tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 28 trang )

Đang xem: Tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

Lời mở đầu
Đất nước ta có hàng nghìn năm lịch sử với nền văn hóa đa dạng mang bản sắc
riêng. Và trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là
một nét văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội của nước ta diễn ra ở khắp mọi miền đất
nước và nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy
trì. Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng,
nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn, như:
Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ
hay truyền nghề hoặc những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống
thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Chính vì thế, lễ hội là
dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ
tục và những khát vọng cao đẹp. Đồng thời, những lễ hội này cũng là dịp
mang lại cho con người sự thanh thản nơi tâm linh, gạt bỏ hay quên đi những
lo toan thường nhật để về với cội nguồn, về với thiên nhiên. Và mặc dù lễ hội
ở nước ta diễn ra trong cả bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng mùa Xuân
vẫn là mùa diễn ra nhiều lễ hội nhất. Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu và đặc
sắc của một số vùng miền ở nước ta đã, đang và sắp diễn ra.

I.

Tổng quan lễ hội việt nam

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc
gia trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng. Trong
kho tàng văn hoá Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hoá đặc trưng. Lễ
hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt trên mọi miền đất nước.
Theo thống kê của Cục văn hoá thông tin cơ sở thì ở nước ta hiện nay có 8902
lễ hội các loại, trong đó có 7005 lễ hội cổ truyền.
1. Nguồn gốc hình thành
1.1 Môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất

Đất nướcViệt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động, biến đổi tự nhiên,
địa lí, địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm. Cùng với địa hình thấp, nhiều
đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằng chịt với lượng phù sa lớn được bồi đắp
hằng năm, khí hậu nhiệt đới gió mùa là những điều kiện phù hợp với gieo
trồng lúa nước. Chính vì vậy, trước hết, lễ hội truyền thống của người Việt là
Hội mùa, lễ hội nông nghiệp của những người nông dân. Bên cạnh những hoạt
động kỹ thuật do lao động cơ bắp của người nông dân như cày đất, gieo cấy,
làm cỏ, tát nước, chăm bón, thu hoạch trong nông nghiệp, những mốc đánh
dấu các thời đoạn sản xuất chính là những lễ thức, nghi lễ, hội hè diễn ra khi
xuống đồng gieo cấy, khi lúa ngậm đòng trỗ bông, lúc mùa màng thu hoạch….
Đó là những hoạt động tâm linh của con người với mong muốn thỉnh cầu và
tạ ơn các lực lượng siêu nhiên trợ giúp mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà
và đã trở thành các hoạt động không thể thiếu tạo nên chỉnh thể của đời sống
nông nghiệp.
1.2 Môi trường xã hội
Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ lâu đã quy định hình thức quần cư
của dân tộc thành các làng. Làng từ là điểm quần cư dần đã trỏ thành
không gian cư trú, không gian xã hội và không gian văn hoá. Nơi đây đã
trở thành nơi nhập thân và trao truyền các hoạt động văn hoá. Chính vì
vậy, lễ hội của người Việt là hội làng ngày hội cố kết cộng đồng, biểu
dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá
của cộng đồng.
1.3 Môi trường lịch sử – văn hoá
Là một đất nước với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, cùng với tiến trình
lịch sử ấy dân tộc ta đã ít nhiều chịu ảnh hưởng và tiếp thu những văn
hoá đánh dấu bước phát triển của mỗi thời đại, trong đó có những ảnh
hưởng tôn giáo.

Nếu không kể tới những ảnh hưởng khá sớm, nhưng có phần mờ nhạt của

Bà la môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ thì Phật giáo đại thừa qua con đường
Trung Quốc thâm nhập vào nước ta hoà quyện với các tín ngưỡng dân
gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật giáo dân
gian.
Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỉ II trong phong trào khởi nghĩa ở Trung
Quốc. Khi vào nước ta, Đạo giáo hoà nhập với các tín ngưỡng dân gian
như đạo Sa man, tín ngưỡng nông nghiệp, thờ tổ tiên…cũng góp phần tạo nên
sắc thái đa dạng của lễ hội dân gian ở nước ta.
Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào nước ta từ thời nhà Hán thông qua hệ
thống giáo dục và thi cử, để lại những dấu ấn rõ rệt trong việc thờ cúng
Thần hoàng, các sinh hoạt cộng đồng, nhất là hội hè, cúng lễ.
2. Cách tổ chức
2.1 Thời gian tổ chức lễ hội
Là cư dân một vùng nông nghiệp lúa nước nên từ lâu đã hình thành ở nhân
dân một quan niệm thời gian theo chu kỳ khép kín của nông lịch:
Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư gieo mạ thuận hoà mọi nơi…
Khoảng tháng tư, nhân dân gieo mạ. Tháng 6, khi những trận mưa đầu mùa
trút xuống, nhân dân nhổ mạ đem ra ruộng cấy và chăm bón, thu hoạch vào
tháng 10, 11. Chính vì vậy mùa xuân, thu là khoảng thời gian nhàn rỗi. Mùa
xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức lễ
hội.
Đặc biệt với mảnh đất hàng ngàn năm lịch sử này, mùa xuân cũng là mùa
chiến đấu, chiến thắng – các đại thắng mùa xuân: mùa xuân năm 40, Hai
Bà Trưng phất cờ đánh quân Tô Định nhà Hán, mùa xuân năm 248, Triệu Thị
Trinh đấy binh ở núi Na (Thanh Hoá) “đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang
sơn”, mùa xuân năm 542 Lý Bí khởi nghĩa lập nước Vạn Xuân… Thế mới
biết lễ hội VN từ bao đời nay đã tắm mình trong dòng sông lịch sử cuồn cuộn

chảy qua các mốc chiến tranh lẫy lừng. Nó bị lịch sử hoá để từ những nghi lễ
nông nghiệp khuôn theo nhịp điệu thời gian nông nghiệp, cất mình vươn tới
những ngày hội lịch sử, toả rộng cả quốc gia.

2.2 Không gian tổ chức lễ hội
Đình làng là nơi thờ cúng Thành Hoàng và nơi sinh hoạt cộng đồng, đền là
nơi thờ cúng các vị thánh, thần có công với làng, nước. Lễ hội diễn ra ở các
ngôi đình, ngôi đền là nhằm tưởng nhớ, suy tôn các vị thần linh ấy.
2.3 Người tổ chức và người đi lễ
Văn hoá nói chung, trong đó có sáng tạo lễ hội là sáng tạo của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức,
chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt cộng đồng , hưởng thụ các giá trị
văn hoá và tâm linh. Đặc điểm này làm cho lễ hội bao giờ cũng thấm đượm
tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham
gia ở khắp nơi từ mọi miền đất nước và khách nước ngoài. Giữa tiết trời ấm
áp của mùa lễ hội, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội
nguồn, cúng bái, tham quan, du lịch… Chính vì vậy sự phong phú của lễ hội
Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa của dân tộc vừa là một trong những sản
phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
3. Một số dặc điểm chung của lễ hội
3.1 Tính “thiêng”
Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần
được suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó là những lễ hội gắn với những
anh hùng lịch sử dân tộc, những người có công với làng với nước (có người
chữa bệnh, có người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác
thú). Song, những người đó bao giờ cũng được “thiêng hoá” và trở thành “thần
thánh” trong tâm trí người dân. Những nghi lễ và hội trò trong lễ hội cũng có
mối quan hệ mật thiết với những tín ngưỡng dân gian. Chẳng hạn, tín ngưỡng
phồn thực rất phổ biến trong lễ nghi và phong tục các dân tộc nông nghiệp,

xuất phát từ quan niệm giao hoà âm – dương, đực – cái ảnh hưởng quyết định
tới sinh trưởng của cây lua, mùa màng. Do vậy, trong các ngày hội mùa Xuân,
hội vào Mùa thường trình diễn các lễ nghi, trò diễn mang tính phồn thực. Đó
là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm hộ cắm vào nhau) hay trò
hí tùng dí vừa rước bó lúa, nằm xôi vừa làm động tác múa dí dương vật – âm
vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”. Nghi lễ và lễ hội truyền thống bao giờ
cũng chứa đựng tính biểu trưng, biểu tượng cao. Nói cách khác, ngôn ngữ của
nghi lễ, lễ hội là ngôn ngữ biểu trưng, biểu tượng. Thí dụ, để nói sức mạnh
của Ông Gióng trước quân xâm lược, các cụ ngày xưa tạo ra diễn xướng ba
trận đánh bằng cách ông Hiệu cờ của Ông Gióng (chứ không phải là Ông
Gióng, và làm sao để thần linh xuất hiện dưới dạng phàm trần) vừa phất cờ
vừa ba lần nhảy lên đá tung ba chiếc bát (tượng trưng cho núi đồi), úp trên ba

cái chiếu (tượng trưng cho ba cánh đồng). Hay để nói tục tôn thờ mặt trời,
các cụ bày ra tục đánh phết, vật cù, mà quả phết, quả cù được sơn đỏ, biểu
trưng cho mặt trời, sự vận động của quả cù từ lỗ phía đông sang lỗ phía tây ở
hai đầu sân là tượng trưng cho đường vận hành của vầng thái dương
3.2 Tính cộng đồng
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể
là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng
tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội đền Hùng)
đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ… Mỗi cộng đồng là nơi
hình thành và tồn tại những sinh hoạt văn hoá dân gian trong đó có lễ hội.
3.3 Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một con người và vùng đất nhất
định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang đậm sắc thái vùng đó. Cùng mang những
đặc điểm chung của một nền văn hoá dân tộc nhưng ở mỗi vùng văn hoá khác
nhau với những điều kiện tự nhiên và xã hôi không đồng nhất đã tạo nên
những lễ hội đặc trưng riêng của ba miền Bắc – Trung – Nam không thể nhầm

lẫn (sẽ được làm rõ ở phần sau).
3.4 Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn trong các lễ hội của người Việt là
những người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi
thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu… đều mô phỏng
sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục động
tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng, lộng lẫy hơn. Mặt
khác, lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên
một vị trí khác ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khát khao, nguyện vọng
của người dân.
3.5 Tính đương đại
Tuy mang nặng sác thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của
lịch sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những
cách bài trí mới, những phương tiện kĩ thuật mới… đã tham gia vào lễ hội,
giúp cho việc tổ chức lễ hội thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc, không thể
là một sự lắp ghép tuỳ tiện, vô lý.

3.6 Tính diễn xướng
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động,
lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm
người với một nhóm người khác. Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt
văn hoá dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Do đó, trong lễ hội cổ
truyền, tính diễn xướng thể hiện một cách khá rõ nét và tiêu biểu. Thông qua
trình diễn bằng hành động và lời nói của tập thể những con người trong cộng
đồng, người ta muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn tự
nhiên của tự nhiên và con người.
4. Mục đích của lễ hội
Lễ hội bản chất là tôn vinh những nhân vật có công đối với đất nước, đồng

thời đề đạt những nguyện vọng, tâm linh hướng đến “quốc thái dân an, nhân
khang vật thịnh”. Đó là dịp con người trở về nguồn cội tự nhiên, nguồn cội
dân tộc. Chính vì vậy con người đến với lễ hội là tìm về cộng đồng, đám đông,
củng cố thêm niềm tin vào cuộc sống, ôn lại những điều tâm niệm chung của
dân làng. Lễ hội giúp con người hồi tưởng lại công lao các vị thần đồng thời
thể hiện khát vọng và ước mơ của dân làng về cuộc sống thái bình, thịnh
vượng.
II. CƠ CẤU LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ
Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người.
Lễ bao gồm hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của
dân làng đối với các vị thần linh và lực lượng siêu nhiên mà dân làng đang
thờ phụng đồng thời phản ánh ước vọng của dân làng.
 Một số hoạt động chính của phần lễ
– Lễ tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài, phân
thành các tuần tế khác nhau như tuần dâng hương , tuần dâng hoa, tuần dâng
rượu, tuần dâng trà… Nay rút gọn nhất cũng qua 3 tuần tế: hương, hoa, rượu.
Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với ngôn ngữ, ăn mặc và điệu
bộ mô phỏng phong cách cung đình Huế. Tế biểu đạt sự tôn vinh của cộng
đồng với thần linh và ước vọng được thần linh che chở, độ trì.
– Rước cũng là một nghi lễ thiêng ở các lễ hội, nhất là vào dịp chính hội, thể
hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh cộng đồng. Thường thì rước
là màng trình diễn rất ngoạn mục vừa mang tính trang nghiêm lại vừa rất sôi
động, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng với các nghi trượng tiêu
biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng,trống và dàn nhạc bát âm. Tuỳ

theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa , đặc tính của các vị thần linh
mà đám rước mang các sắc thái khác nhau.
2. Hội

Phần lớn các lễ hội Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người
có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi
ở lễ hội thường manh nhiều tính mạnh mẽ của những trò chơi thượng võ
như:thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa), đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị
Khê, Nam Định). Những trò chơi thi tài nhằm thể hiện ước vọng rèn luyện sự
nhanh nhẹn, khéo léo, tháo vát (thổi cơm, vừa gánh vừa thổi cơm, thi luộc gà,
dọn cỗ, thi bắt lợn, dệt vải, đua cà kheo…) Hội làng cổ truyền của người Việt
là lễ hội nông nghiệp. Vì vậy những trò chơi trong lễ hội cũng là những trò
chơi nghề nghiệp phản ánh những ước vọng cầu mong mưa thuận gió hoà.
Chẳng hạn để thể hiện ứơc vọng cầu mưa dân làng đã sáng tạo ra những trò
chơi được tạo ra từ tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm như đốt pháo, ném pháo,
đánh pháo đất… hay ước vọng cầu cạn, mong gió lên nắng lên để nước lụt rút
mau xuống được thể hiện trong những cuộc thi thả diều vào các hội mùa hè.
Lễ hội bao giờ cũng gắn liền với những phong tục tín ngưỡng của dân tộc và
đó là cơ sở phát sinh và tồn tại những trò chơi tín ngưỡng. Chẳng hạn gắn
với tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, lễ hội đã có những
trò diễn xoay quanh quan niệm giao hoà âm dương, đực cái như trò cướp cầu
thả lỗ, bắt chạch trong chum… Ngoài ra trong lễ hội còn có những trò chơi
giải trí góp vui nhằm tăng thêm không khí nhộn nhịp cho lễ hội. Tuy nhiên sự
phân chia này chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ về bản chất mọi hiện tượng văn
hoá dân gian trong đó có lễ hội đều ít nhiều mang tính tổng thể. Tính tổng thể
của lễ hội không phải là tổng thể “chia đôi” mà nó hình thành trên cơ sở một
cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử
hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền thoại…) rồi từ đó nảy sinh và
tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho
nên, trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh,
tích hợp. Hội chịu sự quy định của lễ, không có lễ thi không có hội.
III. LỄ HỘI ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
* Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội này kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch
(chính hội là ngày 15 tháng Hai). Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã
hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Đây cũng là lệ hội có
thời gian mở hội dài nhất so với các lễ hội khác ở nước ta. Theo tâm thức của

người Việt xưa, Hương Sơn được coi là cõi Phật và Chùa Hương là nơi thờ
Phật Bà Quan Âm. Khác với các lễ hội khác, lễ hội Chùa Hương là một lễ hội
độc đáo. Phần lễ ở Chùa Hương là lễ Phật, phần hội ở Chùa Hương là sự có
mặt của du khách hành hương về đất Phật. Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn
người đến viếng thăm cảnh núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại các
ngôi chùa…

* Lễ hội đền Hùng
Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ, là nơi hằng năm diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn
các vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ hội đền Hùng kéo dài từ ngày mùng
8 đến 11 tháng Ba âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày
chính hội (mùng 10 tháng Ba). Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (gồm: một
con lợn, một con dê, một con bò), bánh chưng, bánh dày và mâm xôi to nhiều
màu. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều
khiển của chủ lễ. Tiếp theo đó là các vị bô lão của các làng, xã sở tại quanh
đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ
trong các đền thờ tưởng niệm các vua Hùng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở
lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh.
Mỗi năm, đám rước kiệu có ba cỗ kiệu đi liền nhau. Cỗ kiệu đi đầu bày hương
hoa, đèn, nhang, trầu cau, chỏe nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ hai có đặt
hương án, bài vị của thánh, có lộng và quạt với nhiều màu sắc trang hoàng tôn
nghiêm. Cỗ thứ ba rước bánh chưng và bánh dày, một cái thủ lợn luộc để
nguyên.

Trong lễ hội đền Hùng có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan), đây
là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng xưa kia hát
Xoan gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được
lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng, xã quanh vùng. Ở đền Hạ có
hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Xung quanh khu vực dưới chân núi
Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền được nhiều người tham
dự, như: trò chơi ném côn, chơi đu, đấu vật, chọi gà, đánh cờ người… Ngày
nay, giỗ tổ Hùng Vương được coi là ngày lễ lớn của dân tộc, ngày toán dân
hướng về cội nguồn.

* Lễ hội Gióng
Lễ hội diễn ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một trong
những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Chính hội vào ngày 9 tháng 4 âm
lịch hằng năm (ngày ông Gióng thắng giặc Ân) để tưởng niệm và nhớ ơn
người anh hùng làng Gióng đã có công đánh giặc cứu nước. Công việc chuẩn
bị cho lễ hội được bắt đầu từ ngày 1-3 đến ngày 5-4 âm lịch, với các việc tập
dợt chuẩn bị cho ngày chính hội. Ngày 9-4 có lễ rước từ đền Mẫu đến đền
Thượng. Múa hát thờ, hội trận (diễn lại trận đánh thắng giặc Ân). Cuối cùng
là việc khao quân và đêm đến có hát chèo. Ngày 10-4 là ngày vãn hội, làm lễ
duyệt quân, lễ tạ ơn Thánh Gióng.

* Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra hằng năm vào ngày
mùng 5 Tết Nguyên Đán. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng
nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch
sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lễ hội thường được tổ chức từ sáng
sớm ngày mùng 5 Tết, sau những hội trống, chiêng báo hiệu bắt đầu cuộc rước

thần chiến thắng, tượng trưng biểu dương khí thế quân Tây Sơn, từ đình làng
Khương Thượng về gò Đống Đa. Tham gia cuộc rước có thanh niên các làng:
Khương Thương, Thịnh Hào… ăn mặc theo lễ phục hội, đi sau là cờ, biểu,
lộng, kiệu… và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng rơm.
Chùa Đống Quang đối diện với gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng
hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã hết lòng vì dân, vì
nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như:
Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…

* Hội Lim
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày
13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim
được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
• Nguồn gốc
Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người phơi phới, ấy là
vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội Lim. Hội Lim là hội của
những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ
hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng
tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.
Có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan
đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông
Tiêu Tương khá rõ rệt ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào
truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là
lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ.
Còn một số cho rằng hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, trải qua năm tháng
lịch sử. Hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ
hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính
vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng. Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng
đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà

nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất
là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim là một sinh hoạt văn
hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và
dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu
cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Hội Lim chính là hội chùa làng lim và
đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế

kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình
Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong
thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội
Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông
còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên
núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng
ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật
hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh
Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công
trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp
vào “ngày sinh” và “ngày hóa” của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân
trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa,
trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng
trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng.
Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian
đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao,
dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn
chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của
người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã
mang trong nó một sắc thái văn hoá cao.
Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ, trung tâm là núi Hồng
Vân, với nghi thức tế lễ rước xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui,

đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh cờ người, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ
và đón bạn, ca hát Quan họ.

Hát quan họ trên thuyền

Thi đấu cờ người
2. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc:
* Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng)
Là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày. Lễ hội này
được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa
phương, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên,
no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, như: Ném
còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….

Lễ hội Lồng Tồng

* Lễ hội cầu an bản Mường
Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu
và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất
quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ
chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được
gắn với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần,
thuồng luồng… Nội dung của lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời
sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả
cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức
rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng.

* Lễ hội hoa ban

Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là
hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch,
khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu
đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường,
đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng
sáng….

3. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng văn hóa duyên hải Bắc Trung bộ
* Lễ hội cầu Ngư
Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng
âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công
(biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá có công dạy cho dân
nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành. Thường cứ ba năm một lần, làng tổ
chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt của nghề
đánh cá, trong đó có “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét
ghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.

* Lễ hội Lam Kinh: Lễ hội Lam Kinh diễn ra tại khu di tích Lam Kinh thuộc
địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là quê
hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều danh tướng nổi tiếng của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn, như: Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi. Đặc biệt, Lam Kinh
còn là khu di tích có quy mô lớn về các đời vua, hoàng tộc của nhà hậu Lê và
các danh tướng đương thời.

Lễ hội Lam Kinh
Hằng năm cứ vào ngày 22 tháng 8 âm lịch, nhân dân khắc các vùng ở miền
Bắc lại nô nức kéo về điện Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm Lê Lợi và các danh

tướng nhà Lê đã có công lao to lớn trong việc đánh tan quân Minh xâm lược,
giành độc lập cho dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh. Trong lễ hội, nghi
thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ được tổ chức rất trang trọng.
Sau phần lễ dâng hương tưởng niệm, khách trẩy hội có dịp thăm quan quần
thể di tích Lam Kinh, được xem các điệu múa, các trò chơi dân gian truyền
thống đặc sắc, như: Múa Xuân Phả, trò Bình Ngô phá trận…
* Lễ hộ đền Cuông
Lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) được tổ chức vào ngày 12/2
– ngày 16/2 âm lịch, gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc. Thục Phán – sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi đã
đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là
Thục An Dương Vương. Sau đó, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang
thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm

(từ năm 257 trước công nguyên đến năm 208 trước công nguyên). Để tưởng
nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập
đền thờ ở đỉnh núi Mộ Dạ và hằng năm tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân
dân và du khách thập phương về tham dự.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, còn có các hoạt động văn hóa, thể thao, văn
nghệ như đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ thẻ, cờ người, kéo co, bóng chuyền,
bóng bàn…; hát ca trù, tuồng, chèo, đốt pháo bông, đèn hoa…

* Lễ hội điện Hòn Chén (Thừa Thiên Huế)
Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng
7, Điện Hòn Chén tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế lại
tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long
trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để
rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Trong đó đám rước Thiên Y A Na
Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập
những chiếc thuyền kết đôi với cờ phướn mà người dân gọi là chiếc “bằng”,
hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu.
Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải
Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng…
Cũng như nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác, tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu ở
Điện Hòn Chén góp phần hướng con người sống lương thiện, phân biệt rõ cái
thiện và cái ác, biết yêu thương con người và giúp đỡ những người nghèo khổ.

Lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người đến gần nhau hơn, góp phần làm
cho văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được
phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian
địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là
của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo
đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội
điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống.

4. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung
bộ
* Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là một trong những Lễ hội
dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật và truyền thống
văn hóa của địa phương gắn với danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Lễ hội này diễn ra vào dịp 19/2 Âm lịch hằng năm. Đây là dịp để đạo hữu nói
riêng và nhân dân nói chung cầu cho Quốc thái dân an, chúng sinh an lạc,
khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa
Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 – Ngũ Hành Sơn không những góp phần bảo tồn

Xem thêm: hướng dẫn Mẫu Báo Giá Bằng Tiếng Anh File Excel, Bảng Báo Giá Bằng Tiếng Anh

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn quảng bá hình ảnh du lịch thành
phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn đến với du khách trong và ngoài nước…

* Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng
Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm
binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là “thế
lính”. Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước
nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội
Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không
trở về.
Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào
các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ
của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công
phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển
ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao
lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn
thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi
đây gọi là Mộ gió).
Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng
đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.
Đề nghị mọi người cùng ủng hộ việc nghiên cứu, lập hồ sơ trình UNESCO
công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội có lịch sử 400 năm là Di
sản Văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó cũng là một cách để khẳng
định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

* Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn (Bình Định)
Hằng năm vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch người dân Bình
Định và Du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo
tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong – Tây Sơn để tưởng nhớ tới công tích
lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo
vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống
Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Hội tết Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định là một trong những lễ hội lớn nhất
cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ
ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền
thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ
thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng…
diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang
Trung ra trận… thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc
biệt là người dân đất võ tham dự.
Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định,
người biểu diễn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và
luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống
bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, tiếp xúc vào một bộ trống
gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau gọi là “Song thủ đả thập nhị cổ”, tạo nên
những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc
giục. Tiết mục biểu diễn chiến trận Đống Đa lại càng hào hứng và hấp dẫn

hơn nữa, được tổ chức trên địa thế qui mô, dàn dựng công phu, tập dượt công
phu, có cả ngàn người thao diễn với cờ xí, chiêng trống, sắc phục, đồn lũy…
y như thật, có năm còn có bốn, năm con voi trận tham gia.
Màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn làm cho người xem dễ dàng cảm nhận những
tiếng gươm khua, tiếng binh khí, tiếng hò reo của quân sĩ, tiếng súng nổ, tiếng
voi gầm, ngựa hí hoà lẫn vào tiếng trống. Người xem có cảm giác như đang

đứng giữa trận tuyến, không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi, và được
trở về với lịch sử, chứng kiến một thế trận thần tốc, táo bạo. Tiếng trống như
giục giã, như thôi thúc, người xem có thể bị kích động và sẵn sàng xông lên
sống mái.
Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm
tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những
ngày đầu xuân.

* Lễ hội Dinh Thầy – Thím
Lễ hội Dinh Thầy – Thím đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc sắc riêng có
của Bình Thuận. Hằng năm, cứ vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch, tại khu
di tích lịch sử – văn hóa Dinh Thầy – Thím ở xã tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh
Bình Thuận lại diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ của Thầy – Thím. Vào dịp lễ
hội, rất đông người dân địa phương và du khách đến Dinh để cầu nguyện sức
khỏe, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình được thuận
lợi. Tại lễ hội, ngoài các nghi lễ xưa vẫn được bảo tồn, thì trong phần hội có

rất nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách cùng tham gia, như:
Chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh
cá đi bộ, kéo co, múa lân, múa rồng… đã tạo nên không khí lễ hội vô cùng
sôi động.

* Lễ hội Katê
Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi
có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Lễ hội Katê (còn gọi là lễ tưởng
niệm đấng cha) diễn ra tại tháp Pôklông Garai (Ninh Thuận), hoặc các tháp
Chàm khác vào ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 Dương lịch)
hằng năm. Lễ hội tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng
các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua Prôme. Trong những ngày diễn ra

lễ hội, nhân dân ở các vùng lân cận cùng nhau tụ tập lên tháp làm lễ. Nghi lễ
được tiến hành đơn giản. Sau khi các thầy coi về đạo giáo, thầy cúng làm lễ
cúng tế ở ngoài sân xong thì vào tháp, chứng kiến bà bóng và thầy cúng tắm
rửa và thay áo cho vua Pôklông Garai (tượng đá), đọc kinh và hát những bài
hát dân ca. Kết thúc nghi lễ bằng điệu múa thiêng liêng của bà bóng trong
tháp. Bên ngoài là chương trình ca nhạc đặc sắc do người Chăm biểu diễn.

Lễ hội Katê
5. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây nguyên và Nam bộ
* Lễ cơm mới: Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, trong
các thần (Yang) được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần
nước, thần núi, thần rừng, thần cây. Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta lại
tổ chức lẽ ăn cơm mới, vừa là để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng
kết qủa của một quá trình vất vả. Ở người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong
(NhuRhe) là lễ hội lớn nhất trong năm ở trong buôn và lễ hội này thường kéo
dài 7 ngày. Trong khi đó, lễ ăn cơm mới (Samơk) của người Bana diễn ra
trong ba ngày, khi bắt đầu thu hoạch và tiếp đến có lễ Sơmắh Kek cho đến khi
gặt lúa đại trà. Và cuối cùng là lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng).

* Hội đua voi: Hội đua voi được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch,
thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở nhưng cánh rừng thưa nằm ven dòng sông
Sêvepốc (ở Đắk Lắk). Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và vút lên, theo
lệnh điều khiển của người trong ban tổ chức hội, từng tốp voi được nhưng
người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát
thì những chú voi thi nhau phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiến hò
reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng.

* Lễ hội đâm trâu

Đây là một lễ hội khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên
và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ. Lễ đâm trâu thường diễn ra vào những
lúc nông nhàn, mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới, vào
khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch. Đối với đồng bào các dân tộc ở tây
Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh trong cộng
đồng. Vì vậy, con trâu thường được sử dụng làm vật tế thần linh. Đầu trâu là
lễ tế quan trọng nhất trong tất cả các buổi tế lễ của người dân Tây nguyên.
Sau các nghi thức cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa
sân, người già, trẻ em và trai gái trong bản cùng nhau nhảy múa trong tiếng
nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu gồm những chàng trai trẻ,
khỏe được trang bị giáo, mác và nghi thức đâm trâu diễn ra. Thịt trâu được
người dân trong buôn, sóc chia nhau ăn mừng.

* Lễ hội Dinh Cô
Dinh Cô là một khu đền có kiến trúc khá hoành tráng, với những nét kiến trúc
truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dinh
Cô là nơi thờ một cô gái giàu lòng nhân ái, nhưng đã bị nạn sau một lần đi
biển. Hằng năm, lễ hội Dinh Cô được ngư dân vùng Long Hải tổ chức rất long
trọng theo nghi thức cổ truyền. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ 10 đến 12 tháng
Hai âm lịch. Các vị cao niên mặc lễ phục trang nghiêm là những người chủ lễ
với những lời cầu nguyện cho gió thuận, mưa hòa, quốc thái dân an và sau đó
là lễ nghinh Cô ngoài biển với những thuyền hoa lộng lẫy.

Tài liệu liên quan

*

Tài liệu Tiểu luận triết học ” Văn hóa kinh doanh ” pptx 20 533 0

*

Tài liệu Tiểu luận triết học “Văn hóa kinh doanh” doc 9 534 2

*

Tài liệu Tiểu luận: ” Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện huyện Tủa chùa ” doc 88 956 6

*

Tài liệu Tiểu luận “Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội – Khả năng và hiện thực” pdf 10 722 3

*

Tài liệu Tiểu luận triết học – VĂN HOÁ KINH DOANH và BÀI HỌC THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỖ TRỢ LẪN NHAU doc 7 969 8

*

TIỂU LUẬN: Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội Khả năng và hiện thực ppt 9 609 1

*

Tiểu luận: Môi trường văn hoá Brazil – Mỹ và Sự ảnh hưởng văn hoá đến hoạt động Marketing pot 12 924 1

*

TIỂU LUẬN: Các giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá chiến lược Marketing tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất nhập khẩu potx 83 444 0

*

tiểu luận tìm hiểu văn hóa một công ty 37 440 0

Xem thêm: Tiểu Luận Các Chức Năng Của Tiền Tệ Theo Quan Điểm Triết Học Mác Lênin

*

Tiểu luận: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quận 5 50 549 0

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận