tiểu luận các loại hình doanh nghiệp

Bài tiểu luận “Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta” giới thiệu đến các bạn những nội dung về doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,… Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Đang xem: Tiểu luận các loại hình doanh nghiệp

Xem thêm: #5 Lệnh Tính Tổng Diện Tích Trong Cad Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất

Bài tiểu luậnCác loại hình doanh nghiệpLoại hình doanh nghiệp ở nước taLoại hình doanh nghiệpDoanh nghiệp nhà nướcCông ty cổ phần

Xem thêm: Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Hộp Chữ Nhật Lớp 5, Công Thức Tính Diện Tích Hình Hộp Chữ Nhật

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 3 1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC…………………………………………………….4 1.1. Khái niệm………………………………………………………………………………4 1.2. Đặc điểm……………………………………………………………………………….4 1.3. Thuận lợi của DNTN………………………………………………………………5 1.4. Khó khăn của DNTN……………………………………………………………….5 2. CÔNG TY CỔ PHẦN……………………………………………………………………6 2.1. Khái niệm………………………………………………………………………………6 2.2. Nguyên tắc cơ cấu…………………………………………………………………..6 2.3. Ưu và khuyết điểm của công ty cổ phần…………………………………..7 2.3.1. Ưu điểm………………………………………………………………………..7 2.3.2. Khuyết điểm………………………………………………………………….8 3. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC…………………………………………………….9 3.1. Khái niệm………………………………………………………………………………9 3.2. Chủ sở hữu…………………………………………………………………………….9 3.3. Phân loại………………………………………………………………………………..9 3.3.1.   Dựa vào hình thức tổ chức……………………………………………..9 3.3.2.   Dựa vào nguồn vốn……………………………………………………….10 3.4. Lý do thành lập DNNN…………………………………………………………….10 3.5. Cơ cấu quản lý……………………………………………………………………….11 4. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN…………………………………………..11 4.1. Khái niệm………………………………………………………………………………11 4.2. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………….11 1 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       4.2.1.  Chủ tịch công ty……………………………………………………………..12 4.2.2.  Giám đốc hoặc tổng giám đốc…………………………………………12 4.2.3.  Kiểm soát viên……………………………………………………………….13 4.2.4.  Hội đồng thành viên………………………………………………………..13 4.2.5.  Cuộc họp hội đồng thành viên…………………………………………14 5. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN……………………………14 5.1. Khái niệm………………………………………………………………………………14 5.2. Đặc điểm……………………………………………………………………………….14 5.2.1.  Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp……………………………………………14 5.2.2.  Điều lệ công ty………………………………………………………………15 5.2.3.  Quyền lợi của thành viên…………………………………………………15 5.2.4.  Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………17 6. CÔNG TY HỢP DOANH………………………………………………………………17 6.1. Khái niệm………………………………………………………………………………17 6.2. Chủ sở hữu…………………………………………………………………………….18 7. HỢP TÁC XÃ………………………………………………………………………………21 7.1. Khái niệm………………………………………………………………………………21 7.2. Đặc điểm……………………………………………………………………………….21 7.3. Nguyên tắc hoạt động……………………………………………………………..22 7.4. Vai trò kinh tế của hợp tác xã…………………………………………………..23 7.5. Phân biệt giữa hợp tác xã và công ty cổ phần…………………………….23 8. Tóm tắt ưu và khuyết điểm của các loại hình doanh nghiệp……………..25 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….27 2 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       MỞ ĐẦU Trải qua các thời kỳ, biến cố trong lịch sử nước ta đã dần đi lên đổi mới,  thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế  tập trung sang nền kinh tế thị  trường đã làm cho nền kinh tế  nước ta dần hồi   phục và ngày càng phát triển với nhiều mô hình kinh tế khác nhau, mỗi mô hình  kinh tế  lại có những đặc điểm kết cấu khác nhau. Chính vì vậy chúng sẽ  tạo  tiền đề  cho các Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ  hội và sự  lựa chọn cho  mình một mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của các Doanh Nghiệp, Đảng và Nhà   Nước ta đã và đang có những chủ  trương, chính sách và phương pháp quản lí  nhằm khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển tốt   các doanh nghiệp không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn   tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Với đề  tài tiểu luận “Các loại hình doanh nghiệp  ở  nước ta” nhóm sẽ  cùng mọi người tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp ở  Việt Nam hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vấn đề  nghiên cứu còn phong phú và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên  bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự  góp ý của thầy và   các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài này một cách tốt nhất. 3 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       NỘI DUNG 1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1. Khái niệm ­ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ có tài sản,  có trụ  sở  giao dịch, và tự  chịu trách nhiệm bằng toàn bộ  tài sản của mình về  mọi hoạt động của doanh nghiệp…Chủ  doanh nghiệp tư  nhân có toàn quyền   quyết định đối với tất cả  hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn  quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các   nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân  có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. 1.2. Đặc điểm ­Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu   trách   nhiệm   bằng   toàn   bộ   tài   sản   của   mình   về   mọi   hoạt   động   của   doanh   nghiệp. ­Doanh nghiệp tư  nhân không được phát hành bất kỳ  loại chứng khoán   nào. ­Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. ­Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,  điều hành hoạt động kinh doanh. ­Doanh nghiệp tư  nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ  cấu   gọn nhẹ  nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ  vốn kinh doanh trong thị  trường  nhỏ.  ­Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình   khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”.  4 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       Một số loại hình doanh nghiệp tư nhân phổ biến :  ­Dịch vụ  phục vụ  cà phê, nước giải khát, dịch vụ  ăn uống, bán buôn, bán   lẻ vật liệu xây dựng, bán tạp hóa, bán văn phòng phẩm, quà lưu niệm, bán quần   áo, bán lẻ thực phẩm… 1.3. Thuận lợi của DNTN ­Thủ tục thành lập DNTN đơn giản, dễ dàng.  ­Người  chủ  sở  hữu  toàn  quyền  quyết  định  kiểm  soát  toàn  bộ hoạt   động kinh doanh, do vậy dễ kiểm soát các hoạt động.  ­Tính linh hoạt do người chủ  có thể  thay đổi ngành hàng kinh doanh của  mình theo ý muốn.  ­Tính bí mật, mọi khoản lợi nhuận do doanh nghiệp đem lại đều thuộc về  họ, họ  không phải chia xẻ  bí quyết nghề  nghiệp hay kinh doanh với người   khác, trừ khi họ muốn làm như vậy.  ­Giải thể  dễ  dàng, DNTN có thể  bán cơ  sở  kinh doanh của mình cho bất  kỳ người nào họ muốn với bất cứ lúc nào theo giá họ chấp nhận. 1.4. Khó khăn của DNTN ­Khó khăn của DNTN liên quan đến số lượng tài sản, vốn có giới hạn mà  một người có thể có, thường họ bị thiếu vốn và bất lợi này có thể  gây cản trở  cho sự phát triển.  ­ Không có tư cách pháp nhân. ­Trách nhiệm pháp lý vô hạn, như  đã nêu  ở  trên chủ  sở hữu được hưởng   toàn bộ  lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng nếu thua lỗ thì họ  cũng gánh chịu  một mình.  5 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       ­Yếu kém năng lực quản lý toàn diện, không phải người chủ doanh nghiệp   nào cũng đủ trình độ để xử lý tất cả những vấn đề  về tài chính, sản xuất, tiêu  thụ.  ­Giới hạn về sự  sinh tồn của doanh nghiệp, nguyên do là tính chất không   bền vững của hình thức sở  hữu này, mọi sự  cố  xảy ra  đối với chủ  doanh   nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp không tồn tại được nữa. 2. CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Khái niệm: Công ty cổ phần một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển  bởi sự  góp vốn của nhiều cổ  đông (Các cá nhân hay tổ  chức sở  hữu cổ  phần   được gọi là cổ đông) + Trong công ty cổ  phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ  thành  các phần bằng nhau gọi là cổ phần. + Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là  cổ phiếu.  (Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu).   Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của   một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần. Công ty cổ  phần là một trong loại  hình công ty căn bản tồn tại trên thị  trường và nhất là trên thị  trường chứng  khoán. 2.2. Nguyên tắc cơ cấu: Công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ  công ty nhằm đảm   bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. ­ Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông  6 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       Hội đồng Quản trị Ban Điều hành. ­ Cơ quan tối cao của CTCP là Đại hội đồng Cổ đông.Các cổ đông tiến hành  bầu Hội đồng Quản trị với Chủ  tịch Hội đồng Quản trị, Phó Chủ  tịch và thành  viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị  sẽ  tiến  hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Giám đốc điều hành. Hội  đồng này cũng có thể  tiến hành thuê, bổ  nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng   Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này. Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu   trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát. + Ban kiểm soát Kiểm soát sổ  sách kế  toán tài sản, các bảng tổng kế  năm tài chính của   công ty và triệu tập Đại hội đồng khi cần thiết;  Trình Đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính cuả  công ty;  Báo cáo về  sự  kiện tài chính bất thường xảy ra về  những  ưu khuyết   điểm trong quản lý tài chính cuả HĐQT ­ Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công  ty. ­ Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan  hệ quản lý.  ­ Quan hệ giữa các chủ sở hữu (cổ đông của công ty) và những người quản   lý cần được tách bạch. 2.3. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần 2.3.1. Ưu điểm Nhà đầu tư  chỉ  chịu trách nhiệm hữu hạn tương  ứng với tỷ lệ góp vốn  trong công ty. 7 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc   huy động vốn cổ phần. Nhà đầu tư  có khả  năng điều chuyển vốn đầu tư  từ  nơi này sang nơi  khác, từ  lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ  dàng thông qua hình thức  chuyển nhượng, mua bán cổ phần. Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản  lý và sở hữu. 2.3.2. Nhược điểm Mức thuế  tương đối cao vì ngoài thuế  mà công ty phải thực hiện nghĩa  vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ  sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp; Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém; Khả  năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị  hạn chế  do công ty phải   công khai và báo cáo với các cổ đông; Khả  năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như  trong hoạt  động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ  theo những quy định  trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ  đông của Công ty Cổ phần quyết định. 8 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       3. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3.1. Doanh nghiệp nhà nước là gì ?       Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ  chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện   các mục tiêu kinh tế ­ xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư  cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ  dân sự, tự  chịu trách nhiệm về toàn   bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.       So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là   kém hiệu quả  hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các  công ty tư  nhân chỉ   phải   tối   đa   hóa   lợi   nhuận   cho   cổ   đông,   Doanh   nghiệp   Nhà   nước  thường phải gồng gánh một số  trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích của   người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của thị trường. Điều   đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không  cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân 3.2. Chủ sở hữu:       Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà   nước. Khi thành lập, doanh nghiệp không có quyền chủ sở hữu đối với tài sản   mà hình thức chỉ là người quản lí, kinh doanh trên cơ sở sở hữu nhà nước. Nhà  nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu   trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển số vốn do nhà nước giao nhằm để  duy trì khả  năng kinh doanh,vốn  được  sử  dụng từ  vốn ngân sách và doanh  nghiệp nhà nước tự tích lũy. 3.3. Phân loại  3.3.1. Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có 5 loại,  gồm: Thứ  nhất, công ty Nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở  hữu toàn  bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công   ty Nhà nước độc lập và tổng công ty Nhà nước. 9 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       Thứ  hai,  công ty cổ  phần Nhà nước: là công ty cổ  phần mà toàn bộ  cổ  đông là các công ty Nhà nước  hoặc tổ  chức được Nhà nước  ủy quyền  góp vốn.  Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên là công ty  trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.  Thứ  tư, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước có từ  hai thành viên trở  lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều   là công ty Nhà nước hoặc có thành viên là công ty Nhà nước, thành viên   được ủy quyền góp vốn.  Thứ  năm, doanh nghiệp cổ  phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: là  doanh nghiệp mà cổ  phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50%   vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp. 3.3.2. Dựa theo nguồn vốn: có hai loại Thứ nhất, Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm:   công ty Nhà nước, công ty cổ  phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu   hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai   thành viên trở lên. Thứ hai, Doanh nghiệp do Nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công   ty cổ  phần Nhà nước   mà nhà nước chiếm trên 50% cổ  phiếu, công ty  trách nhiệm hữu hạn mà Nhà nước chiếm trên 50% vốn góp. 3.4. Lý do thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên , do quy luật tăng hiệu quả kinh  tế theo quy mô, sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi   chỉ  có một người cung cấp duy nhất,  đảm bảo không xảy ra chuyện  doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người tiêu  dùng. Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều  vốn và mức độ  rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư  nhân qua thị  trường vốn rất khó khăn.  10 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       Ngoại  ứng: Các nhà đầu tư  tư  nhân không muốn đầu tư  vào các ngành  mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ  không thu  được phí từ sự lan tỏa này chia sẽ lợi ích các ngành khác và vì thế làm lợi   cho cả nền kinh tế. Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vương tới các  khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có  các Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để  đảm bảo quyền tiếp cận  tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng. 3.5. Cơ cấu quản lí Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước,  tổ  chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản  trị, doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị  và tổng công ty nhà  nước là khác nhau. Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn  có cơ cấu tổ chức quản lý như sau: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc Các doanh nghiệp Nhà nước không quy định như  trên có giám đốc và bộ  máy giúp việc. Hình thức tổ  chức giám sát tại các doanh nghiệp này do   Chính phủ quy định. 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 4.1. Khái niệm –  Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một   cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ  và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. –  Công ty TNHH Một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp   Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. –  Công ty TNHH Một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 11 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       4.2. Cơ cấu tổ chức Chủ  sở  hữu công ty bổ  nhiệm một hoặc một số  người đại diện theo  ủy  quyền với nhiệm kỳ  không quá năm năm để  thực hiện các quyền và nghĩa vụ  của mình theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 và pháp luật có liên quan. Trường  hợp 1:Một người được bổ  nhiệm làm người đại diện theo  ủy  quyền, cơ cấu tổ chức quản lý gồm: ­ Chủ tịch ­ Tổng giám đốc ­ Kiểm soát viên Trường hợp 2:Từ hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền  thì cơ cấu tổ chức gồm: ­ Hội đồng thành viên . ­ Giám đốc hoặc tổng giám đốc. ­ Kiểm soát viên. 4.2.1. Chủ tịch công ty + Người được chủ sở hữu bổ nhiệm làm đại diện, làm chủ tịch công ty. + Chức năng: nhân danh chủ  sở hữu tổ  chức thực hiện các quyền và nghĩa   vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và   nghĩa vụ  của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ  sở  hữu công ty   về  việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ  được giao theo quy định của Luật  Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.  Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty  đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và  pháp luật có liên quan.  Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở  hữu công ty có giá trị  pháp lý kể  từ  ngày được chủ  sở  hữu công ty phê duyệt,  trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.  4.2.2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 12 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       + Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc   hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động   kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách  nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ  tịch công ty về  việc   thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Chức năng: Tổ  chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ  tịch  công ty. Quyết định các vấn đề  liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày  của công ty. Tổ  chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư  của công  ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Tuyển dụng lao động. + Điều kiện của tổng giám đốc Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý   công nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Không phải là người có liên quan của thành viên hội đồng thành viên,  chủ  tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ  nhiệm người đại  diện theo ủy quyền hoặc chủ tịch công ty. Có trình độ  chuyên môn, kinh nghiệm thực tế  tương  ứng trong quản trị  kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 4.2.3. Kiểm soát viên + Chủ  sở hữu công ty bổ  nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ  không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ  sở  hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Chức năng: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng   thành viên, Chủ  tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ  chức  thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của  công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh   13 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc   cơ  quan nhà nước có liên quan; trình chủ  sở  hữu công ty báo cáo thẩm định;  Kiến nghị  chủ  sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ  sung, cơ  cấu tổ  chức  quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty. 4.2.4. Hội đồng thành viên ­ Thành phần: Gồm tất cả  người đại diện theo  ủy quyền. Đứng đầu hội  đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên do chủ sở hữu quyết định. ­ Chức năng: là đại diện theo  ủy quyền của chủ sở hữu, nhân danh công ty   thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. ­ Cơ chế làm việc: hoạt động theo cơ chế tập thể bằng cách biểu quyết tại   cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bảng. 4.2.5. Cuộc họp hội đồng thành viên + Cuộc họp hợp lệ khi có 2/3 tổng số thành viên thanh gia cuộc họp + Quyết định được thông qua khi có hơn ½ số thành viện dự họp chấp nhận   và từ ¾ số thành viên dự họp chấp nhận đối với các cuộc họp quan trọng: sửa   đổi, bổ sung điều lệ, tổ chức lại công ty. 5 . CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 5.1. Khái niệm      ­   Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt  quá năm mươi.      ­  Trách nhiệm của thành viên Chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản  khác trong phạm vi vốn góp.        Trừ: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ  số  vốn đã  cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối  với các nghĩa vụ  tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày  công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. 14 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                            ­  Chuyển nhượng vốn góp Chỉ được chuyển nhượng theo quy định trong  trường hợp: ­    Mua lại phần vốn góp. ­    Chuyển nhượng phần vốn góp ­    Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. 5.2. Đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Tư  cách pháp nhân  có từ  ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh  nghiệp. 5.2.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp  ­ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. ­ Bản sao Thẻ  căn cước công dân, Giấy  chứng minh nhân dân, Hộ  chiếu  hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân của  công ty TNHH, của cổ  đông sáng lập và cổ  đông là cá nhân đầu tư  nước   ngoài. 5.2.2.  Điều lệ công ty. ­ Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư  nước ngoài. ­ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  đối với nhà đầu tư  nước ngoài  theo quy định của Luật đầu tư. ­ Bản sao quyết  định thành lập, Giấy chứng nhận  đăng ký doanh nghiệp  hoặc tài liệu tương đương khác của tổ  chức và văn bản ủy quyền; Thẻ  căn   cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ  chiếu hoặc chứng thực cá  nhân hợp pháp khác của người đại diện theo  ủy quyền của thành viên là tổ  chức, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.     ­ Đối với thành viên là tổ  chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận   đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa  lãnh sự. 15 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                         ­ Vốn điều lệ các thành viên đóng góp các phần khác nhau tùy vào khả năng   của mình ­ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.. 5.2.3. Quyền của thành viên ­ Tham dự  họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các  vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. ­ Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp,trừ trường hợp thành  viên công ty góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại  tài sản đã cam kết (nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại) ­ Được chia lợi nhuận tương  ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp   đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. ­ Được chia giá trị  tài sản còn lại của công ty tương  ứng với phần vốn góp   khi công ty giải thể hoặc phá sản. ­ Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ. ­ Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần  hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ  công ty. ­ Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ  tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện   theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định. ­ Trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và  Điều lệ  công ty không quy định một tỷ  lệ  khác nhỏ  hơn, thành viên, nhóm   thành viên sở  hữu từ  10% số  vốn điều lệ  trở  lên hoặc một tỷ  lệ  khác nhỏ  hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền:      + Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề  thuộc thẩm quyền.      + Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ  ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế  toán, báo cáo tài chính hằng năm.       + Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản   họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty. 16 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                             + Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời   hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ  tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng  hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. ­ Trường hợp công ty có một thành viên sở  hữu trên 90% vốn điều lệ  và  Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trên thì  nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định trên. ­ Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghĩa vụ của thành viên ­ Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách  nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ  tài sản khác của công ty trong phạm vi  số vốn đã góp vào công ty, trừ 02 trường hợp sau:    + Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ  và đúng loại tài  sản như  đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90   ngày, kể  từ  ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành  viên công ty chỉ  được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản   khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên  còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng   với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.       + Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ  số  vốn đã cam   kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ  lệ  phần vốn góp của   các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể  từ  ngày cuối   cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo quy định trên. Các thành viên chưa   góp vốn hoặc chưa góp đủ  số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương   ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ  tài chính của công ty   phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và  phần vốn góp của thành viên. ­ Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức,  trừ các  trường hợp sau:   + Mua lại phần vốn góp.   + Chuyển nhượng phần vốn góp   + Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. 17 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                         + Thay đổi vốn điều lệ ­ Tuân thủ Điều lệ công ty. ­ Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. ­ Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi:   + Vi phạm pháp luật.   + Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ  lợi ích  của công ty và gây thiệt hại cho người khác.   + Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra   đối với công ty. 5.2.4. Cơ cấu tổ chức ­ Hội đồng thành viên. ­ Chủ tịch Hội đồng thành viên. ­ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. ­ Ban kiểm soát (bắt buộc nếu có từ 11 thành viên trở lên) 6. CÔNG TY HỢP DOANH 6.1. Khái niệm Công ty hợp danh là doanh nghiệp ít nhất hai thành viên hợp danh, trong đó  có sự liên kết giữa các cá nhân góp vốn để hoạt động dưới hình thức công ty. Sự  khác nhau cơ bản giữa công ty hợp danh với công ty trách nhiệm hữu  hạn và công ty cổ phần đó là trong công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 2   thành viên hợp danh là những người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của   mình về các nghĩa vụ của công ty (trách nhiệm vô hạn). Có hai loại công ty hợp  danh là : Hợp danh vô hạn : hợp danh trong đó tất cả  các thành viên của công ty  đều là thành viên hợp danh. Hợp danh hữu hạn : hợp danh trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh  và ngoài ra có thêm thành viên góp vốn là những người chỉ  chịu trách   nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. 18 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       6.2. Chủ sở hữu Các thành viên là các chủ sở hữu chung của công ty hợp danh. Có hai loại   thành viên công ty hợp danh : Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ  chuyên môn và uy tín  nghề  nghiệp, có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh  doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài  sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong   phạm vi số  vốn đã góp vào công ty; có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ  lệ  được quy định tại Điều lệ  công ty; không được tham gia quản lý công ty và  hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự góp vốn của các thành viên.   Số vốn do tất cả các thành viên góp được ghi vào Điều lệ công ty và được gọi  là Vốn điều lệ. Các thành viên có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Riêng đối   với các thành viên hợp danh, nếu công ty kinh doanh lỗ thì phải chịu lỗ. Về nguyên tắc, thành viên hợp danh không được chuyển nhượng phần vốn   góp của mình cho người khác nếu không được các thành viên hợp danh khác   đồng ý. Khi không muốn tiếp tục tham gia công ty hợp danh, thành viên hợp   danh có quyền rút khỏi công ty và phần vốn góp sẽ được công ty hoàn trả theo   giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định trong Điều lệ công ty.Việc rút khỏi  công ty phải được đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Khi thành viên rút   khỏi công ty thì tư  cách thành viên đương nhiên bị  chấm dứt. Tuy nhiên, thành   viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về  các nghĩa vụ  của công ty  đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan  đăng ký kinh doanh. Thành viên góp vốn có thể  chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại  công   ty   cho   người   khác   song   không   giống   như   cổ   đông   được   tự   do  chuyển nhượng cổ  phần của mình; việc chuyển nhượng vốn góp của   thành viên góp vốn bị hạn chế bởi quy định trong Điều lệ  công ty. Điều  lệ  công ty có thể  có những quy định cấm chuyển nhượng phần vốn góp   hoặc chỉ chuyển nhượng giữa các thành viên trong công ty hoặc chỉ được   19 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam                                                       chuyển nhượng cho người khác nếu được các thành viên hợp doanh đồng  ý Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Cơ  cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành  viên thoả  thuận quy định trong Điều lệ  công ty song phải bảo đảm các thành  viên hợp danh đều được quyền tham gia quản lý công ty. Do đó, pháp luật quy  định Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan quyết  định tất cả các hoạt động quản lý, kinh doanh của công ty. Trong quá trình hoạt   động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm việc quản lý công ty và cử  một trong số các thành viên hợp danh làm Giám đốc. Giám đốc làm nhiệm vụ  phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và điều  hành các công việc trong nội bộ công ty. Việc biểu quyết trong Hội đồng thành viên được tiến hành theo nguyên   tắc đa số  phiếu. Tuy nhiên khi quyết định các vấn đề  sau đây thì phải được  thông qua theo nguyên tắc nhất trí, tức là được tất cả  các thành viên hợp danh   chấp thuận : Cử giám đốc công ty; Tiếp nhận thành viên mới; Khai trừ thành viên hợp danh; Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty. Hợp đồng giữa công ty với thành viên hợp danh hoặc với vợ, chồng, bố, bố  nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của thành viên đó. Số phiếu   biểu quyết của thành viên hợp danh không tỷ  lệ  với số  vốn góp. Khi biểu   quyết, mỗi thành viên hợp danh chỉ có một phiếu. 20

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận