tiểu luận hợp đồng thuê tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.42 KB, 33 trang )

Đang xem: Tiểu luận hợp đồng thuê tài sản

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH DOANH

ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN
Môn học

:Luật Dân Sự 2

GVHD

:ThS. Nguyễn Thị Hằng

Nhóm

:6

Hệ

:Văn bằng 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2017

1

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT
1

Tên thành viên
Lý Ngọc Trân

MSSV
33151020801

2

Đào Hà Vy

33151020758

3

Thiệu Văn Anh Tú

33151020845

4

Nguyễn Đức Anh

33151025471

5

Nguyễn Mậu Công

33151025562

6

Nguyễn Thành Tâm

33151025441

7

Nông Hoàng Vũ

33151020277

8

Nguyễn Quỳnh Hương

33151020624

9

Trần Chí Dũng

33141020540

Công việc đã thực hiện
Nhóm trưởng: thiết kế dàn
bài, phác thảo kế hoạch và
công việc, đôn đúng tiến
độ cho các thành viên trong
nhóm.
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch phần lý thuyết về
Hợp đồng thuê khoán tài
sản + Tìm mẫu hợp đồng
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch phần lý thuyết về
Hợp đồng thuê tài sản
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch Phần Bài tập tình
huống
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch Phần Bài tập tình
huống
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch Phần Liên hệ
thực tế
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch phần lý thuyết về
Hợp đồng thuê tài sản
Thực hiện nghiên cứu và
thu hoạch Phần Liên hệ
thực tế
Làm bài Word.

2

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

MỤC LỤC

A. Lý thuyết:
I.
I.1.

Hợp đồng thuê tài sản:
Khái niệm:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài
sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng
thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy

3

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.(Điều 472
BLDS 2015 ).
I.2.

Đặc điểm:
 Luôn là hợp đồng có đền bù

Mục đích của bên thuê là nhằm được sử dụng tài sản của người khác trong một thời
hạn nhất định. Ngược lại, bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản tiền khi cho
người khác sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, khi hợp đồng thuê được xác lập thì mỗi bên
đều chuyển giao cho nhau những lợi ích , trong đó, bên cho thuê chuyển giao cho bên
thuê quyền khai thác công dụng của tài sản, bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một
khoản tiền (tiền thuê tài sản).
 Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế:

Do pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các hợp
đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời qua tính chất của hợp đồng thuê tài
sản nên có thể nói rằng tùy từng trường hợp mà hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng
thuận hay hợp đồng thực tế. Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu
lực thì hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng thuận bởi tại thời điểm giao kết, hợp đồng
đã phát sinh hiệu lực dù tài sản thuê chưa được chuyển giao thực tế. Nếu các bên đã thỏa
thuận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê
thì hợp đồng đó là một hợp đồng thực tế.
 Là hợp đồng song vụ:

Từ thời điểm có hiệu lực, các bên trong hợp đồng thuê tài sản đều có quyền và nghĩa vụ
đối với nhau.
 Về đối tượng của hợp đồng thuê tài sản:
I.3.

Tài sản thuê phải tồn tại ở dạng vật và phải là vật không tiêu hao
Hình thức của hợp đồng cho thuê tài sản:
Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng

đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp
luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó
được công nhận tại Việt Nam.
4

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Ví dụ:
 Khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp

đồng về nhà ở quy định đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền
quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp
I.4.

các bên có nhu cầu.
Đối tượng của hợp đồng tài sản:
Mục đích của hợp đồng thuê tài sản là bên thuê được sử dụng tài sản thuê trong một
thời hạn nhất định, khi hết thời hạn đó bên thuê phải trả lại cho bên cho thuê chính tài sản
đã thuê nên đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định và không tiêu hao.
Khi hết kỳ hạn thuê, người thuê tài sản phải trả lại bên cho thuê chính tài sả đã thuê.
Trong trường hợp tài sản thuê bị mất mát hoặc tiêu hủy, thì bên thuê tài sản phải bồi
thường bằng tiền đối với giá trị của tài sản thuê. Khi muốn đưa vật cùng loại vào cho thuê
thì bên cho thuê phải đặc định hóa vật cùng loại đó. Đội tượng của Hợp đồng thuê tài sản
bao gồm tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung, quyền sử dụng đất, đố tượng là đất tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.

1.5.

Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài sản:
a/ Bên cho thuê tài sản:
– Chủ sở hữu cho thuê hoặc chủ thể có quyền cho thuê tài sản. Bên cho thuê trong các
trường hợp bên cho thuê không phải là chủ sở hữu tài sản thuê.
– Tài sản thuê thuộc sở hữu chung.
– Tài sản thuê chịu quy chế pháp lý riêng.
– Bên cho thuê phải tuân thủ các điều kiện nhất định đối với một số hợp đồng thuê nhất
định.
b/ Bên thuê tài sản:
– Cá nhân
– Hộ gia đình
– Tổ hợp tác
– Pháp nhân
– Cơ quan nhà nước
5

Môn: Luật Dân Sự 2
1.6.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Giá thuê tài sản và thời hạn thuê
1.6.1. Thời hạn thuê
Căn cứ Điều 474 – Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định
theo mục đích thuê.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác

định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào,
nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.”
Thời hạn thuê do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về
thời hạn thuê trong hợp đồng, thì thời hạn thuê được xác định theo mục đích thuê, nghĩa
là hợp đồng thuê sẽ được coi là hết hạn vào thời điểm bên thuê đã đạt được mục đích thuê
1.6.2. Giá thuê (Điều 473 Luật Dân sự 2015)
 Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên,

trừ trường hợp luật có quy định khác.
 Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác
định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.
1.7.
Trả tiền thuê (Điều 481 Luật Dân sự 2015)
 Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về
thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền;
nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại
tài sản thuê.
 Trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ
1.8.

liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản.
Thứ nhất: Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản.

6

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

 Giao tài sản cho thuê để bên thuê sử dụng trong một thời hạn như đã thỏa thuận trong

hợp đồng. Bên cho thuê phải giao tài sản cho thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,
tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã được hai bên thỏa thuận;
 Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê; có nghĩa vụ phải cung cấp những

thông tin cần thiết về tình trạng tài sản và việc sử dụng tài sản cho thuê;
 Bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê

để bên thuê có thể sử dụng bình thường trong suốt thời gian thuê; trong thời gian cho
thuê, bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê và phải
chịu những phí tổn đó; nếu sửa chữa tài sản thuộc trách nhiệm của bên cho thuê, nhưng
bên thuê đã báo trước và tự sửa chữa, thì phí tổn liên quan đến sửa chữa tài sản bên cho
thuê phải chịu; nếu tài sản cho thuê bị tranh chấp về quyền sở hữu làm cho bên thuê
không sử dụng tài sản ổn định, thì bên thuê còn phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê và
bên thuê còn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
 Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận,

trừ những hao mòn tự nhiên trong quá trình bên thuê sử dụng tài sản; nếu giá trị của tài
sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi giao, thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi
thường những thiệt hại đó. Bên cho thuê tài sản có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền
thuê đúng thời hạn, đúng phương thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản.
 Trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn

trả tiền thuê, thì việc trả tiền được xác định theo tập quán nơi trả tiền hoặc trả tiền khi bên
thuê trả lại tài sản thuê.
 Bên thuê phải coi tài sản thuê như của chính mình, sử dụng tài sản thuê đúng công dụng,

đúng mục đích đã ghi trong họp đồng hoặc ước đoán theo tình trạng thực tế. Nếu bên

7

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

thuê vi phạm, bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản, đơn phương chấm dứt thực hiện họp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị của tài sản, nếu được bên cho thuê đồng ý và có

quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán những chi phí họp lý.
 Khi hợp đồng đã hết hạn, bên thuê có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê trong tình trạng như

khi nhận, trừ những hao mòn tự nhiên. Nếu hết thời hạn thuê mà bên thuê không trả lại
tài sản thuê, thì bên thuê phải trả thêm tiền từ thời điểm quá hạn và phải chịu rủi ro xảy ra
đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
 Ngoài ra, bên thuê có thể bị phạt do chậm trả, nếu trong họp đồng các bên có thỏa thuận.

Nếu tài sản thuê bị hư hỏng hoặc không còn giữ được như tình trạng đã ước định trong
họp đồng (sử dụng quá công suất, bảo quản, giữ gìn không tốt, không sử dụng đúng quy
trình kỹ thuật…) do lỗi của bên thuê, thì bên thuê phải chịu những phí tổn về sửa chữa.
Trong trường họp do lỗi của bên thuê mà tài sản thuê bị hư hỏng hoàn toàn, bị mất, bị
tiêu hủy thì bên thuê phải bồi thường toàn bộ giá trị của tài sản thuê. Nếu tài sản thuê là
gia súc thì bên thuê phải trả cả gia súc được sinh ra trong thời hạn thuê, nếu các bên
không có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được
sinh ra cho bên thuê.Nếu tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên

thuê thì bên thuê có quyền: yêu cầu bên cho thuê sửa chữa tài sản; giảm giá thuê; đổi tài
sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên cho thuê bồi
thường thiệt hại.
1.9.
1.9.1.


Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản và trả lại tài sản thuê
Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thời hạn thuê đã hết.
Khi hợp đồng đã hoàn thành (khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ)
Theo thoả thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn; đối với hợp đồng thuê
không xác định thời hạn, khi bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên
thuê biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận về thời hạn báo trước.

 Hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
8

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

 Tài sản thuê không còn và không thể thay thế.
1.9.2. Trả lại tài sản thuê
 Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc

theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình

trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự
nhiên.
 Trong trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú
hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia
súc được sinh ra trong thời gian thuê, nếu không có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải
thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
 Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài
sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê
phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
 Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
1.10. Ý nghĩa của Hợp đồng thuê tài sản:
 Bảo vệ triệt để lợi ích của người có quyền, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh và trong đời sống.
 Nâng cao trách nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ, của người tham gia hợp đồng, bảo đảm
niềm tin của bên có quyền và bảo đảm sự tín nhiệm đối với bên có nghĩa vụ.
 Hạn chế tranh chấp; bảo đảm cho chủ nợ quyền được ưu tiên thanh toán so với các chủ
nợ không được bảo đảm.
 Cơ sở để giải quyết tranh chấp.
II.
II.1.

Hợp đồng thuê khoán tài sản:
Khái niệm:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là dạng đặc biệt của hợp đồng cho thuê tài sản. “Hợp đồng
thuê khoán tài sản được xem là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán
giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được
từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.” (theo điều 483 – LDS

II.2.

2015),
Đặc điểm:
Đặc điểm (theo điều 484 – 488 LDS 2015)
Bên cạnh các đặc điểm phải có của một hợp đồng dân sự, hợp đồng thuê khoán tài
sản còn là loại hợp đồng có đền bù, ưng thuận và song vụ.
9

Môn: Luật Dân Sự 2
o

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Tính chất song vụ thể hiện trong việc phân biệt quyền và nghĩa vụ đối nhau rất rõ

ràng đối với mỗi bên. Khi tham gia HDDTKTS, bên thuê khoán phải trả tiền cho bên cho
thuê khoán theo đúng thỏa thuận của các bên.
o
Khoản tiền thuê mà bên thuê trả sẽ là khoản đền bù, lợi ích vật chất mà bên cho
thuê khoán được hưởng. Trả tiền thuê khoán và Phương thức trả là điều khoản bắt buộc
trong hợp đồng. Nếu không có điều khoản này thì nó không còn là hợp đồng thuê tài sản
nữa mà chuyển thành hợp đồng mượn tài sản. Do vậy, hợp đồng thuê tài sản nói chung và
thuê khoán tài sản nói riêng luôn có tính đền bù
o
Hợp đồng ưng thuận: THời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thuê khoán tài
II.3.

sản là tại thời điểm giao kết.
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản:

Có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư
liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi

II.4.

tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Thời hạn thuê khoán:
Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có
thỏa thuận nhưng không rõ thì thời hạn thuê khoán tính theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh

II.5.

hoặc theo mùa, vụ phù hợp với tính chất của đổi tượng thuê khoán.
Mục đích thuê:
Bên thuê khoán khai thác, sử dụng tài sản thuê vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với quy định của
pháp luật. Hợp đồng thuê khoán không nhằm mục đích sử dụng tài sản thuê vào việc

II.6.

phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của bên thuê.
Giá thuê:
Giá và thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tùy thuộc vào tính
chất, công dụng của tài sản thuê khoán. Nếu giá thuê khoán thông qua đấu thầu, thì giá
thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu. Phương thức trả tiền thuê khoán có thể là:
hiện vật, tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc
B. Liên hệ thực tế:
1. Hợp đồng thuê nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
10

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

– Căn cứ qui định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Nhà ở 2014.
– Theo khả năng và nhu cầu của mỗi bên.
Hôm nay, ngày 25 tháng 2 năm 2017,
Tại : Phòng Công chứng XYZ, số xxx, xã X, huyện Y, tỉnh Z.
Chúng tôi gồm:
Bên cho thuê nhà:
Ông : Nguyễn Văn A
CMND số : XXX cấp ngày XXX tại Tỉnh Z.
Bà: Phạm Thị B
CMND số : YYY cấp ngày YYY tại Tỉnh Z.
Hộ khẩu thường trú : xã X, Huyện Y, tỉnh Z.
Là đồng sở hữu căn nhà số 148 Hùng Vương, xã X, huyện Y, tỉnh Z.
Thể hiện tại : Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: XXX do
UBND huyện Y, tỉnh Z cấp ngày xx/02/2010.
Sau đây gọi là “Bên A”
Bên thuê nhà:
Ông: Lê Văn C
CMND số : YYY cấp ngày YYY tại Tỉnh F.
Hộ khẩu thường trú : xã D, Huyện E, tỉnh F.
Sau đây gọi là “Bên B”
Sau khi trao đổi, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng thuê nhà này với nội dung như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý cho Bên B thuê toàn bộ căn nhà số 148 Hùng Vương, xã X, huyện Y, tỉnh
Z.
Mục đích thuê: để ở.
Toàn bộ nội thất, vật dụng, tài sản đi kèm căn nhà được liệt kê trong bảng thống kê đi
kèm hợp đồng này
Thời gian giao nhà: ngày 07-03-2017
ĐIỀU 2: THỜI HẠN THUÊ VÀ VIỆC GIA HẠN THỜI HẠN THUÊ
2.1 Thời hạn thuê : 3 năm, tính từ “Ngày bắt đầu” đến “Ngày kết thúc” như sau :
11

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Ngày bắt đầu: ngày 08 tháng 03 năm 2017
Ngày kết thúc: ngày 08 tháng 03 năm 2020
2.2 Gia hạn thời hạn thuê:
Nếu Bên B muốn gia hạn thời hạn thuê thì trong vòng hai (02) tháng trước khi kết thúc
thời hạn thuê, Bên B gửi thông báo bằng văn bản cho Bên A về việc gia hạn Hợp đồng.
Trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ khi nhận được thông báo, bên A sẽ trả lời cho Bên B
bằng văn bản về việc đồng ý hay từ chối cho Bên B thuê tiếp với một thời hạn gia hạn
theo sự thỏa thuận của hai bên. Giá thuê nhà trong trường hợp gia hạn hai bên sẽ thống
nhất trên cơ sở phù hợp với tình tình thực tế.
ĐIỀU 3: GIÁ THUÊ NHÀ & TIỀN ĐẶT CỌC (BẢO ĐẢM)
3.1. Giá thuê nhà là : 5.000.000 VNĐ/tháng
Giá thuê trên đã bao gồm thuế.
Các khoản thuế hoặc phí khác liên quan đến việc sử dụng căn nhà và thu nhập cho thuê
nhà thuộc trách nhiệm của bên nào thì bên đó có nghĩa vụ thanh toán với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.

Giá thuê nêu trên sẽ không thay đổi trong suốt ba (03) năm của Thời hạn thuê.
3.2 Tiền đặt cọc :
Để bảo đảm việc giao kết và thực hiện hợp đồng, bên B đóng cho A một khoản tiền trị
giá tương đương 3 tháng tiền thuê nhà (cụ thể là 15 triệu đồng). Số tiền cọc này Bên B sẽ
chuyển đủ cho Bên A vào ngày 28/02/2017, khi đặt cọc có lập Giấy nhận cọc. Nếu sau
khi nhận cọc, bên A thay đổi ý kiến, không cho bên B thuê nữa thì phải hoàn trả cho bên
B số tiền gấp 2 lần số tiền đặt cọc mà mình đã nhận. Ngược lại, nếu bên B thay đổi ý
kiến, không thuê nhà nữa thì phải chịu mất tiền cọc. Sau khi hợp đồng chính thức có hiệu
lực, số tiền đặt cọc được hai bên thống nhất chuyển thành “Tiền bảo đảm” thực hiện hợp
đồng.
3.3. Bên A sẽ trả lại tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Bên B trong vòng 07 (bảy)
ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn thuê nhà và hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng, sau
khi trừ đi các thiệt hại và chi phí phát sinh (nếu có).
ĐIỀU 4: THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Thời gian thanh toán :
Tiền thuê nhà sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A theo Tháng (mỗi tháng một lần),
trong vòng 10 ngày kể từ ngày 09 hằng tháng. Kỳ thanh toán đầu tiên sẽ là đầu tháng 42017.
Nếu chậm thanh toán, bên B còn phải trả thêm lãi suất chậm thanh toán với mức phạt
12

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

10% số tiền phải thanh toán hằng tháng.
4.2. Hình thức thanh toán : chuyển khoản
Tiền thuê nhà sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo chi
tiết dưới đây:
– Tên tài khoản : XXX

– Tên Ngân Hàng : XXX – Điểm giao dịch xã X
– Địa chỉ Ngân Hàng: XXX, huyện Y, tỉnh Z.
– Số Tài Khoản Đồng Việt Nam : XXXX
– Người Thụ Hưởng: XXX
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
5.1. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất căn nhà, yêu cầu bên B chấm dứt những hành vi có
thể làm hư hỏng căn nhà.
5.2. Yêu cầu Bên B bồi thường những thiệt hại đã gây ra trong quá trình sử dụng, trừ
những hao mòn thông thường trong quá trình sử dụng.
5.3. Bàn giao Nhà và các tiện ích khác cho Bên B đúng thời hạn, không can thiệp dưới
bất kỳ hình thức nào vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của Bên B.
5.4. Đảm bảo tuyệt đối quyền sử dụng trọn vẹn và riêng rẽ căn nhà cho Bên B. Thông báo
bằng văn bản tất cả các chi tiết liên quan đến Nhà cho Thuê cho Bên B (cung cấp cho bên
thuê các hồ sơ công trình phụ của khu nhà: điện, nước, hệ thống Phòng cháy chữa cháy,
camera quan sát…)
5.5. Có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng lớn ( có giá trị khắc phục, sửa chữa) từ 5
triệu đồng trở lên, không do lỗi Bên B cố ý gây ra. Bồi thường vật chất và sức khỏe gây
ra cho Bên B trong trường hợp nhà bị sụp đổ do không sửa chữa kịp thời
5.6. Cam kết căn nhà cho thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, không bị tranh
chấp và không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ pháp lý với bất kỳ bên thứ ba nào khác.
5.7. Cam kết không đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 1 năm đầu tiên kể từ
ngày bắt đầu thời hạn thuê.
5.8. Đồng ý cho Bên B được quyền sửa chữa, tạo vách ngăn nhẹ để phù hợp với công
việc kinh doanh, trên cơ sở có sự bàn bạc thống nhất với Bên A. Bên B không được tự ý
làm thay đổi cấu trúc cơ bản căn nhà. Bên A hỗ trợ Bên B các thủ tục cần thiết cho việc
cải tạo, sửa chữa nếu cần, các thủ tục pháp lý cần thiết khác.
5.9. Các quyền và nghĩa vụ khác của bên cho thuê nhà (ngoài những điều nêu trên) theo
qui định tại Bộ luật dân sự và Luật nhà ở.

13

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

ĐIỀU 6; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
6.1. Sử dụng căn nhà đúng mục đích ghi trong hợp đồng.
6.2. Nhận bàn giao đúng hạn và phù hợp với tình trạng được nêu tại Hợp đồng thuê.
6.3. Bảo đảm có các giấy phép hợp pháp cần thiết để ký và thực hiện mọi nghĩa vụ theo
Hợp đồng này và đồng ý chịu ràng buộc bởi các nghĩa vụ trả Tiền Thuê đảm bảo mọi
hoạt động kinh doanh phải tuân theo pháp luật của Việt Nam.
6.4. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình theo qui định của
pháp luật, cam kết bên A không có trách nhiệm và không liên quan gì đến hoạt động kinh
doanh của bên B.
6.5. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền thuê nhà, các chi phí phát sinh như điện, nước,
điện thoại, internet, truyền hình cable nếu có.
6.6. Bảo quản và giữ gìn toàn bộ căn nhà, cây cảnh, đồng thời chịu trách nhiệm bồi
thường đối với những hư hỏng, mất mát của những thiết bị, tài sản (nếu có) mà Bên B
gây ra theo thời giá và hiện trạng của trang thiết bị, tài sản đó
6.7. Không được quyền chuyển nhượng hay cho thuê lại với bên thứ Ba mà không có sự
đồng ý của Bên A.
6.8. Tôn trọng, tuân thủ các pháp luật về môi trường, an ninh trật tự công cộng, phòng
cháy chữa cháy .
6.9. Các quyền và nghĩa vụ khác của bên thuê nhà ( ngoài những điều nêu trên) theo qui
định tại Bộ luật dân sự và luật Nhà ở.
ĐIỀU 7: VI PHẠM & PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
7.1. Vi phạm Hợp đồng là trường hợp một trong hai bên có hành vi vi phạm các điều
khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng này và/hoặc các Phụ lục Hợp đồng (nếu có) hoặc
không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo việc thực hiện Hợp đồng, trừ trường hợp

hành vi vi phạm của các bên là do xảy ra trường hợp bất khả kháng.
7.2 Khi xảy ra hoặc phát hiện hành vi vi phạm, Bên bị vi phạm gửi thông báo cho Bên vi
phạm, yêu cầu khắc phục vi phạm trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày tính từ ngày
gửi thông báo.
7.3 Nếu Bên vi phạm không khắc phục được vi phạm trong thời hạn nêu trong thông báo
thì Bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp Đồng này và thu hồi lại tài sản
của mình. Cụ thể:
– Nếu Bên Thuê vi phạm thì Bên Cho Thuê thì có quyền (nhưng không bắt buộc) chấm
dứt hợp đồng, yêu cầu bên thuê bồi thường toàn bộ các thiệt hại do hành vi vi phạm của
mình gây ra (nếu có).
– Nếu Bên Cho Thuê vi phạm thì Bên Thuê có quyền ( nhưng không bắt buộc) chấm dứt
14

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

hợp đồng, yêu cầu bên cho thuê bồi thường toàn bộ các thiệt hại do hành vi vi phạm của
mình gây ra (nếu có)
Ngoài việc bồi thường thiệt hại như nêu trên, bên vi phạm còn phải trả cho bên kia một
số tiền tương đương số tiền bảo đảm gọi là tiền phạt vi phạm hợp đồng.
7.4. Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng như nêu tại điều 7.3, bên
muốn chấm dứt phải thông báo bằng văn bản không dưới 60 (sáu mươi) ngày cho bên
kia. Mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ vẫn được các bên tiếp tục thực hiện cho đến
thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Điều 8: NHỮNG THỎA THUẬN KHÁC
8.1. Trong vòng tối đa 3 ngày sau khi kết thúc hợp đồng thuê nhà, bên thuê nhà có trách
nhiệm bàn giao lại nhà trống cho bên cho thuê theo đúng tình trạng ban đầu – trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. Sau đó hai bên sẽ cùng ký “Biên bản thanh lý hợp đồng”.

8.2. Nếu bên B không thanh toán tiền thuê nhà quá 3 tháng (một Quí) hoặc sử dụng nhà
sai mục đích thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay trong vòng 30
ngày kể từ ngày ra Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng mà không cần phải ra Thông
báo yêu cầu khắc phục vi phạm như qui định tại điều 7.
8.3. Trong trường hợp đặc biệt, bên A có quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng mà không
cần nêu lý do. Trong trường hợp này, bên A phải thông báo cho bên B trước ít nhất là 2
tháng và phải bồi thường cho bên B một khoản tiền tương đương 6 tháng tiền thuê nhà.
Những thỏa thuận khác trong hợp đồng này vẫn thực hiện cho đến ngày kết thúc hợp
đồng.
8.4. Hai bên cam kết bảo mật mọi thông tin liên quan đến hợp đồng này. Trừ trường hợp
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
8.5 Hai bên đồng ý rằng tất cả những vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng đều sẽ được thông báo bằng văn bản, gửi trực tiếp hoặc gửi qua email – do người có
thẩm quyền của mỗi bên ký. Mọi hình thức liên lạc khác đều không có giá trị.
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
9.1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng này. Mọi điều
chỉnh, bổ sung về nội dung của hợp đồng này (nếu có) phải được làm thành văn bản và có
sự đồng ý của cả hai bên mới có giá trị.
9.2. Những tranh chấp, phát sinh liên quan đến Hợp đồng này đều được hai bên cam kết
giải quyết dựa trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không thể giải quyết thông qua
thương lượng, sự việc sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Bên thua kiện
15

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

sẽ phải chịu mọi tổn phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư – cho bên thắng
kiện.

Xem thêm: Giải Bài: Ôn Tập Chương I Toán Lớp 6 Ôn Tập Chương 1 Bài Tập

9.3. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 03 (ba) bản, có giá trị pháp
lý như nhau, Bên A giữ một bản, Bên B giữ một bản, Phòng Công chứng …… giữ một
bản./.
BÊN A

BÊN B

Xác nhận của phòng công chứng……..

————————————————-2. Phân tích pháp lý:

Trong quy định tại Điều 472, Luật Dân sự 2015, Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà
để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở
và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do đó, hợp đồng trên được xây dựng dựa
trên các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Nhà ở năm 2014 và các quy định khác
của pháp luật về hợp đồng và cho thuê nhà ở.
Quá trình giao kết, thảo thuận các điều khoản, lập và thực hiện hợp đồng được tuân thủ
theo các quy định của pháp luật tại Mục 7, Chương 15; Mục 5, Chương 16, Phần 3, Bộ
Luật Dân sự 2015 về Nghĩa vụ và Hợp đồng; Mục 3, Chương 8, Luật Nhà ở 2014 về cho
thuê nhà ở.
Trong trường hợp này, nhà cho thuê thuộc sở hữu chung là ông A và bà B nên việc cho
thuê được thực hiện theo quy định tại điều 130 Luật Nhà ở 2014, đã được sự đồng ý của
cả hai người.
 Về thời hạn và giá thuê nhà ở: được quy định trong hợp đồng là theo đúng quy định tại
điều 129, mục 3, Luật Nhà ở năm 2014, và Điều 473, 474, Luật Dân sự 2015, trong
16

Môn: Luật Dân Sự 2

2.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

trường hợp này hai bên A và B đã tự nguyện thoả thuận và thống nhất về giá thuê và thời
hạn thuê, việc trả tiền thuê và xử lý các vi phạm hợp đồng đối với việc thanh toán tiền
thuê nhà được thực hiện theo điều 481 Luật Dân sự năm 2015. Các điều khoản về việc
giao nhà được xây dựng trong hợp đồng theo quy định tại điều 476, Luật Dân sự 2015 về
giao tài sản cho thuê.
Về Quyền và nghĩa vụ của các bên: được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng
thuê nhà, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật Nhà ở
và một số Nghị định hướng dẫn thi hành. Trong đó căn cứ quy định tại các điều 131, 132,
134 Luật Nhà ở 2014; các Điều 447, 448, 449 của Bộ Luật Dân sự 2015. Những nội dung
ghi trong hợp đồng ở trên là những nội dung cơ bản nhất, những vấn đề còn lại khác
đương nhiên phải thực hiện theo qui định của pháp luật.
Về Công chứng, chứng thực: Hiện nay, việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà
là không bắt buộc. Trong hợp đồng các bên vẫn ra Phòng công chứng để ký và công
chứng hợp đồng cho thuê nhà nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, tránh phát sinh tranh
chấp khi thực hiện hợp đồng.
Về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà cũng rất phổ biến. Các nội
dung tranh chấp hầu hết đều liên quan đến những hành vi vi phạm hợp đồng: như không
thanh toán tiền thuê nhà đúng thời hạn, cho người khác thuê lại khi chưa có sự đồng ý

của bên cho thuê, sử dụng nhà thuê sai mục đích ghi trong hợp đồng … Chính vì vậy, để
hạn chế và ngăn chặn những tranh chấp có thể xảy ra, hai bên đã thống nhất về các tình
huống, khả năng có thể xảy ra trong quá trình thuê nhà, từ đó đưa luôn ra hướng giải
quyết trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm tình hình thực tế.
Qui định về việc phạt khi vi phạm hợp đồng: Phạt khi vi phạm hợp đồng được hai bên
thống nhất quy định trong hợp đồng nhằm “răn đe” đối với bên có ý định vi phạm hợp
đồng, góp phần giảm thiểu tranh chấp hợp đồng.
Hợp đồng thuê khoán tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN

17

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Tại Phòng Công chứng số … thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được
thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng),
chúng tôi gồm có:

Bên cho thuê khoán (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà):…………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………….
tại……………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm
trú):……………………………………………………………………………………………………

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
Ông :………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………….
tại……………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
Cùng vợ là bà: ……………………………………………………………………………………..
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
18

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………….
tại……………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của
từng người).

2. Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………….
tại……………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Các thành viên của hộ gia đình:
– Họ và tên:………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………….
tại……………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

19

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện:………………………………………………………………………..
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày…………………………………………
tại……………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …………………………
ngày ……………….do ………………………..lập.

3.. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………….
Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………

Quyết định thành lập số:…………….. ngày………… tháng ………… năm………….
do …………………………………………………………………………………………….. cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…… ngày…….. tháng …… năm…….
do …………………………………………………………………………………………….. cấp.
Số Fax: ……………………………………. Số điện thoại:…………………………………..
Họ và tên người đại diện: …………………………………………………………………….
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….
20

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Chứng minh nhân dân số:………………. cấp ngày………………………………………
tại……………………………………………………………………………………………………..
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

Bên thuê khoán (sau đây gọi là Bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)
………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
…….
Hai bên đồng ý thực hiện việc thuê khoán tài sản với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1
TÀI SẢN THUÊ KHOÁN
Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê khoán và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu,

quyền sử dụng hoặc quyền thuê của Bên A đối với tài sản thuê khoán.
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
………..

ĐIỀU 2
THỜI HẠN THUÊ KHOÁN
Thời hạn thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: .……………………………
21

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

ĐIỀU 3
MỤC ĐÍCH THUÊ KHOÁN

Bên B sử dụng tài sản nêu tại Điều 1 vào mục đích: .……………………..

ĐIỀU 4
GIÁ THUÊ KHOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1. Giá thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: ………………………………..
(bằng
chữ………………………………………………..
…………………………………………………) (giá thuê khoán do các bên thỏa thuận, nếu
thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu.
Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc)
2. Phương thức thanh toán như sau: .………………………………………

3. Việc giao và nhận tiền thuê khoán do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
4. Các thoả thuận khác: … (điều kiện giảm tiền thuê khoán, giải quyết sự kiện bất
khả kháng …).

ĐIỀU 5
PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN THUÊ KHOÁN

22

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Ghi rõ các thỏa thuận về việc giao tài sản thuê khoán; việc đánh giá tình trạng của tài
sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán tại thời điểm giao; việc trả tài sản
thuê khoán; các yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu trị giá tài sản thuê khoán bị giảm sút;
địa điểm trả tài sản thuê khoán nếu tài sản thuê khoán là động sản; các điều kiện nếu
Bên B chậm trả tài sản thuê khoán….
…………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 6
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a)

Chuyển giao tài sản thuê khoán đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;

b)

Bảo đảm quyền sử dụng của tài sản cho Bên B;

c)
Thông báo cho Bên B về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản thuê
khoán;
d)

Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán;

đ) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật
thuê khoán) do sự kiện bất khả kháng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
e) Không được đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng trong trường hợp tài sản thuê
khoán là nguồn sống duy nhất của Bên B và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bên A;
f)
Báo trước cho Bên B thời hạn …………… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp
đồng;
g)

Các thỏa thuận khác …

23

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

2. Bên A có quyền sau đây:
a) Nhận đủ tiền thuê tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;
b) Nhận lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu
Bên B khai thác công dụng không đúng mục đích;
d) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 7
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho Bên A theo định kỳ
về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;
b) Thông báo kịp thời tình hình tài sản thuê khoán nếu Bên A có yêu cầu hoặc đột xuất;
c) Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của
mình (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
d) Trả đủ tiền thuê khoán tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;
đ) Trả lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;
e) Không được cho thuê khoán lại tài sản thuê khoán, nếu không có sự đồng ý của Bên A;
f) Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút gía trị tài
sản thuê khoán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
g) Báo trước cho Bên A thời hạn ………..… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp
đồng;
24

Môn: Luật Dân Sự 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hằng

h) Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản
thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
i) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng (nếu tài
sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
j) Các thỏa thuận khác …

2. Bên B có các quyền sau đây:
a) Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận;
b) Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích;
c) Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận) nhưng vẫn phải bảo toàn giá
trị tài sản thuê khoán;
d) Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán ( nếu tài sản thuê
khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
đ) Các thỏa thuận khác … .

ĐIỀU 8
VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Lệ phí công chứng liên quan đến việc thuê khoán tài sản theo Hợp đồng này do
Bên .…. chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 9
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
25

Tài liệu liên quan

*

tiểu luận môn luật kinh doanh hợp đồng thương mại 3 466 1

*

tiểu luận môn luật kinh doanh hợp tác xã 47 744 0

*

báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế hợp đồng trong kinh doanh 82 900 0

*

tiểu luận môn luật kinh tế hợp đồng trong kinh doanh 57 433 0

*

Tiểu luận môn triết học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI 16 530 3

*

Tiểu luận môn triết học sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Pháp gia 16 560 2

*

Tiểu luận môn luật ngân hàng HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 19 1 4

*

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ 26 930 0

*

Tiểu luận môn luật dân sự luật trưng cầu ý dân 13 401 0

Xem thêm: Tìm M Để Phương Trình Có 2 Nghiệm Cùng Dấu, Hai Nghiệm Cùng Dấu

*

Bài tiểu luận môn Luật sở hữu trí tuệ Quyền tài sản 27 1 0

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận