Tiểu Luận Điều Kiện Kết Hôn Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Tiểu luận điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình 2014

*

*

“Điều kiện kết hôn là điều kiện để Nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam nữ”<1>. Một cách nhìn nhận khác, “điều kiện kết hôn là những chuẩn mực (yếu tố) pháp lý, dựa vào đó pháp luật thừa nhận sự kết hôn của nam, nữ”<2>. Điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng của Luật HN&GĐ 2000, nhằm xác lập quan hệ hôn nhân phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội. Điều kiện kết hôn là những quy định bắt buộc mang tính chất pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh việc kết hôn phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Điền kiện kết hôn còn là cơ sở để xác định tính hợp pháp của việc kết hôn. Để xác định một quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp, phải căn cứ vào sự tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn. Một quan hệ hôn nhân chỉ được xem là hợp pháp khi nam và nữ chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định vào thời điểm họ xác lập mối quan hệ này. Sự chấp hành các điều kiện nói trên phải bảo đảm cả hai tiêu chí pháp lý, đó là sự chấp hành các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức kết hôn. Bên cạnh đó, điều kiện kết hôn được quy định dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với yếu tố đạo đức, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cơ sở khoa học của điều kiện kết hôn là những chuẩn mực đã được tổng kết từ thực tiễn xã hội và kết luận thông qua việc nghiên cứu, những cơ sở này được chứng minh từ các công trình nghiên cứu có liên quan. Việc xây dựng điều kiện kết hôn dựa trên các cơ sở khoa học bảo đảm cho tính lâu dài, bền vững của quan hệ hôn nhân và sự phát triển lành mạnh của gia đình. Bên cạnh việc xây dựng các điều kiện kết hôn dựa trên những nền tảng khoa học, Nhà nước ta cũng phải xem xét đến các yếu tố đạo đức, tập quán, nhận thức và truyền thống trong việc xác định các điều kiện kết hôn. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật của các quốc gia có sự khác nhau. Ví dụ cùng quy định về độ tuổi kết hôn nhưng vì có sự khác biệt về nhận thức mà độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam cao hơn so với pháp luật của Pháp. Ở Việt Nam độ tuổi kết hôn là từ 18 tuổi đối với nữ và từ 20 tuổi đối với nam, trong khi pháp luật Pháp thì độ tuổi kết hôn của nam là tròn 18, nữ tròn 15. Quy định về tuổi kết hôn của Pháp thấp hơn so với Việt Nam vì người dân có quan niệm quan hệ tình dục không đồng nghĩa với việc sinh con, do đó họ quy định độ tuổi kết hôn như vậy. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại quan niệm thời gian kết hôn gắn liền với thời gian sinh con nên không quy định độ tuổi kết hôn sớm.
Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện. Khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ 2000 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Sự tự nguyện khi kết kết hôn là việc hai bên nam, nữ tự mình quyết định việc kết hôn. Mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi bên kia hay bất kỳ người thứ ba nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Thứ ba, các trường hợp cấm kết hôn. Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ 2000. Theo đó, pháp luật cấm kết hôn đối với những người thuộc các trường hợp sau: người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ với con rể, đã từng là bố dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính. Nam, nữ chỉ được quyền kết hôn khi họ không thuộc các trường hợp cấm kết hôn nêu trên.
Thứ tư, điều kiện về đăng ký kết hôn. Khi kết hôn, nam nữ ngoài việc tuân thủ các điều kiện về nội dung còn phải tuân thủ điều kiện về hình thức, đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ nhất, Luật HN&GĐ 2000 quy định về độ tuổi kết hôn, theo đó “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”. Việc quy định độ tuổi kết hôn của nữ như trên gây ra mâu thuẫn đối với một số pháp luật liên quan. Điều 18 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”; “Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ…”. Theo những quy định này thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tức là chỉ khi đủ 18 tuổi họ mới có khả năng bằng hành vi của mình xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự, trong khi đó Luật HN&GĐ 2000 lại quy định nữ từ sau ngày tròn 17 tuổi trở lên có thể thực hiện quyền kết hôn. Có thể thấy đây là sự mâu thuẫn giữa Luật HN&GĐ 2000 với tính chất là luật riêng và BLDS năm 2005 với tính chất là luật chung, điều này đã dẫn đến một số bất cập trong thực tiễn. Bởi lẽ, khi người nữ kết hôn, không những làm phát sinh quan hệ vợ chồng là quan hệ nhân thân còn phát sinh thêm quan hệ tài sản và nhiều quan hệ khác, đòi hỏi chủ thể đó phải thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản của mình, nhưng theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sự mẫu thuẫn như trên về độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ 2000 và pháp luật có liên quan, đặc biệt là BLDS, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc cho phép người nữ sau khi kết hôn thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này cũng giống như việc cho họ cơ sở của quyền nhưng không cho họ công cụ để thực hiện những quyền đó.
Thứ hai,Luật HN&GĐ 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Vấn đề kết hôn của những người đồng tính và việc thực hiện, bảo vệ các quyền con người của họ trong thực tiễn gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam hiện nay. Thời gian qua, nhiều người đồng tính đã ở tình trạng bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình. Nhiều người đồng tính, song tính, chuyển giới khi lấy nhau bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí xa lánh, coi đó là một hiện tượng bất thường cần phải loại trừ ra khỏi xã hội… Trong khi đó, pháp luật Việt Nam nói chung, Luật HN&GĐ 2000 nói riêng chưa có quy định rõ ràng về bảo vệ quyền của người đồng tính. Khoản 5 Điều 2 Luật HN&GĐ 2000 quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”. Quy định có tính liệt kê ở nguyên tắc này, vô hình trung đã loại trừ việc kỳ thị, phân biệt đối xử với con là người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới không thuộc nội dung của nguyên tắc này. Mặt khác, khoản 5 Điều 10 Luật này quy định cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Việc sử dụng quy phạm “cấm” việc kết hôn giữa những người cùng giới tính dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Trên thực tế, một số cơ quan thi hành pháp luật ở một số địa phương và một bộ phận xã hội đã lấy quy định tại khoản 5 Điều 10 để giải thích cho những ứng xử có tính chất kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người đồng tính trong hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, tình trạng người đồng tính, song tính, chuyển giới chung sống với nhau như vợ chồng đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để phân định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Để giải quyết được tình trạng này, Luật HN&GĐ 2000 cần có những sửa đổi phù hợp để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của họ.
Thứ ba, quy định cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo Luật HN&GĐ 2000, người mất năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2005 thì một người chỉ bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện là bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, trường hợp một người tuy mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khác dẫn tới không nhận thức, điều khiển được hành vi nhưng do không (hoặc chưa) có quyết định của Tòa án thì vẫn được xác định là có năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Như vậy, vấn đề là ở chỗ, nếu không có quyết định của Tòa án tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự thì làm sao biết người đó có bị mất năng lực hành vi dân sự mà cấm kết hôn. Thực tế có nhiều trường hợp sau khi kết hôn xong thì vợ hoặc chồng mới phát hiện ra là người vợ hoặc người chồng của mình có nhiều biểu hiện tâm thần và muốn ly hôn vì lý do tại thời điểm kết hôn người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, nhưng cũng không thể ly hôn được bởi vì chỉ có Tòa án mới có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, luật lại không có quy định nào cho phép Tòa án cưỡng chế trưng cầu giám định đối với người bị nghi là mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Do đó, nếu một người muốn ly hôn vì lý do tại thời điểm kết hôn chồng hoặc vợ của mình bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng bố mẹ và vợ hoặc chồng của họ không đồng ý giám định thì Tòa án cũng không thể nào tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự để cho ly hôn được.
Luật HN&GĐ 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào về việc hai bên nam, nữ kết hôn không có yếu tố nước ngoài khi đăng ký kết hôn phải chứng minh tình trạng sức khỏe của mình là không bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có quy định, trong hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài phải kèm theo “Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình”. Việc pháp luật hiện hành không quy định giấy chứng nhận về điều kiện sức khỏe đối với quan hệ hôn nhân trong nước, trong khi lại quy định đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam thiếu thống nhất, vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong đối xử giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài.
Hoàn thiện quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn là điều kiện cần thiết để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, nhu cầu thực tiễn về việc kết hôn cũng như tạo rasựthống nhất giữa pháp luật hôn nhân, gia đình và những văn bản pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân sau khi kết hôn, tạo cơ sở để họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách độc lập trong các quan hệ xã hội. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc hoàn thiện độ tuổi kết hôn.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần sửa đổi tuổi kết hôn theo hướng nam, nữ đều được kết hôn khi từ đủ 18 tuổi, việc quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành tạo ra sự không đồng đều về quyền lợi của nam và nữ. Trước đây, người ta cho rằng, sự phát triển tâm sinh lý ở nữ thường sớm hơn so với nam. Tuy bằng tuổi, nhưng con gái thường dậy thì trước và nhận thức cũng già dặn hơn những bạn nam cùng tuổi. Vì vậy, tuổi kết hôn của nữ ít hơn của nam hai tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, các bạn trẻ có điều kiện đểhoàn thiện tri thức, học hỏi nâng cao nhân thức từ nhiều kênh khác nhau. Việc phát triển này tương đối đồng đều giữa nam và nữ, chứ không có sự chênh lệch rõ ràng như trước. Nam giới nếu lập gia đình ở tuổi 18, về mặt thể lực và sự phát triển tâm lý có thể gánh vác được trách nhiệm gia đình. Một lý do nữa để hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống ngang bằng với nữ là, hiện nay, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế, việc quy định độ tuổi kết hôn cũng cần tuân thủ trên nguyên tắc bình đẳng giới đã được quy định trong Công ước CEDAW (Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ). Do đó, không nên có sự phân biệt điều kiện về tuổi kết hôn của nam và nữ.
Quan điểm thứ hai cho rằng, tuổi kết hôn của nam cần quy định như hiện hành (từ 20 tuổi trở lên), còn đối với tuổi kết hôn của nữ cần được quy định lại, theo đó nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền kết hôn. Lý giải vấn đề này, một số ý kiến cho rằng quy định như vậy để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của BLDS, pháp luật về tố tụng dân sự và các luật có liên quan khác. Pháp luật dân sự hiện hành quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên, nếu không ở tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì được quyền tham gia tất cả các quan hệ dân sự và tố tụng dân sự.

Xem thêm: Viết Các Phương Trình Ion Rút Gọn Fe2(So4)3 Koh, Hóa Học Điện Li Lớp 11

Quan điểm thứ ba cho rằng, giữ nguyên độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Tuy nhiên, đối với một số vùng, miền đồng bào dân tộc thiểu số nên quy định tuổi kết hôn ở vùng này là nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên. Bởi lẽ, rất khó để có thể thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề kết hôn khi mà những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức, bên cạnh đó việc quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay gây ra một số thiệt thòi cho người phụ nữ ở đây. Nếu sinh con khi hai người tảo hôn thì con cái họ sẽ không được đăng ký giấy khai sinh, không được đến trường, trẻ sẽ đi học chậm so với các bạn cùng năm sinh. Cho nên pháp luật hôn nhân và gia đình nên có những thay đổi để phù hợp với phong tục tập quán.
Theo chúng tôi, không nên hạ độ tuổi kết hôn của nam và nữ xuống thấp hơn độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ 2000 để phù hợp với thực tiễn ở nhiều địa phương, nam nữ không đủ tuổi theo quy định nhưng vẫn kết hôn vì phong tục tập quán. Bởi nếu hạ độ tuổi kết hôn thì cũng đồng nghĩa với việc pháp luật đang chạy theo thực tiễn. Pháp luật xuất phát từ thực tế điều chỉnh những quan hệ xã hội tồn tại, nhưng không có nghĩa là pháp luật chạy theo thực tế, pháp luật cần đưa những cái thuộc về thực tế đó vào một quỹ đạo tốt nhất của nó. Nếu chỉ vì nguyên nhân trên mà hạ độ tuổi xuống, vô hình trung, chúng ta đang thừa nhận, pháp luật đang chịu thua sự vi phạm tồn tại trong suốt thời gian qua, vì không thể ngăn chặn, xóa bỏ được những phong tục, tập quán không phù hợp nên chấp nhận nó và nâng lên làm pháp luật. Ví dụ như sau khi hạ độ tuổi như kiến nghị trên, các vùng nông thôn, vùng núi lại cho con họ kết hôn sớm hơn nữa và rồi lại với cái lý do nhiều vùng kết hôn nên tiếp tục hạ độ tuổi, như vậy khác nào đang cổ vũ cho nạn “tảo hôn”, một trong những tập tục bị lên án và cấm đoán trong pháp luật cũng như xã hội Việt Nam ngày nay.
Xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình, khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể sau khi kết hôn, đặc điểm về tâm sinh lý cũng như điều kiện kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, nên sửa đổi độ tuổi kết hôn quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ 2000, theo đó nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên và nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới được quyền kết hôn. Việc quy định độ tuổi kết hôn như trên dựa vào những căn cứ sau:
Thứ nhất, sự phát triển về sinh lý ở nam và nữ. Hôn nhân có chức năng rất quan trong việc duy trì nòi giống, chức năng này chỉ có thể được thực hiện khi nam và nữ đạt đến một độ tuổi nhất định, mặc dù ở độ tuổi 13 đối với nữ đã có thể sinh con, nhưng vào thời điểm này, thể chất chưa phát triển một cách hoàn thiện, nếu sinh con ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người mẹ và đứa con. Rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản đã đưa ra những kết luận, nam trước 20 tuổi và nữ trước 18 tuổi không nên có quan hệ tình dục vì chưa thể hoàn thiện về thể chất. Một thống kê khác cho biết, nữ giới quan hệ tình dục trước 18 tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn gấp 3 lần những người quan hệ sau tuổi này<4>… Sự phát triển về thể chất, sinh lý ở độ tuổi 18 trở lên đối với nữ và 20 trở lên đối với nam về cơ bản đã hoàn thành, do đó nếu kết hôn từ độ tuổi này sẽ đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản cho cả bà mẹ và trẻ em.
Thứ hai, sự phát triển về tâm lý ở nam và nữ. Thanh niên nam, nữ ở độ tuổi 16, 17 còn chưa tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông, là độ tuổi có thể nói là bồng bột và nhạy cảm nhất của giới trẻ. Do đó, việc kết hôn rất dễ chỉ là những mong muốn nhất thời, cảm tính, hay do bất mãn với gia đình, hay muốn chạy theo trào lưu. Sự thiếu cân nhắc kỹ càng như vậy sẽ khiến cho những cuộc hôn nhân khó tồn tại lâu dài. Vì vậy, việc quy định độ tuổi kết hôn ở con số 18 và 20 là muốn nam nữ hoàn thiện hơn v mặt nhận thức, có những suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm với bản thân cũng như cuộc hôn nhân của chính mình, không phụ thuộc vào người khác, có thể tự lo được cuộc sống sau khi kết hôn.
Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất về năng lực hành vi giữa luật hôn nhân gia đình với các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là BLDS 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Việc quy định độ tuổi kết hôn của nữ là đủ từ 18 tuổi trở lên sẽ tạo ra sự đồng bộ đối với các văn bản pháp luật khác, tạo cơ sở pháp lý để người nữ có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ xã hội phát sinh sau khi kết hôn.
Luật HN&GĐ 2000 quy định cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính hình thức, bởi lẽ căn cứ để tuyên người đó bị mất năng lực hành vi dân sự phải là người đó bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan, Tòa án sẽ tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Vấn đề đặt ra ở đây là người có quyền và lợi ích liên quan như đã nêu trên không yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự, dù thực tế người đó không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Như vậy có nghĩa là những người này vẫn được kết hôn. Việc kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội.
Vì vây, theo chúng tôi, Luật HN&GĐ 2000 cần sửa đổi theo hướng quy định việc kết hôn của nam, nữ phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe trước khi kết hôn. Giấy chứng nhận khám sức khỏe này sẽ thể hiện được là các bên nam, nữ mắc bệnh gì dẫn đến không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không. Trên cơ sở giấy chứng nhận sức khỏe và kiểm tra các điều kiện kết hôn khác, nếu nam, nữ đáp ứng đủ thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Quy định về giấy chứng nhận sức khỏe của các bên nam, nữ khi kết hôn còn góp phần tạo sự thống nhất đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo sự bình đẳng đối với việc kết hôn trong nước và kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Luật HN&GĐ 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng nhiều người cùng giới tổ chức đám cưới và chung sống với nhau nên Nhà nước cần xem xét lại có nên thừa nhận hôn nhân đồng giới hay không. Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều quan điểm khác nhau.
Có người cho rằng, người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Vì vậy, nên cho phép kết hôn đồng tính vì nó là quyền được sống thực với gì mình có.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân cũng như với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định Luật hiện hành, không can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, không quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong quan hệ chung sống như vợ chồng để đảm bảo sự phù hợp về tâm, sinh lý của các cặp vợ chồng và phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Quan điểm thứ ba cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta chưa nên thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng trong Luật HN&GĐ 2000 cần phải có các quy định để một mặt góp phần ngăn ngừa thái độ kỳ thị đối với những người cùng giới tính, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ về tài sản và con (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau như vợ chồng.

Xem thêm: Trọng Lượng Thép Tròn, Thép Ống : Cách Tính Trọng Lượng Thép Cuộn

Theo chúng tôi, không nên thừa nhận hôn nhân đồng tính bởi việc thừa nhận hôn nhân đồng tính có thể dẫn đến một số hệ lụy xã hội. Một là, sẽ khó ngăn chặn được hiện tượng những người bình thường về giới tính lợi dụng để có quan hệ đồng tính vì mục đích xấu do y học không dễ dàng phân biệt được các trường hợp này. Hai là, nếu thừa nhận hai người cùng giới tính là vợ, chồng thì họ có quyền được nhận nuôi con nuôi và đứa trẻ sẽ lớn lên trong một gia đình như vậy khó tránh khỏi bị định hướng sai lệch về giới tính, về chức năng của từng loại giới tính. Ba là, việc thừa nhận hôn nhân đồng tính sẽ đi ngược lại truyền thống gia đình Việt Nam, do đó sẽ rất khó được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, có thể nhận thấy vấn đề xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, trong đó các quyền con người được bảo đảm và thực thi thông qua cơ chế pháp luật hiệu quả là mục tiêu chung của toàn thể nhân loại. Người đồng tính với những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình dục, quan hệ tình cảm, là đối tượng thường xuyên chịu những tác động tiêu cực từ những phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục đặc biệt của mình trong khi đó pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào để bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, pháp luật Việt Nam trong thời gian tới tuy không thừa nhận hôn nhân đồng tính nhưng cũng nên có quy định để bảo vệ quyền lợi của nhóm người này, đặc biệt là quyền mưu cầu hạnh phúc. Cụ thể Luật HN&GĐ 2000 cần sửa đổi theo hướng bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thay vào đó là việc ghi nhận sự “không thừa nhận” đối với hôn nhân này. Bản chất pháp lý của cấm hôn nhân đồng tính và không thừa nhận hôn nhân đồng tính là như nhau bởi cả hai quy định này đều thể hiện quan điểm là không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, việc thay từ “cấm” bằng từ “không thừa nhận” đã góp phần thể hiện một cách nhìn khác của xã hội đối với việc sống chung như vợ chồng của những người cùng giới và giải quyết các quan hệ về tài sản phát sinh trong việc sống chung giữa họ. Theo đó, tuy không thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng vẫn thừa nhận quan hệ sống chung như vợ chồng của họ. Nếu quá trình sống chung có phát sinh tranh chấp về tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết theo hướng áp dụng các quy định về việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn để giải quyết tranh chấp phát sinh

<1> Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học (1999), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
<4> http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/benh-phu-khoa/ung-thu-co-tu-cung-can-benh-nguy-hiem-nhung-co-the-phong-ngua/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận