Thực Hành Chữa Lỗi Lập Luận Trong Văn Nghị Luận – Giáo Án, Giáo Án Môn Ngữ Văn 12

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

*

TIẾT THỨ: 52/Tuần: 18

THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. Mức độ cần đạt

Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nhận ra lỗi trong quá trình lập luận trong văn nghị luận

b/ Thông hiểu: Nguyên nhân của lỗi lập luận

c/Vận dụng thấp:Vận dụng hiểu biết về lỗi lập luận để sửa câu sai

d/Vận dụng cao:Viết bài cảm nghị luận với hành văn trong sáng, chặt chẽ.

Đang xem: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận – giáo án

Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận, không mắc lỗi lập luận;

b/ Thông thạo: các bước lập luận trong quá trình nghị luận.

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản , nhận diện chỗ sai và cách sửa trong quá trình lập luận;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi diễn đạt trong quá trình lập luận;

c/Hình thành nhân cách: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Nội dung trọng tâm

Kiến thức

Hiểu được các lỗi trong quá trình lập luận

Kĩ năng

– Vận dụng có hiệu quả những kiến thức về lập luận để diễn đạt tốt trong văn nghị luận

– Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, sác sảo.3. Thái độ

Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc – hiểu các văn bản nghị luận;

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân sao cho các diễn đạt trôi chảy, trong sáng.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

– Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những ngữ liệu có dấu hiệu sai khi lập luận;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước văn bản trong SGK

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

Tổ chức dạy và học. Ổn định tổ chức lớp:

– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng cách cho HS làm bài trắc nghiệm:

 

Đoạn văn sau phạm lỗi gì về lập luận?

Qua bài thơ Tràng giang, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định: “ Tràng giang là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc”, bởi vì bài thơ đã bộc lộ được tâm trạng cô đơn buồn tẻ của lớp thanh niên cũng như của tác giả.

a. Luận điểm không rõ ràng. b. Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy. c. Luận cứ và luận điểm không phù hợp nhau. d. Cả A, B và C.

HS thực hiện nhiệm vụ:

 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: phương án c

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Chúng ta đã có một tiết tìm hiểu bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành bài học đó.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1:

– GV yêu cầu một HS nhắc lại những lỗi lập luận thường gặp (đã tìm hiểu trong bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận).

– HS trình bày Ghi nhớ.

 

I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

II . Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

 

III. Lỗi liên quan đến việc vận dụng các phương pháp luận

 

– GV hướng dẫn HS chia nhóm HS (hai bàn thành một nhóm) thảo luận phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn và thực hành chữa lại đoạn văn để lập luận chặt chẽ, lôgíc và có sức thuyết phục.

+ Nhóm 1: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn a và chữa lỗi.

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 2: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn b và chữa lỗi.

 

 

 

+ Nhóm 3: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn cd rồi chữa lỗi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 4: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn e và chữa lỗi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 5: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn g và chữa lỗi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 6: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn h và chữa lỗi.

– Các nhóm thảo luận trên cơ sở mỗi thành viên đã soạn bài, thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ trong thời gian 10 phút.

Xem thêm: Bài Văn Nghị Luận Giải Thích Câu Nói Học, Học Nữa, Học Mãi ” Của Lê

– Sau khi thảo luận, GV mời từng đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến.

– GV căn cứ vào kết quả trên bảng phụ của các nhóm và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

– GV có thể cho điểm trực tiếp những nhóm làm việc tích cực và có kết quả tốt.

– HS tự bổ sung vào bài soạn của mình.

1. Đoạn văn a:

– Lỗi lập luận: Ví dụ đưa ra không phù hợp với nội dung của câu trước đó, không làm toát lên được ý “tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người”.

– Gợi ý sửa lỗi: Giá trị quan trọng nhất của VHDG là giá trị nhận thức … vừa tác động mạnh mẽ đế tâm hồn con người. Ví dụ như câu: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Câu ca dao cho người đọc thấy sự ý thức của người phụ nữ về vẻ đẹp, về giá trị của mình. Đồng thời, người đọc cũng thấy được nỗi đau về thân phận bị phụ thuộc và hạnh phúc bấp bênh ở họ. Họ đáng trân trọng và cũng đáng thương.

 

2. Đoạn văn b:

– Lỗi lập luận: Nội dung câu kết không phù hợp với các câu trên.

– Sửa lỗi: bỏ đi câu cuối.

 

3. Đoạn văn c:

– Lỗi lập luận: Các câu văn diễn đạt ý rời rạc, không phù hợp với nhau, thiếu mạch lạc.

– Sửa lại: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã cho ta thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói gay gắt, họ đạ biết nương tựa vào nhau, chia sẻ cho nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

 

4. Đoạn văn d:

– Lỗi lập luận: Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau.

– Sửa lỗi: Nếu ai đã từng đi ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế XQ đã ví tình yêu của mình như những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

 

5. Đoạn văn e:

– Lỗi lập luận: Câu chốt đầu đoạn đúng nhưng các câu sau không tập trung làm sáng rõ được, hơn nữa còn mắc lỗi khác ngoài lỗi lập luận.

– Sửa lỗi: Lòng thương người của ND bao trùm lên toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”. ND viết truyện thơ này như có “máu chảy trên đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường Chủ nhân). Đó chính là nỗi xót xa vô hạn trước kiếp hồng nhan bạc mệnh mà tiêu biểu là Thúy Kiều. Chính vì thế mà nhà thơ Tố HỮu đã khái quát rất đúng khi viết: Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều’.

 

6. Đoạn văn g:

– Lỗi lập luận:

+ Câu trích dẫn đưa ra không phù hợp với ý kiến đưa ra: “Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man” không phù hợp với trích dẫn: “Có những cây non vừa lớn…lông vũ”.

+ Có những câu tối nghĩa.

– Sửa lỗi: Cây xà nu là một cây họ thông ..ở Tây Nguyên. Xà nu là loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt. Rừng xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của các thế hệ người dân nơi đây trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ.

 

7. Đoạn văn h:

– Lỗi lập luận: Đưa ra những câu có ý nghĩa không ăn nhập với nhau: “Các tác phẩm VHDG đề hướng con người tới “chân, thiện, mĩ”. Không một ai là không biết đến truyen5 cổ tích “Tấm Cám”; …

Xem thêm: Diện Tích Khối Chóp Tứ Giác Đều

– Sửa lỗi: Chính vì ra đời từ rất sớm và gắn liền với cuộc sống nhân dân lao động nên VHDG có giá trị trong việc bảo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân, hướng tới cái “chân, thiện, mĩ”. Qua nhiều tác phẩm, ta đều thấy nhân dân luôn luôn khát khao cho cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành. Không những thế, văn học dân gian còn có rất nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc trên các thể loại. Ta thử tìm hểu điều ấy qua truyện cổ tích “Tấm Cám”.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV – HS

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

– HS thực hiện nhiệm vụ:

Câu hỏi 1: Dòng nào dưới đây nêu không đúng yếu tố chính của lập luận trong bài văn nghị luận ?a. Luận đề b.Luận điểm c.Luận chứng d.Luận cứ

Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất cách hiểu về luận chứng? a. Là những ý kiến xác định của người viết về vấn đề được bàn luận b.Là việc vận dụng các phép suy luận logic, tổ chức kết hợp các lí lẽ, dẫn chứng để tăng thuyết phục cho luận điểm c. Là các tài liệu, các dẫn chứng được dùng làm cơ sở để thuyết minh cho luận điểm, d. Là những vấn đề triển kai từ luận điểm, góp phần sáng tỏ vấn đề được bàn luận

Câu hỏi 3: Dòng nào dưới đây nêu không đúng những lỗi thường gặp trong lập luận của một bài văn nghị luận? a. Nêu luận điểm trùng lặp b. Đưa ra dẫn chứng không phù hợp c. Nêu luận cứ thiếu chính xác

d. Lập luận mâu thuẫn

 

 Câu hỏi 4: Trong khi lập luận , cần chú ý điều gì ? a.Xác định rõ luận điểm cần trình bày b. Dùng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp c. .Chú ý tính logic, nhất quán của các luận điểm , luận cứ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn