Tầng Hầm Có Tính Vào Diện Tích Xây Dựng Không, Diện Tích Sàn Là Gì

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Đang xem: Tầng hầm có tính vào diện tích xây dựng không

Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng (bao gồm cả phần diện tích hành lang, ban công, lô gia,…)

Tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà (công trình) là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum).

Cách tính diện tích sàn xây dựng (m2) là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Khi bạn tự tính được diện tích sàn xây dựng bạn sẽ xác định được chi phí phải bỏ ra và từ đó lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất.

Không ít người khi xây nhà đều không biết nhà thầu sẽ xây dựng cho mình trên 1m² với mức giá là bao nhiêu. NHƯNG cách tích diện tích trong ngành xây dựng có sự khác biệt hoàn toàn so với tính diện tích đất. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Shundeng sẽ hướng dẫn bạn cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng. Từ đó bạn có thể hoạch định tốt nhất chi phí xây nhà của mình.

*

Lưu ý quan trọng :

Cơ quan cấp phép xây dựng chỉ tính diện tích sàn sử dụng để quản lý quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Họ chỉ quan tâm đến mật độ xây dựng nhà có phù hợp với quy hoạch kiến trúc chung của toàn địa phương hay không.

Nhà thầu sẽ tính diện tích xây dựng thực tế để báo giá cho bạn.

Do đó, diện tích xây dựng bao gồm diện tích thể hiện trong bản vẽ xây dựng và những phần không thể hiện trong bản vẽ xây dựng (như nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng khách,…)

Quy định cách tính diện tích sàn xây dựng

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 03 : 200/BXD quy định như sau :

Diện tích sàn của một tầng

Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, lô gia,…cũng được tính trong diện tích sàn.

Tổng diện tích sàn của ngôi nhà

Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum.

Xem thêm: Cách Bật Loa Màn Hình Máy Tính Bị Khóa Nhanh Nhất, Không Thể Phát Âm Thanh Từ Loa Màn Hình

Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở thông dụng

Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm,..)

Trong đó :

Diện tích sàn

Phần có mái che phía trên : 100% diện tích.Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền : 50% diện tích.Ô trống trong nhà.Dưới 4m² tính như sàn bình thường.Trên 4m² : 70% diện tích.Lớn hơn 8m² : 50% diện tích.

Phần gia cố nền đất yếu

Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.Sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì sẽ tính 20% diện tích.

Phần móng

Móng đơn tính 30% diện tích.Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi : 35% diện tích.Móng băng tính 50% diện tích.

Phần tầng hầm

Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 135% diện tích.Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm : 150% diện tích.Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm : 180% diện tích.

Phần sân

Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 100%.Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 70%.Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền : 50%.

Phần mái

Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 10% diện tích của mái.Mái ngói vì kèo sắt : 60% diện tích của mái.Mái bê tông dán ngói : 85% diện tích của mái.Mái tôn tính 30% diện tích của mái.

Trên đây là cách tính diện tích sàn xây dựng chung và phổ biến. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào các gói thầu và giữa các nhà thầu khác nhau sẽ có những cách tính khác nhau. Chính vì vậy, khi xây dựng nhà ở các bạn đừng quan tâm chi tiết chi phí trên từng m² mà hãy quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu thực hiện trong gói thầu.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Trang 79 Tập 1, 2, 3, 4 : Tính Giá Trị Của Biể

Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp

Để tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp các bạn có thể liên hệ với Shun Deng chúng tôi. Đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế hiện nay. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tư tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi :

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích