thống kê diện tích rừng ngập mặn việt nam 2018

Tổng cục lâm nghiệp
Tổng cục lâm nghiệp
GIỚI THIỆU Chức năng nhiệm vụ Quy chế Lịch sử phát triển/thành tựu TIN TỨC SỰ KIỆN Tin tức sự kiện Tin Tổng cục Lâm nghiệp Tin địa phương Tin đấu thầu Tin tuyển dụng TÀI NGUYÊN RỪNG Tài nguyên rừng Thực vật rừng Động vật rừng Bảo vệ rừng Phòng cháy chữa cháy rừng Hoạt động bảo vệ rừng Giao rừng – Quản lý nương rẫy Phát triển rừng Phát triển rừng Trồng rừng Giống lâm nghiệp Khuyến lâm Sử dụng rừng Sử dụng rừng Khai thác Chế biến XNK lâm sản Quản lý rừng bền vững CITES CITES Chức năng nhiệm vụ Hoạt động CITES Bảo tồn thiên nhiên Bảo tồn thiên nhiên Bảo tồn đa dạng sinh học Hệ thống rừng đặc dung Quy hoạch kế hoạch Quy hoạch kế hoạch Quy hoạch Kế hoạch Chiến lược, Chương trình Khoa học công nghệ Khoa hoạch công nghệ Hoạt động KHCN và MT Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế Hoạt động HTQT Chương trình, dự án HTQT CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH Chỉ đạo điều hành Văn phòng điện tử Chương trình công tác Thông báo Văn bản khác HỆ THỐNG VĂN BẢN Hệ thống văn bản Văn bản hành chính Công văn quyết định Văn bản khác Văn bản quy phạm pháp luật Luật Nghị định Quyết định Thông tư Góp ý văn bản CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Cải cách hành chính Tin tức cải cách hành chính Văn bản cải cách hành chính Hệ thống ISO Thủ tục hành chính Bưu chính công ích
Thứ 2, 03/05/2021
Trang chủ / Điểm báo

ĐIỂM BÁO LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

(Ngày 11 tháng 09 năm 2018)

Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, nhằm thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Đang xem: Thống kê diện tích rừng ngập mặn việt nam 2018

Ngày 10/9, tại Quảng Ninh, Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERD) phối hợp với Tổ chức Hành động và Phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (ACTMANG), UBND xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 8”.

Chương trình giao lưu là hoạt động chung đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các tổ chức: ACTMANG, Công ty Bảo hiểm Hàng hải TOKIO MARINE & NICHIDI (đơn vị hỗ trợ kinh phí cho việc trồng và phục hồi rừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển Việt Nam), MERD (thuộc Viện CRES).

Phát biểu khai mạc, TS. Võ Thanh Sơn – Viện phó Viện Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Rừng ngập mặn (RNM) được biết đến như một hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển và các đảo ven bờ. Hệ sinh thái RNM có tác dụng to lớn trong việc ổn định bờ biển, lọc nước, mở rộng bãi bồi, là “bức tường xanh” chắn sóng, bão, nước triều dâng và các thảm họa thiên nhiên khác. RNM có vai trò trong việc giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu cũng như những hệ quả mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Hàng thế kỷ nay, RNM đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân ven biển vì RNM đã cung cấp  vật liệu xây dựng, than, củi, tanin, thực phẩm, lông chim, mật, dược phẩm và nhiều sản phẩm khác…

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, RNM Việt Nam đang phải đối mặt với sự suy thoái do áp lực tăng dân số và phát triển kinh tế. Khai thác quá mức tài nguyên RNM, chuyển đổi đất RNM sang các mục đích khác… là những nguyên nhân làm suy thoái hệ sinh thái RNM.

“Trong bối cảnh toàn thế giới đang tìm kiếm những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, việc tổ chức Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn rất có ý nghĩa nhằm thức tỉnh và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn bày tỏ hy vọng các cơ quan sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác của để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động bảo vệ môi trường và đặc biệt là phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn để thể hiện đúng tinh thần của khẩu hiệu đã đề ra “Trồng và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn – Bảo vệ Trái đất, chia sẻ tương lai”.

Ngay sau lễ phát động, đông đảo cán bộ MERD và Công ty TOKIO MARINE & NICHIDI, người dân, trẻ em… hưởng ứng tham gia trồng cây gây rừng. Dự kiến có khoảng 300 nghìn cây được trồng trong đợt này. Nhân dịp này, đại diện tỉnh Quảng Ninh cũng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho Viện trưởng CRES Hoàng Văn Thắng, MERD và Phó ban MERD Phan Hồng Anh vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình trồng rừng ngặp mặn Pha 4 giai đoạn (2014-2018). (Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 10/9) Về đầu trang

 http://cpv.org.vn/khoa-giao/giao-luu-trong-rung-ngap-man-huu-nghi-viet-nam-nhat-ban-497077.html

Bến Tre: Rừng phòng hộ đặc dụng ven biển chết chưa rõ nguyên nhân

Gần 24 ha rừng đước phòng hộ, đặc dụng xung yếu của tỉnh Bến Tre có vai trò chắn sóng và chống sạt lở đất ven biển tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại bị chết khô. Nguyên nhân vẫn chưa được các cơ quan chuyên môn xác định.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre: qua khảo sát đã phát hiện gần 24 ha rừng đước ven biển, thuộc các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại bị chết khô. 24ha rừng này chiếm gần 19% tổng diện tích rừng hiện có của tỉnh Bến Tre. Đây là rừng phòng hộ, đặc dụng xung yếu của địa phương có vai trò chắn sóng và chống sạt lở đất ven biển.

Dù các cơ quan chuyên môn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng nhận định ban đầu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre, cây đước chết có thể là do trước đây trồng mật độ cao, thiếu không gian và dinh dưỡng. Mặt khác, một số khu vực do người dân nạo vét vuông nuôi tôm lấy đất lắp xung quanh lô rừng làm hạn chế nước lên xuống mặt đất rừng vào mùa nắng và không thoát được nước vào mùa mưa.

Ông Tiết Kim Chiêu, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre cho biết, năm ngoái, tỉnh Bến Tre cũng có hơn  20 ha rừng phòng hộ ven biển bị chết do sạt lở đất và cát tràn. Đối với số rừng đước bị chết, tỉnh Bến Tre sẽ có tờ trình xin ý kiến Bộ Nông nghiệp- PTNT để có phương án chăm sóc, quản lý rừng có hiệu quả.

“Chúng tôi tham mưu cho Sở Nông nghiệp-PTNT chỉ đạo Ban quản lý rừng, khuyến cáo các hộ nhận khoán rừng có biện pháp điều tiết mặt nước ở vuông tôm, cho nước lên, xuống đảm bảo cho cây sinh trưởng. Vấn đề nạo vét, cải tạo các bờ mương, hướng dẫn cho người dân không đổ đất bao xung quanh rừng để cho cây sinh trưởng, phát triển. Đồng thời, Ban quản lý rừng tăng cường công tác kiểm tra rừng, để khi rừng có biểu hiện gì lạ, báo cáo cho các ngành chức năng có hướng xử lý cho kịp thời.” – Ông Chiêu nói. (Nhà Báo & Công Luận Online 10/9) Về đầu trang

 http://congluan.vn/doi-song-xa-hoi/moi-truong/ben-tre-rung-phong-ho-dac-dung-ven-bien-chet-chua-ro-nguyen-nhan-44485

Tiếp tục xử lý nghiêm những vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng ở Kon Tum

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn vừa ký công văn gửi UBND tỉnh Kon Tum đề nghị địa phương này tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Theo kết quả rà soát, kiểm tra của Bộ NN&PTNT, số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 ở Kon Tum đều giảm so với cùng kỳ. Các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời, đồng thời tỉnh Kon Tum đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân (tổ xử lý kỷ luật 12 cá nhân có liên quan).

Tuy nhiên, tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn diễn biến phức tạp. Trong 7 tháng năm 2018 đã xảy ra 35 vụ phá rừng, thiệt hại 8,6ha rừng các loại tại xã Đắk Sao, huyện Tu Mơ Rông; xã Măng Bút, huyện Kon Plông.

Đặc biệt, vụ khai thác gỗ trái pháp luật 502,398m3 gỗ các loại tại lâm phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ia H’Đrai, huyện Ia H’Đrai; vụ việc khai thác rừng trái phép tại huyện Đắk Hà và tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đắk Tô thuộc khu vực giáp ranh giữa các huyện Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi.

Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các chỉ thị, văn bản khác về bảo vệ, phát triển rừng.

Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ rừng, tổ chức, cá nhân có liên quan và trách nhiệm người đứng đầu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không phát hiện và ngăn chặn kịp thời để xảy ra các hành vi phá rừng, khai thác, buôn bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn.

Kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về phá rừng trên địa bàn. Kiểm tra, rà soát, toàn bộ diện tích đất rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các công ty, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm, tổ chức thu hồi diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp phục hồi lại rừng.

Bộ NN&PTNT thống nhất chủ trương thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Kon Tum hoàn thiện đề án trình Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện. (Biên Phòng Online 10/9) Về đầu trang

 http://www.bienphong.com.vn/tiep-tuc-xu-ly-nghiem-nhung-vi-pham-trong-quan-ly-bao-ve-rung-o-kon-tum/

Hậu Giang: Cặp trăn gấm quý hiếm được thả về Khu bảo tồn thiên nhiên

Chi cục Kiể:m lâm tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức thả 3 cá thể động vật quý hiếm vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Ba cá thể động vật gồm: 2 cá thể trăn gấm (1 đực, 1 cái), còn gọi là con nưa và 1 cá thể chim cú lợn lưng xám.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, trăn gấm là loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong nhóm II B. Cá thể trăn gấm cái nặng 28 kg, được người dân xã Trường Long A, huyện Châu Thành A bắt được ngoài đồng hoang.

Do biết đây là động vật hoang dã quý hiếm nên đã giao nộp cho cơ quan chức năng và được Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp nhận cách đây vài tháng. Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm cũng đã vận động tiếp nhận thêm 1 cá thể trăn gấm đực mà người dân đang nuôi để cùng thả vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tạo điều kiện cho chúng sinh sản, phát triển đàn ngoài môi trường tự nhiên.

Riêng cá thể chim cú lợn lưng xám nặng khoảng 1kg, bị thương ở cánh không bay được nên được Chi cục Thi hành án huyện Long Mỹ bắt được bàn giao cho Hạt kiểm lâm huyện Long Mỹ cách nay gần 1 tháng. Sau thời gian chăm sóc, chim cú lợn đã bình phục và được thả vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cùng 2 cá thể trăn gấm.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang cho biết, tính từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tổ chức 9 lần thả động vật hoang dã về rừng với số lượng tổng cộng gần 90 kg, ngoài trăn gấm và chim cú lợn vừa thả, các loài động vật khác gồm: rùa, rắn, mèo cá, cua đinh…

“Hiện nay, có một số người dân, một số tổ chức thu mua động vật hoang dã ở ngoài tự nhiên, ở ngoài người dân bán để mà đem về thả vào khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Đây là một cái điều mà chúng tôi rất mừng, thể hiện sự h quan tâm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ động vật hoang dã. Sau khi tiếp nhận, chúng tôi tiến hành thả lại vào rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và giao anh em có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và từng thời điểm có báo cáo về Chi cục kiểm lâm để theo dõi”, ông Nguyễn Vĩnh Phúc nói.

Được thành lập vào năm 2002 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng rộng hơn 2.800 ha là nơi bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi khu trú của các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Tây sông Hậu.

Xem thêm: Đồ Án Xử Lý Nước Cấp Sông Đồng Nai, Đồ Án Xử Lý Nước Cấp Tại Sông Đồng Nai

Hiện nơi đây có hơn 330 loài thực vật và 206 loài động vật, trong đó có những loài chim quý hiếm như bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là… và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo… (VOVNews 10/9) Về đầu trang

 https://vov.vn/tin-24h/cap-tran-gam-quy-hiem-duoc-tha-ve-khu-bao-ton-thien-nhien-810979.vov

Lai Châu: Rừng Mường Cang thêm xanh

Từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), những cánh rừng trên địa bàn xã Mường Cang (huyện Than Uyên) ngày càng xanh tốt, người dân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, tăng tỷ lệ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái và mang lại thu nhập đáng kể cho bà con các dân tộc địa phương.

Về các bản: Huổi Hằm, Phiêng Cẩm B, Phiêng Cẩm A, Co Nọi, Pù Quải của Mường Cang, chúng tôi thấy những cánh rừng xanh ngút ngàn trải dài tạo không khí trong lành và mang đến nhiều nguồn lợi cho người dân. Với trên 417ha rừng, bản Huổi Hằm có diện tích rừng được người dân nhận khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ nhiều nhất xã. Có được kết quả này, cấp ủy, chính quyền bản thường xuyên họp bản tuyên truyền về việc giữ rừng để được hưởng chính sách chi trả DVMTR. Thấy được nguồn thu nhập đáng kể từ rừng, bà con trong bản xây dựng quy ước và ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Riêng Tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng của bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn, bảo lâm vận động, giáo dục Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc sản xuất nương của bà con, hướng dẫn đốt dọn không để cháy lan vào rừng.

Anh Kháng A Tau – Trưởng bản Huổi Hằm chia sẻ: “Ngày trước, bà con chưa nhận thấy lợi ích từ rừng mang lại, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên nhiều hộ vào rừng chặt phá, đốt nương cháy lan vào rừng. Từ khi có chính sách chi trả DVMTR, người dân có thêm thu nhập, ý thức bảo vệ rừng tốt hơn. Bà con nơi đây coi rừng như “lá phổi xanh” giúp điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, mang lại nhiều nguồn lợi thiết thực nên rừng ngày càng được bảo vệ tốt hơn. Năm 2017, có 67 hộ được nhận tổng số tiền 321,7 triệu đồng từ chính sách chi trả DVMTR”.

Ở bản Co Phày, cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về việc bảo vệ rừng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong bản còn làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua việc tuần tra, kiểm soát, canh gác thường xuyên. Việc xâm hại hay đốt nương, đốt rừng cũng được quán triệt chặt chẽ đến các hộ bằng việc ký cam kết về quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, một số bản của xã cũng nâng cao nhận thức trong việc giữ rừng. Từ việc chăm sóc, bảo vệ, nhiều bản được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR khá cao như bản: Phiêng Cẩm B (388ha với 299 triệu đồng), Phiêng Cẩm A (372ha với 286 triệu đồng), Pù Quải (148ha với 113 triệu đồng)…

Hiện nay, diện tích rừng toàn xã 2.291,29ha, trong đó 1.761,14ha rừng tự nhiên, 530,15ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng 34%. Để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR cũng như nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hàng năm Ban Chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR xã Mường Cang xây dựng kế hoạch, củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các bản. Thành lập các Tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng các bản tổ chức tuần tra, kiểm soát, canh gác rừng; lập phương án, phân công trực phòng cháy, chữa cháy rừng mùa hanh khô.

Ngoài ra, xã còn giám sát việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng của các hộ; tổ chức ký cam kết về bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, xâm hại rừng đến từng gia đình. Đồng thời rà soát đến từng bản, đối tượng, nhóm hộ thực hiện việc chi trả chính sách kịp thời, đảm bảo đúng người, đúng diện tích. Chỉ tính riêng năm 2017, toàn xã có 1.705,4ha rừng được nghiệm thu đủ điều kiện với số tiền chi trả 1,316 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lìm Văm Tiến – Chủ tịch UBND xã Mường Cang cho biết: “Cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái pháp luật… Bên cạnh việc quản lý tốt diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh hiện có, thực hiện thanh toán kinh phí bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; xã còn tích cực tham gia trồng rừng. Riêng năm 2017, xã trồng được 9,5ha quế và năm 2018 trồng được 15ha quế”.

Từ thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR, những cánh rừng của xã Mường Cang ngày càng tươi tốt; đời sống người dân được nâng lên từ việc hưởng chính sách. Qua đó, tăng tỷ lệ che phủ rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương đặc biệt ở các bản vùng sâu, vùng xa. (Baolaichau.vn 10/8) Về đầu trang

http://baolaichau.vn/kinh-t%E1%BA%BF/r%E1%BB%ABng-m%C6%B0%E1%BB%9Dng-cang-th%C3%AAm-xanh

Lâm Đồng: Hơn 70 cây thông 3 lá tự nhiên bị ken gốc đổ hóa chất

Ngày 10/9, ông Giáp Văn Tỉnh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) cho biết hiện các đơn vị chức năng của huyện đang điều tra vụ phá rừng bằng hình thức ken cây đổ hóa chất tại Khoảnh 8, Tiểu khu 442 thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm xảy ra vào đầu tháng 8 vừa qua.

Theo ông Tỉnh, vào chiều 2/8, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm tổ chức tuần tra, kiểm soát thì phát hiện có một đám rừng tại Tiểu khu 442 bị các đối tượng dùng vật sắc nhọn chặt vào thân cây từ 2 – 3 vết, cách gốc tứ 0,5 – 1m để đổ hóa chất. Tổng diện tích rừng thông bị ken là 3.800 m2.

Trong số đó, diện tích rừng tự nhiên là 2.800 m2 với 76 cây thông 3 lá bị ken, trữ lượng gỗ là hơn 43 m3 và 600 m2 rừng thông 3 lá trồng từ năm 2012. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ được một vỏ chai hóa chất thuốc trừ cỏ hiệu KANUP 480 SL. Theo nhận định của cơ quan chức năng, các đối tượng đã lén lút thực hiện hành vi ken cây đổ hóa chất vào đêm 1/8 vì trên thân cây mùi hóa chất còn nồng nặc chưa phân tán hết.

Ghi nhận tại hiện trường, tất cả các gốc thông lớn nhỏ tại Khoảng 8, Tiểu khu 442 đều bị ken gốc đổ hóa chất. Có những cây thông tự nhiên với đường kính gốc lớn hơn một ôm tay của người lớn với chi chít những vết cắt.

Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri (đơn vị chủ rừng đối với diện tích thông bị ken gốc đổ hóa chất) cho biết, ngay khi phát hiện ra vụ việc, anh em trong Ban đã “cấp cứu” cho cây bằng cách vạt bỏ tại các vết bị ken đổ hóa chất nhằm giảm sự thẩm thấu của hóa chất vào thân cây. Sau đó dùng nhớt quét tại các vị trí này nhằm bảo vệ cây, tránh tình trạng các đối tượng tiếp tục lén lút đổ hóa chất vào các vết cắt này.

Đến nay, sau hơn một tháng, toàn bộ số cây nhỏ thuộc diện tích rừng trồng đã bị chết và một số ít thông nhỏ có đường kính gốc từ 10 – 15 cm thuộc diện tích rừng tự nhiên có hiện tượng đỏ lá, còn lại số thông lớn vẫn được đảm bảo an toàn.

Liên quan đến vụ việc này, UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ Đam Bri, UBND xã Lộc Phú tiếp tục điều tra, truy tìm đối tượng gây ra vụ việc trên. Hiện, Công an huyện Bảo Lâm cũng đã vào cuộc điều tra, làm rõ.  (Kenh14.vn 10/9; Baolamdong.vn 10/9) Về đầu trang

http://kenh14.vn/lam-dong-hon-70-cay-thong-3-la-tu-nhien-bi-ken-goc-do-hoa-chat-20180910203654674.chn

http://baolamdong.vn/phapluat/201809/hon-70-cay-thong-3-la-tu-nhien-bi-ken-goc-do-hoa-chat-2910475/

Lâm Đồng khẩn trương điều tra, xử lý các vụ phá rừng, chống người thi hành công

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền địa phương khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc phá rừng, chống người thi hành công vụ tại các huyện Lâm Hà, Đạ Huoai và Đam Rông.

Ông Phùng Khắc Đồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các đoàn công tác xuống hiện trường, kiểm tra tình hình thực tế trước khi có các chỉ đạo trên.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan đơn vị, lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở tăng cường các giải pháp phòng chống các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng.

Đối với vụ phá 3,9 ha rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng, huyện Đam Rông, chính quyền tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc huyện khẩn trương thực hiện việc điều tra xác định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đình chỉ công tác đối với cán bộ, viên chức liên quan của đơn vị chủ rừng, Kiểm lâm địa bàn và lãnh đạo UBND xã Phi Liêng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, sai phạm để xử lý nghiêm theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/9.

Đối với vụ việc chống người thi hành công vụ bảo vệ rừng tại huyện Lâm Hà và khai thác rừng trồng trái phép tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng giao Công an tỉnh khẩn trương điều tra, củng cố chứng cứ, làm rõ vụ việc chống người thi hành công vụ bảo vệ rừng xảy ra ngày 21/8 để xử lý theo quy định của pháp luật, nhằm tăng cường tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. UBND tỉnh Lâm Đồng  UBND huyện Đạ Huoai chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác trái phép 223 cây sao, dầu  với khối lượng gỗ thiệt hại gần 56m3, thuộc rừng trồng từ năm 1993 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đạ Huoai quản lý.

Các vụ việc phá rừng để lấn chiếm đất ở, đất sản xuất tại tỉnh Lâm Đồng diễn ra ngày càng nghiêm trọng, hành vi công khai và có tính chất manh động. Đối với 2 diện tích rừng thông 30 tuổi bị phá ở thị trấn Nam Ban, trong Báo cáo số 123 ngày 4/9/2018 của Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà có nêu: “Theo báo cáo của cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn thì việc phá rừng trên do một băng nhóm “xã hội đen” tại thị trấn Nam Ban tổ chức phá. Việc phá rừng vào ban đêm, khi phá thường có từ 10 – 20 người mang mã tấu vừa đứng canh chừng lực lượng chức năng, vừa đe dọa không cho người dân tại khu vực rừng bị phá báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền… Hạt Kiểm lâm Lâm Hà đề nghị UBND huyện giao Công an huyện tập trung đấu tranh với vi phạm có tổ chức và băng nhóm trong việc phá rừng trái pháp luật xảy ra trên địa bàn…”.

Dư luận đang cho rằng các vụ việc vi phạm những quy định về quản lý và bảo vệ rừng có sự “tiếp tay” của cán bộ chính quyền địa phương và chủ rừng. Cụ thể vụ phá rừng phòng hộ tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, khu vực rừng bị phá nằm trong một dự án sản xuất do một cán bộ trước đây công tác ở một đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên rừng của huyện này, nay đã chuyển công tác lên tỉnh đứng tên.

Tình trạng phá rừng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng diễn ra nhiều năm qua, nhưng chưa có cán bộ chính quyền các cấp nào ở địa phương này bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. (Dantocmiennui.vn 10/9; Daibieunhandan.vn 11/9; Baodansinh.vn 10/9; Đại Đoàn Kết Online 10/9; Đại Đoàn Kết 11/9, tr10; Đại Biểu Nhân Dân 11/9, tr7) Về đầu trang

http://dantocmiennui.vn/xa-hoi/lam-dong-khan-truong-dieu-tra-xu-ly-cac-vu-pha-rung-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu/180091.html

http://baodansinh.vn/lam-dong-khan-truong-dieu-tra-xu-ly-cac-vu-pha-rung-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-d80737.html

Lâm Đồng: Hoàn thành chuyển tạm ứng tiền khoán bảo vệ rừng quý II/2018

Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là Quỹ tỉnh) cho biết, căn cứ các Bản kiểm kê diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) quý II/2018 của các đơn vị chủ rừng, tính đến ngày 30/7/2018, Quỹ tỉnh đã hoàn thành việc chuyển tạm ứng kinh phí khoán bảo vệ rừng (BVR) quý II/2018 cho các đơn vị chủ rừng.

Tổng số tiền tạm ứng quý II là: 52.773.000.000 đồng cho 36 đơn vị chủ rừng (30 chủ rừng Nhà nước, 4 cộng đồng và 2 chủ rừng ngoài nhà nước), trong đó kinh phí chủ rừng chi trả đến hộ là: 48.502.000.000 đồng; kinh phí quản lý của chủ rừng và kinh phí tự quản lý là: 4.271.000.000 đồng.

Theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh Phê duyệt kế hoạch thu, chi kinh phí dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2018 thì kinh phí chi trả cho các chủ rừng (bên cung ứng DVMTR) năm 2018 là 238.276,454 triệu đồng. Như vậy cùng với kinh phí đã tạm ứng quý I/2018, đến nay Quỹ tỉnh đã tạm ứng kinh phí bảo vệ rừng cho các chủ rừng cung ứng DVMTR năm 2018 trên địa bàn là: 107.724.125.000 đồng (đạt 45,2 % kế hoạch năm). Theo lãnh đạo Quỹ tỉnh, trong thời gian đến, căn cứ tiến độ thu tiền DVMTR, Quỹ tỉnh sẽ chủ động tạm ứng quý II cho các chủ rừng và thanh toán cuối năm theo quy định.

Trong năm 2018, căn cứ Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 2/11/2016 của Chính phủ, đơn giá thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh nên đơn giá chi trả cho công tác BVR cũng tăng theo (lưu vực Đồng Nai từ 550.000 đồng/ha/năm lên 660.000 đồng/ha/năm và lưu vực SêrêPôk từ 440.000 đồng/ha/năm lên 550.000 đồng/ha/năm) với đơn giá chi trả tăng phải gắn liền với tăng trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác BVR, đó là một trong những nội dung tuyên truyền lồng ghép mà Quỹ tỉnh đang chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện. (Baolamdong.vn 10/9) Về đầu trang

http://baolamdong.vn/xahoi/201809/chuyen-de-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-hoan-thanh-chuyen-tam-ung-tien-khoan-bao-ve-rung-quy-ii2018-2910408/

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ góp phần thúc đẩy công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 99 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, do diện tích rừng không nhiều, ít tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ nên tỉnh chưa triển khai Nghị định. Mới đây, nhận thấy hiệu quả thiết thực của chính sách ở nhiều tỉnh, thành lân cận, UBND tỉnh đã xem xét, ban hành quyết định thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng như: Thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên… Môi trường rừng không những có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học mà còn gián tiếp thúc đẩy phát triển du lịch ở nhiều địa phương. Do đó, cần thiết phải thực hiện chính sách chi trả dịch vụ rừng để có điều kiện tái đầu tư vào công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Xem thêm: Tuyển Tập 200+ Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng Bách Khoa Công Nghệ Thông Tin

Ông Bùi Duy Thức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tam Đảo khẳng định: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai sẽ góp phần tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép. Tuy nhiên, do mức hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay thấp (khoảng 300 nghìn/ha/năm) nên nhiều chủ rừng không mặn mà với việc giao khoán; nguồn lợi từ rừng thấp nên một số người dân phải đi làm thêm, coi bảo vệ rừng là việc phụ nên hiệu quả quản lý rừng không cao. Trong khi đó, ở các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, mức hỗ trợ cho chủ rừng hiện nay cao hơn tỉnh ta nhiều lần (từ 1,4- 1,8 triệu đồng/ha/năm) do có nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc thực hiện có hiệu quả chính sách khiến người dân yên tâm, gắn bó với rừng hơn.

Ông Đoàn Văn Phương, thôn Bắc Ái, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi được giao khoán khoảng 120ha rừng, trong đó có 70ha rừng sản xuất và 50ha rừng phòng hộ. Nguồn thu nhập chính của gia đình là trồng, khai thác rừng sản xuất, còn mức hỗ trợ đối với rừng phòng hộ không đáng kể, trong khi vẫn phải thường xuyên trông coi, bảo vệ rất vất vả. Do đó, tôi mong muốn sớm được hỗ trợ với mức cao hơn để nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.”

Đến nay, cả nước có gần 40 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện Nghị định 99 của Chính phủ. Chính sách đi vào cuộc sống giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Trên địa bàn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó quy định rõ đối tượng áp dụng, hình thức chi trả, mức chi trả, sử dụng tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng…

Ông Lê Văn Nhã, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp Chi cục Kiểm lâm cho biết: Sau khi Quyết định về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường được thông qua và triển khai thực hiện, các tổ chức, cá nhân sản xuất và cung ứng nước sạch, sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước, kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng và các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là những đối tượng phải chi trả phí. Theo quy định, mức chi trả đối với cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch khoảng 52 đồng/m3 nước thương phẩm, còn cơ sở kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch là 1% /tổng doanh thu. Số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sẽ được chi cho các chương trình, dự án về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. (Sokhcn.vinhphuc.gov.vn 10/9) Về đầu trang

http://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/kinhte-vanhoa-xahoi/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=1973

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích