Tài Liệu Tiểu Luận Các Nguyên Tắc Quản Lý Hành Chính Nhà Nước 9Đ

MỤC LỤCA, LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………2B, GIAỈ QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………..2I. KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC…………………………………………………………………..21. Khái niệm……………………………………………………………………………………….22. Đặc điểm các nguyên tắc………………………………………………………………….23. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước….3II. NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢNLÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC……………………………………………………………..41. Cơ sở của nguyên tắc……………………………………………………………………….42. Nội dung của nguyên tắc:…………………………………………………………………53. Ý nghĩa của nguyên tắc:…………………………………………………………………..7III. ĐÁNH GIÁ VIẸC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC VÀO QUẢN LÝ HÀNHCHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY………………………………………………………….71. Thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nướcở nước ta hiện nay:……………………………………………………………………………..72. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc nhân dân lao độngtham gia vào quản lí hành chính nhà nước:………………………………………….93, Một số biện pháp nhằm đảm bảo việc vận dụng hiệu quả nguyên tắc nhân dânlao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước hiện nay. 10C. KẾT LUẬN:……………………………………………………………………………………….11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..121A, LỜI MỞ ĐẦUCũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nướcđược tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chỉ đạo rấtquan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nướcthực hiện có hiệu quả công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công. Cácnguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước với nội dung rất đa dạng có tínhthống nhất và liện hệ chặt chẽ với nhau. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổchức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước đó là nguyên tắc nhân dân lao độngtham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước. để làm rõ vấn đề này, em xin đưara một số ý kiến cá nhân sau:B, GIAỈ QUYẾT VẤN ĐỀI. KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢNLÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.1. Khái niệmDưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước làtập hợp các quy phạm pháp luật có nội dung là tư tưởng chủ đạo làm cơ sở cho việc tổchức và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.2. Đặc điểm các nguyên tắc- tính pháp lý: các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được ghi nhậntrong các văn bản pháp luật của nhà nước, từ hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật. Nócó tính bắt buộc, ràng buộc đối với mọi cá nhân tổ chức tham gia, và được bảo đảm thựchiện.-Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vìchúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triểnkhách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúngđược xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xâydựng.-Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao, ít thay đổi ( vìđược quy định trong hiến pháp) nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắnliền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học vềquản lý hành chính nhà nước, là nền tảng của các hoạt động pháp lý. Mặc dù có sự thayđổi, nhưng sự thay đổi không lớn và không thường xuyên.-Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt namđược thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộmáy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hànhchính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành2chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệhữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lýhành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉđòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chínhtrị (chính sách).- tính hệ thống: Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng,phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên,những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyêntắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệthống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.3. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nướcCác nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có tínhthống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế cần phải xác định được chúng gồmnhững nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để xác địnhđược vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xâydựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lýhành chính nhà nước.Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổchức, nó bao gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật. Dựa trên những cơ sởkhoa học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trongquản lý hành chính nhà nướcthành hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắctổ chức kỹ thuật. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì yếutố tổ chức kỹ thuật và chính trị trong quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặtchẽ nhau. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúngđắn các nguyên tắc chính trị-xã hội và việc thực các nguyên tắc chính trị – xã hội là cơ sởđể thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật.Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm:Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội1, Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;2. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;3. Nguyên tắc tập trung dân chủ;4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật6. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;37. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng.8. Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinhdoanh.II. NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀOQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.1. Cơ sở của nguyên tắc1.1. Cơ sở thực tiễn:Dân là gốc của nước, chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, đó là chân lícủa mọi thời đại. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng donhân dân tiến hành, sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa là để phục vụ nhân dân. Vìvậy, với đặc trưng của nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân, nhân dân phải được tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Việc xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước thực sự thành công chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai tròquan trọng trong hoạt động quản lý nhà. Chính vì vậy, việc bảo đảm sự tham gia đôngđảo của nhân dân lao động vào quản lí hành chính nhà nước không chỉ phát huy trí tuệ,sức lực của nhân dân mà còn là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng quan liêu,lạm quyền, độc đoán, thiếu trách nhiệm… từ đó xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.Mặt khác, việc tham gia đông đảo của nhân dân vào hoạt động quản lý của Nhànước còn đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dânchủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước. Mở rộng hình thức tham gia củanhân dân vào hoạt động quản lí nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựngmột xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội trong điềukiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.1.2. Cơ sở pháp lý:Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắcnày thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hànhchính nhà nước. Chính vì vậy, ngay từ khi Nhà nước mới ra đời, nguyên tắc đã được ghinhận trong các bản Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác.Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liênminh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”Nhân dân thực hiện quyền lực của mình dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếpnhư: bầu các đại diện của mình vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp làm4việc tại các cơ quan nhà nước, thảo luận, đóng góp ý kiến cho các dự án luật, các vănkiện nhà nước, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viênchức nhà nước và đặc biệt là thông qua hình thức trưng cầu ý dân, nhân dân trực tiếpquyết định các công việc quan trọng nhất của nhà nước.Ngoài ra, nguyên tắc này còn được quy định tại các điều: Điều 3, Điều 6, Điều 11,Điều 53 của Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001) cũng như được ghi nhận trongnhiều văn bản luật khác: Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chứcQuốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhândân, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng,… Việc tham gia vào côngtác quản lý nhà nước được coi là quyền và nghĩa vụ của nhân dân.Điều 11 của hiến pháp 1992: “ công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sởbằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội.”Điều 53 ghi:” công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham giathảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhànước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.Như vậy, Nhà nước đã quy định khá cụ thể các hình thức, phương thức tham giacủa nhân dân trong việc quản lý hành chính nhà nước, đây chính là một cơ sở pháp líquan trọng để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước thực hiệnquyền làm chủ của mình, , nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình dân chủ hóađang được mở rộng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội2. Nội dung của nguyên tắc:Các hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động baogồm:*Tham gia gián tiếp:a, Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước:Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước,việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham giatích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người laođộng nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia vào hoạt động của cơquan nhà nước từ đó trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công việc quản lý hành chínhnhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tưcách là thành viên của cơ quan này – họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầucử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cươngvị là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét vàquyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn5đề quản lý hành chính nhà nước.

Đang xem: Tiểu luận các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Xem thêm: câu hỏi tự luận về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Xem thêm: Cách Tính Tuổi Diện F2A – Công Thức Khấu Trừ Theo Bộ Luật Cspa

Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì ngườilao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò ngườilàm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mìnhthành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quannhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặtmình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thứctham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.- Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quannhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với tưcách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công chức của nhà nước, nhân dân lao độngsẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khácnhau của quản lý hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủxã hội của mình.b, Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia tích cựcvào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tớivị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhànước, tạo những điều kiện về vật chất, tinh thần để các tổ chức xã hội trở thành công cụđắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hànhchính nhà nước. Điều 9 hiến pháp 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:” Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyềnnhân dân”.Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhândân lao động được phát huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảođảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.*Tham gia trực tiếp:a, Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sởÐây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên hệchặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí nhà nước. Các hoạt động tự quản nàyrất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninhtrật tự, vệ sinh môi trường,…Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinhhoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân.Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao động lànhững chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hộicủa người dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.6b, Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hànhchính nhà nước- Ðiều 53 – Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nướcvà xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghịvới cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện.- Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước.- Tham gia trực tiếp với tư cách là thành viên không chuyên trách trong hoạt độngcơ quan quản lý, các cơ quan xã hội.- Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyếtnhững vấn đề quan trọng của cơ quan…Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hànhchính nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huyvai trò làm chủ của mình.3. Ý nghĩa của nguyên tắc:Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắcnày thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hànhchính nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rằng cán bộ hành chính nhànước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tựmình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thểnhân dân lao động. Ðiều này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao độngtrong quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nướcphải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động đượctham gia vào quản lý hành chính nhà nước.Và quan trọng hơn cả đó chính là nguyên tắc này chỉ thực sự có ý nghĩa khi nóđược bảo đảm thực hiện trên thực tế. Có thể mở rộng, tăng cường quyền của công dântrong hoạt động quản lý, nhưng không được phép hạn chế, thu hẹp những gì mà Hiếnpháp đã quy định. Sự tham gia ý kiến một cách chủ động của nhân dân vào các hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước là biện pháp thiết thực và cụ thể nhất nhằm đảm bảobản chất của nhà nước ta.III. ĐÁNH GIÁ VIẸC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC VÀO QUẢN LÝ HÀNHCHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.1. Thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nướcở nước ta hiện nay:a, Những mặt tích cực:7Đối với hình thức tham gia gián tiếp, một đặc trưng của hình thức này chính lànhân dân lao động không trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình mà thông qua cáccơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội. Như vậy, nhân dân có thể tham giavào hoạt động quản lý hành chính rộng rãi và hiệu quả hơn; trong hình thức nhân dântham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua các tổ chức chính trị – xãhội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp mà họ là thành viên. Theo hình thức này,những nguyện vọng, ý kiến của người dân được các tổ chức đó tập hợp lại để chuyển tớicác cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết. Hiện nay, trong điều kiệnđổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chứcchính trị – xã hội đã có những thay đổi trong tổ chức và phương thức hoạt động, gắn chặthơn với quần chúng, với các đoàn viên, hội viên. Đồng thời, trong xã hội, những tổ chứcxã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng được phát triển mạnh. Tình hình này cho phép nhândân có khả năng tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của nhà nước, từ việc phảnbiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát sự thực hiện của các cơ quan nhànước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình cho các cơ quannhà nước xem xét, thực hiện.Với hình thức này, vai trò của nhân dân được nhân rộng lên rất nhiều và có ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.Đối với hình thức tham gia trực tiếp, hình thức này thể hiện rõ nhất vai trò làm chủcủa nhân dân lao động đối với Nhà nước, xã hội, bảo đảm được bản chất của nhà nước talà nhà nước của dân, do dân và vì dân . Đối với hình thức này thì nhân dân lao động trựctiếp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước, trực tiếp biểu đạt nguyệnvọng, mong muốn của mình cũng như trực tiếp thực hiện nó trong phạm vi quyền hạntheo quy định của pháp luật. Như vậy, nguyện vọng của nhân dân được thể hiện chínhxác nhất, trực tiếp nhất, thông qua đó nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc này vàothực tiễn đời sống xã hội, phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân một cách rõ ràngnhất.Hình thức tham gia của nhân dân vào các hoạt động tự quản ở cơ sở, hình thức nàyđã ngày càng phát huy được tính tích cực trên thực tế. Hoạt động quản lý hành chính nhànước là hoạt động hết sức rộng rãi chính vì vậy hình thức này đã hỗ trợ hoạt động quảnlý ở từng cơ sở, ở từng địa phương, bám sát tình hình thực tế, phát huy hiệu quả quản lýtrong quản lý hành chính nhà nước.b, Những mặt hạn chếVới các hình thức tham gia gián tiếp, như đã trình bày ở trên, những người laođộng có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việcthực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền8lực nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa nhân dân lao động và đại biểu màhọ bầu ra còn có khoảng cách khá xa và chưa thật sự gắn bó, khiến cho việc quản lýhành chính nhà nước của nhân dân lao động chưa thực sự sự hiệu quả.Ngoài ra, việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện sự tham gia quản lý củanhân dân bằng và thông qua các cơ quan đại biểu vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài sự hạnchế kể trên, bản thân người dân, do trình độ nhận thức, nhất là trình độ pháp lý, cũngchưa thấy hết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia quản lý hànhchính nhà nước, chưa làm hết sức mình khi tham gia quản lý nhà nước ở hình thức này.Nó thể hiện ở sự bỏ phiếu lấy lệ, cho xong của nhiều người trong các lần bầu cử…Đối với hình thức tham gia trực tiếp, Hiến pháp nước ta quy định, nhân dân cóquyền quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý và trựctiếp quyết định nhiều vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Tuy nhiên, đến nay vấn đềtrưng cầu dân ý vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong đợi, vẫn còn mangnhiều tính hình thức. Về phía người dân, do trình độ, do những mối quan hệ thân thiết vàdo sự chưa nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm của cán bộ nên họ cũng ít bày tỏchính kiến của mình, trừ khi các vấn đề đã trở nên quá bức xúc. Chính điều này đãkhông chỉ hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân, không huy độngđược sức mạnh của nhân dân trong việc quản lý, phát triển kinh tế – xã hội của địaphương mà còn là căn nguyên của sự xuất hiện các vụ khiếu kiện kéo dài, những điểmnóng tại một số cơ sở.Ngoài những hình thức nêu trên, người dân có thể tham gia ý kiến vào các văn bảnpháp luật khi được công bố hỏi ý kiến qua báo chí. Tuy nhiên, hình thức này cũng gặpnhiều khó khăn, hạn chế. Người dân ít có những ý kiến đóng góp với chính quyền và cáccơ quan nhà nước trừ khi có những vấn đề bức xúc của bản thân. Khi có các văn bản xiný kiến tham gia đóng góp đăng trên các cơ quan báo chí cũng chỉ có số ít những ngườicó ý kiến. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và côngchức nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quanvà công chức nhà nước của người dân cũng còn hạn chế.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc nhân dân lao độngtham gia vào quản lí hành chính nhà nước:Thứ nhất, là từ nhận thức của xã hội, của những người quản lý hành chính. Nhữngngười quản lý vẫn còn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi việc quản lý hành chính nhànước là công việc riêng vốn có của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của chính nhândân trong việc quản lý xã hội. Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụcủa các cơ quan nhà nước, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự thamgia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước.9Thứ hai, những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ quan nhà nước,nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy quyền và đểnhân dân kiểm soát sự ủy quyền của mình, cũng như để nhân dân tham gia trực tiếpnhiều hơn vào các công việc của Nhà nước….Thứ ba, ảnh hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng. Đã có một thời giandài ở Việt Nam, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoạt động theo cơ chế tập trung,bao cấp. Các cơ quan nhà nước được xây dựng theo một mô hình thống nhất chung,đứng ra làm tất cả mọi việc cho nhân dân theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên và đãmang lại nhiều kết quả cho người dân, vì thế nhân dân tin tưởng vào Nhà nước. Nhưngcũng từ thực tế đó, lâu dần đã hình thành nên tâm lý và văn hóa hành chính mà theo đó,các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách, quản lý hành chính nhànước như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khépkín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó là công việc của Nhà nước, ít có quan tâm chung tới hoạtđộng của Nhà nước và các chính sách, nếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cánhân.Thứ tư, trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân ở nhiều nơicòn rất hạn chế. Thực tế không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sựchấp hành, ý thức, tinh thần pháp luật của người dân không cao. Chính vì vậy, khi thamgia vào các công việc quản lý hành chính nhà nước, người dân rất lúng túng.Thứ năm, việc tổ chức các hình thức, phương thức tham gia của người dân đượccác cơ quan nhà nước thực hiện cũng chưa thật sự khoa học. Nhiều văn bản quy phạmpháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân chưa thật sự hướng vào các đối tượngbị điều chỉnh. Việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bịtránh, né làm giảm lòng tin và nhiệt tình của người dân. Những thủ tục để người dântham gia còn rất rườm rà, phuéc tạp….Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự tham gia của nhândân lao động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước như: trình độ công nghệ thôngtin, …3, Một số biện pháp nhằm đảm bảo việc vận dụng hiệu quả nguyên tắc nhân dânlao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước hiện nay.Thứ nhất, đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Đổi mới cơ cấutổ chức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minhbạch, tạo cơ hội để người dân nắm được các công việc của Nhà nước để tham gia mộtcách chủ động, thiết thực, có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nướcvà của công chức trong việc tiếp thu các ý kiến và nguyện vọng của nhân dân trong hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước.10Thứ hai, tăng cường hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dântham gia vào quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Cần sửa đổi cơ chế bầu cử đại biểuQuốc hội và Hội đồng nhân dân sao cho những người được bầu phải gắn bó với ngườidân, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân, không còn đại diện chung chung,hình thức. Họ phải chịu sự giám sát của nhân dân, gắn trách nhiệm, lợi ích với sự tínnhiệm của nhân dân, khi không hoàn thành được vai trò đại diện quyền lợi và nguyệnvọng của cử tri bầu cho thì họ phải bị bãi miễn. Cần có sự tách bạch, không để vai tròlập pháp, đại biểu nhân dân và vai trò hành chính do cùng một cá nhân thực hiện. Mởrộng hình thức quyết định trực tiếp – trưng cầu dân ý, để toàn dân có quyền tham gia vàocác công việc trọng đại của đất nước, của địa phương, học tập các mô hình trưng cầu dâný của một số quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả tham gia vào các hoạt động tham gia vàoquản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động.Thứ ba, tiếp tục mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mở rộng sựhình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các nhucầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Có các cơ chế vàphương thức để phát huy và tiếp nhận được các ý kiến phản biện của nhân dân và củacác tổ chức quần chúng.Thứ tư, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáodục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật.Thứ năm, tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ýthức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thứchơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động quản lý nhànước. Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các chính sách,pháp luật của Nhà nước và thu thập, phản ánh các ý kiến đóng góp, tham gia của nhândân.C. KẾT LUẬN:Việc phân tích đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này vào trong thực tiễn là cầnthiết, đóng một vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động quản lí hành chính nước nói riêngvà hoạt động của Nhà nước nói chung, qua đó thể hiện bản chất của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong điều kiện,hoàn cảnh hiện nay, với những gì đã và đang làm được, Nhà nước ta đã thực sự huyđộng được đông đảo nhân dân lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước nói chungvà quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Nhà nướcvà nhân dân đã mang lại những hiệu quả tích cức, góp phần đưa đất nước vững bước trêncon đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.2.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.3.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.4.Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.5.Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hànhchính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.6.Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam.7.Hà Quang Ngọc, Hà Quang Trường, “Tăng cường sự tham gia của nhândân trong hoạt động quản lý nhà nước”, Tạp chí cộng sản, số 15/2007.8.Trang web: http://hanhchinh.com/12

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận