tiểu luận giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 92 trang )

Đang xem: Tiểu luận giáo dục thể chất

LỜI NÓI ĐẦU
Qua chín tuần học tập môn Giáo dục thể chất – sức khỏe dưới sự giảng
dạy của thầy Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ nhiệm bộ môn GDTC em đã nắm bắt
được những khái niệm cơ bản thế nào là giáo dục thể chất, mục đích của việc
học môn này, hiểu được sức khỏe không đơn thuần là khỏe mạnh về thể chất,
mà còn khỏe mạnh về tinh thần. Em cảm thấy các bài giảng của thầy thật sự rất
bổ ích và có ý nghĩa sâu sắc .Qua đó em cũng đã học được những pháp pháp,
cách thức chăm sóc sức khỏe cho người thân và chính bản thân em. Ngoài ra em
còn giúp em làm quen được với một số phương pháp rèn luyện sức khỏe mới
như thiền, xoa bóp huyệt đạo, khí công dưỡng sinh, …
Dưới đây là những nhận thức của em sau khi học Giáo dục thể chất – sức
khỏe. Dù đã rất cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài
làm của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp từ thầy cùng mọi người để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
PHẦN 1 :
Những khái niệm cơ bản
3
I. Sức khỏe
1.Sức khỏe là gì?
Sức khỏe là vốn quý của con người , sức khỏe tốt là mơ
ước chung của tất cả mọi người.
Lời hỏi thăm về sức khỏe không chỉ là câu chào hỏi xã
giao mỗi khi gặp nhau của người Việt Nam mà còn là phép xã giao quốc
tế.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì “Sức khỏe là trạng
thái thoải mái đầy đủ về thể chất , tâm thần xã hội mà không chỉ có ý
nghĩa là không có bệnh hay thương tật ;cho phép mỗi người thích ứng
nhanh chóng với các biến đổi của môi trường , giữ được lâu dài khả năng

lao động có hiệu quả “.
Như vậy chúng ta có thể hiểu sức khỏe được đánh giá
thông qua ba mặt :
• Sức khỏe thể chất :
Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách
tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải
mái, càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất
là:
– Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp
mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao…do đó làm công việc chân tay
một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ
4
– Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của
chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một
cách nhẹ nhàng, thoải mái
– Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động
chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi.
– Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây
bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục.
– Khả năng chịu đựng được những điều
kiện khắc nghiệt của môi trường: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột
ngột của thời tiết.
Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng
thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp
xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể
• Sức khỏe tinh thần :
Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự
thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể
hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở

những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng
cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối
sống không lành mạnh.
Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực
để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân
có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ
trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần cho ta khí thế để sống năng động, để
đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người
khác với sự tôn trọng và công bằng.
5
Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện
nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh
thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và
tình cảm .
• Sức khỏe xã hội:
Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng
được gọi là sức khoẻ xã hội như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng
hoà các mối quan hệ xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái
trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình,
nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự
được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người,
được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khoẻ xã hội tốt và
ngược lại.
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng
bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của
xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và
xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với
nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học,
tâm lý

và xã hội của con người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nền tảng cho hạnh
phúc con người.
2.Tầm quan trọng của sức khỏe trong cuộc sống
Sức khỏe con người là một trong những yếu tố quan
trọng để đánh giá cơ thể có khỏe mạnh hay không .
6
Qua các định nghĩa trên đã cho ta thấy vai trò rất quan
trọng của sức khỏe đối với đời sống con người, nó đem lại cho chúng ta
một lối sống lành mạnh, một cuộc sống vui tươi và những thành công
như mong đợi. Người ta vẫn thường nói “ có sức khỏe là có tất cả”, câu
nói này ai cũng nhận thức được ý nghĩa của nó nhưng không phải ai cũng
có những thói quen và phương pháp để đem lại cho mình một sức khỏe
sung mãn.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang hăng say học
tập và lao động với mong muốn rằng cuộc sống của mình và người thân
sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhưng nhiều khi ta lại vô tình lãng quên đi sức
khỏe của chính bản thân mình để khi nhận thấy tác hại của điều đó thì đã
quá muộn.
Cuộc sống có rất nhiều điều có giá trị nhưng chúng ta
sẽ trở nên vô ích khi không có sức khỏe. Mỗi con người không khỏe
mạnh thì đềucó những tác động không tốt ảnh hưởng tối bản thân họ và
những người xung quanh họ . Dù cho có là một con người nhân cách , lý
tưởng sống và những hoài bão cao đẹp đến đâu mà người đó không có
sức khỏe thì họ cũng chỉ là một con người vô dụng . Họ làm tiêu tồn
nhiều tiền của và sức lực của người thân xung quanh họ . Không chỉ là
gánh nặng của gia đinh mỗi khi ốm đau ma họ còn là gánh nặng của cả
xã hội .
Ngược lại, người có sức khỏe dồi dào có thể sẽ được
tận hưởng rất nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trước tiên họ sẽ luôn cảm
thấy mình có đủ khả năng để thực hiện hoàn thành nhiều công việc,họ có

thể thực hiện được ước mơ ,lý tưởng sống của mình , họ sẽ cảm nhận
được niềm vui hạnh phúc khi mình người có ích cho xã hội, và với tâm
lý thoải mái, niềm lạc quan yêu đời thì bệnh tật cũng sẽ khó khuất phục
họ.
7
Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày
27/03/1946 Bác Hồ có nói: “ Mỗi một người khỏe mạnh là đất nước
mạnh lên một phần, mỗi một người dân yếu ớt là đất nước yếu đi một
phần…” Chính hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khỏe, Bác đã làm
tấm gương “… Tự tôi ngày nào cũng tập thế dục …” để khuyến khích
mọi người cùng tập thể dục. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác trong nhiều
năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa … phong
trào luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe ngày càng được chú
trọng cả bề rộng lần chiều sâu trong các chương trình của nhà nước cũng
như trong ý thức của quần chúng nhân dân, nó thực sự là nhu cầu thiết
thực và đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ
quốc.
Do đó mỗi cá nhân đều nên đảm bảo cho mình một
trạng thái thật tốt về tinh thần, trí tuệ, rèn luyện nâng cao thể trạng, tầm
vóc và cả sự tao nhã trong phong cách ứng xử, làm được những điều này
chính là đem tới cho chúng ta một sức khỏe toàn diện.chỉ như vậy thì xã
hội của chúng ta mới tốt đẹp hơn và nâng cao được chất lượng cuộc sống
của con người .
II. Thể dục _ Thể thao
1.Thể dục thể thao :
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã
hội , một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể
lực nhằm tăng cường thể chất con người hoặc nâng cao thành tích thể
thao góp phần làm phong phú đời sống tinh thần , giáo dục con người
phát triển toàn diện , làm khơi dậy và phát huy tối đa mọi tiềm năng di

truyền trong con người . Thể dục thể thao bao gồm ba bộ phận chủ yếu
cấu thành :
8
• Thể dục thể thao trường học .
• Thể dục thể thao quần chúng ( tức là thể thao
cho mọi người ).
• Thể dục thể thao thành tích cao .
Ở Việt Nam , thể dục thể thao là sự nghiệp của nhà nước
và của toàn dân.
Thể dục là hệ thống các bài luyện tập và thủ pháp được
lựa chọn một cách chuyên biệt để tăng cường sức khoẻ phát triển cơ thể
hài hoà. Theo Pháp lệnh thể dục, thể thao công bố ngày 9/10/2000, TD là
một bộ phận của thể dục, thể thao. TD bao gồm: TD, thể thao quần chúng
và TD, thể thao trường học. TD, thể thao quần chúng là hoạt động tập
luyện, biểu diễn và thi đấu TD, thể thao mang tính tự nguyện của đông đảo
nhân dân. Xét về thực chất, TD, thể thao quần chúng cũng là thể thao cho
mọi người. TD, thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt
động TD, thể thao ngoại khoá cho người học. TD còn là tên gọi riêng của
một nhóm môn thể thao thành tích cao trong chương trình thi đấu
Olympic, bao gồm: TD dụng cụ, TD thể hình, nhào lộn trên thảm, nhào lộn
trên lưới, TD nhịp điệu
Thể thao là một bộ phận của văn hoá thể lực, là
phương tiện và phương pháp để giáo dục thể chất, hệ thống tổ chức, rèn
luyện và tiến hành các cuộc thi đấu các môn thể thao, các bài thể dục
khác nhau. Theo Pháp lệnh thể dục, thể thao công bố ngày 9.10.2000, TT
là một bộ phận của thể dục – thể thao, gọi là TT thành tích cao. TT thành
tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu TT của vận động viên chuyên
nghiệp hoặc nhà nghề, trong đó thành tích cao, kỉ lục TT được coi là giá
trị văn hoá, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người. TT thành
9

tích cao ở Việt Nam bao gồm các môn TT thi đấu trong chương trình đại
hội Ôlympic (Olympic), Asiad, SEA Games.
2.Tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với cuộc sống
 Là một môn học bắt buộc trong tất cả các ngôi
trường ở nước ta . Trong quân sự nó là một trong những hình thức tập
luyện chính . Bởi lẽ chỉ có chăm tập luyện thể dục thể thao thì mới có sức
khỏe tốt để Có sức khỏe tốt thì mới có khả năng học tập và làm việc tốt.
 Thể dục thể thao là một phương pháp tốt nhất để rèn
luyện tố chất cho con người .
 Thể dục thể thao còn mang lại nguồn lợi lớn : Nơi
nào tổ chức các hoạt động thể dục thể thao lớn như tổ chức các kỳ thế vận
hội hay olympic cấp châu lục và khu vực thì đều thu hút được đông
đảo quần chúng trên toàn thế giới . Như vậy hình ảnh của quốc gia hay
vùng tổ chức sẽ được quảng bá thúc đẩy hoạt động du lich phát triển
mạnh.
 Thể dục thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc đặt nền móng cho các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia .
Cụ thể là thông qua các trận thi đấu giao hữu thể thao để làm tiền đề và
thắt chặt mối quan hệ hợp tác , hữu nghị , bình đẳng giữa các nước tham
gia.
 10 lợi ích hàng đầu của thể dục
Chúng ta đã từng nghe hàng ngàn lần điệp khúc: thể
dục là cách giảm cân rất tốt, nhưng ngoài những lợi ích đó còn có nhiều lợi
ích đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
10
• Giúp ngủ ngon hơn :

Nhiều nghiên cứu đã cho
thấy thể dục đều đặn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các nghiên
cứu này cho rằng, thế dục 20-30 phút ở cường độ vừa đến mạnh khoảng 3-

4 lần mỗi tuần giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nên thể dục vào
buổi sáng hoặc chiều, tránh thể dục sát giờ đi ngủ.
• Làm chậm quá trình lão hoá và giảm nguy cơ
chết sớm :Cơ thể của mỗi người mỗi năm sẽ mất đi khoảng 10% khả năng
vận động thể chất sau 40 tuổi. Tuy nhiên thể dục đều đặn có thể cải thiện
sự rắn chắc cơ và da, tăng cường sự linh hoạt và giảm nguy cơ mắc những
chứng bệnh do tuổi tác như bệnh loãng xương, bệnh tim và tai biến mạch
máu não.
• Giúp cho cơ, xương khớp khoẻ : Khi có tuổi,
xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, ít linh hoạt hơn và hệ cơ cũng
giảm. Thể dục đều đặn là một trong những cách tốt nhất để kéo chậm hoặc
ngừa suy giảm cơ, xương và khớp
• Củng cố và tăng cường sức đề kháng : Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy thể dục cải thiện chức năng đề kháng của con
người. Ở tuổi thanh thiếu niên, thể dục là một cách để gia tăng sức mạnh
11
cho tế bào miễn dịch. Ở người có tuổi, chức năng miễn dịch suy giảm
nhanh, do đó người già dễ mắc những bệnh truyền nhiễm. Thể dục đều đặn
ở cường độ vừa như chạy bộ, đi bộ hay đạp xe, có thể kéo chậm sự suy
giảm chức năng đề kháng.
• Cải thiện sự minh mẫn : Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng những người tập thể dục đều đặn có khả năng tập trung,
trí nhớ và phản ứng tốt hơn những người lười vận động. Và không nhất
thiết phải thể dục nhiều, đi bộ khoảng 45 phút 3 lần mỗi tuần là đủ để cải
thiện sự nhanh nhạy của trí não. Thể dục Aerobic có tác dụng kích thích
vùng não kiểm soát tập trung.
• Nâng cao sự tự tin : Nếu bạn là người thừa
cân, thể dục giúp bạn có sự săn chắc cơ, khỏe mạnh, thể lực ổn định và
tinh thần vững vàng, tự tin hơn.
• Tăng cường sự dẻo dai và sinh lực : Những

người thể dục thường xuyên có sức lực tốt hơn và dẻo dai hơn so với
những người không thể dục. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sinh lực và sức
sống tăng lên sau vài tuần bạn bắt đàu thể dục đều đặn. Vì thế, sẽ là không
thông minh nếu bạn từ chối thể dục với lý do “hôm nay cảm thấy mệt”.
• Cải thiện cuộc sống tình dục : Thể dục đều
đặn có thể tăng ham muốn hoạt động tình dục. Sự dẻo dai của thể chất và
sự rắn chắc cơ bắp làm tăng cường lưu thông máu đến vùng sinh dục.
Nhưng nếu thể dục quá nhiều, quá nặng có thể làm giảm sự sinh sản
testosterone và những hoóc môn tính dục nam khác, dẫn đến giảm sinh lực
tình dục.
• Giảm lo lắng, trầm cảm và căng thẳng : Cơ
thể bạn sẽ sinh sản nhiều hoóc môn endorphin hơn từ 1-2 giờ sau khi thể
dục, điều này có tác dụng cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác thư thái
12
cho bạn. Hoạt động thể chất cũng giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống, giảm
căng thẳng. Một số nghiên cứu cho rằng thể dục có thể hỗ trợ trong điều trị
trầm cảm.
• Làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh : Lý do tốt
nhất của tất cả các lý do để thể dục đều đặn là làm giảm nguy cơ mắc
nhiều bệnh nghiêm trọng đe doạ sự sống, như bệnh tim, đái đường, ung
thư vú, tai biến mạch máu não, viêm khớp, loãng xương, cao huyết áp,
cholesterol cao, ung thư ruột kết và béo phì.
III. Bộ môn giáo dục thể chất của trường đại học
Thăng Long
1.Mục đích của môn học Giáo dục thể chất trong nhà
trường và yêu cầu cụ thể đối với sinh viên
Giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao
trường trường học , được coi là nền tảng của thể dục thể thao của mỗi
quốc gia.
Trong những năm gần đây vấn đề Giáo dục thể chất –

sức khỏe cho học sinh, sinh viên trong nhà trường được dư luận xã hội
quan tâm rất nhiều. Giáo dục thể chất không còn là thể dục cơ bắp thuần
túy và không chỉ đánh giá lượng hóa bằng thành tích của các môn: chạy
cự ly ngắn, dài, nhảy xa, nhảy cao, xà kép, xà đơn,… mà giáo dục thể
chất phải là giáo dục sức khỏe toàn diệndể sinh viên có thể phát triển
toàn diện về mọi mặt.
Hiểu được những điều trên trường ĐHDL Thăng Long
đã lựa chọn các môn học trong bộ GDTC theo phương châm thiết thực
và toàn diện, phù hợp với khả năng và yêu cầu của sinh viên, có thể ứng
dụng lâu dài để phát huy hiệu quả của GDTC trong việc nâng cao sức
13
khỏe, khả năng tự chủ cũng như khả năng chịu đựng và tạo phong cách
ứng xử lành mạnh, tốt đẹp cho sinh viên.
• Đầu tiên, chương trình giảng dạy nhằm mục
đích giới thiệu phương pháp tập luyện giữ gìn và nâng cao thể chất sức
khỏe .
• Giúp cho sinh viên lựa chọn được phương
pháp, môn tập phù hợp với điều kiện thể trạng, sức khỏe, thời gian, sở
thích, hoàn cảnh kinh tế,… của mình.
• Thông qua việc học tập, rèn luyện giúp sinh
viên nắm được những kỹ năng cơ bản của các môn tập đã lựa chọn để tập
luyện lâu dài thành kỹ năng.
• Các môn học thể chất không mang tính đánh
đố, nó hoàn toàn ứng dụng được các kiến thức và kinh nghiệm luyện tập
học hỏi được vào cuộc sống hàng ngày để phát huy tác dụng hiệu quả
của bài tập.
• Thông qua việc tập luyện thường xuyên lâu
dài, rèn luyện ý chí, bản lĩnh và phương pháp ứng xử trong vận động và
trong cuộc sống.
• Phát triển phong trào luyện tập, thi đấu giao

hữu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội, tính kỹ luật, xây
dựng các câu lạc bộ sinh hoạt lành mạnh nâng cao thể lực, trí lực cho
sinh viên.
• Không chỉ có vậy, bộ môn GDTC còn góp
phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và trách
nhiệm bảo vệ môi trường sống trong sạch, lành mạnh thông qua các bài
tập, kết hợp với du lịch, dã ngoại theo chuyên đề sức khỏe và môi
trường.
14
• Với các mục đích trên, mỗi bạn sinh viên cấn
nâng cao ý thức học tập của riêng mình, chăm chú vào các bài giảng, kết
hợp với kinh nghiệm bản thân, tích cực rèn luyện các bài tập phù hợp để
môn học sẽ có tác dụng nâng cao sức khỏe cho mỗi người về mặt lâu dài.
2.Chương trình học:
 Cổ truyền : Trường Đại học Thăng Long là trường đầu tiên
mạnh dạn ứng dụng các phương pháp thể dục dưỡng sinh cổ truyền vào
chương trình giảng dạy bộ môn GDTC
• Võ cổ truyền
• Thiền dưỡng sinh
 Hiện đại : Bên cạnh những môn tập luyện hiện đại như
bóng bàn, cầu lông, dance sport thì có cả môn thể dục cổ truyền, điều này
tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại nên đã thu hút được sự
nhiệt tình tham gia của các bạn sinh viên .
• Bóng rổ
• Bóng bàn
• Bóng chuyền
• Cầu lông
• Bơi
• Khuyêu vũ thể thao
• Thể dục nhịp điệu ( Aerobic )

15
Phần 2:
Hệ vận động , phương pháp khởi
động _vận động .Bảo dưỡng cơ
khớp
16
I. Hệ vận động
Tất cả các hoạt động thông thường của con người đều dựa vào hệ
vận động. Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các
chất của xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và
biên độ hoạt động của các khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể
đã được nâng lên
Bao gồm cơ , gân , xương , khớp , cột sống , tiền đình .
1. Cơ:
các tế bào dài (các sợi cơ) chứa các tơ có khả năng co rút
lớn. Có dạng ống hay phiến, có thể dày do có nhiều lớp. Tế bào dài, hẹp,
vuốt nhọn hai đầu, nhân dài, bào tương chứa các sợi protein dài, mảnh khi
co bóp, là cơ trơn. cơ trơn có ở tất cả các nội quan và mạch máu (trừ tim),
hoạt động không theo ý muốn do hệ thần kinh thực vật điều khiển, có thể
co liên tục trong thời gian dài. Ở tất cả động vật không xương sống (trừ
chân đốt) chỉ có cơ trơn. Cơ chuyển vận các xương, do nhiều sợi có kích
thước hiển vi bọc trong bao liên kết sợi xốp (bao cơ) là cơ vân. Mỗi sợi cơ
vân có màng ngoài, trong có nhiều nhân tơ cơ dài chứa yếu tố co rút là đốt
cơ , làm cho cơ có các vân, có gân gắn vào đầu thon của cơ, một đầu bám
vào xương cố định, đầu kia bám vào xương di động. Khi cơ co, bắp cơ
ngắn và to hơn, các xương di động quanh khớp. Cơ vân do thần kinh trung
ương điều khiển (x. Tơ cơ).
Khi vận động, glycogen trong cơ chuyển hoá thành axit
lactic và cung cấp năng lượng đồng thời gây ra hiện tượng mỏi cơ. Sau đó
axit lactic lại chuyển hoá trở lại và phục hồi trở lại bình thường. Khi chết,

cơ cứng vì ứ đọng axit lactic và sau 24 giờ cơ mềm trở lại vì axit lactic bị
phân giải. Khi vận động nhanh, mạch đập liên tục (trong lao động nặng, thi
đấu thể dục thể thao, vv.), cơ cũng có thể bị cứng do ứ đọng axit lactic. Sự
17
hoạt động đều đặn và thường xuyên lao động chân tay, luyện tập thể dục
thể thao sẽ làm cho cơ bắp trở nên dẻo dai hơn, hệ tim mạch và hệ thần
kinh sẽ làm việc tốt hơn, cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn.
2.Gân :
Là mô liên kết không đàn hồi, dai, nối cơ với xương,
gồm khối các sợi colagen trắng chạy song song, là phần tiếp tục của bao
cơ và màng xương. Khi co cơ, gân kéo xương tạo ra sự chuyển động ở
khớp . Gân có thể bị viêm cấp tính hay mạn tính do nhiễm khuẩn , kí sinh
trùng hoặc tai nạn cơ giới. Ở người, bong gân là do giằng kéo khớp làm
gân bị kéo giãn, rách hoặc đứt: cần điều trị cẩn thận. Ở côn trùng , gân
cánh là một trong các ống kitin nâng đỡ làm cho cánh vững chắc và làm
đường dẫn máu nuôi cánh.
3.Xương :
Là loại mô liên kết do chất căn bản của mô nhiễm nhiều
muối khoáng (canxi, magie ) làm cho xương là mô rắn nhất trong cơ thể
và thực hiện chức năng chống đỡ cho cơ thể. Xương còn đóng vai trò quan
trọng trong chuyển hoá một số chất, nhất là canxi. Bộ xương người có
khoảng 200 Xương đa dạng (xương dài, xương ngắn, xương dẹt, xương
nhỏ trong tai, xương chứa khí, xương vừng ), tiếp nối nhau bằng các loại
khớp. Bộ xương người là hệ thống khung, ngoài nhiệm vụ chống đỡ cho
toàn bộ cơ thể còn có nhiệm vụ: bảo vệ nội tạng (não, tuỷ sống, tim, phổi,
tuỷ xương ); tạo cho cơ thể có tư thế, hình dáng thích hợp với sinh hoạt ở
mọi môi trường; thực hiện chức năng vận động. Mọi biến đổi bất thường ở
bất cứ điểm nào của bộ xương (gãy, cứng khớp, viêm ) đều gây rối loạn
trong hoạt động bình thường của cơ thể người.
4.Khớp :

18
Là điểm tiếp giáp của hai hay một số xương giúp cho các
xương cử động được ở các mức độ khác nhau. Khớp bất động (khớp giữa
các đốt sống với đĩa sụn gian đốt) giúp chúng có thể cử động nhẹ; khớp
động tự do hoặc hoạt dịch (các khớp của xương chi) đảm bảo sự vận động
tự do nhất. Khớp hoạt dịch có một số kiểu khác nhau: khớp cử động theo
một hướng (khớp bản lề) hay tất cả các hướng (khớp chỏm), hai xương có
thể xoay quanh nhau (khớp chày) hoặc trượt lên nhau (khớp trượt).
5.Cột sống :
Cột sống là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể . Được
cấu tạo phức tạp nhất và cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của cơ
thể
Tất cả vận động của cơ thể đều do hệ thần kinh trung
ương điều khiển , mà cột sống chính là bộ não kéo dài . Nó chi phối mọi
hoat vận động của cơ thể . Từng đoạn cột sống chịu trách nghiệm chỉ đạo
một phần của cơ thể.
6.Tiền đình :
Tên gọi tắt của tiền đình tai: một hốc hình bầu dục chứa
nang xoan và nang cầu, nối liền với ống bán khuyên. Có chức năng sinh lí
về thăng bằng của cơ thể. Tổn thương bệnh lí ở TĐ gây ra rối loạn (x. Rối
loạn tiền đình). Hốc trước lối vào của một đường ống, vd. TĐ mũi, TĐ
miệng, TĐ thanh quản.
II. Bảo dưỡng cơ khớp
Các khái niệm trên đã cho ta thấy sự quan trọng của hệ vận
động đối với sức khỏe . Để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạng ta phải giữ
cho các bộ phận của hệ vận động luôn ở trạng thái tốt nhất khỏe mạnh
nhất.
19
Một số lưu ý để bảo dưỡng cơ khớp:
• Không nên làm việc gì quá đột ngột , quá sức ; phải

biết lắng nghe cơ thể của mình để làm việc đúng giới hạn .
• Cần thường xuyên tập luyện và bổ sung dưỡng chất
cho xương .
• Xương có độ cứng , độ xốp . Khi thiếu canxi thì
xương bị xốp , loãng .
• Cơ khớp bị mỏi là biểu hiện của cơ thể đã đi vào
thoái hóa .
• Liên kết giữa các khớp là liên kết mềm có thể đàn
hồi . Mở khớp theo các biên độ mà khớp có khả năng . Kích thích để tạo
dịch làm trơn khớp . Trạng thái khởi động phải tương thích với độ vận
động để cung cấp đủ lượng chất nhờn để bôi trơi khớp . Phân phối khớp
để không gây áp lục cho một vùng mà chia đều áp lực cho các khớp .
• Cột sống đòi hỏi phải mềm mại , vì khi bị cứng chỗ
nào là đau chỗ đấy. Có thể chữa được mọi bệnh thông qua cột sống.
III. Phương pháp khởi động _ vận động
Bài tập khởi động _ vận động cơ bản
1.Cổ : Gồm có 5 động tác
• Lên hít – xuống thở
• Nghiêng sang trái – nghiêng sang phải
• Quay thành vòng tròn (từ trước – sau – trước )
• Rướn cổ
• Quay phải –quay trái
20
2.Vai : Gồm có 5 động tác
3.Tay : Gồm có 5 động tác + 1
4.Cột sống : Gồm có 5 động tác
5.Chân : Gồm có 5 động tác + 1
6.Toàn thân : Gồm có 5 động tác
21
Phần 3:

Xem thêm: Học Excel Tạo Bảng Trong Excel 2010, Hướng Dẫn Tạo Và Định Dạng Bảng Biểu Trong Excel

Phương pháp thở khí công dưỡng
sinh .Nâng cao sức chịu đựng và tiềm
năng cơ thể
22
I. Khái niệm
1.Khái niệm :
 Khí là một dạng năng lượng không thể cân đong đo đếm
được , có tính chất của khí : không màu , không mùi , không vị. Nhưng đi
sâu vào luyện tập nó sẽ có màu .
 Công là bỏ thời gian , công sức để làm việc gì đó , là tập
trung tâm trí để tập luyên làm việc gì đó.
 Khí công là công phu để luyện khí
 Luyện khí công thực chất là ;
• Cảm nhận được khí
• Tập trung được khí
• Sử dụng được khí
2.Phân loại :
Khí công có thể chia làm 3 loại chính sau:
 Khí công tâm ling
 Khí công đặc dị khác thường
 Khí công dưỡng sinh
3.Lịch sử phát triển của khí công
Hít thở là một phản xạ tự nhiên của con người . Con người có
thể nhịn ăn nhịn uống hàng giờ nhưng không ai có thể nhịn thở trong một
giờ.
Thông qua thực tiễn khí công là một phương pháp hữu hiệu để
rèn luyện sức khỏe , chữa bệnh và khai thác tiềm năng cơ thể con người
23
Ở Trung Quốc khí công có từ rất sớm khoảng hơn 400 năm
trước công nguyên và phát triển rất mạnh mẽ .

II. Nội dung của khí công là gì?
Nội dung chính của khí công là điều tâm, điều thân và điều
tức.
Điều tâm còn gọi là điều thần, luyện ý, ý thủ với ý nghĩa chủ
yếu là tập trung tư tưởng, là quá trình vận dụng ý thức để điều tiết và
khống chế thân thể, tâm lý của bản thân. Đây là nội dung chính của phép
luyện khí công, vô ý chẳng nên công , là đặc điểm nổi bật khác hẳn với
các phương pháp rèn luyện sức khoẻ khác và cũng là phép luyện khó nhất
trong khí công, chỉ có thể hiểu bằng ý, không thể truyền bằng lời.
Điều thân còn gọi là điều hình, có nghĩa là điều hoà tư thế sao
cho phù hợp với phương pháp tập luyện và thể trạng. Điều thân chủ yếu có
4 cách: đi, đứng, nằm và ngồi, trong đó nằm và ngồi thường được dùng
hơn cả, nhưng dù ở trong tư thế nào thì thư giãn cơ vẫn là chủ yếu, thư
giãn mà vẫn giữ được sự cân bằng và vững chắc của thân thể, giúp cho
điều tức và điều tâm được thuận lợi.
Điều tức còn gọi là thổ nạp, đài tức, điều khí, thực khí chính
là điều luyện hơi thở, là luyện hô hấp. Luyện thở yêu cầu có chủ ý để điều
chỉnh hơi thở của mình, khống chế hơi thở của mình, khống chế hơi thở
một cách có hiệu quả sao cho phù hợp với thể trạng, có tác dụng cường
thân trị bệnh. Thở trong khí công là thở tự nhiên có nhịp điệu rất đều, sâu
và êm, phối hợp mật thiết với điều thân và điều tâm, thở chủ yếu bằng cơ
hoành hoặc cơ bụng.
III. Chúng ta đã biết thở đúng cách?
24
Thở dài sườn sượt hay ngáp vặt chính là báo hiệu của cơ thể:
“Tôi cần nhiều ôxy hơn”. Nếu không chú ý và tiếp tục làm việc thì stress
sẽ xuất hiện. Vậy nên một bài tập thở ngắn giữa chừng sẽ làm dịu sự căng
thẳng, lấy lại sức sống cho cơ thể.
1.Nguyên tắc tập thở
Hít thở là một hoạt động tất yếu của con người. Tuy nhiên,

hầu hết đều không nhận ra rằng khi chúng ta đang chịu một áp lực nào đó,
hơi thở thường gấp gáp và không sâu. Trong khi đó, ôxy lại đóng vai trò
quan trọng nhất trong các chất dinh dưỡng đối với hoạt động của tim, não
bộ cũng như nhiều bộ phận quan trọng khác. Vì vậy việc luyện thở có thể
giúp giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc và thêm sức sống cho cơ thể cũng
như tâm trí.
Nếu có thể kết hợp với yoga, thiền thì khi đó, bạn đã đạt đến đỉnh cao của
sự hài hòa giữa cơ thể và tâm trí. Trong mỗi bài luyện thở, một trong
những nguyên tắc bất di bất dịch là “hít thở sâu”, tức là hít vào bằng mũi
sao cho khí được tiếp nhận từ đáy phổi và lan ra toàn lá phổi.
25
Thở ra là làm sao để không khí từ phổi sẽ được “tống sạch” ra qua đường
miệng trước khi hít vào một luồng không khí sạch khác. Nếu có thể tìm
một nơi nào đó để tập luyện thì sẽ thật tuyệt vời bởi nó sẽ giúp bạn tập
trung tốt hơn.
2.Tại sao cần luyện thở
Khi stress tấn công bất ngờ, cách bạn hít thở trước khi nói hay
làm bất cứ việc gì sẽ rất quan trọng, nếu không nói là quyết định kết quả
của hành vi đó.
Khi bạn gặp một sự căng thẳng đột ngột như một chiếc xe va
quệt vào xe bạn, xuất hiện một đám cháy bất ngờ, được chẩn đoán là mắc 1
bệnh nào đó; xung đột với sếp hay bạn bè, đồng nghiệp, người thân…Đó là
một thông tin không lấy gì làm hay ho và tất nhiên là bạn chưa được chuẩn
bị trước.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phản ứng tự nhiên của cơ thể là
“sẵn sàng chiến đấu”, một loạt các phản ứng bản năng như nhịp tim tăng,
hơi thở gấp gáp, hoạt động không tuân theo sự kiểm soát của ý thức sẽ lập
tức xuất hiện. Tất nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm bản thân mà cách xử
trí sẽ khác nhau nhưng nếu không được học hỏi, cách hành xử sẽ nghiêng
về bản năng hơn.

Vì vậy, chúng ta thường được khuyến khích nên dừng lại 1
26

Tài liệu liên quan

*

Tài liệu Tiểu luận: Giáo dục thể chất sức khoẻ doc 26 6 14

*

BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT potx 32 839 12

*

Báo cáo khoa học: “Đề xuất một vài giải pháp nâng cao chất l-ợng học tập nội dung lý luận trong môn học Giáo dục thể chất ở trường đại học GTVT” ppsx 3 662 1

*

luận án tiến sĩ đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở đà nẵng 207 1 2

*

Luận văn giáo dục thể chất 15 830 3

*

bài tiểu luận giáo dục thể chất 92 4 4

*

CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO KĨ THUẬT CƠ BẢN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 10 606 0

*

bài giảng lý luận giáo dục thể chất 4 410 3

*

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHOẺ 18 917 0

Xem thêm: Tra Cứu Luật Văn, Luận Văn Đại Học Luật Hà Nội, Bìa Tiểu Luận Đại Học Luật Hà Nội

*

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG HỌC KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU ÚP BỤNG CHO NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 59 774 2

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận