rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội

Trang chủ GIỚI THIỆU Lịch sử nhà trường Đảng bộ Lãnh đạo trường Công đoàn Đoàn thanh niên Các tổ chuyên môn Tổ Văn phòng Tổ Toán – Tin Tổ Vật lý – Công nghệ Tổ Hóa học Tổ Ngữ văn Tổ Ngoại ngữ Tổ GDTC Tổ Sử – Địa – GDCD Tổ Sinh học TIN TỨC – SỰ KIỆN Hoạt động Nhà trường Các câu lạc bộ Câu lạc bộ Toán học Câu lạc bộ Vật lý Câu lạc bộ Hóa học Câu lạc bộ Sinh học Câu lạc bộ Tiếng Anh Câu lạc bộ Văn học Câu lạc bộ Kỹ năng Đoàn thể Đoàn thanh niên Công đoàn CỰU HỌC SINH THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC Kế hoạch Thời khóa biểu Lịch làm việc tuần ĐỐI NGOẠI – DU HỌC Đối ngoại Du học VNEDU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Văn bản pháp luật Tuyên truyền pháp luật LIÊN HỆ

Đang xem: Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội

Trang chủ Môn học Ngữ văn Chuyên đề
THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Xem thêm: phương trình hóa học của rượu etylic

28/04/2020
Rèn luyện kĩ năng nghị luận xã hội

Xem thêm: Diện Tích Cây Xanh Trên Đầu Người, Tăng Mảng Xanh Cho Thành Phố

 

THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A.  MỤC ĐÍCH

1.Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được những  nội dung cơ bản và nâng cao về vấn đề: NLXH và cách làm văn NLXH

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng từ lý thuyết vận dụng vào làm văn, ứng dụng linh hoạt trong đề học sinh giỏi.

3. Thái độ: Tự giác, nhiệt huyết trong làm văn và có hứng thú với vấn đề.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

Phương pháp chung: Giảng lý thuyết, cung cấp lý thuyết theo luận điểm+ cho học sinh thảo luận, ứng dụng và thu sản phẩm là bài tập về nhà (viết văn).

-Phương pháp cụ thể: Theo từng bài học và vấn đề lý luận sẽ linh hoạt trong việc giảng hoặc thảo luận.

-Phương tiện:

+ Tài liệu lý luận văn học: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc

+ Tài liệu về kiến thức văn học sử: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc

+ Tài liệu về kiến thức tác phẩm: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc

+ Tài liệu về kiến thức NLXH: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc

+ Tài liệu liên quan hướng dẫn kĩ năng làm văn của HSG.

 

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1.Ổn định:

Sĩ số hs đội tuyển:

2. Kiểm tra bài cũ:

– Thu sản phẩm của bài học trước (10 phút):

– Kiểm tra lại 1 phần kiến thức trọng  của bài học trước

3. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG CHÍNH

 

HD hs ôn lại kiến thức NLXH về tư tưởng đạo lý và thực hành luyện tập.

Đề 1.

GV gợi ý.

Yêu cầu về kỹ năng

– Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn gợi cảm…

Yêu cầu về kiến thức

HS có thể trình bày theo cách riêng của mình. Khuyến khích sự sáng tạo và sâu sắc của HS trong cách nhìn nhận vấn đề, dựa trên lập luận chắc chắn, có tính thuyết phục cao.

 

I.NLXH VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

Đề 1.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

“Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão”.

(Hiểu về trái tim– Minh Niệm- NXB Trẻ, 2010)

 

 

1. Giải thích:

– “Mùa đông”, “cơn bão”: Cách nói ẩn dụ chỉ những khó khăn thử thách mà con người có thể gặp phải trên đường đời.

– “Ngọn lửa hồng ấm áp tình thương”: Là tình người cao đẹp.

Từ câu nói này, Minh Niệm muốn khảng định ý nghĩa, sự cần thiết của tình người; khuyên chúng ta phải biết quan tâm, thương yêu, giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Tình người cao đẹp sẽ giúp cho con người dứng vững, không gục ngã trước hoàn cảnh.

2. Phân tích, bình luận

– Trong cuộc đời của mình, không ai không phải trải qua những “Mùa đông”, “cơn bão” , những khó khăn thử thách. Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng ta rất cần tới “Ngọn lửa hồng ấm áp tình thương”, cần sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia của mọi người đối với mình.

– Sự yêu thương, nâng đỡ con người là biểu hiện của lối sống đẹp. Nó thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như quan tâm, động viên về mặt tinh thần, chia sẻ, giúp đỡ về mặt vật chất. Dù ở khía cạnh nào thì điều cần nhất là phải dựa trên sự chân thành và vô tư. Thiếu sự chân tình, những việc làm trên hoàn toàn không có ý nghĩa. Chính tình thương, sự quan tâm đã đem đến cho con người sự ấm áp- nghĩa là đem lại niều vui hay ít nhất cũng giảm bớt một phần nào đó sự đau buồn cho những người không may mắn, làm cho người gần người hơn.

( HS lấy dẫn chứng minh họa)

– Phê phán những con người sống lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ trước những khó khăn, đau khổ của người khác. Lên án lối sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình.

( HS lấy dẫn chứng minh họa)

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động

– Thương yêu, quan tâm đến người khác là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”….chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

– Muốn xã hội phát triển tốt đẹp bình đẳng, con người cần phải quan tâm đến nhau, thương yêu, nâng đỡ nhau lúc gặp hoạn nạn khó khăn. Tình thương yêu ấy không chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp của một gia đình, một quốc gia mà rộng hơn là với tất cả mọi ngừoi, mọi quốc gia trên thế giới.

– bản thân mỗi người phải tự bồi dưỡng cho mình phẩm chất tốt đẹp là tinh thần tương trợ, yêu thương con ngừoi để hoàn thiện nhân cách.

 

 

Gv đọc cho hs đọc đề 2:

Người Do Thái từng nói đại ý rằng: “ Dù bạn có là ốc sên đi chăng nữa, nếu có thể bò lên được đỉnh núi thì phong cảnh bạn nhìn thấy cũng giống như thứ mà một con chim ưng nhìn thấy”.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

-Em có phản biện gì về đề 2 không?

-Nếu đề ra như thế em có suy nghĩ gì về cách mình sẽ phản biện trái chiều?

Đề 2.

Người Do Thái từng nói đại ý rằng: “ Dù bạn có là ốc sên đi chăng nữa, nếu có thể bò lên được đỉnh núi thì phong cảnh bạn nhìn thấy cũng giống như thứ mà một con chim ưng nhìn thấy”.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

 

Hướng dẫn:

1. Giải thích ( 2,0 điểm)

– Học sinh giải thích được các hình ảnh:

+ Ốc sên: loài vật sống ở mặt đất, chỉ có thể di chuyển một cách chậm chạp, yếu đuối

+ Chim ưng: loài vật sống ở trên núi cao,có thể bay khắp nơi, nhanh nhẹn, mạnh mẽ

-> Xuất phát điểm khác nhau

+ “ nếu có thể bò lên được đỉnh núi ”: biết cố gắng nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi trở ngại khách quan và hạn chế của bản thân để chinh phục những đích đến tưởng chừng ngoài khả năng.

+ “ phong cảnh nhìn thấy cũng giống như thứ mà một con chim ưng nhìn thấy ” : kết quả con ốc sên nhận được khi thành công là xứng đáng và khi ấy giá trị của nó ngang bằng giá trị của một con chim ưng.

– Rút ra ý nghĩa: Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm đến thông điệp: Xuất phát điểm chậm không có nghĩa là bạn sẽ thiệt thòi hay thua kém. Nếu biết cố gắng và nỗ lực, phát huy hết khả năng, sức mạnh của bản thân cũng như kiên trì bền bỉ thì bạn vẫn đạt được thành công như tất cả mọi người và giá trị của bạn sẽ được tôn vinh, trân trọng.

Đây cũng là lời động viên, khích lệ mọi người hãy tự tin, vượt qua những giới hạn của bản thân để thực hiện điều mình mong muốn.

2. Bàn luận, chứng minh ( 4,0 điểm)

– Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

+ Mỗi người sinh ra trên đời đều có những khởi đầu, những điểm xuất phát khác nhau: Có người nhanh nhẹn tháo vát, có người chậm chạp vụng về;có người khỏe mạnh lành lặn, có người khiếm khuyết yếu đuối; có người giàu có sung túc, có người thiếu thốn nghèo khổ… tuy nhiên, đời người là cả một chặng đường dài, nên xuất phát điểm chỉ là yếu tố ban đầu trong rất nhiều yếu tố dẫn đến thành công.

+ Thái độ kiên trì và bền bỉ chính là chìa khóa để thực hiện ước mơ, chỉ cần con người không bỏ cuộc giữa chừng, không chán nản hoặc buông xuôi thì kết quả nhận được sẽ xứng đáng với những gì họ dụng công.

+ Với những người còn hạn chế về năng lực hoặc hạn chế về điều kiện thực hiện mục tiêu thì sự tự tin và lòng lạc quan là yếu tố quan trọng. Chính sự tự tin sẽ thúc đẩy, tiếp thêm sức mạnh và khích lệ con người.

+ Trong quá trình nỗ lực theo đuổi một mục đích, con người có thể nhận ra sức mạnh tiềm ẩn từ bên trong của mình, có thể thực hiện được việc tưởng như quá sức, đó cũng là cơ hội để họ thấy được giá trị và sức mạnh của bản thân.

+ Mọi thành công mà con người đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình đều cao quý đáng trân trọng như nhau.

– Học sinh lấy những dẫn chứng trong đời sống, trong văn học… để chứng minh.

3. Bài học nhân thức và hành động (2 ,0 điểm )

Mỗi người (đặc biệt là tuổi trẻ) hãy dám trải nghiệm cuộc sống để tăng cường cho bản th ân chất sống, vốn sống; hãy phát huy hết năng lực của bản thân bằng cách sống hết mình với hiện tại, với những dự định của mình.

Con người không nên tự ti với xuất phải điểm của mình mà phải luôn lấy đó làm mục tiêu để thay đổi và hướng đến những điều tốt đẹp.

– Trong quá trình thực hiện ước mơ, theo đuổi đam mê, con người cũng cần biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để tự hoàn thiện mình.

 

 

GV gọi ý đề 2 để hs hiểu sâu hợn cách làm dạng đề 2.

 

GV gợi ý:

Giải thích

– Câu chuyện đề cập đến giá trị của hòa bình, lòng trung thành, tình yêu. Tất cả đều rất quan trọng trong cuộc đời.

– Song quan trọng nhất vẫn là hy vọng.

– Hy vọng là không mất niềm tin vào cuộc sống, dù khi tưởng đã cùng đường.

 

II. NLXH RÚT RA TỪ TPVH, MỘT CÂU CHUYỆN

Đề 3.

CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN

Trong căn phòng đóng kín có bốn ngọn nến đang cháy sáng. Xung quanh yên lặng đến độ có thể nghe tiếng trò chuyện của các ngọn nến.

Ngọn nến thứ nhất nói: Tên tôi là HÒA BÌNH, cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai nói: Tên tôi là TRUNG THÀNH, hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

Ngọn nến thứ ba nói: Tên tôi là TÌNH YÊU, hãy thử suy nghĩ cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu tôi. Tôi mới là quan trọng.

Bất chợt một cậu bé chạy ùa vào phòng, mang theo một cơn gió làm tắt phụt ba ngọn nến kia. Sao lại thế này, cậu bé òa lên khóc. Lúc bấy giờ ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

Đừng lo cậu bé, tôi vẫn còn cháy sáng. Một khi còn có tôi thì cậu vẫn có thể thắp lên HÒA BÌNH, TRUNG THÀNH và TÌNH YÊU. Tên tôi là HY VỌNG.

Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, anh/chị hãy suy nghĩ về giá trị của hy vọng trong đời sống.

 

Gợi ý:

1. Giải thích

– Câu chuyện đề cập đến giá trị của hòa bình, lòng trung thành, tình yêu. Tất cả đều rất quan trọng trong cuộc đời.

– Song quan trọng nhất vẫn là hy vọng.

– Hy vọng là không mất niềm tin vào cuộc sống, dù khi tưởng đã cùng đường.

 

2. Bình luận

– Hy vọng là phẩm chất tinh thần quan trọng nhất đối với đời sống con người.

– – Hy vọng giúp con người giữ vững và lấy lại niềm tin, nghị lực để tiếp tục sống, tiếp tục phấn đấu.

– Có hy vọng thì mọi điều tốt đẹp như hòa bình, lòng trung thành, tình yêu và nhiều thứ khác nữa sẽ được tìm thấy, nuôi dưỡng, củng cố.

 

                                                                     Vũ Huy Lân – THPT Chuyên Lào Cai

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn