo mới xuất hiện. Ngay cả
trong giới trí thức và văn nghệ sĩ chúng ta cũng không có nhiều người thường xuyên
tiếp xúc với nghệ thuật mới và các thông tin về hoạt động sáng tạo mỹ thuật của các
cộng đồng khác trên thế giới, nên tình trạng dễ bị tụt hậu và bảo thủ là điều không
tránh khỏi.
Mỗi thời đại, riêng đối với mỹ thuật, các tiêu chuẩn của cái đẹp trước hết được
định ra bởi những nhà sáng tạo. Các hoạ sĩ cổ điển thời tiền phục hưng cho đến các

hoạ sĩ thời tân cổ điển kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 đã thiết lập và giữ vững các
tiêu chuẩn của cái đẹp dựa vào sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng và chặt chẽ về bố cục,
màu sắc, đường nét,ánh sáng bằng một bút pháp tinh tế và nắn nót. Đầu thế kỷ 20, các
nhà tiền phong thời hiện đại đã phủ lên những tiêu chuẩn ấy một tấm vải liệm bằng
những khái niệm hoàn toàn mới về cái đẹp của những tác phẩm mỹ thuật. Những sự
phá vỡ phép cân đối, luật viễn cận, không gian hai chiều và tình hoà hợp của màu,
khởi từ trường phái Ấn tượng đến Trừu tượng đã làm thay đổi lớn lao các tiêu chuẩn
của cái đẹp trong tác phẩm mỹ thuật.
Một ví dụ rất cụ thể cho sự thay đổi mau chóng quan niệm về cái đẹp hình tượng con
người: chỉ trong không hơn ba thập niên đầu của thế kỷ 20, từ mẫu mực vẻ đẹp đẫy
đà phồn thực của Auguste Renoir chuyển sang hình mẫu dài và buồn của Modigliani,
và lại được Francis Bacon lập ra một hình mẫu con người tật nguyền, biến dạng và
cực kỳ cô đơn. Các nhà mỹ học đã gọi đây là thời đại của “thẩm mỹ chông chênh”
(esthétique de choc). Thẩm mỹ chông chênh này đã tồn tại không quá 50 năm ở
phương Tây.
Bên cạnh đó quan niệm “Cái đẹp là cuộc sống” của nhà mỹ học người Nga ở thế
kỷ XIX Tsecnưsepxki cũng được nhiều người tán đồng. Cái đẹp có trong đời sống,
trong ta và ở quanh ta. Cái đẹp đa dạng và phong phú như chính cuộc sống của con
người. Ở đây, bất cứ cái gì gợi cho con người mối liên tưởng về sự sống thường được
coi là đẹp. Một người đẹp không thể là một người xanh xao, yếu ớt; một tán cây đẹp

32

phải sum suê, xanh tốt… Sự liên tưởng này thường phức tạp và đa dạng. Có sự liên
tưởng trực tiếp với sự sống. Một em bé bụ bẫm chẳng hạn. Lại có liên tưởng gián tiếp
như son phấn trong trang điểm của người phụ nữ. Không phải vô cớ khi má phơn
phớt hồng ở người phụ nữ lại gợi lên sự hấp dẫn. Tuy nhiên, quan niệm “Cái đẹp là
cuộc sống” cần được hiểu một cách bao quát hơn. Cái đẹp không chỉ gợi nên sức
sống. Có thể nói tất cả những gì liên quan đến sự sống nói chung đều gần gũi với cái

đẹp. Theo ý nghĩa ấy, hoàng hôn kết thúc một ngày vẫn có sức cuốn hút chúng ta.
“Một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống đúng
như quan niệm của mình, một đối tượng đẹp là đối tượng chứng tỏ nó mang một cuộc
sống hay gợi cho chúng ta ý niệm về cuộc sống” – Tsecnưsepxki đã nhấn mạnh như
vậy. Và nếu đặt quan niệm của ông vào thời đại ông sống thì ý nghĩa của nó càng
tăng gấp bội. Thời ấy, không ít quan niệm mỹ học duy tâm bằng cách này cách khác
tách cái đẹp ra khỏi thực tế đời sống lại tỏ ra có ưu thế. Gắn liền với ý định đó là việc
đặt cái đẹp nghệ thuật lên trên cái đẹp đời sống. Hegel từng tuyên bố loại bỏ cái đẹp
trong tự nhiên ra khỏi phạm vị đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Vì sao vậy? Vì
chúng là “bàng quan”, không tự do, nên không có tiêu chuẩn gì có thể thống nhất
trong sự phán đoán về cái đẹp. Khi khẳng định dứt khoát “Cái đẹp là cuộc sống”,
Tsecnưsepxki kiên quyết bảo vệ lập trường mỹ học duy vật của mình. Đừng đi tìm cái
đẹp ở bên trên và bên ngoài cuộc sống của con người. Vẻ đẹp đích thực tồn tại trong
cuộc đời trần tục, không hề xa lạ. Và cái đẹp nghệ thuật có thể tập trung hơn, đậm đặc
hơn cái đẹp đời sống nhưng đều được bắt nguồn, được nâng cao, được kết tinh từ
chính cái đẹp đời sống.
Vẻ đẹp đời sống muôn hình vạn trạng. Đó là cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã
hội và bản thân chủ nhân của thiên nhiên, xã hội – con người. Thiên nhiên là nơi khởi
nguyên của cái đẹp. Vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời
sống và trong nghệ thuật. Bản thân mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và nghệ
thuật đã khẳng định vai trò của cái đẹp trong tự nhiên. Từ bao đời nay, thiên nhiên là
32

một trong những đối tượng thể hiện hấp dẫn nhất của nghệ thuật. Đọc Truyện Kiều,
liệu có ai không nhớ câu thơ diễn tả cảnh đẹp mùa thu này:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ đất trời, sông núi, cỏ cây, hoa lá… thật vô
cùng tận. Biết bao kiệt tác nghệ thuật được khởi nguồn từ đó. Và không chỉ có như

vậy, chính vẻ đẹp thiên nhiên đã từng là thước đo ban đầu của nghệ thuật. Đây chính
là cơ sở của quan niệm “bắt chước” khi giải thích bản chất của nghệ thuật trong các
học thuyết mỹ học Hy Lạp thời cổ đại. Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên
của chim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của
cây cối, động vật…
Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời sống hàng ngày,
trong lao động và trong đấu tranh. Không nên xem thường cái đẹp bình dị hàng ngày
của cuộc sống đời thường. Một hành vi, một lối cư xử, một nếp sống, một thói
quen… trong gia đình và nơi cộng cộng đều cần được đánh giá theo tiêu chuẩn của
cái đẹp. Và cuộc đời của mỗi người cũng như cuộc sống của mỗi cộng đồng sẽ có ý
nghĩa biết bao nếu ở đâu, vào thời điểm nào, cái đẹp cũng luôn ngự trị trong ý thức
cũng như trong thực tế. Văn hóa thẩm mỹ chỉ được phát triển trong môi trường thẩm
mỹ lành mạnh và phong phú. Song nếu lao động là thước đo giá trị của con người, là
tiêu chuẩn xem xét ý nghĩa của một đời người thì cái đẹp thông qua quá trình lao
động và ở thành quả lao động cần được đặc biệt coi trọng.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)

32

Con người càng được tự do thì lao động càng không là việc làm khổ sai, nặng
nhọc. Họ tích cực tự giác cải tạo thiên nhiên vì mục đích của chính con người. Vẻ đẹp
trong lao động tạo ra những sản phẩm tinh thần cũng như vật chất khi ấy càng có điều
kiện lung linh chói sáng. Đấy là lý do giải thích vì sao mỹ học hiện đại lại tập trung
nghiên cứu mặt thẩm mỹ trong lao động nhiều đến như vậy. Tuy nhiên, muốn vươn
tới tự do, con người không chỉ cần được giải thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên.
Nhiều thế lực và mối ràng buộc xã hội khác nhau luôn đe dọa con người, khiến con
người phải đứng lên giành và giữ cuộc sống và khát vọng tự do của mình.

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
(Hồ Chí Minh)
Vẻ đẹp nảy sinh trong quá trình và thành quả đấu tranh xã hội chân chính xưa
nay được mỹ học đặc biệt đề cao. Vẻ đẹp không thể đứng ngoài cuộc xung đột giữa
chân và ngụy, thiện và ác, chính và tà. Đó cũng là sự khác biệt chủ yếu giữa cái đẹp
trong xã hội và cái đẹp trong thiên nhiên. Nói khác đi, nếu cái đẹp là một phạm trù
giá trị, thì giá thị thẩm mỹ trong đời sống của con người bao giờ cũng gắn chặt với
giá trị chính trị, giá trị nhận thức và giá trị đạo đức. Cái đẹp không bao giờ tách ra
khỏi cái tiến bộ, cái chân và cái thiện là vì thế!
Tiêu biểu cho vẻ đẹp trong xã hội là vẻ đẹp nơi con người. Tục ngữ có
câu “Người ta là hoa đất”. Nhà thơ dân tộc Giáy là Lò Ngân Sủn thì viết:
Người đẹp là ước mơ
Treo nước mắt mọi người…
Vẻ đẹp có ở khuôn mặt, vóc dáng, hình hài nơi con người. Thật may mắn cho
những người được trời phú cho một vẻ đẹp bề ngoài hấp dẫn. Câu “Cái nết đánh chết
32

cái đẹp” chỉ đúng khi có sự đắn đo, cân nhắc giữa “sắc” với “tài” và “đức”. Còn
nhìn chung, không một ai có trí tuệ lành mạnh tích cực lại xem nhẹ vẻ đẹp của thân
xác con người. Những trí tuệ lành mạnh tích cực đồng thời đề cao vẻ đẹp của phẩm
chất bên trong con người. Trong trường hợp này, đi cùng với cái đẹp là cái duyên. Vẻ
đẹp bề ngoài có thể phôi phai theo năm tháng, riêng cái duyên thì ít bị biến đổi hơn
nhiều.
Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và con người được tập trung trong nghệ
thuật – nơi hội tụ của cái đẹp. Đã đành ở đâu và trong bất cứ lãnh vực nào, con người
cũng mong muốn “sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”. Song chỉ trong nghệ thuật,
con người mới có dịp tiếp xúc với cái đẹp rõ rệt và thường xuyên hơn cả. Vì đây là
một lĩnh vực sản sinh ra cái đẹp một cách có ý thức nhất, chuyên biệt nhất. Cái đẹp

trong tác phẩm nghệ thuật mang vẻ hoàn thiện, đẹp cả về nội dung lẫn hình
thức. Trong nội dung tác phẩm, dễ thấy hơn là đối tượng đẹp (con người đẹp, môi
trường đẹp, cảnh trí đẹp…). Thể hiện cái xấu cũng nhằm hướng tới cái đẹp.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
(Nguyễn Khuyến)
Mỉa mai “tiến sĩ giấy”, có danh mà không có thực, là một cách khẳng định vẻ
thực chất vốn xa lạ với mọi sự khoa trương, trống rỗng ở đời. Sâu xa hơn trong nội
dung tác phẩm nghệ thuật là vẻ đẹp tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm
qua hình tượng. Nghệ thuật không chỉ giải thích thế giới, nghệ thuật còn nâng cao
tầm nhìn, mài sắc cái nhìn của con người vào thế giới. Tấm lòng và suy nghĩ của
người nghệ sĩ mới đáng nói và đáng chia sẻ hơn tất cả. Đó cũng là đặc điểm dễ thấy
của cái đẹp nghệ thuật so với cái đẹp ngoài đời sống. Tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ
thuật con người không thể dửng dưng, ấy là bởi vẻ đẹp trong nghệ thuật thấm đậm

32

cảm xúc và tư tưởng của nhà sáng tạo. Cái đẹp trong nghệ thuật đặc biệt được bộc lộ
qua chất liệu và qua cách thức thể hiện nội dung. Trong nghệ thuật, nói cái gì cố
nhiên là quan trọng. Nói như thế, bằng cách nào quan trọng cũng không kém. Hoàn
toàn không giống với các sản phẩm vật chất và tinh thần khác, tác phẩm nghệ thuật
phải ngời tỏa vẻ đẹp hình thức. Hiệu quả nghệ thuật tùy thuộc vào lao động nghệ
thuật say mê và cực nhọc. Tính hoàn thiện hoàn mỹ bao giờ cũng là mục tiêu phấn
đấu của người nghệ sĩ. Nhờ thế mà tác phẩm nghệ thuật chân chính mới sống mãi
cùng thời gian.
Cha mẹ sinh ra nàng
Gọi nàng là người con gái
Nghệ thuật sinh ra nàng
Gọi nàng là Thần vệ nữ

Nàng sinh ra lần thứ nhất – để chết
Nàng sinh ra lần thứ hai – để sống mãi
(Lò Ngân Sủn)
Vậy là, không thể nói đến cái đẹp mà quên nói đến nghệ thuật. Tuy nhiên, cái đẹp
và nghệ thuật không phải là một. Cái đẹp không phải chỉ có trong nghệ thuật và nghệ
thuật không phải chỉ có nhiệm vụ sáng tạo ra cái đẹp. Đồng nhất giữa cái đẹp và nghệ
thuật sẽ sai lầm không kém việc hoàn toàn tách biệt chúng, không thấy mối liên hệ
giữa chúng.
2.

Bản chất của cái đẹp

Cái đẹp có mặt kháp nơi trong cuộc sống quanh ta, được biểu hiện qua muôn vàn
những sự vật hiện tượng với những kích thước, màu sắc, hình dáng, phẩm chất khác
32

nhau. Từ những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hoá sinh ra như sông, núi, biển…
cho đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa… do bàn tay con người làm ra, và ngay
cả bản thân con người với những hành động, cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hình thể đều
chứa đựng trong đó những yếu tố của cái đẹp. Đặc biệt trong nghệ thuật, chúng ta có
thể tìm thấy vô số cái đẹp trong những bức tranh, pho tượng, bộ phim hay cuốn sách.
Cái đẹp gần gũi và thân thiết với mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy
nhiên, cái đẹp là phạm trù phức tạp, từ xưa tới nay con người luôn gặp phải trở ngại
trong việc đưa ra một chân lý khái quát, phổ biến về cái đẹp. Không dễ gì nhận diện
được bản chất mang tính khái quát của nó và khó khăn hơn nữa là cái đẹp không hoàn
toàn mang tính khách quan. Trong việc đánh giá về cái đẹp có một phần rất quan
trọng nếu không muốn nói là quyết định, ở phía chủ quan. Mà nói đến chủ quan là nói
đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác biệt nhau do những thước đo thực tiễn xã hội
và cá nhân không giống nhau. Đó là lý do giải thích vì sao nhân loại đã mất hàng

ngàn năm đi tìm kiếm một khái niệm phổ biến về cái đẹp mà vẫn chưa thể minh định
được rõ ràng.
Trải qua hàng ngàn năm với các trường phái Mỹ học khác nhau. Dưới ánh sáng
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mỹ học Mác-Lênin
khẳng định rằng Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa 2 nhân tố
khách quan và chủ quan.
Cái đẹp gắn liền với ý thức chủ quan, với sự đánh giá của con người, nhưng đó
không phải là những ý niệm được mang từ bên ngoài vào sự vật mà nó phải xuất phát
từ cơ sở khách quan, từ chính những phẩm chất thẩm mỹ tồn tại bên trong bản thân
sự vật. Cơ sở của những quan niệm chủ quan về cái đẹp bắt nguồn từ chính cái đẹp
khách quan tức là từ những thuộc tính của sự vật có khả năng gợi lên ở con người
một thái độ thẩm mĩ tích cực. Đó là kích thước, đường nét, màu sắc, âm thanh, nhịp
điệu v.v. Được kết hợp với nhau theo một trật tự và tỉ lệ hài hoà toàn vẹn và cân đối.
32

Hài hoà là sự kết hợp thống nhất giữa yếu tố theo những tỉ lệ nhất định hết sức uyển
chuyển giữa các bộ phận, các mảng khối v.v… Sự toàn vẹn biểu hiện sự cân đối, tỷ lệ
hoà hợp cả cái bên ngoài và yếu tố bên trong giữa chất và lượng giữa hình thức và nội
dung. Cấu trúc hài hoà, toàn vẹn và cân đối là những phẩm chất quan trọng tạo nên
cái đẹp. Tuy nhiên, bản chất của cái đẹp không chỉ gắn liền với phẩm chất khách
quan của sự vật; hài hoà, cân đối, mực thước, toàn vẹn mà còn bao hàm trong đó cả
quan niệm chủ quan của con người. Một cái đẹp là có tính khách quan, hàm chứa yếu
tố hài hoà – toàn vẹn. Song vấn đề là ở chỗ cái gì qui định và thừa nhận tính hài hoà toàn vẹn đối với các sự vật và hiện tượng của con người. Tại sao con người lại cho
rằng như thế này là hài hoá, như thế kia là toàn vẹn. Giải quyết vấn đề này gắn liền
với lịch sử hình thành ý thức thẩm mĩ, chuẩn mực đánh giá cái đẹp.
Đánh giá cái đẹp trong quan hệ khách thể, chủ thể trước hết là một sự đánh giá
phức tạp, nó đạt tới cái chung thông qua cái riêng. Cái đẹp được đánh giá mang tính
chủ thể và bộc lộ qua cá nhân. Rộng hơn cái đẹp được bộc lộ qua nhóm người. Theo
nguyên tắc này, quan niệm về cái đẹp được qui định bởi tính dân tộc. Mỗi dân tộc có

lãnh thổ riêng, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống riêng… Những sự vật, hiện
tượng, lý tưởng, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ… được xem là đẹp phụ thuộc rất lớn vào
bản sắc riêng đó.
Ngoài tính dân tộc, tính giai cấp, cái đẹp còn mang tính nhân loại. Thể hiện
những qui chuẩn chung cho mọi nhóm người, mọi dân tộc, mọi giai cấp. Cái đẹp
mang tính nhân loại còn được thể hiện khi chủ thể tiếp xúc với khách thể đã vượt qua
mọi đặc tính riêng, có tính bộ phận để cùng qui tụ và vươn tới những chuẩn mực
chung có tính chung của toàn thể con người.
Tính thời đại của cái đẹp liên quan đến tính vĩnh hằng qui chuẩn đẹp, chúng nằm
trong mối liên hệ biện chứng. Dù là thời đại nào cũng có những quy chuẩn cái đẹp
riêng. Song cái qui chuẩn có tính thời đại đó lại cần những yếu tố của cái chung mà
32

mọi thời đại đều có thể chấp nhận. Thực tế, đó là cái qui chuẩn có tính vĩnh hằng mà
mọi người, mọi thời đại đều chấp nhận. Trước hết chính là cái yếu tố hài hoà – toàn
vẹn của cái đẹp khách quan qui định. Sau đó được qui định bởi các tiêu chuẩn lý
tưởng mà loài người chân chính muốn vươn tới – cái tiêu chuẩn mang tính nhân văn
cao cả – sự tiến bộ, sự hoàn thiện, hoàn mĩ.
Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao có những cái đẹp chỉ trong chốc lát hôm
nay đẹp, nhưng ngày mai rất có thể bị coi là xấu của một kiểu tóc, một mốt quần áo,
mốt nhà cửa, thậm chí cả mốt chọn chồng. Tuy nhiên bên cạnh đó là những tác phẩm
kinh điển, trác tuyệt như truyện Kiều của Nguyễn Du, những vở kịch nổi tiếng của
Sechxpia (Ôtenlô, Macbét…), những tác phẩm văn học của Victohuygo, những kiệt
tác của Moza Bettoven thì sẽ tồn tại mãi mãi trường cửu với thời gian.
Như vậy, cơ sở để đánh giá một sự vật, hiện tượng là đẹp căn cứ theo hai hệ tiêu
chí:
– Chân – Thiện – Mỹ:
Trong đó:
Chân – Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc sống.

Thiện – Tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp.
Mỹ – Sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
Và tính nhân dân – dân tộc – tính nhân loại.
Trong đó:
– Tính nhân dân: cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động: VD: Chèo Miền Bắc; Tuồng – miền Trung; Cải lương – Miền Nam ; nhạc thính phòng, giao
hưởng – Đô thị, thành phố lớn..
32

-Tính dân tộc: Cái đẹp mang đậm bản sắc dân tộc – đa nhân loại có thể phân biệt
anh là ai, thuộc dân tộc nào. Cái đẹp mang đậm chân dung diện mạo dân tộc. VD:
Bản sắc dân tộc Việt Nam là tuồng, chèo, ca trù.
Các dân tộc phương Tây, chuẩn mực thẩm mỹ thường ngiêng về các yếu tố lý trí,
trí tuệ, tính mực thước hay những nhịp điệu dần dập, mạnh mẽ.
Các dân tộc phương Đông, nền văn hóa được hình thành chủ yếu từ nền kinh tế
nông nghiệp làm cho con người gần gũi với thiên nhiên, trời đất; tâm hồn họ thường
tỏa ra với sông nước, vũ trụ bao la. Chuẩn mực cái đẹp ở họ thường hòa đồng với các
đường nét, hình khối, màu sắc tự nhiên, núi sông thủy mặc, sơn thủy hữu tình
Với Việt Nam, nền kinh tế lúa nước đã hình thành nên những nét văn hóa truyền
thống khiêm tốn, giản dị; các chuẩn mực thẩm mỹ thường gắn bó với những gì nhẹ
nhành, duyên dáng, kín đáo, tinh tế…..
-Tính nhân loại: Cái đẹp của từng dân tộc cộng lại – cái đẹp của nhân loại.
Như vậy: Một sự vật, hiện tượng chưa thể gọi là đẹp khi nó mới chỉ đáp ứng một
mặt nào đó hoặc chỉ là tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống hay mới chỉ đáp ứng
mặt tốt đẹp của các yêu cầu nhân sinh như những hành vi đạo đức… mà là một sự
đánh giá thẩm định tổng hợp có ý nghĩa toàn vẹn: chân – thiện – mỹ.
Và cuối cùng, mặc dù đã thừa nhận một thực tế là mọi sự cố gắng nhằm thu gọn
bản chất của cái đẹp vào trong một định nghĩa súc tích đều tỏ ra bất lực nhưng chúng
ta có thể chấp nhận một kết luận khái quát rằng:
Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dung để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật

khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả
năng gợi lên cho con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa
đối tượng và chủ thể

32

3.

Những biểu hiện của cái đẹp:

Cái đẹp trong tự nhiên

Ví dụ: Kim cương, tức là cacbon tinh thể hóa, về thành phần hóa học đồng nhất
hoàn toàn với than thông dụng. Cũng không nghi ngờ gì là tiếng hót của chim họa mi
và tiếng thét của con mèo động đực, về bản chất tâm sinh lý học chỉ là một, đích thị là
biểu hiện âm thanh của bản năng tính dục bột phát. Nhưng kim cương thì đẹp và cái
đẹp của nó có giá đắt lắm, trong khi ấy thì ngay cả con người mọi rợ, ít đòi hỏi nhất
cũng vị tất muốn sử dụng cục than làm vật trang sức. Và trong khi tiếng hót họa mi
được ái mộ luôn luôn và ở mọi nơi như là một trong những biểu hiện của cái đẹp
trong thiên nhiên
Vấn đề đặt ra ở chỗ tự nhiên rõ ràng đã tồn tại trước con người, vậy có cái đẹp
trong tự nhiên không? Nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì cái đẹp đó có tồn tại tự nó,
mang tính khách quan và có trước con người?
Trước hết, chúng ta thấy, toàn bộ giới tự nhiên dù thể hiện dưới các hình thức các
sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất cụ thể khác nhau, thì nó luôn ở trong trạng thái
vận động, biến đổi không ngừng; đồng thời nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức
của con người. Còn sự xuất hiện con người, xã hội cũng chỉ là kết quả trong lịch sử

phát triển của giới tự nhiên. Không thể phủ nhận yếu tố sức sống của tự nhiên tham
gia vào định chuẩn cái đẹp thẩm mỹ của con người. Đó là các yếu tố sinh học, vật lý
dưới các hình thức khác nhau về cấu trúc, hình dáng, mầu sắc, tính chất của tự nhiên,
nó tương quan với hoạt động thẩm mỹ của con người.
Tự nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp, vẻ đẹp của mây, gió, trăng, hoa, tuyết
núi sông là nguồn cảm hứng và đồng thời là đối tượng miêu tả của nghệ thuật, cũng
như nó thể hiện tính đa dạng, phong phú, sinh động trong quan hệ thẩm mỹ của con
người.

32

Các nhà mỹ học mỹ học duy tâm. Mỹ học duy tâm khách quan không phủ nhận
cái đẹp trong tự nhiên, nhưng cho rằng: cái đẹp trong tự nhiên dù thể hiện dưới hình
thức nào, chúng vẫn là cái đẹp không chủ ý, là cái phù du, là cái đẹp không có tinh
thần, thiếu lý tưởng. Ngược lại, các nhà mỹ học duy tâm chủ quan cũng bỏ quên cái
đẹp vốn có của tự nhiên và có khuynh hướng tuyệt đối hoá tình cảm cá nhân con
người con người khi phán quyết cái đẹp của tự nhiên.
Các nhà mỹ học duy vật trước trước thế kỷ XIX đã thừa nhận cái đẹp của tự nhiên,
đó cũng là các sự vật, hiện tượng xét về các khiá cạnh vật lý, hoá học, sinh học nhưng
đó là tự nhiên không đặt trong quan hệ thực tiễn của con người. Đồng thời, khuynh
hướng sùng bái cái đẹp trong tự nhiên sẽ dẫn đến chủ nghĩa tự nhiên trong nghệ thuật
và coi nghệ thuật chỉ là sự “bắt chước” thuần túy giới tự nhiên<1>.
Các nhà mỹ học hiện đại cũng thừa nhận cái đẹp của tự nhiên. Nhưng đó là quá
trình con người “đồng hoá” hiện thực bằng hoạt động thẩm mỹ. Sự đồng hoá hiện
thực bằng thẩm mỹ, chính là sự hài hoà trong mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể,
nó phụ thuộc không chỉ vào những thuộc tính tự nhiên của các hiện tượng thiên
nhiên, mà cả vào những nhân tố chủ quan, nên nó mang dấu ấn chủ quan. Chính điều
đó cắt nghĩa và lý giải đến một giới hạn nhất định cho sự khác biệt trong những đánh
giá thị hiếu thẩm mỹ của mỗi con người. Giới hạn về sự chấp nhận được đánh giá

thẩm mỹ khác nhau sẽ bị phá vỡ khi người ta lầm lẫn vẻ đẹp của bản thân tự nhiên
với quan hệ hài hoà giữa tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người, khi người ta
đồng nhất vẻ đẹp của tự nhiên với cái lợi ích, với giá trị thực tiễn, với ý nghĩa con
người của các hiện tượng tự nhiên.
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và
phát triển, là cái có khả năng gợi mở cho con người khám phá bản chất chân chính
của mình. Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo và phát triển của
con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người những rung động thẩm mỹ, những cảm

32

xúc mê say, tích cực, khiến cho con người khát vọng và yêu đời và muốn cống hiến
nhiều hơn cho những mục đích và lý tưởng chân chính của mình.
Cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan, nhưng chỉ là một tiềm năng, một
sức sống và là đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi con người “đồng hóa”
giới tự nhiên bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người.

Cái đẹp trong xã hội

Cái đẹp trong xã hội – cái đẹp trong hoạt động của con người thể hiện ở tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, vui chơi, giải trí,
thể thao, hội hè. Cái đẹp trong xã hội cũng rất phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, nó
phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc, hình dáng, cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên
trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị – đạo đức – truyền thống – phong tục. Chẳng
hạn cái đẹp của con người với tính cách sản phẩm của tự nhiên nó mang tính vật chất
– vẻ đẹp bên ngoài: thân thể – vóc dáng tự nhiên; nhưng con người còn là sản phẩm
của xã hội là vẻ đẹp xã hội: tinh thần – vẻ đẹp bên trong tâm hồn bộc lộ qua sự hoàn
thiện về mặt nhân cách, về lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức xã hội.

Xem thêm: Microsoft Excel 2007 Free hướng dẫn, Microsoft Office 2007 Free hướng dẫn

Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên, cái đẹp trong xã hội có liên quan mật thiết
đến các lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức. Bởi vì cơ sở đánh giá cái đẹp trong tự
nhiên liên quan tới tính qui luật và tính hợp lý của các hiện tượng tự nhiên trong quan
hệ thẩm mỹ của con người. Thì ngược lại cơ sở đầu tiên đánh giá cái đẹp trong xã hội
lại là lao động sản xuất. Cái đẹp trong xã hội là cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng
thẩm mỹ, để xây dựng một xã hội tốt hơn, đẹp hơn. Một xã hội đẹp là xã hội mà ở đó
chủ nghĩa nhân đạo trở thành văn hoá, văn minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu
sắc thấm sâu đậm trong quan hệ giữa con người và con người.
Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuất của xã hội, nhưng cái đẹp trong xã
hội lại phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ phức tạp, do đó, khi đánh giá cái đẹp trong
xã hội, con người phải dựa vào hai hệ tiêu chí cơ bản: hệ tiêu chí: Chân – thiện – mỹ

32

và hệ tiêu chí: tính lịch sử, giai cấp, nhân dân, dân tộc và tính thời đại trong sáng tạo
và cảm thụ cái đẹp.
– Hệ tiêu chí: chân – thiện – mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp con người phát
hiện ra sự thật của cuộc sống và nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ thực tại của
tự nhiên và xã hội, chỉ cho ta cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đó một cách
có cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả ngày cao của quá trình cải tạo hiện thực. Thật
vậy, cái chân – cái thiện – cái mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội là những phương tiện
tốt nhất để con người đạt được sự hài hòa, hoàn chỉnh các phẩm chất cao qúi nhất của
tâm hồn, trong đó, sự tiếp nhận, hưởng thụ cái đẹp mang lại cho con người một một
khoái cảm tinh thần – một sự tổng hợp cảm xúc.
– Hệ tiêu chí: Tính lịch sử, giai cấp, dân tộc và thời đại. Ngoài mối liên hệ chân –
thiện – mỹ, chúng ta còn phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử, tính giai cấp,
tính dân tộc và tính thời đại. Bởi vì trong hoạt động định hướng của con người chúng
ta thấy rõ là, khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội bao giờ cũng gắn liền với
những điều kiện lịch sử nhất định, nó xuất phát từ những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể

của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội cũng như các thời đại nhất định. Cho nên, quan
niệm về cái đẹp cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử và tính chất lịch sử đó
thể hiện ở tính giai cấp, tính nhân dân, dân tộc và tính thời đại.

Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ.
Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sáng tạo
ra cái đẹp, vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại bộc lộ rõ nét, không ở
đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị trí quan trọng như trong nghệ thuật. Ở
đây cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh tính chân thật cuộc sống hiện
thực, mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Cũng chính vì
vậy, nghệ thuật không phải nơi độc quyền sáng tạo ra cái đẹp, mặc dầu trong mọi
hoạt động sáng tạo của con người đều có hiện diện của yếu tố thẩm mỹ – yếu tố cái

32

đẹp; nhưng nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất của qui luật sáng tạo cái
đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nói chung của con
người.
Cái đẹp trong nghệ thuật nó đều biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật. với tính cách
là một dạng thức phản ánh khác về chất với các hình thức phản ánh khác của hoạt
động nhận thức, – đó là sự phản ánh cô đặc tình cảm, lý trí với cách thể hiện vừa cảm
tính lại vừa cụ thể. Trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hêghen thật có lý, khi ông chia
nhận thức của con người ra làm ba nhóm: triết học có phương thức nhận thức bằng
khái niệm; tôn giáo nhận thức bằng cảm niệm (biểu tượng), nghệ thuật nhận thức
bằng hình tượng (chiêm ngưỡng).
Hình tượng nghệ thuật, thông thường nó được phân tích ở các cấp độ khác nhau

để làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính, khách quan và
chủ quan, điển hình và khái quát. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại của hình tượng
nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ đặc trưng của nghệ
thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất cứ khía cạnh nào của hình
tượng nghệ thuật, nhất là vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần con người.
Đặc trựng cái đẹp trong nghệ thuật, trước hết thể hiện ở tính điển hình của nó. Cái
đẹp trong hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa
cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá biệt hóa, cái cá biệt đã được
khái quát hóa, điển hình hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cái riêng độc đáo, là
sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật
khác nhau: hư cấu, tưởng tượng, ước lệ. Nó mang tính mở và không bao giờ kết thúc.
Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật còn biểu hiện ở sự thống nhất giữa nội dung
và hình thức. Chính vì vậy, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật là cái đẹp hoàn chỉnh,
tính gọt giũa, trau chuốt của các yếu tố hình thức mà người nghệ sỹ phải góp nhặt,
thâu tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong tác phẩm nghệ thuật. Xét về
nguồn gốc, về tính có trước và phong phú thì cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã

32

hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người đều được phản ánh dưới các hình
thức khác nhau trong hình tượng nghệ thuật – sáng tạo nghệ thuật. Sự hoàn thiện và
hấp dẫn của cái đẹp trong nghệ thuật đã được Hoàng Đức Lương nhận xét khá thú vị:
“Đến như văn thơ, thi nại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon,
không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được” <2>. Quả
thực là đúng như vậy, nhưng chúng ta nghĩ gì về những cuộc triển lãm thơ của
Nguyễn Duy trong những năm gần đây? Hoặc khi trả lời nhiều cuộc phỏng vấn vế tác
phẩm: “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa có những ý “hư cấu”, “bôi
bác” về mình, Tố Hữu cho rằng: đó cũng là nghệ thuật, nó mang trong mình những ẩn
dụ, hư cấu, vừa “hư’ vùa “thực”, – tức là nội dung tư tưởng mà tác giả muốn trình

bày. Nhưng không phải vì thế mà ông phủ nhận những bài thơ hay của Trần Đăng
Khoa trong: “Góc sân và khoảng trời”. Trong đó có một câu thơ mà Tố Hữu cho là
lời thơ của Giời khi Trần Đăng Khoa nói về hình tượng của chiếc lá đa rơi trong
không gian của nàng thơ:
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng…
Những người tình – người tình trong thơ ca luôn ẩn giấu khát vọng yêu và được
yêu của con người. Ở Hàn Mạc Tử, những người tình theo Xuân Diệu, Hoàng tử thơ
ca lãng mạn Việt Nam đương thời thì “dù người yêu đôi ngày, dù người yêu dài hạn,
dù người này là có thực người khác chỉ là cái tên hư cấu, tất cả đã góp phần làm cho
Hàn Mạc Tử có những câu thơ tình hay vào bật nhất trong thơ ca Việt”:
Nghe hơi gió ôm ngang lấy gió,
Tưởng chừng như trong gió có hương.
Của người mình nhớ mình thương.
Hoặc:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

32

Nếu như chúng ta xét mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong các ca khúc
của Trịnh Công Sơn, thể hiện tư tưởng triết lý Phương Đông, nhất là Phật giáo, giàu
tính nhân văn, sự hướng thiện cũng như khát vọng được sống, được yêu và luôn tìm
cách trả lời những câu hỏi của thực, của ảo trong cuộc đời, rồi như ông còn để ngỏ
cho mọi người tìm cách giải đáp tiếp cho ông những vấn đề đó: “ Ở trọ”, “Một cõi đi
về”, “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Diễm xưa”, “Hạ trắng”, “ Nối vòng tay lớn”, “Đoá
hoa vô thường”. Và Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Tôi chỉ là người hát rong đi qua
miền đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ Đời. Những giấc mơ,
mà ở đó mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm
kín và những nỗi niềm tuyệt vọng, và cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối

với buổi chia lìa (một ngày nào đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia sẻ những
buồn vui cùng mọi người…”. Và rồi cũng nghe Trịnh Công Sơn dự cảm về một
chuyến đi xa của mình qua những ca khúc: “Ở trọ”, “Cát bụi”, “Một cõi đi về”. Khi
chia tay Trịnh Công Sơn về chốn xa xăm cuối trời, chúng ta vẫn nghe đâu đó lời ca:
Con chim ở đậu cành tre/ Con cá ở trọ trong khe nước ngầm/ Tôi nay ở trọ trần
gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời…
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cái đẹp trong nghệ thuật là quan hệ giữa
lý tưởng thẩm mỹ nhất định nhằm đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống
được diễn tả hình tượng phù hợp với bản chất của lý tưởng thẩm mỹ đó. Biểu hiện cái
đẹp trong nghệ thuật có liên quan đến giữa hư cấu và hiện thực, lấy cái hư để nói cái
thực, lấy cái thực để nói cái thực. Giá trị nghệ thuật của cái đẹp là giá trị tư tưởng
nằm ở cả nội dung và hình thức. Nghệ thuật đẹp luôn có một nội phong phú và hình
thức hấp dẫn. Chất lượng nghệ thuật không thể chia cắt giữa nội dung và hình thức.
Như vậy, cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là cái đẹp của hiện thực cuộc sống
mà nó phản ánh, là vẻ đẹp của tự nhiên, của xã hội của con người đã được những
người nghệ sỹ sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác nhau của hình tượng nghệ
thuật bằng tính điển hình hoá, trong mối quan hệ giữa cái chung – cái riêng, giữa

32

nội dung – hình thức. Cái đẹp là một giá trị, nhưng cái đẹp trong nghệ thuật là một
giá trị tổng hợp của giá trị thẩm mỹ, triết học, chính trị, đạo đức, văn hoá. Những tác
phẩm nghệ thuật của nhân loại bao giờ cũng là các tác phẩm mà ở đó bao chứa những
khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng ở sự hoàn mỹ, ở một hình thức hấp dẫn
đích thực của nó trong các ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật.

I-

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THẨM MĨ VỀ

CÁI ĐẸP VỚI SINH VIÊN KIẾN TRÚC TPHCM
1.

Thực trạng:

Tích cực:

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhìu cái đẹp, những hình ảnh
hiện hữu trong cuộc sống chúng ta:
Đơn giản chỉ là 1 buổi sáng rạng ngời

32

Những hình ảnh đẹp:

32

Hay những cử chỉ đẹp:

32

Tài liệu liên quan

*

Bài giảng Sóng cơ học-Đại cương sóng cơ học pdf 4 546 1

*

BÀI TIỂU LUẬN Môn học: CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG : Tìm hiểu về hệ phân tán. 47 545 0

*

Bài tiểu luận triết học: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx 25 5 16

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 10 docx 19 1 10

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 9 potx 25 776 5

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 8 ppt 25 796 4

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 7 pps 25 585 6

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 6 potx 25 574 5

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 5 ppt 25 542 4

Xem thêm: Khóa Học Đào Tạo Giáo Viên Tiếng Nhật Tphcm, Chuỗi Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Nhật Kohi

*

Giáo trình mỹ học đại cương part 4 pot 25 480 4

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận