tiểu luận công tác xã hội cá nhân với người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.63 KB, 16 trang )

Đang xem: Tiểu luận công tác xã hội cá nhân với người nghèo

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CƠ SỞ (II)

TIỂU LUẬN HẾT MÔN
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ KẾT NỐI NGUỒN LỰC CỦA NHÂN VIÊN CTXH
NHẰM HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
HUYỆN CỦ CHI

GIẢNG VIÊN : CÔNG HOÀNG THUẬN
SINH VIÊN

: PHẠM QUANG TIẾN

LỚP

: Đ14CT2

MSSV

:1457601010271

NGÀNH

: CÔNG TÁC XÃ HỘI

TP.HCM, NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2017
LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đến các thầy cô khoa CTXH Trường ĐH Lao

Động Xã Hội Cơ Sở II đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập tại Trường.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Thầy Công Hoàng Thuận đã dạy em môn học chuyên
ngành Công tác xã hội với người nghèo qua đó bổ sung kiến thức giúp em thuân lợi hơn
trong thời gian thực tập sắp tới
Cám ơn thầy đã tạo điều kiện để em có thể nghiên cứu, làm bài tiểu luận này, cũng như
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai xót mong thầy giúp em sửa, thông
cảm bỏ qua cho em vì trình độ còn hạn chế.
Chân thành cảm ơn Thầy!

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………………………………………… 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………………………………………………………………………… 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………………………… 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………….. 2
4.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………………………….. 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………………….. 3
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………. 3
7. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………… 3
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………………………………………………………………………… 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHÈO ĐÓI…………………………………………………………………………………………….. 4

1.1MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI…………………………………………………………………………………..4
Nghèo 4
Nghèo tuyệt đói……………………………………………………………………………………………………………………….4
Nghèo tương đói………………………………………………………………………………………………………………………4
1.2NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NGHÈO ĐÓI…………………………………………………………………………………4
1.3KẾT NỐI NGUỒN LỰC………………………………………………………………………………………………………5

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI, VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG KẾT NỐI NGUỒN LỰC.. .6

2.1 THỰC TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN CỦ CHI……………………………………………………………………………..6
Thực trạng vai trò kết nối nguồn lực của công tác xã hội……………………………………………………………..6
Kết quả khi được sự hỗ trợ nguồn lực………………………………………………………………………………………..7
Biểu dương khen thưởng kịp thời những hộ nghèo vượt khó………………………………………………………..8
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..9

3.1 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN NGHÈO Ở HUYỆN CỦ CHI…………………………………………………..9
3.2 GIẢI PHÁP…………………………………………………………………………………………………………………..10
3.3 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………………………..11
3.4KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………….12
3.5 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………………………………..12

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghèo đói chính là vấn đề mà xuyên suốt trong quá trình phát triển lịch sử của mỗi đất
nước trên toàn thế giới, tình hình nghèo đói diễn ra rất phức tạp. Nó làm ảnh hưởng
nặng nề đến sự phát triển kinh tế của mỗi đất nước, có thể nói cuộc chiến với nghèo
đói là cuộc chiến cam go, đầy thử thách không thể thực hiện sớm chiều là được. Nó
đòi hỏi cần phải có sự kiên trì thực hiện từng bước, đầu tiên ta cần phải thực hiện sự
công bằng xã hội, dân chủ, văn minh, hiện đại, hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm
nghèo và làm giàu một cách chính đáng đúng pháp luật chủ trương của Đảng và nhà
nước ta.
Mục tiêu giảm nghèo không chỉ mỗi riêng Việt Nam mà nó còn là mục tiêu của các
nước trên toàn thế giới, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người nghèo, nhằm

góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, các vùng, các
dân tộc trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu cao cả của chủ
tịch Hồ Chí Minh là sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Trong những năm qua chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã phát triển rất
mạnh, đã giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo đã tiếp cận được với các dich vụ xã hội cơ
bản, cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo đã được cải thiện rõ rệt. Với việc triển khai
hiệu quả các chính sách giảm nghèo, ước tính đến cuối năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo cả
nước giảm còn 8,58%-8,38% giảm khoảng 1,3%-1,5% so với cuối năm 2015, tỷ lệ hộ
nghèo các huyện còn 46,43%, giảm 4% đạt chỉ tiêu quốc hội được giao. Tiếp tục thực
hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2017 Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội đặt ra mục
tiêu giảm nghèo cả nước từ 1-1,5% năm, riêng các xã nghèo huyện nghèo là 4%/năm .
Tiếp tục đẩy mạnh các chính sách dự án giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều
tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của đối tượng thụ hưởng và sự tham
gia của người nghèo. Tiếp tục thực hiện nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 1/6/2012 của
ban chấp hành trung ương kháo XI một số vấn đề chính sách giai đoạn 2012-2020.
Nghị quyết số 76/2014/QH13 của quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến năm 2020, Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của chính phủ
về định hướng giảm nghèo từ thời kì năm 2011 đến 2020 và nghị quyết 30A/2008/NQ1
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

CP ngày 27/12/2008 của chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo ( nay là 64). Triển khai có hiệu quả chương trình mực tiêu
quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2016-2020 theo quyết định
1722/QĐ-TTG ngày 2/9/2016 của thủ tướng chính phủ. Để thực hiện tốt các chính
sách, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của cần phải chú trọng đến vai trò của Công tác xã
hội trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững , đóng góp đáng kể cho sự phát triển
của xã hội, đặc biệt đối với những người nghèo đã và đang đối mặt với các rủi ro trong

cuộc sống vì họ chưa thể tiếp cận được với các nguồn lực, họ chưa thấy được năng lực
của bản thân. Công tác xã hội với người nghèo có vai trò giúp nâng cao năng lực để
thoát nghèo bền vững, giúp họ vượt qua những rủi ro, phát hiện được những nguồn lực
mà người nghèo cần được tiếp cận. Chính vì tôi sử dụng kiến thức chuyên ngành
CTXH với người nghèo để nghiên cứu thực tế hộ nghèo ở huyện Củ Chi đã được tiếp
cận được với các nguồn lực giúp họ thoát nghèo bền vững chưa.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghèo đói đang là vấn đề quan tâm ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước, các cơ
quan ban ngành đoàn thể, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về nghèo đói, các tổ
chức phi chính phủ của Liên Họp Quốc, phi tài chính trên thế giới cũng tham gia vào
công tác giảm nghèo trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã đang là vấn đề nóng hằng năm được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc
đạt được nhũng thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo tuy nhiên vẫn còn
một số hạn chế trong chính sách hỗ trợ nguồn lực dành cho các vùng nông thôn nghèo
ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Khái quát : Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có Sông
Sài Gòn chảy qua. Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam
Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông
bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
– Đối tương : Vấn đề kết nối nguồn lực ở Huyện Củ Chi.
-Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Huyện Củ Chi
2
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

Thời gian: số liệu mới nhất có thể

Thời gian nghiên cứu: 10 ngày

4.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Thể hiện rõ vai trò kết nối nguồn lực của công tác xã hội trong giảm nghèo.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thoát nghèo bền vũng.
+ Hiểu được nhu cầu thiết yếu của người nghèo.
+ Xây dựng kế hoạch hỗ trợ người nghèo.
+ Kết nối người nghèo với các nguồn lực cần thiết.
+ Giúp họ lấy lại sự tự tin , có nghị lực sống.
+Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình viết tiểu luận.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+Phương pháp thống kê.
+Phương pháp so sánh
+Phương pháp phân tích số liệu
+Phương pháp phỏng vấn sâu
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN
+ Dựa trên quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo và các chính sách xóa đói
giảm nghèo của nhà nước.
7. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
+Đưa ra số liệu cụ thể làm rõ thực trạng nghèo ở huyện cái nước
+Chỉ ra vai trò kết nối nguồn lực của nhân viên công tác xã hội trong xóa đói giảm
nghèo.

3
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI
Nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu
chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến
nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo
khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng
năm
Nghèo tuyệt đói
Nghèo ở mức độ tuyệt đối… là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người
nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và
trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.

Nghèo tương đói
Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật
chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với
sự sung túc của xã hội đó.
1.2NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NGHÈO ĐÓI
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế
giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh
với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng
khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô
cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai,
dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại
lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề
chạy chữa.
4
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt
được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học – công nghệ, làm tăng đáng kể
của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh
đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Hàng tỷ người, thực tế là
một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em.
Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ
sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc
biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng
trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 – 11 không được cắp sách đến trường.
Ở Việt Nam chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quan
chính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta đã đưa ra những
chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói, giảm
nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấp quốc gia và
dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo.
1.3KẾT NỐI NGUỒN LỰC
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cá nhân, hộ, nhóm và cộng đồng nghèo nhận thức được
vấn đề của mình, đánh giá nhu cầu và tìm kiếm, khai thác các tiềm năng nội lực (nhân
công, nghề truyền thống, sản xuất và chế biến đặc sản địa phương…), kết hợp với các
chương trình, dự án bên ngoài thực hiện sinh kế bền vững.
Hỗ trợ tổ chức các hoạt động khích lệ, động viên và huy động sự tham gia của người
nghèo vào các chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương, thông qua các hoạt
động nhóm điển hình, nhóm bạn nghèo tự giúp, nhóm kinh tế hộ.
Nâng cao kiến thức, giáo dục, hướng dẫn cán bộ địa phương biết phương thức giao
tiếp, đánh giá nhu cầu của người nghèo. Hay nói cách khác, công tác xã hội là “cầu
nối” người nghèo với cán bộ, để cán bộ, cũng như chính quyền, sát cánh cùng người
dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững.

5
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI, VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG
KẾT NỐI NGUỒN LỰC.
2.1 THỰC TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN CỦ CHI.
Theo điều tra mới nhất dựa trên tiêu chí nghèo mới của thành phố ,điều chỉnh chuẩn
nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người là 12 triệu đồng/người/năm, năm
2012 huyện tổ chức điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới và đưa vào danh sách 26.879
hộ, chiếm tỷ lệ 28,4% so với tổng hộ dân. Trong đó có 397 hộ thu nhập từ 6 triệu
đồng/người/năm trở xuống; 19.689 hộ thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/năm;
5.102 hộ thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/người/năm và 1.691 hộ thu nhập từ 12 đến
triệu đồng/người/năm. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2015 không còn hộ
nghèo thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm và kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới
10% tổng số hộ dân, huyện đã đề ra kế hoạch thực hiện theo từng bước cụ thể và tập
trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng thu nhập theo từng nhóm thu nhập và giảm hộ nghèo
theo tiêu chí mới.

Thực trạng vai trò kết nối nguồn lực của công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội đảm nhận vai trò của cán bộ giảm nghèo tại huyện đã
chủ trương phát huy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, chú trọng đến công tác
giải quyết việc làm kết hợp với phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, khai thác
và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, nguyên liệu tại chỗ, có chính sách đầu tư các đơn vị
sản xuất công nghiệp nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các khu
công nghiệp tập trung cũng đã thu hút nhiều đơn vị đến đầu tư giải quyết việc làm ổn
định cho số lao động trẻ. Thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội gắn liền với việc xây

dựng mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo – hộ nghèo cũng như thực hiện chính
sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nghèo sử dụng xe 3 – 4 bánh tự chế. Đặc
biệt, đã kịp thời hỗ trợ vốn cho các hộ từ nguồn quỹ giảm nghèo, nguồn tín dụng của
Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ đào tạo và giải quyết
việc làm cho người có đất bị thu hồi, nguồn tín dụng của các đoàn thể. Ngoài ra huyện
còn hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng nhà

6
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

ở cho dân nghèo thông qua các chương trình xây dựng nhà tình thương, cho vay vốn
trả góp để xóa nhà tranh tre.
Nhân viên xã hội cũng kết nối với các đoàn thể xã hội như Hội Cựu Chiến Binh, Hội
Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên để tạo mọi điều kiện, huy động mọi
tiềm lực trong hội viên, đoàn viên của mình để chăm lo cho nhau bằng các phong trào
như: “liên kết vốn”, “người có giúp người khó”, “vì người nghèo”, “giúp nhau làm
kinh tế gia đình”; phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,
phân công cán bộ theo dõi, nhắc nhở giúp đỡ bà con làm ăn có hiệu quả.
Từ những việc làm thiết thực của nhân viên công tác xã hội huyện chỉ trong vòng 5
năm 2009 – 2013, huyện đã huy động nguồn vốn Quỹ xóa đói giảm nghèo và Ngân
hàng chính sách xã hội huyện với số vốn trên 126 tỷ đồng cho 12.498 lượt hộ nghèo
vay vốn để chăn nuôi, buôn bán, sản xuất kinh doanh dịch vụ; hỗ trợ hơn 8.800 lượt
học sinh vay vốn với tổng số tiền gần 81 tỷ đồng và trên 1 tỷ đồng hỗ trợ 37 lượt hộ
nghèo vay xuất khẩu lao động từ Ngân hàng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, huyện
còn giải quyết việc làm cho gần 58.000 lao động, trong đó gần 10.000 lao động thuộc
hộ nghèo; phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động có uy tín, giới thiệu 2.022 lao
động làm việc nước ngoài có thời hạn, trong đó có 71 lao động thuộc hộ nghèo; cấp

gần 182.600 thẻ bảo hiểm y tế; miễn giảm học phí, trợ cấp chi phí học tập cho học sinh
nghèo với số tiền hơn 7.428 tỷ đồng; chống dột và sửa chữa 37 căn nhà, xây tặng
1.146 căn nhà tình thương cho hộ nghèo trên toàn huyện, nâng tổng số nhà tình thương
được trao tặng lên 5.806 căn nhà. Để công tác giảm nghèo bền vững, huyện còn tập
trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ năm 2009 – 2013, huyện đã đầu tư xây
dựng đường giao thông nông thôn, cải tạo và phát triển giao thông nội đồng, xây dựng
hệ thống thủy lợi, trường học, trạm y tế… với tổng số giá trị gần 2.219 tỷ đồng.
Với vai trò kết nối người nghèo với các nguồn lực cần thiết thì những con số đáng kể
nói trên đáng được ghi nhận và tiếp tục phát huy tốt hơn nữa trong những năm tới

Kết quả khi được sự hỗ trợ nguồn lực
Sau khi những cố gắng nỗ lực của cán bộ giảm nghèo, đặc biệt theo dõi sát sao các hộ
nghèo đến năm 2015 đã có một cuộc khảo sát và theo báo cáo mới nhất toàn huyện có
9.253 hộ vượt chuẩn nghèo 12 triệu đồng/người/năm, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
28,4% đầu năm 2009 xuống còn 19,58% vào cuối năm 2010; không còn hộ có thu
7
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, huyện đã trợ giúp 6.422 hộ vượt nghèo,
nâng thu nhập cho 9.940 hộ, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,58% xuống còn 13,3% với
12.589 hộ so với tổng số hộ dân vào cuối năm 2011. Tiếp tục nỗ lực thoát nghèo, trong
năm 2012, huyện đã trợ giúp 5.096 hộ vượt nghèo, nâng thu nhập cho 5.504 hộ, kéo
giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,3% xuống còn 7,95% với 7.504 hộ. Tính đến ngày
31/12/2013, toàn huyện còn 1.572 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,66% tổng số hộ dân, cơ bản
không còn hộ thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/năm, hoàn thành trước kế hoạch đã
đề ra, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ trong chương trình giảm nghèo,
tăng hộ khá giai đoạn 3 (2009 – 2015).

Biểu dương khen thưởng kịp thời những hộ nghèo vượt khó
Từ sự quan tâm chăm lo hỗ trợ kịp thời của địa phương đã tạo điều kiện cho hộ nghèo
từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, đa số các hộ nghèo đều sử dụng nguồn vốn vay
đúng mục đích đạt hiệu quả và thoát nghèo bền vững. Như hộ ông Nguyễn Văn
Thương (ấp 2, xã Tân Thạnh Tây) là một trong những hộ thoát nghèo theo tiêu chí của
Thành phố trong năm 2013. Gia đình ông có 05 nhân khẩu, tài sản là mảnh ruộng gò
do ông bà để lại, thu hoạch mùa được mùa mất. Vợ chồng ông phải đi làm thuê, làm
mướn để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, thế nhưng vẫn thiếu trước
hụt sau, cái nghèo đeo đẳng suốt. Năm 2011, nhận được sự hỗ trợ vốn chăn nuôi của
Quỹ giảm nghèo, gia đình ông được vay nguồn vốn từ Quỹ xóa đói giảm nghèo với số
tiền 40 triệu đồng để chăn nuôi bò. Con gái lớn của ông được hỗ trợ vốn đi hợp tác lao
động để phụ giúp gia đình, nuôi 2 em ăn học. Từ đó mà cả nhà có điều kiện làm ăn, cải
thiện cuộc sống, phát triển đàn bò của gia đình. Thu nhập mỗi tháng, trừ hết tất cả chi
phí, gia đình ông tích cóp được từ 3 đến 4 triệu đồng. Hiện gia đình ông đã ra khỏi
chương trình, đã thoát khỏi cái nghèo và vươn lên khá giả.
Hay như hộ ông Phan Thanh Dũng (ấp 1A, xã Tân Thạnh Tây) trước đây phải bươn
chải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Gia đình ông là một trong những hộ có hoàn
cảnh khó khăn nhất trong ấp. Từ số vốn hỗ trợ ban đầu là 2 triệu 500 ngàn đồng, ông
mua được 2 con bò vàng để nuôi. Vừa đi làm thuê, vừa chăn nuôi bò. Qua nhiều lần
vay vốn, ông quyết định chuyển sang chăn nuôi bò sữa. Khởi đầu từ 2 con bò sữa, nhờ
chí thú làm ăn, đến nay, gia đình ông đã có 14 con bò, trong đó có 8 con lấy sữa. Mỗi

8
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

ngày ông bán được 100 kg sữa. Hiện gia đình ông đã ra khỏi chương trình và vươn lên

khá giả.
Không chỉ có gia đình ông Thương, ông Dũng mà trong 5 năm vừa qua, trên địa bàn
huyện còn có rất nhiều hộ đã thoát khỏi cái nghèo trong niềm vui và hạnh phúc. Họ đã
vượt qua chính mình, vượt qua những tháng ngày khó khăn trong việc mưu sinh kiếm
sống bằng chính khả năng, sức lao động, bằng ý chí cầu tiến, vươn lên trong cuộc
sống. Để giờ đây, họ đã tạo dựng nên những tổ ấm gia đình với cơ ngơi khá khang
trang, con cái ăn học đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định.
Bên cạnh những hộ nghèo làm giàu và thoát nghèo vẫn còn số đông hộ nghèo vẫn
chưa thể thoát nghèo do còn gặp phải nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chưa thể
thoát nghèo.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN NGHÈO Ở HUYỆN CỦ CHI.
Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân số 1 do họ chưa có vốn để chăn nuôi sản
xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng thu nhập không cao nên thiếu cái ăn, cái mặc,
thiếu vốn tái sản xuất.
Chưa tiếp cận được nguồn lực như Quỹ hỗ trợ người nghèo vay vốn, Vay vốn hộ
nghèo với lãi suất thấp ở ngân hàng phát triển nông thôn Argribank.
Không có kinh nghiệm làm ăn: Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế.
Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác, áp dụng kĩ thuật không phù
hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi, không có cơ hội học hỏi thêm.
Thiếu việc làm: Đây là nguyên nhân phổ biên ở huyện củ chi ngoài trồng trọt họ
không có vốn để phát triển chăn nuôi, làm ngành nghề.
Trồng trọt thì chỉ mang tính mùa vụ, lao động dư thừa, chỉ mong chờ vào làm thuê.
Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp
Đất canh tác ít:Đa số hộ nghèo đều không có đất canh tác chủ yếu đi làm thuê là
chính, một số thì đất quá ít không đủ để canh tác.

9
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

Đông nhân khẩu, ít người lao động: Do họ chưa có kiến thức về sức khỏe sinh sản
dẫn đến sinh nhiều con, chính vì thế mà số con đông mà lao động ít dẫn đến tình trạng
nghèo đói.
Trình độ học vấn ít: Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông
tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em đến
trường cao.
Hạ tầng nông thôn còn hạn chế: Người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng
xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí
cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường,
trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém.
Không có ý chí phấn đấu: Người nghèo họ cho rằng nghèo là số phần đã định nên họ
lười phấn đấu, chỉ làm đủ ăn đủ mặc là may mắn của họ.
Chưa tiếp cận được các thông tin chính sách mới của Đảng và nhà nước: Trình độ
dân trí của đa số người nghèo còn thấp họ không chủ động tìm kiếm thông tin chính
sách giảm nghèo của Đảng và nhà nước nên không biết cũng như không thể tiếp cận
được với các nguồn lực trong các chính sách.
3.2 GIẢI PHÁP
Giải pháp về quản lí kinh tế:
-Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi sang sản xuất hàng hóa.
-Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng.
Giải pháp cơ sở hạ tầng:
– Mỗi xã phải có tuyến đường nhựa chính qua các hộ gia đình.
-Mỗi xã cần phải có một trung tâm chợ hoặc siêu thị.
– Cần phải tu sữa chữa kịp thời và thay mới.
Giáo dục đào tạo và dạy nghề:
-Tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây dựng trường học các

Xem thêm: Đồ Án Nhà Hàng Bản Cad Mặt Bằng Thiết Kế Nhà Hàng, Quán Bar, hướng dẫn Bản Cad Thiết Kế Biệt Thự 5 Tầng 15X18M

cấp từ mẫu giáo đến trung học.
– Miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo.
-Nâng cấp chất lượng giáo dục.
-Khuyến khích các cá nhân tổ chức tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng
cao trình độ.
10
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

Hỗ trợ ưu đãi vay vốn:
-Ưu tiên diện chính sách hộ nghèo vay trước.
-Lãi suất cho vay: Đây là yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với người đi vay
ưu đãi với lãi suất ngân hàng nhà nước là 0,87% và phát triển nông thôn 0,65%.
Công tác khuyến nông:
-Cần nâng cao các dịch vụ khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với
các thông tin và kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thị trường.
– Mở thêm các lớp tập huấn cho người dân, cần phát triển hợp tác xã dịch vụ từng xã,
từng ấp.
Đối với hộ gia đình
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
-Khai thác sử dụng hết các tìm năng, đặc biệt là đất đại.
– Cần cù chịu khó có ý chí vươn lên thoát nghèo.
– Nguồn lực cần tham gia các lớ.p tập huấn khuyến nông tự hoàn thiện nâng cao trình
độ của mình xóa mù chữ
3.3 KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước:
– Cần củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy công tác xã hội từ trung ương đến địa
phương.

– Hoàn thiện bộ máy xóa đói giảm nghèo từ trung ương đến địa phương.
-Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo qua từng thời kì, khuyến khích các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước xóa đói giảm nghèo.
Đối với huyện Củ Chi
-Bồi dưỡng cán bộ làm công tác xã hội, đặc biệt là cán bộ giảm nghèo.
-Quản lí chặt chẽ nguồn vốn giảm nghèo
Đối với người dân
– Phải có ý chí vươn lên trong thoát nghèo.
-Phải nhận thức đúng đắn về xóa đói giảm nghèo.
– Ra sức rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ khi có cơ hội

11
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

GIẢNG VIÊN :CÔNG HOÀNG THUẬN

3.4KẾT LUẬN
-Vấn đề nghèo đói xóa đói giảm nghèo từ rất lâu mà Đảng và nhà nước rất quan tâm,
là một trong những nhiệm vụ thực hiện hàng đầu.
– Qua quá trình tìm hiểu thì em nhận thấy vai trò kết nối nguồn lực của công tác xã hội
trong xóa đói giảm nghèo quan trọng như thế nào
3.5 Tài liệu tham khảo
https://lingocard.vn.org/document/3335793-quy-hoach-moi-truong-phuc-vu-cho-quyhoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-huyen-cu-chi-den-nam-2020.htm
http://pgdcuchi.hcm.edu.vn/van-ban-cdgd/vv-trien-khai-phong-trao-thi-duanam-hoc-2016-2017-voi-chu-de-doi-moi-sang-tao-vbct37974-144769.aspx
http://pgdcuchi.hcm.edu.vn/
http://cuchi.hochiminhcity.gov.vn/
http://m.daidoanket.vn/tin-tuc/kinh-te/hieu-qua-tu-chuong-trinh-xoa-doi-giamngheo-o-cu-chi-80456
http://cuchi.hochiminhcity.gov.vn/tin_tuc_su_kien/default.aspx?
Source=/tin_tuc_su_kien&Category=Tin+t%E1%BB

%A9c&ItemID=2459&Mode=1

12
SINH VIÊN : PHẠM QUANG TIẾN

Tài liệu liên quan

*

Tiểu Luận Công tác xã hội với người cao tuổi 19 16 53

*

Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn 90 7 26

*

Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật 19 23 97

*

Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk 65 2 141

*

Đề cương công tác xã hội với người nghèo 18 5 111

*

BAI GIANG CONG TAC XA HOI VOI NGUOI NGHEO 170 936 9

*

Giáo trình môn công tác xã hội với người nghèo phần 1 66 2 5

*

Giáo trình môn công tác xã hội với người nghèo phần 2 109 2 3

*

tiểu luận công tác xã hội vói ca nhân – trẻ em chậm phát triển 58 105 0

Xem thêm: Bạn Đã Biết Cách Tính Điểm Ielts 2016, Cách Tính Điểm Ielts Cho 4 Kỹ Năng

*

TIỂU LUẬN CÔNG tác xã hội với LAO ĐỘNG NHẬP cư 8 1 14

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận