Bài Tham Luận Về Văn Hóa Học Đường “, Tham Luận Về Văn Hóa Học Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.92 KB, 3 trang )

Đang xem: Tham luận về văn hóa học đường

BẢN THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Lê Thị Lai – 11A11 – Năm học 2013 – 2014Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên thân mến!Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi đến đoàn chủ tịch, quý vị đại biểu, cácthầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn đoàn viên đoàn kết, học tập tốt, hoànthành xuất sắc các hoạt động của đoàn trường. Hôm nay, trong buổi đại hội chiđoàn, tôi rất vui khi được đứng đây, bày tỏ ý kiến tham luận của mình về vấn đềvăn hoá học đường. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể đại hội! Theo quan điểm của tôi, văn hoá học đường chính là cơ sở quan trọng đảmbảo chất lượng giáo dục. Văn hoá học đường được thể hiện khá rõ nét quá 3phương diện: thái độ học tập, trang phục và văn hoá ứng xử. Như chúng ta đã biết, với mỗi đoàn viên, học tập là nhiệm vụ được đề caotrên hết. “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng địnhmình”. Để học tập tốt, chúng ta cần phải có phương pháp học khoa học, hợp lí: ởlớp chúng ta phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, chưa hiểu chố nào thì phải chủđộng hỏi bạn bè hoặc thầy cô, về nhà phải làm bài tập đầy đủ, soạn bài và học bàitrước khi đến lớp. Chỉ khi thái độ học tập nghiêm túc, bạn mới đạt được hiệu quảcao trong học tập. Việc học là không ngừng nghỉ. “Cuộc đời là chiếc thang khôngnấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”. Đặc biệt trong công cuộccông nghiệp hoá- hiện đại hoá ngày nay, thì tri thức chính là sức mạnh đưa nước tahội nhập kinh tế quốc tế. Vậy nên sự chuyên cần học tập là điều hết sức cần thiếtvà là biểu hiện của văn hoá học đường đầu tiên. Thế nhưng nét văn hoá ấy khôngđược trọn vẹn khi trong trường học luôn tồn tại một bộ phận học sinh lười nhác,xem nhẹ nhiệm vụ học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình vi tính với những thútiêu khiển vô bổ, những trangmạng xã hội với những mục đích thiếu lành mạnh, rồi đây họ sẽ bị thời đại bỏ lạiphía sau như những kẻ thiếu hiểu biết mà thôi. Nội dung tiếp theo tôi muốn đề cập là trang phục. Theo quy định của nhà trường thì học sinh phải mặc đồng phục khi đến lớp,
thứ hai thứ ba nữ sinh phải mặc áo dài trắng- mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong trắng,tinh khôi của tuổi học trò. Đặc biệt khi bắt gặp những tà áo dài tung bay trên phố-một vẻ đẹp rất Việt Nam, rất phương Đông. Thế nhưng học sinh hiện nay đang làmmất dần vẻ đẹp ấy. Học sinh bây giờ là một tập đoàn lớn toàn là các thế hệ 9x năngđộng, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làmtheo một cách khác. Điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó cómột số phần tử của xã hội đã suy nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực, Điều đókhiến hình ảnh người Việt Nam chúng ta dần bị lu mờ trong mắt người quốc tế.Đơn cử như trong trường học của chúng ta, một số nữ sinh mặc áo dài quá cáchđiệu, những chiếc áo trắng, những chiếc quần xanh được thiết kế và may theo“form” của một shop nào đó chẳng hạn; hay ở những lớp học thêm, những chiếc áophông hình con thỏ hay chuột mickey ngộ nghĩnh dễ thương được thay dần bằngnhững đầu lâu xương người hay những lời lẽ tiếng anh thô lỗ. Có bạn kịch liệtphản đối phê bình lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là “mốt” đểkhoe bạn bè, những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những chiếc quầnrạch lung tung và cũng dược ưa chuộng vì “mốt”- đó là những kiểu ăn mặc lập dịtheo kiểu Âu, Mĩ hay Hàn Quốc hay bắt chước người nổi tiếng. Điều đó khôngphải là xấu, nhưng chúng ta phải khẳng định một điều rằng: nó hoàn toàn khôngphù hợp với môi trường học đường. Điều đó giống như bạn đang mặc áo đen giữahang nghìn người đang mặc áo trắng vậy! Rồi những mẫu tóc kiểu cách, màu tócđen chân phương bị thay bằng những màu mè khó chấp nhận. Đôi lúc tôi phải tựhỏi đâu rồi những tà áo dài mộc mạc đằm thắm mà tinh khôi? Đâu rồi cái thơ ngâyhồn nhiên của tuổi niên thiếu? Phải công nhận vẻ ngoài của con người khá quan trọng nhưng tôi nghĩ cácbạn vẫn không quên những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo đồng phục xoá đượckhoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho những người bạn có hoàn cảnhkhó khắn, tạo sự hoà đồng cho tất cả mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có, còngia đình tôi thì không, có thể bạn may mắn khi được sống trong nhung lụa còn tôithì không có thể có được cuộc sống của bạn, và tôi hoàn toàn cách biệt nhau nhưngkhi bước chân vào trường học thì chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Không biết các
bạn nghĩ sao chứ riêng tôi, tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi khoác lên mình chiếcáo mang tên ngôi trường thân yêu này, và chúng ta lại là chủ nhân tương lại của đấtnuwocs cần phải giữ gìn và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc, thế nênchúng ta phải cần nhìn lại cách ăn mặc cảu mình để làm sao thể hiện được văn hoácủa một nguwoif học sinh đặc biệt khi tôi và các bạn- chúng ta là những học sinhtrường THPT TX Quảng Trị. Văn hoá học đường không chỉ thể hiện ở sự chuyên cần, trang phục mà cònlà văn hoá ứng xử trong nhà trường. Các biểu hiện xuống dốc thể hiện rõ trong những giờ chào cớ, trong các tiếthọc. Một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng có ý nghĩa đối vớimỗi công dân Việt Nam yêu nước. Đó là khi chào cờ, một số bạn học sinh cười nóiliên mien, đùa nghịch nhau, không để ý đến những lời thầy cô đang phát biểu. Haytrong những giờ học, các bạn học sinh mặc kệ thầy cô giảng bài bên trên còn họvẫn ngang nhiên nói chuyện, làm việc riêng, nhắn tin cho nhau thậm chí con đánhgiấc ngon lành. Thử hỏi sự tôn trọng thầy cô thể hiện ở đâu?Vấn đề bạo lực học đường cũng trở nên nhức nhối khi gần đây học sinh lôikéo bè cánh để đành nhau, đáng báo động hơn nữa họ còn có hành vi thái độ xúcphạm thầy cô, lời hay ý đẹp nhường chỗ cho thứ ngôn ngữ tục trần rất thiếu khiếmnhã ngay trên cửa miệng họ. Những ứng xử văn minh lịch sự biến mất thay vào đólà hành động như những kẻ vô học, đại ca ngoài đường phố. Các bạn hãy nhớkhông có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng đểchúng ta bất hoà và cũng không khi nào, chẳng ở đâu bạo lực được phép tồn tại cả! Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông cũng ngày một giatăng. Các bạn ấy rất thiếu ý thức chấp hành luật giao thông. Tại những cột đèn giaothông, hình như những chiếc đèn báo ấy không làm cho các bạn để ý hay sao ấy.Từng tốp học sinh ngang nhiên đạp qua khi tín hiệu đèn vàng chỉ mời nhường chỗcho đèn đỏ, hay nói gần hơn đó là tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạpđiện, một viêc làm hết sức đơn giản thể nhưng hằng ngày vẫn có những biên bản từcông an giao thông gửi về trường. Phải chăng các bạn sợ đội mũ bảo hiểm sẽ làmhỏng kiểu tóc của mình, hay không làm cho các bạn sành điệu? Hãy suy nghĩ lại vì
sự an toàn của bản thân các bạn và để thể hiện bạn là một người có văn hoá giaothông. Đã đến lúc mỗi bạn trẻ chúng ta sống đùng chuẩn mực đạo đức của conngười hăng say học hỏi và phải có quyết tâm muỗn thay đổi chính bản thân mình,sống học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bạn cần biết “nói dốilà ăn cắp niềm tin, quay cóp là ăn cắp trí tuệ, bắt nạt là sự ăn cắp bình đẳng, thoảhiện với cái xấu là ăn cắp sự minh bạch, tôn trọng”. Chúng ta hãy cùng nhau hànhđộng ngay hôm nay để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Văn hoáhọc đường lành mạnh xứng đáng với bề dày lịch sử của ngôi trường xuất sắc giàutruyền thống tốt đẹp này.Trên đây là thâm luận của tôi về nét văn hoá học đường, rất mong nhận được ýkiến đóng góp của tất cả mọi người, đại hội để bài tham luận được hoàn thiện hơn.Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Đoàn chủ tịch, của đại biểu cùng toàn thể đạihội. Một lần nữa xin chúc quý vị sức khoẻ, thành công, hạnh phúc. Chúc đại hộithành công tốt đẹp.

Xem thêm: tiểu luận 7 công cụ quản lý chất lượng

Tài liệu liên quan

*

QUY ĐỊNH Về văn hóa học đường và vệ sinh môi trường 6 4 25

*

Từ lý luận về văn hóa tổ chức suy nghĩ về việc xây dựng văn hóa trường học 7 1 33

Xem thêm: Cách In Khổ Giấy A3 Trong Excel, Cách In Trang A3 Trên Giấy A4 Trong Excel

*

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRONGHỘI NGHỊ CONG NHÂN VIÊN CHỨC ĐẦU NĂM HỌC 3 35 365

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn