Bài 45: Tập Làm Văn Lớp 5 Luyện Tập Thuyết Trình Tranh Luận, Bài 45: Tập Làm Văn

b) Ý kiến của mỗi bạn một khác: Hùng nói lúa gạo là quý nhất vì ai cũng phải ăn mới sống được. Quý bảo quý nhất là vàng vì có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.

Đang xem: Tập làm văn lớp 5 luyện tập thuyết trình tranh luận

Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì có thì giờ sẽ làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận rằng: Người lao động là quý nhất.

– Thầy đã lập luận rằng: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng vẫn chưa phải là quý nhất, Rồi thầy nêu ra câu hỏi: Ai Làm ra lúa gạo, vàng bạc, biết dùng thì giờ, để khẳng định người lao động là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, tất cả mọi thứ đều không có, thì giờ cũng vô vị.

– Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận vừa ôn tồn, hòa nhã, thân ái, tôn trọng ý kiến của các học sinh, lại vừa thuyết phục, ngắn gọn, chặt chẽ, thấu đáo.

2. Đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lý lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

Dựa vào ví dụ lời nói của bạn Hùng ở trang 91, SGK; các em đóng vai Quý hoặc Nam và lập luận tương tự như bạn Hùng.

Xem thêm: hai đứa trẻ văn mẫu

M:

(Quý): Lúa gạo rất quý vì lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Nhưng lúa gạo chưa phải là thứ quý nhất. Quý nhất phải là vàng. Các cậu đều nghe thấy mọi người ai cũng nói “quý như vàng”. Vàng còn rất quý vì vàng đắt và hiếm. Vàng còn có giá trị rất lớn, có thể đổi ra nhiều tiền và mua được lúa gạo. Vì vậy, có vàng là sẽ có nhiều tiền, có tiền sẽ có nhiều lúa gạo, lương thực, thực phẩm khác và tất cả đồ dùng trong cuộc sông, sẽ xây nhà cửa, chăm sóc sức khỏe…

(Nam): Các cậu đều chưa đúng cả. Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo cũng thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc là gì. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. Ông cha ta đã từng có câu ca dao: “Thời gian thấm thoát thoi đưa/ Nó đi đi mãi không chờ đợi ai” hay câu danh ngôn “Ai biết quý trọng thời gian, người đó sẽ làm được tất cả”, ý nói có thời gian thì chúng ta sẽ tạo ra tất cả. Thòi gian còn rất quý vì thời gian đã trôi qua không lấy lại được, nên chúng ta phải biết tận dụng và trân trọng nó.

3. Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.

a) Câu Phải nói theo ý kiến của số đông không phải là điều kiện cần có vì khi thuyết trình, tranh luận thì điều cần thiết là người thuyết trình phải có ý kiến của riêng mình, biết dùng lý lẽ và dẫn chứng để giải thích vì sao mình chọn ý kiến đó, thuyết phục mọi người sự đúng đắn, hợp lý của ý kiến.

– Ba câu còn lại là những điều kiện cần có và được sắp xếp theo trình tự;

+ Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

+ Phải có ý kiến riêng vê vấn đê được thuyết trình, tranh luận.

+ Phải biết cách nêu lý lẽ và dẫn chứng.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Trang 93 Tập 1 Trang 93+94, Vở Bài Tập Toán 3 Tập 1 Trang 93+94

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, hòa nhã, thân mật, tôn trọng và lắng nghe, tiếp thu cái đúng ý kiến người khác, tránh nóng nảy, vội vàng chỉ giữ ý kiến của mình. Đồng thời phải nói ngắn gọn, chặt chẽ, thấu đáo, có lập trường riêng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn