tiểu luận cán cân thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 30 trang )

Đang xem: Tiểu luận cán cân thanh toán quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN:
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Ts. Lê Thị Hường
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
1. Hoàng Thị Linh Chi K124091489
2. Nguyễn Hải Đăng K124091503
3. Dương Thị Mai Ngọc K124091557
4. Nguyễn Văn Ngọc K124091559
5. Lê Vương Quốc K124091580
6. Nguyễn Chiến Thắng K124091593
7. Thái Thị Ánh Tuyết K124091622
8. Trần Phước Quang Vinh K124091626

9. Tào Quang Vũ K124091627

TP.HCM tháng 4 năm 2014

MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN 2
II. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN 4
1. Nợ và có 4
2. Nguyên tắc hạch toán sổ ghi kép trong cán cân thương mại 6
III. NHỮNG KHOẢN MỤC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUÔC TẾ . 7
1. Tài khoản vãng lai (Current Account – CA) 7
a/ Cán cân thương mại (Trade Balance –TB) – Hàng hóa (Goods): 7
b/ Cán cân dịch vụ (Service – S): 8
c/ Cán cân thu nhập (Incomes – Inc): 8
d/ Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers – CTr): 9
2. Tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account – KA) 9
a/ Chuyển giao vốn ( Capital Transfers – KTr): 9
b/ Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI): 10

c/ Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment – PI): 10
d/ Đầu tư khác (Other Investment – OI): 11
3. Sự khác nhau về mặt thống kê (EO) 11
4. Kết toán chính thức (tài trợ chính thức) 11
IV. CÂN ĐỐI CÁN CÂN THANH TOÁN 12
1. Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại 12
2. Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai 14
3. Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản 14
V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN: 16
1. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán: 16
a. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại (ngoại
thương): 16
b. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân vốn (tài khoản vốn): 17
2. Cán cân thương mại và tỷ lệ trao đổi 17
a. Cán cân thương mại 17

b. Tỉ lệ trao đổi 17
3. Phá giá tiền tệ 18
4. Một số nhân tố khác 19
VI. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 21
KẾT LUẬN 26
Tài liệu tham khảo 27

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế hiện nay, thế giới như nhỏ lại mà người ta vẫn hay gọi là “Thể
giới phẳng”. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế ngày càng được mở
rộng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong chiến lược phát triển
kinh tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ
khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986.
Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995 và sau đó tham gia nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội
nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng nói riêng.
Để đánh giá tình hình cũng như kết quả của việc hội nhập kinh tế quốc tế
của các quốc gia như thế nào thì cán cân thanh toán quốc tế như là một thước đó
chính xác và chuẩn mực nhất được sử dụng hiện nay. Với mong muốn được tìm
hiểu sâu hơn về Cán cân thanh toán quốc tế và tình hình thực tế Cán cân thanh
toán của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhóm chúng em thực hiện đề tài
“Cán cân thanh toán quốc tế”.
Chuyên đề có sự tham khảo từ các tài liệu, trang web trong và ngoài nước.
Một số nội dung được dịch lại từ nguồn tư liệu tiếng Anh nên còn hạn chế về độ
chính xác. Rất mong những ý kiến đóng góp của cô để chuyên đề được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Hường đã tạo cơ hội và giúp
đở cho chúng em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên nhóm 4 – K12409

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 2

I. KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quan hệ về kinh tế, văn hoá,
chính trị, quân sự, ngoại giao với nhiều quốc gia khác. Gắn với các quan hệ này là
các dòng ngoại tệ chảy vào, chảy ra của từng quốc gia tức là phát sinh các khoản
thu chi ngoại tệ. Để đánh giá tình hình thu chi quốc tế trong từng thời kỳ, người ta
tập hợp ghi chép trên một biểu đặc biệt gọi là cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment – BOP) là một bản tổng
hợp ghi chép một cách có hệ thống tất cả các khoản thu chi ngoại tệ của một
nước phát sinh với các nước khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Cán cân thanh toán giúp ta đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của một
quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới, từ đó thấy được mối quan hệ về kinh
tế giữa các quốc gia với nhau.
Các giao dịch tiền tệ được phản ánh trong cán cân thanh toán thực chất là
những giao dịch tiền tệ giữa những người cư trú và những người không cư trú và
ngược lại.
 Vậy câu hỏi được đặt ra: Thế nào là “người cư trú” và “người không cư
trú”?
Trả lời: “Người cư trú” và “người không cư trú” bao gồm: các cá nhân, các
hộ gia đình, công ty, cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế… Để
trở thành “người cư trú” cần có đủ đồng thời 2 tiêu chí: thời hạn cư trú phải từ một
năm trở lên và nguồn thu nhập trực tiếp từ quốc gia mình cư trú. Những người
không có đủ đồng thời hai tiêu chí trên được coi là người không cư trú.
+ Quy định chung:
Các cơ quan và những người làm việc tại cơ quan đại diện cho
Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán…) cho các
tổ chức quốc tế (IMF, WB, WTO…) đều được coi là “người không
cư trú”.
Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 3

thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư
trú”.
Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du lịch,
chữa bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người
không cư trú” đối với nước đến.
Ví dụ: Giao dịch của cư dân Đức và Việt Nam.
Giao dịch giữa Ngân hàng thế giới đặt trụ sở ở Đức với cư dân nước sở tại.

 Có 4 loại cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản
ánh tất cả các khoản ngoại tệ đã thu và đã chi của một nước với
nước khác trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm: Là cán cân thanh toán phản
ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nào
đó.
Cán cân thanh toán đa phương: được lập cho một nước với phần
còn lại của thế giới, cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một
quốc gia với một quốc gia khác, từ đó hoạch định chính sách để
điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
Cán cân thanh toán khu vực.

Thặng dư trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một nước lớn
hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi Cán cân thanh toán có thặng dư sẽ tạo điều kiện cho
quốc gia có dự trữ ngoại tệ.
Thâm hụt trong Cán cân thanh toán phản ánh luồng ngoại tệ đi ra lớn hơn luồng
ngoại tệ đi vào của một quốc gia. Quốc gia bị thâm hụt trong Cán cân sẽ phải xuất
vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc phải gia hạn nợ để giải quyết số thâm hụt đó.
Ví dụ: Trong năm 1992, cán cân thanh toán của nước ta là -440 triệu USD, tức là
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 4

nước ta bị thâm hụt trong Cán cân thanh toán, vì vậy để giải quyết tình trạng thâm
hụt trên, nước ta phải xuất vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc gia hạn nợ…

II. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN
1. Nợ và có
Nguyên tắc ghi nợ và có
Nguyên tắc ghi
Nợ

Định nghĩa
những giao dịch nhận được
sự chi trả từ người nước
ngoài (những giao dịch
đem lại cho quốc gia một
số lượng ngoại tệ)
những giao dịch đưa đến việc
quốc gia phải chi trả cho
người nước ngoài (những
giao dịch làm cho quốc gia sử
dụng một lượng ngoại tệ)
Biểu hiện
– xuất khẩu hàng hóa
dịch vụ, những khoản
chuyển nhượng đơn
phương (quà biếu) nhận
từ ngoại quốc
– luồng tư bản di chuyển
từ nước ngoài vào
(tăng tài sản của người
nước ngoài trong quốc

gia và làm giảm tài sản
của quốc gia ở nước
ngoài)
– nhập khẩu hàng hóa dịch
vụ, tặng quà biếu cho
người nước ngoài

– đầu tư của người bản xứ
ra nước ngoài (tăng tài
sản quốc gia ở nước ngoài
và giảm tài sản nước ngoài
ở trong quốc gia)

Ví dụ 1: người dân Nhật mua cổ phần ở Việt Nam, tài sản của nước ngoài ở
Việt Nam tăng lên. Đó là luồng vốn đi vào Việt Nam và khoản này được ghi là Có
trong Cán cân thanh toán của Việt Nam.
Ví dụ 2: khi cư dân Nhật Bản bán cổ phần của mình ở nước ngoài, tức là tài
sản của Nhật ở nước ngoài sẽ giảm xuống. Khoản giao dịch này cũng là luồng vốn
đi vào Nhật (vì Nhật nhận được sự chi trả của người nước ngoài) và như vậy được
ghi Có trong Cán cân thanh toán của Nhật Bản.
Luồng tư bản đi ra biểu hiện tăng tài sản quốc gia ở nước ngoài hoặc giảm tài
sản nước ngoài ở trong quốc gia bởi vì cả hai hành vi này đều thể hiện sự thanh
toán cho ngưởi ngoại quốc.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 5

Ví dụ: cư dân Việt Nam mua hối phiếu của Đài Loan, khoản giao dịch này
làm tăng tài sản của Việt Nam ở nước ngoài và được ghi là Nợ trong Cán cân
thanh toán. Tương tự như vậy, một công ty Đài Loan bán chi nhánh của mình tại
Việt Nam cho một công ty Việt Nam, có nghĩa là giảm tài sản nước ngoài tại Việt

Nam và cũng ghi là Nợ trong Cán cân thanh toán của Việt Nam vì khoản giao dịch
này thể hiện chi trả cho người nước ngoài.

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên cán cân thanh toán
Ảnh hưởng tích cực (Có)
1. Bán hàng hóa hay dịch vụ ra
nước ngoài (xuất khẩu)

2. Thu nhập từ đầu tư nước
ngoài

3. nhận tiền từ nước ngoài

4. viện trợ từ nước ngoài

5. bán cổ phiếu hay trái phiếu
cho người nước ngoài

Ảnh hưởng tiêu cực (Nợ)
1. mua hàng hóa hay dịch vụ từ
nước ngoài (nhập khẩu)

2. đầu tư ra nước ngoài

3. trả tiền ra nước ngoài

4. viện trợ cho nước ngoài

5. mua cổ phiếu hay trái phiếu ở
nước ngoài

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 6

2. Nguyên tắc hạch toán sổ ghi kép trong cán cân thương mại
Quy tắc 1: Mọi nguồn thu, phản ánh luồng tiền vào, ghi dấu (+) đều phải được sử
dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)
Thu trước chi sau
Quy tắc 2: Mỗi bút toán ghi có (+) đều phải có 1 bút toán ghi nợ(-) tương ứng với
giá trị tuyệt đối bằng nhau. Và ngược lại
Quy tắc 3:
Các tài sản giao dịch giữa người cư trú với người ko cư trú bao gồm:
Tài sản tài chính: tiền mặt, chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu), số dư trên tài
khoản ngân hàng
Tài sản phi tài chính: gồm tài sản hữu hình ( hàng hóa, địa ốc ) với tài sản
vô hình (dịch vụ, lòng tốt)
Quy tắc 4: Có 5 dịch vụ đặc trưng giữa người cư trú với người không cư trú:
Trao đổi hàng hóa /dịch vụ này để hang hóa/dịch vụ khác
Trao đổi hàng hóa/ dịch vụ này để đổi lấy tài sản chính khác
Trao đổi tài sản tài chính này để lấy tài sản chính khác
Chuyển giao hàng hóa/ dịch vụ một chiều ( tài sản, làm từ thiện)
Chuyển giao tài sản tài chính một chiều
Các ví dụ:
1. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, nhập khẩu từ Mỹ máy tính
trị giá 100 triệu đôla
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hóa +100
Nhập khẩu hàng hóa -100

Tài khoản vãng lai
Nhập khẩu hàng hóa -100
Xuất khẩu hàng hóa +100

2. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, thanh toán bằng cách ghi
có vào tài khoản gửi của VN tại ngân hàng Mỹ

BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hóa +100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Có -100
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hóa -100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Nợ +100

3. Ngân hàng nhà nước VN mua 100 triệu đôla trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh
toán bằng cách ghi nợ trên tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước tại kho
bạc Mỹ
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 7

Tài khoản vốn
Giảm tài sản Có -100
Tăng tài sản Có +100
(Nhập khẩu trái phiếu)
Tài khoản vốn

Giảm tài sản Nợ -100
Tăng tài sản Nợ +100
(Xuất khẩu trái phiếu)

4. Chính phủ Mỹ tặng VN hàng hóa trị giá 100 đôla để giúp đồng bào bị bão
lụt
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Nhập khẩu hàng hóa -100
Thu chuyển giao một chiều +100
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hóa +100
chi chuyển giao một chiều -100

5. Chính phủ Mỹ tặng VN trị giá 100 đôla bắng cách ghi Có vào tài khoản của
Ngân hàng nhà nước VN mở tại Mỹ
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Thu chuyển giao một chiều +100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Có -100
Tài khoản vãng lai
Chi chuyển giao một chiều -100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Nợ +100

III. NHỮNG KHOẢN MỤC CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUÔC TẾ
1. Tài khoản vãng lai (Current Account – CA)

Tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán ghi lại các luồng thu nhập đi vào
và đi ra khỏi quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm:
a/ Cán cân thương mại (Trade Balance –TB) – Hàng hóa (Goods):
Là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Hay còn gọi
là thương mại hữu hình − những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như
vật chất nguyên liệu, nhiên liệu, ô tô, sắt thép v.v…
Ta có: TB = X – M
Trong đó: X: xuất khẩu, hạch toán Có (+)
M: nhập khẩu, hạch toán Nợ (−)
TB: Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 8

Xuất khẩu và nhập khẩu tính bằng giá FOB (Free On Board). FOB là một
thuật ngữ trong thương mại quốc tế, nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển
(nội địa) hàng hóa tới cảng giao hàng đồng thời trả cước phí xếp hàng lên tàu. Điều
này có nghĩa là giá trị hàng hóa xuất khẩu bao gồm cả cước vận chuyển và cước
phí xếp hàng còn hàng nhập khẩu thì không.
Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì người ta gọi là
“Cán cân thương mại thuận lợi” (xuất siêu). Ngược lại nếu giá trị hàng xuất khẩu
nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu người ta gọi là “Cán cân thương mại không thuận
lợi” (nhập siêu).

b/ Cán cân dịch vụ (Service – S):
Là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ quốc tế. Hay còn gọi
là thương mại vô hình − những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các hoạt động
dịch vụ như vận chuyển, du lịch, bảo hiểm, tài chính, bưu chính viễn thông, xây
dựng, tin học, phí bản quyền, văn hóa và giải trí, ngân hàng v.v…
Ta có: S = X
s
– M

s

Trong đó: X
s
: Xuất khẩu dịch vụ
M
s
: Nhập khẩu dịch vụ
S: Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ
c/ Cán cân thu nhập (Incomes – Inc):
Thu nhập được thống kê theo loại thu nhập:
 Thu nhập từ lao động là các khoản tiền lương, tiền thưởng (của công nhân
làm việc ngắn hạn).
 Thu nhập từ đầu tư là lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp, lãi suất tiền
gửi, các khoản cho vay,…(bao gồm lợi nhuận phân chia và tái đầu tư).
Ta có: Inc = I
in
– I
out

Trong đó: I
in
: Thu nhập nhận từ nước ngoài
I
out
: Thu nhập chuyển ra nước ngoài
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 9

Inc: Thu nhập ròng từ nước ngoài

d/ Cán cân chuyển giao vãng lai (Current Transfers – CTr):
Ta có: CTr = CTr
in
− CTr
out
Trong đó: CTr
in
: Nhận chuyển giao (Vào)
CTr
out
: Chuyển giao ra nước ngoài (Ra)
CTr: Chuyển giao vốn ròng
Hạch toán các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu,… bằng tiền hoặc hiện vật
cho mục đích tiêu dùng. Tiền lương của người lao động dài hạn lớn hơn một năm.
Phản ánh một số giao dịch không diễn ra (chi phí quân sự ở nước ngoài, viện trợ
nước ngoài,…)
 Chuyển giao từ người không cư trú tới người cư trú được ghi có (+) (Vào)
(ví dụ như kiều hối).
 Chuyển giao từ người cư trú tới người không cư trú được ghi nợ (−) (Ra) (ví
dụ như tiền chuyển cho các du học sinh).
Như vậy:

2. Tài khoản vốn và tài chính (Capital and Financial Account – KA)
Trong cán cân thanh toán ghi lại những giao dịch quốc tế về các tài sản tài
chính. Tài khoản vốn và tài chính gồm:
a/ Chuyển giao vốn ( Capital Transfers – KTr):
Là chuyển giao có sự thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản cố định, ví dụ như
chuyển giao cơ sở hạ tầng (sân bay, cầu cảng, bệnh viện,…); viện trợ, tặng, biếu

cho mục đích đầu tư; các khoản xóa nợ; mua bán các tài sản vô hình và một số
dạng tài sản (phát minh, sáng chế, đất đai ).
Ta có: KTr = KTr
in
– KTr
out

Tài khoản vãng lai: CA = TB + S + Inc + CTr

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 10

Trong đó: KTr
in
: Nhận chuyển giao (Vào)
KTr
out
: Chuyển giao ra nước ngoài (Ra)
KTr: Chuyển giao vốn ròng
b/ Đầu tư trực tiếp (Direct Invesment – DI):
Bao gồm: xây dựng chi nhánh, công ty con, liên doanh ở nước ngoài; mua cổ
phần từ 10% trở lên; nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà đầu tư kiểm
soát; lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp; vay nội bộ mà công ty mẹ cho
công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay; mua bất động sản ở nước
ngoài…
Ta có: DI = DI
in
– DI
out

Trong đó: DI

in
: Đầu tư trực tiếp chảy vào
DI
out
: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
DI: Đầu tư trực tiếp ròng
c/ Đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment – PI):
Được phản ánh vào hai khoản mục: tài sản có (Assets) và tài sản nợ
(Liabilities).
Tài sản Có: tài sản nước ngoài do người cư trú nắm giữ:
 Giao dịch làm tăng tài sản có: ghi nợ (−)
 Giao dịch làm giảm tài sản có: ghi có (+)
 Trong tài sản có các giao dịch được hạch toán theo từng dạng tài sản: cổ
phiếu, các khoản hùn vốn; trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi; các công cụ thị trường tiền
tệ (hối phiếu chính phủ, các loại chứng khoán nợ của ngân hàng, công ty, tổ chức
tín dụng khác, ); công cụ tài chính phát sinh ( quyền chọn – Options, hợp đồng
hoán đổi – Swaps, hợp đồng kỳ hạn – Forwards, hợp đồng tương lai –Futures, ).
Tài sản Nợ: tài sản trong nước do người không cư trú nắm giữ:
 Giao dịch làm tăng tài sản nợ: ghi có (+)
 Giao dịch làm giảm tài sản có: ghi nợ (−)
 Tài sản nợ cũng hạch toán theo từng dạng tài sản (giống tài sản có).
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 11

d/ Đầu tư khác (Other Investment – OI):
Được hạch toán theo Tài sản Nợ và tài sản Có.
Tài sản nợ và tài sản có hạch toán theo dạng tài sản:
 Tín dụng thương mại (Commercial Credits)
 Các khoản vay nợ
 Các khoản tiền mặt và tiền gửi (Cash and Deposits): tiền mặt, tiền gửi
trong lưu thông để thanh toán trong giao dịch quốc tế.

 Các tài sản khác
Như vậy:

3. Sự khác nhau về mặt thống kê (EO)
Hạng này là một khoản điều chỉnh có tính chất thống kê. Thực tế luôn có sai
sót và lỗi trong lập cán cân thanh toán, nên luôn chênh lệch. Nó phản ánh tình
trạng không thể ghi lại hết được những giao dịch bằng những số liệu thống kê
chính thức.

4. Kết toán chính thức (tài trợ chính thức)
Tài sản dự trữ − dự trữ chính thức (Reserve Assets – RA)
Khái niệm: tài sản dự trữ là các tài sản quốc tế có thanh khoản cao, kiểm soát
trực tiếp bởi chính phủ (Ngân hàng trung ương), có thể sử dụng tài trợ thâm hụt
cán cân thanh toán, điều tiết tỷ giá hối đoái.
Tài sản dự trữ bao gồm các khoản mục:
 Dự trữ vàng của chính phủ
 Dự trữ ngoại hối quốc gia
 Dự trữ SDR (Special Drawing Right – Quyền rút vốn đặc biệt)
 Dự trữ tại IMF
 Các tài sản khác
Tài khoản vốn và tài chính: KA = KTr + DI + PI + OI

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 12

Giao dịch làm dự trữ chính thức tăng ghi nợ (−); giao dịch dự trữ chính thức
giảm ghi có (+).
Khoản mục kết toán chính thức luôn bằng trị số và ngược dấu với cán cân
thanh toán. Tài trợ chính thức biểu thị những giao dịch quốc tế mà chính phủ tiến
hành để điều chỉnh tất cả những giao dịch khác được ghi trong các hạng mục của

cán cân thanh toán.
Như vậy, khi tính cả tài trợ chính thức, tổng các hạng mục trong cán cân
thanh toán phải bằng 0. Một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai được bù vào
khoản thâm hụt trong tài khoản vốn hoặc dung để tăng dự trữ ngoại hối. Ngược lại
một khoản thâm hụt trong tài khoản vãng lai phải được bù lại bởi một khoản thặng
dư trong tài khoản vốn hoặc nó sẽ làm hao hụt dự trữ ngoại hối. Hay một khoản
thặng dư trong tài khoản vãng lai cần phải được cân đối bằng một khoản gia tăng
tài sản quốc gia ở nước ngoài. Ngược lại một khoản thâm hụt trong tài khoản vãng
lai được cân đối bằng việc giảm bớt tài sản của quốc gia tai nước ngoài.
Ta có khoản dự trữ chính thức (RA) chính là nguồn để chính phủ thực hiện
tài trợ chính thức.

IV. CÂN ĐỐI CÁN CÂN THANH TOÁN
1. Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Ta có đẳng thức cơ bản của thị trường hàng hóa:
Y = C + I + G+ (X – Z) (1)
Trong đó Y: tổng cung C: tiêu dùng I: Đầu tư
G: Tiêu dùng của chính phủ (X-Z): Xuất khẩu ròng
Nếu (X-Z) > 0 xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nền kinh tế có một khoản thặng
dư thương mại, sản lượng trong nước tăng.
Cán cân thanh toán luôn cân bằng: CA + KA + RA + EO = 0

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 13

Nếu (X-Z) < 0 xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu, nền kinh tế có một khoản thâm
hụt thương mại, sản lượng trong nước giảm.

Nếu (X-Z) = 0 xuất khẩu bằng nhập khẩu, cán cân thương mại cân bằng.
Ta có thể viết lại phương trình (1) : Y + Z = C + I + G + X
Tức là sản lượng nội địa cộng với sản lượng nhập từ nước ngoài vào bằng
nhu cầu cuối cùng hay chi tiêu cuối cùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
 Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí tăng nhanh hơn.
Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu
biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho
nhập khẩu.
 Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc
gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác.
 Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa
trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng
lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ
giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho
nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá
đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp
bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên
Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng
của cán cân vãng lai.
Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp
dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế
quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công
chúng.

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 14

2. Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai

Xem thêm: giải vở bài tập toán 6 tập 2

Tài khoản vãng lai (cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một
quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong
nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của
người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (ghi
bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài
nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen).
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, (
tiết kiệm nhiều hơn đầu tư). Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia
nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý
quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư
một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản
vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức
thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.
Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mại (hữu hình), cán cân dịch vụ, thu
nhập và các chuyển giao vãng lai (vô hình)
Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ
mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể
Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải
pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương
mại quốc tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng.
3. Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản
Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân di chuyển vốn dài hạn.
Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh
tế tuỳ theo cách tiếp cận.
Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công
nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 15

tích cực. Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ

bản cho vấn đề này.
Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể
Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến
nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở
tình trạng thâm hụt.
Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư
không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những
khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại
những hậu quả trong dài hạn. Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện
các giải pháp một cách hết sức thận trọng.
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
 Khi cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thặng dư:
Tăng nhập khẩu: hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất nâng cao mức sống
và điều kiện sản xuất trong nước.
Giảm xuất khẩu, đặc biệt nguyên liệu thô để duy trì tài nguyên quốc gia và
môi trường.
Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài để tận dụng hiệu quả sử dụng vốn và phát
huy ảnh hưởng, mở rộng thị trường.
Tăng dự trữ quốc tế, mua lại các khoản nợ.
 Khi cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt
Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu: giới hạn kinh tế của chính sách bảo trợ.
Vận hành chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước:
chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 16

Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu:

giới hạn của phá giá tiền tệ.
Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng.
Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ và
sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn.
Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài.

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN:
1. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán:
a. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại (ngoại thương):
Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ
quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận.
Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái.
Nếu các yếu tố không đổi, một sự gia tăng trong giá trị đồng nội tệ có thể làm
cán cân thương mại xấu đi. Đồng nội tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nước trở
nên đắt tương đối so với hàng nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất
khẩu và thuận lợi cho việc nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.
Đồng nội tệ mất giá ( đồng nội tệ được định giá thấp) có thể giúp cảu thiện
cán cân thương mại. Đứng trên khía cạnh của nhà xuất khẩu, Đồng nội tệ giảm giá
lamg hàng nội rẻ hơn tương đôi so với hàng ngoại. Ngược lại, đối với nhà nhập
khẩu, nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng nội.
Điều này gây khó khăn cho hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa và là lợi
thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẩn đến kết quả là xuất khẩu ròng
tăng.
Từ những lý lẽ trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh
theo chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia) có mối quan hệ nghịch biến với cán
cân thương mại, hay nói cách khác xuất khẩu ròng là một hàm của tỷ giá hối đoái
thực.
Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông
qua việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Khi lạm phát một
nước tăng cao so với đối tác, trước tiên do giá hàng hóa trong nước tăng nên người

tiêu dùng trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài làm nhập khẩu
tăng, kéo theo nhu cầu đối với ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Thứ hai,
giá cao cũng làm giảm sút nhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối với hàng trong
nước ( giảm xuất khẩu), từ đó làm ngoại tệ tăng giá do nguồn cung giảm. Hai lực
thị trường này sẽ làm tăng giá trị đồng ngoại tệ hay nói cách khác là đồng tiền của
nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm phát, từ đó
không làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu và làm cho lạm phát của một
nước sẽ ít có tác động đến nước khác. Tuy nhiên, nếu các lực thị trường này đủ lớn
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 17

và nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ
tăng giá hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong nước sẽ có giá
rẻ hơn giá nước ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp, cán cân
thương mại được cải thiện. Ngược lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù lạm phát thì
đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thương mại bị xấu đi.
b. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân vốn (tài khoản vốn):
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối
đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên.
Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi.
Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ
được cải thiện.
2. Cán cân thương mại và tỷ lệ trao đổi
a. Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng
như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch
là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch
nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0,
cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng
dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng
dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách
xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn
dịch vụ.
b. Tỉ lệ trao đổi
Tỉ lệ trao đổi biểu hiện mối quan hệ giữa giá mà một nước có thể chấp nhận trả
cho hàng hóa nhập khẩu với giá xuất khẩu hàng hóa nước đó. Nói một cách khác tỉ lệ
trao đổi là tỉ giá giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Nếu như sự cãi thiện trong tỉ lệ trao đổi đem đến lượng ngoại tệ thu được do xuất
khẩu lớn hơn lượng ngoại tệ chi cho nhập khẩu thì sự cãi thiện tỉ lệ trao đổi trong
trường hợp này dẫn đến sự thay đổi cán cân thương mại và cuối cùng cãi thiện được
cán cân thanh toán.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 18

3. Phá giá tiền tệ
Phá giá (hay nâng giá) là làm giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được
chính phủ cam kết ủng hộ. Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá
hàng xuất khẩu của quốc gia. Do đó cải thiện được sức cạnh tranh quốc tế và xuất
khẩu ròng tăng lên tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán.
Từ đẳng thức Y = C + I + G + X – Z ta thấy: lượng cung ứng hàng nội địa Y
bằng tổng cầu bao gồm tiêu dung trong nước (C + I + G) cộng với nhu cầu xuất
khẩu ròng (X – Z ) > 0. Kết quả là Y sẽ tăng.
Nếu nền kinh tế có thất nghiệp, thì nền kinh tế còn có các nguồn dự trữ để
sản xuất ra thêm hàng hóa đáp ứng sự gia tăng này của tổng cầu Y. Kết quả làm
sản lượng sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm. Nhưng nếu nền kinh tế bắt đầu ở mức

toàn dụng nhân công, có nghĩa là nền kinh tế không thể sản xuất thêm hàng hóa.
Tổng cầu cao hơn sẽ nhanh chóng đẩy giá và lương lên. Khi giá nội đại tăng lên,
sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế giảm và xuất khẩu ròng lại suy giảm. Nếu
giá cả và tiền lương cùng tăng theo một tỷ lệ bằng tỷ lệ phá giá lúc đầu của tỷ giá
hối đoái thực tế và mức độ cạnh tảnh trở lại mức ban đầu của chúng. Nền kinh tế
bắt đầu từ sự cân đối bên trong và bên ngoài, xuất khẩu ròng trở lại bằng 0 và tổng
cầu được phục hồi lại ở mức độ đầy đủ việc làm. Do vậy, nếu vì lý do gì đó mà
chính phủ thực hiện phá giá để cải thiện cân bằng tài khoản vãng lai trong một thời
gian dài thì cùng với việc phá giá cần phải có chính sách tài khóa để giảm bớt tiêu
dùng trong nước. Có nghĩa là cùng với việc phá giá chính phủ phải có biện pháp
nhằm hạn chế sự gia tăng giá hàng nội địa để tạo sức cạnh tranh quốc tế cao làm
cho lượng xuất khẩu ròng tăng, cải thiện được tài khoản thương mại và cán cân
thanh toán quốc gia.

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 19

4. Một số nhân tố khác:

Lạm phát

Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn so với các đối tác thương mại thường
trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân vãng lai.
Khi tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn nước ngoài, làm giảm sức cạnh
tranh của nước này trên thị trường quốc tế làm giảm khối lượng xuất khẩu. Lạm
phát thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, nhưng sản xuất, kinh doanh gặp khó
khăn do việc tiếp cận vốn khó khăn, đầu tư và tiêu dùng co lại.

Rào cản thương mại

Nhiều quốc gia sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ cán cân vãng lai.
Tuy nhiên biện pháp này không thích hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại.
Khi bỏ rào cản thương mại:
 Không bảo hộ được mậu dịch và quota như trước dẫn đến thuế xuất nhập
khẩu giảm → thất thu.
 Đầu tư trong nước giảm vì hàng nhập khẩu giá rẻ hơn, dẫn đến sản lượng
nội địa sẽ giảm, đưa đến giảm thu thuế
 Suất sinh lời kỳ vọng trong nước sẽ giảm đưa đến xu hướng đầu tư ra
nước ngoài, dẫn đến cầu ngoại tệ gia tăng, giá ngoại tệ tăng ảnh hưởng
đến quỹ dự trữ ngoại tệ.
 Hàng nhập khẩu tràn vào dẫn đến nhập siêu, cầu ngoại tệ gia tăng dẫn đến
thâm hụt mậu dịch và cán cân thanh toán

Lãi suất

Lãi suất ở một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia đó
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể được cải thiện
trong ngắn hạn.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 20

Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng
có quan hệ mật thiết với lãi suất.
Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng
vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản vốn,
nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn
sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi.
Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.
Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong

nước r. Khi lãi suất tăng lên mức r', tài khoản vốn trở nên thặng dư. Nếu lãi suất hạ
xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt.

Các loại thuế

Áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn (Capital gain) hoặc đánh trên các
khoản thu nhập đầu tư (cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán không
còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể bị xấu đi.
Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài: Khi thuế quan cao sẽ làm cho giá trị xuất
khẩu giảm, hạn nghạch nhập khẩu thấp cũng như các hàng rào phi thuế quan như:
yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu làm giảm cầu nội tệ.

Các kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá

Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối
đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên.
Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ
giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện.
Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài nếu mức
sinh lợi cao hơn. Mức sinh lợi của chứng khoán nước ngoài phụ thuộc vào mức
sinh lời danh nghĩa của chứng khoán và mức thay đổi tỷ giá. Khi một đồng tiền
tăng giá, mức sinh lợi của chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ tăng. Khi một
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 21

đồng tiền đưuọc kỳ vọng là tăng giá thì các chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế cán cân vốn của một quốc gia có thể
được cải thiện nếu đồng tiền của quốc gia đó được kỳ vọng là tăng giá.
Sự ổn định chính trị, chính sách đối ngoại của quốc gia
Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh
tế. đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh

tế. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh
tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ
là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển.
Trình độ quản lý kinh tế của chính phủ
Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh
tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều
hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt
được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.
VI. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Thực tế cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam
Cán cân thanh toán 2006-2009

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Page 22

Từ năm 2006 đến năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại cảu Việt Nam
tăng lên đáng kể. Tuy vậy, cơ cấu xuất nhập khẩu đang có chiều hướng tốt lên, cơ
cấu xuất khẩu có nhưng thay đổi đáng kể từ nguyên liệu thô sang mặt hàng chế
biến thể hiện sự thay đổi cơ cấu tích cực với mức độ cao hơn. Tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu tăng cao, nhưng dựa vào cơ cấu có thể thấy mức tăng này là do nhu cầu
đầu tư tăng cao, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho mở rộng sản
xuất công nghiệp. Do mức thuế năm đầu giảm chủ yếu với hàng dệt may và giày
dép nên đây không phải là tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO.
Nhìn chung có thể thấy việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động không nhỏ
đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa. Gia nhập WTO, tuy chưa mang lại tăng
trưởng đáng kể trong xuất khẩu trong xuất khẩu nhưng có thể thấy việc ký kết các
hiệp định thương mại mới khi gia nhập WTO sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Việt Nam giúp cho xuất khẩu trở nên ổn định, giảm bớt được phụ thuộc nước bạn.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008 có thể rút

ra một số nhận định cơ bản. Trong năm 2008 do chịu ảnh hưởng biến động kinh tế
thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất
khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8
tuy nhiên đến tahsng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong các thắng cuối

Tài liệu liên quan

*

Cán cân thanh toán quốc tế 14 994 3

*

Cán cân thanh toán quốc tế 28 855 7

*

Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn ở Việt Nam.doc 7 892 31

*

Nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế của Thailand 40 687 0

*

Thực trạng & Giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở VN hiện nay 88 744 5

*

Tài liệu Luận văn ” Cán cân thanh tóan quốc tế” pdf 42 552 2

*

Luận văn: Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế – Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pptx 97 746 0

*

Cán cân thanh tóan quốc tế docx 30 314 0

*

tiểu luận tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế 30 469 0

Xem thêm: Full Khóa Học Photoshop Chỉnh Sửa Ảnh, Khóa Học Photoshop

*

Tiểu luận: Cán cân thanh toán quốc tế 26 1 2

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận