sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.85 KB, 82 trang )

Đang xem: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

16

Chưa rõ

Sau khi NH đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu không cho vay,

NH phải thông báo ngay cho khách hàng. Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tiến hành

lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay với khách hàng. Nếu cho vay bằng tiền

mặt thì phải thông qua hạch toán kế toán để thủ quỹ tiến hành giải ngân.

1.4 Nội dung thẩm định các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tại Chi

nhánh

1.4.1 Thẩm định khách hàng vay vốn

a/ Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng

17

Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng là bước đầu tiên mà ngân hàng tiến hành

để xem xét tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành, phát triển của khách hàng vay. Nội

dung phần này nhằm thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản

trong danh mục hồ sơ pháp lý, khi thẩm định hồ sơ pháp lý, đặc biệt với đối tượng khách

hàng là doanh nghiệp thì các CBTĐ cần phải lưu ý các vấn đề sau:

– Điều lệ doanh nghiệp, đặc biệt các điều khoản quy định về quyền hạn, trách

nhiệm.

– Giấp phép kinh doanh

– Biên bản góp vốn, giấy xác nhận vốn góp của các thành viên.

– Biên bản hội nghị thành viên bầu chủ tịch và giám đốc công ty

– Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc), kế toán trưởng và người đại

diện pháp nhân của doanh nghiệp.

– Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp.

– Sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh

doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh

được phép hoạt động.

– Mô hình quản trị điều hành.

– Biên bản họp thành viên công ty thông qua kế hoạch kinh doanh và kế hoạch vay

vốn để kinh doanh.

– Quyết định dùng tài sản để thế chấp ngân hàng.

Đặc biệt đối với các DA xây dựng mô hình kinh tế trang trại do có những đặc thù

riêng có của ngành cùng với việc DA có thể phải đổi mặt với những rủi ro khách quan rất

lớn từ các yếu tố bên ngoài vì vậy yêu cầu về năng lực pháp lý, tài chính và kinh nghiệm

của chủ đầu tư cũng cao hơn.

b/ Thẩm định năng lực tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của

khách hàng vay

Nội dung phần này nhằm thẩm định khả năng tài chính và tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Với các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang

18

trại có nhu cầu vốn lớn hơn so với mô hình sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình cùng với đó là

phải có khả năng đáp ứng vốn ở những thời điểm nhất định, chính vì vậy công tác thẩm

định năng lực tài chính của chủ đầu tư là rất quan trọng. Năng lực tài chính tốt không chỉ

đảm bảo chủ đầu tư có thể bỏ vốn đủ và đúng tiến độ của dự án mà còn đảm bảo khả năng

trả nợ của chủ đầu tư bằng số tài sản của mình. Đối với đối tượng khách hàng là cá nhân

hoặc hộ gia định thì thường công tác thẩm định năng lực tài chính sẽ dễ dàng hơn, tuy

nhiên để thẩm định năng lực tại chính của doanh nghiệp thì CBTĐ cần phải căn cứ vào

báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm

gần nhất của doanh nghiệp. Sau đó CBTĐ thực hiện phân tích các nội dung sau:

 Phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xác định những điểm mạnh và những

điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp đó thông qua việc tính toán, phân tích những chỉ số

khác nhau được hình thành từ những số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính. Công việc

của các cán bộ thẩm định là tìm ra các mối liên hệ giữa các chỉ số tính toán được để có thể

đưa ra những kết luận, đánh giá khách quan và chính xác nhất có thể về doanh nghiệp đó.

Đối với các chỉ số tài chính này hiện nay không hề có một chuẩn mực thống nhất nào để

có thể đánh giá doanh nghiệp đó là có năng lực tài chính tốt hay chưa tốt. Một hoặc một

số chỉ số tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt. Chính vì lí do đó,

đối với Chi nhánh NHNo Sơn Tây nhóm chỉ số được đề nghị sử dụng trong việc phân tích

báo cáo tài chính bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số tài

sản cố định; Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định; Hệ số nợ; Hệ số tự tài trợ; Khả

năng thanh toán lãi vay.

 Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty:

Những chỉ số được đề cập ở phần này cho các CBTĐ biết được tài sản của công ty

đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận:

– Doanh thu từ tổng tài sản

– Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu

– Thời gian thu hồi công nợ

19

– Thời gian thanh toán công nợ

– Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

– Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh

 Phân tích khả năng sinh lời của công ty:

Tại Chi nhánh hiện nay thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

– Mức sinh lời trên doanh thu.

– Mức sinh lời trên tài sản.

– Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Thông qua các chỉ số trên, CBTĐ có thể đánh giá được sự phát triển về vốn, quy mô hoạt

động, sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động, đánh giá quy mô tài chính, khả năng thanh toán

nợ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, CBTĐ sẽ xem xét việc cho vay vốn nếu doanh

nghiệp có năng lực tài chính tốt.

c/ Quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn

Bên cạnh việc thẩm định năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng,

Ngân hàng còn cần tiến hành thẩm định mối quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các

tổ chức tín dụng khác. Việc tìm hiểu dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác

cũng như tài sản đảm bảo cho các khoản dư nợ đó sẽ giúp Chi nhánh có được những đánh

giá khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp và cũng góp phần đánh giá

được uy tín, khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng đối với Chi nhánh.

1.4.2 Thẩm định dự án vay vốn

Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trong thẩm định tín dụng và luôn được đặt

trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư – khách hàng vay vốn và biện pháp bảo đảm tiền vay.

Trong quá trình thẩm định dự án, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án xin vay,

cán bộ tín dụng sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý, có thể xem xét bỏ qua

một số nội dung nếu không phù hợp. Nhìn chung, thẩm định dự án đầu tư theo mô hình

kinh tế trang trại bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

– Thẩm định về cơ sở pháp lý của dự án

– Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án

20

– Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DA

– Thẩm định phương diện kỹ thuật của DA

– Thẩm định công tác tổ chức, quản lý thực hiện DA

– Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

– Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của DA và khả năng trả nợ của DA

– Thẩm định những rủi ro có thể xảy ra với DA

a/ Thẩm định về cơ sở pháp lý của DA

Thẩm định về cơ sở pháp lý của DA là thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp

về mặt pháp lý của DA. Với những DAĐT theo mô hình kinh tế trang trại, CBTĐ cần

phải chú ý đến những giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp

– Hồ sơ thuyết minh về DA

– Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp/ phê

duyệt

– Báo cáo kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt

– Các văn bản hoặc giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất như: quyết định

tạm giao đất, quyết định cho thuê đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp

đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ quan có

thẩm quyền.

– Các văn bản quyết định và các hợp đồng kinh tế cần thiết khác.

b/ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của DA

Trong quá trình thẩm định, các CBTĐ cần phải xác định dự án kinh tế trang trại có

phù hợp với mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của ngành, vùng, địa

phương nơi dự án đang định tiến hành hay không, vai trò của dự án đối với sự phát triển

của ngành, địa phương. Đồng thời, các cán bộ cũng cần xác định những lợi ích và thiệt

hại có thể có mà dự án mang lại cho chủ đầu tư cũng như cho toàn xã hội. Từ đó có thể

xem xét việc đầu tư dự án có thực sự cần thiết hay không, đây là cơ sở đầu tiên cũng là cơ

21

sở quan trọng nhất giúp CBTĐ dựa vào đó để quyết định có thẩm định những nội dung

sau hay không. Trong quá trình thẩm định khía cạnh này đối với các DAĐT theo mô hình

kinh tế trang trại nếu như thấy DA mặc dù mang lại lợi ích nhưng lại gây thiệt hại lớn về

môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của địa phương thì các CBTĐ có thể đưa

ra quyết định dừng việc thẩm định các bước tiếp theo để tránh những chi phí không cần

thiết.

c/ Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DA

Thẩm định thị trường dự án là một việc rất quan trọng để có thể xác định tính khả

thi và hiệu quả của dự án. Bởi lẽ, nghiên cứu thị trường dự án là căn cứ để chủ đầu tư xác

định mục tiêu, quy mô của dự án, thị phần mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai

và cách thức chiếm lĩnh thị trường đó. Do vậy, cán bộ thẩm định cần phân tích, xác định

xem những nghiên cứu thị trường trong dự án có thật sự hợp lý và chính xác hay không

thông qua việc xác định:

– Tình hình nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

– Những đặc tính sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là gì ? Có đáp ứng được nhu

cầu thị trường không?

– Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc thay thế đến thời

điểm thẩm định như thế nào?

– Dự tính tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

– Dự báo tốc độ tăng trưởng tổng cầu trong những năm tới dựa trên tốc độ tăng

trưởng trong quá khứ

– Năng lực sản xuất và khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong những

năm tới như thế nào (từ các đối thủ cạnh tranh)

Trên cơ sở những phân tích về quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với

sản phẩm, dịch vụ của dự án, CBTĐ đưa ra những nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với

sản phẩm, nhận định sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện: Sự

cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay; Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản

phẩm; Sự hợp lý về việc triển khai tiến độ đầu tư ( phân kỳ đầu tư, mức huy động, công

suất thiết kế). Từ đó so sánh đối chiếu với những nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả

22

thi của dự án và đi đến nhận định quy mô dự án, chất lượng, giá cả sản phẩm dự án có

thực sự phù hợp để cạnh tranh và có được thị phần trong tương lai hay không.

d/ Thẩm định phương diện kỹ thuật của DA

Nghiên cứu phương diện kỹ thuật của dự án là cơ sở để CBTĐ có thể tiến hành

nghiên cứu các mặt kinh tế tài chính của dự án. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để xác định

xem dự án có khả thi về mặt kỹ thuật hay không.

Xem thêm: Cách Chơi Ngôi Sao Bộ Lạc Trên Máy Tính Với Bluestacks, Giả Lập Android Tốt

Xem thêm: hướng dẫn Luận Văn Thạc Sĩ Văn Học Việt Nam, Kho Luận Văn Thạc Sĩ

Đặc biệt với các dự án xây dựng mô

hình kinh tế trang trại thì vấn đề địa điểm, quy mô, công nghệ thiết bị ứng dụng và giải

pháp xây dựng của dự án là những nhân tố quyết định đến tính khả thi và hiệu quả của dự

án. Do đó, CBTĐ cần đánh giá, nhận xét kĩ càng các nội dung:

– Địa điểm xây dựng: Xem xét địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông không, mục

đích sử dụng của trang trại có phù hợp với chủ trươg quy hoạch hay không, cơ sở vật

chất, hạ tầng hiện có tại địa điểm đầu tư, đánh giá xem địa điểm có gần các nguồn cung

cấp nguyên vật liệu không… Những đặc điểm của địa điểm xây dựng sẽ là nhân tố mang

lại lợi thế cạnh tranh của dự án, hoặc góp phần giảm chi phí đầu tư nếu cơ sở hạ tầng tại

địa phương đã hoàn thiện.

– Quy mô của dự án: Xác định xem công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao

nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm và thị trường tiêu thụ

hay không.

– Công nghệ và thiết bị của dự án: Khi thẩm định ta cần xem xét công nghệ của dự

án có tiên tiến, hiện đại và phù hợp với trình độ hiện tại của nguồn lao động tại Việt Nam

hay không, giá cả của thiết bị và uy tín của các nhà cung cấp thiết bị. Khi đánh giá về mặt

công nghệ, thiết bị, nếu cần thiết CBTĐ có thể tham khảo các nhà chuyên môn hoặc thuê

tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. Đặc biệt đối với các

DA xây dựng kinh tế trang trại việc ứng dụng công nghệ, thiết bị đối trong việc vận hành

DA là tối quan trọng bởi vì nó quyết định xem DA có thể đạt được công suất thiết kế và

có hạn chế được các rủi ro khách quan đối với sản phẩm của DA hay không.

– Quy mô và giải pháp xây dựng: Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có

phù hợp với dự án không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không. Đánh giá

tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục thi công, tiến độ thi công có phù hợp với thực tế

23

không. Ngoài ra CBTĐ còn cần phải lưu ý và xem xét đánh giá các giải pháp về môi

trường, PCCC của dự án có đầy đủ, hợp lý và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.

e/ Thẩm định công tác tổ chức, quản lý thực hiện DA

Phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án là một nhân tố quan trọng quyết định

sự thành công của dự án. CBTĐ cần xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của

chủ đầu tư; năng lực, uy tín của nhà thầu ( tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị – công nghệ)

nếu có. Đồng thời, cần đánh giá nguồn nhân lực của dự án như: Số lượng lao động dự án

cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, các kế hoạch đào tạo cũng như khả năng cung

ứng nguồn nhân lực cho dự án.

f/ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

CBTĐ phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý

hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối

lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. So sánh suất

vốn đầu tư đối với một số dự án tương tự. Khi so sánh nếu CBTĐ thấy có sự khác biệt lớn

ở nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ

đó, CBTĐ đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến

ban đầu của dự án, làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Chi nhánh nên tham gia vào

dự án. Ngoài ra, CBTĐ còn phải thẩm định năng lực vốn tự có của chủ đầu tư và các

nguồn vốn khác tham gia vào dự án. Các dự án đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại

thường đòi hỏi vốn khá lớn trong khi vốn tự có của chủ đầu tư thường không cao vì vậy

cần xác định rõ tất cả các nguồn vốn tham gia vào dự án. Cụ thể, thẩm định khía cạnh

nguồn vốn bao gồm các vấn đề sau:

Tổng vốn đầu tư của DA

– Vai trò: Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất cần thiết để tránh việc trong quá

trình thực hiện, vốn không bị tăng hay giảm quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến

không cân đối và mất hiệu quả của nguồn vốn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DA.

24

– Nội dung: Theo nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Tổng mức vốn đầu tư là chi phí dự tính của

DA bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái

định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự

phòng.

– Cách tiến hành: Đối với các dự án trang trại, căn cứ vào việc dự toán các chi phí

cũng như căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân ở các dự án tương tự để chủ đầu tư lập dự

toán vốn đầu tư, về phía Ngân hàng, sẽ căn cứ và kinh nghiệm của các DA tượng tự đã

thực hiện tại Ngân hàng cũng như tham khảo các định mức của các ngành có liên quan để

tiến hành thẩm định lại và điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết.

– Yêu cầu thực hiện: Yêu cầu đối với khía cạnh tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định

cần phải xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính đúng, tính đủ các hạng mục

cần thiết hay chưa. Cần xem xét mối quan hệ của tổng vốn đối với các yếu tố phát sinh có

thể làm thay đổi tổng vốn đầu tư như trượt giá, phát sinh yêu cầu khối lượng…

Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ DA

– Cách thức tiến hành: Cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra, xem xét và đánh giá về

tiến độ thực hiện DA cũng như nhu cầu vốn qua từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý và

hiệu quả hay không. Xem xét khả năng đáp ứng vốn đầu tư theo từng giai đoạn của DA

để đảm bảo thực hiện được tiến độ thi công. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét tỉ lệ tham

gia của từng loại nguồn vốn trong mỗi giai đoạn của DA có hợp lý hay không và thông

thường vốn tự có sẽ được sử dụng trước các loại nguồn vốn khác

– Vai trò: Việc xác định kịp thời, đầy đủ và chính xác tiến độ thực hiện và nhu cầu

vốn sẽ là một tiền đề rất chắc chắn cho việc dự kiến tiến độ giải ngân và tính toán lãi vay

cũng như xác định thời gian vay trả cho Ngân hàng.

Nguồn vốn đầu tư

– Xác định cơ cấu vốn đầu tư:

+ Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được các cấp có thẩm định phê duyệt, cán bộ

thẩm định sẽ tiến hành rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia DA. Đối với các DA xây

25

dựng phát triển mô hình kinh tế trang trại chủ yếu chỉ bao gồm vốn tự có và vốn vay

Ngân hàng.

+ So sánh và cân nhắc xem tỷ lệ tham gia của vốn tự có có phù hợp với các quy

định của Ngân hàng nhà nước, NHNo Việt Nam hay không.

– Đánh giá tính khả thi của phương án huy động vốn: dựa trên báo cáo phân tích

tình hình tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn

vốn cũng như chi phí cho từng loại nguồn vốn tham gia huy động.

+ Đối với vốn tự có: đánh giá tính khả thi của nguồn vốn tự có trên quan hệ tổng

quan của DA và đối với tiến độ thực hiện DA. Đối với cá nhân vay vốn cần xem xét vốn

tự có thông qua các quyền về tài sản của khách hàng. Đối với các DN thì cần phải xem

xét vốn tự có thể hiện qua vốn điều lệ đối với DN mới thành lập và kiểm tra nguồn vốn

mà DN có thể huy động như từ lợi nhuận để lại, khấu hao, các quỹ đầu tư… đối với các

DN đã trải qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Các nguồn vốn ngoài nguồn vốn tự có: cần phải chú ý tại thời điểm bắt đầu tiến

hành thẩm định thì các nguồn vốn này đã được chính thức chấp thuận hoặc thỏa thuận hay

chưa. Ngoài ra cần phải xem xét xem có các nguồn vốn thay thế nào nếu có nguồn vốn

không được chấp thuận…

g/ Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của DA và khả năng trả nợ của DA

Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, CBTĐ phải dựa trên những nội dung đã

thẩm định ở trên như:

– Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư để từ đó tính

toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài

sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

– Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ là cơ sở đưa vào để tính toán doanh thu dự kiến hàng

năm của dự án.

26

– Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của

dây chuyền sản xuất để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ, tổng chi phí sản xuất trực

tiếp.

– Nghiên cứu các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để

xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở những căn cứ này, CBTĐ sẽ thiết lập các bảng tính toán hiệu quả tài

chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các

bảng tính cơ bản bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định bao gồm:

– Báo cáo kết quả kinh doanh

– Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

– Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ ba nguồn chính gồm

lợi nhuận sau thuế để lại, khấu hao cơ bản và các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.

Đặc biệt, trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư theo mô hình

kinh tế trang trại, có 2 nhóm chỉ tiêu cần phải tính toán cụ thể, gồm có

– Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

+ Giá trị hiện tại thuần (NPV): là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng tiền

thu và giá trị hiện tại của dòng tiền chi được tính với một mức lãi suất chiết khấu

nào đó. Dự án khả thi khi NPV > 0

+ Suất sinh lời nội bộ (IRR): là một suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại

thuần bằng không (NPV= 0). Dự án khả thi khi IRR > hoặc bằng lãi suất vay vốn.

+ ROE: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (đối với dự án có vốn tự có tham gia)

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

+ Nguồn trả nợ hàng năm

+ Thời gian hoàn trả vốn vay

+ DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo

ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm… sẽ được đề cập đến tùy theo từng dự án cụ thể.

h/ Thẩm định những rủi ro có thể xảy ra với DA

Trong quá trình thẩm định, ngoài việc thẩm định đánh giá DA, cán bộ thẩm định

cần phát hiện ra các rủi ro có thể xảy ra đối với DA để từ đó thành lập các phương án

phòng tránh rủi ro cần thiết.