Rèn Kĩ Năng Làm Văn Nghị Luận, Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Bài Văn Nghị Luận

Khái niệm:Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa với XH, đáng khen,đáng chê hay đáng suy nghĩYêu cầu: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn ý, viết và sửa chữa sau khi viếtKĩ năng tìm hiểu đềBài văn nghị luận phải đáp ứng những yêu cầu do đề bài đặt ra. Vì vậy trong quá trình tạo lập văn bản, việc tìm hiểu nội dung của vấn đề đặt ra và nắm bắt yêu cầu của đề là công việc quan trọng để làm bàiĐề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường nêu trực tiếp vấn đề cần nghị luận ( ví dụ: Em hãy viết bài nghị luận ( khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng học sinh ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học hành) vì thế người viết sẽ dễ dàng xác định vấn đề và phạm vi của bài nghị luậnTuy nhiên có một số đề nghị luận không nêu trực tiếp nội dung cần nghị luận mà yêu cầu người viết phải xác định rõ yêu cầu của đề (ví dụ: Tai nạn giao thông, Bạo lực học đường….. ) hoặc đưa ra một câu chuyện…..

Đang xem: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận

4. Kĩ năng lập dàn ý:

a. Tầm quan trọng của việc lập dàn ý

– Lập dàn ý là hình thành những nội dung cơ bản định triển khai. Đó chính là khung ý của toàn bộ bài làm

– Mục đích của việc lập dàn ý là bao quát những nội dung chủ yếu, luận điểm, luận cứ, phạm vi, mức độ nghị luận….

b ) Các bước lập dàn ý

– Bước 1 : Tìm ý

 Tìm ý là xác định xem cần phải huy động những kiến thức nào để lập ý đúng và trúng với yêu cầu của đề . Trong khi tìm ý , nên xác định các luận điểm , luận cứ thật rõ ràng . – Bước 2 : Lập dàn ý sơ lược:

 Khi đã tìm được các ý , ta phải sắp xếp chúng thành dàn ý sơ lược . Việc sắp xếp các luận điểm sẽ tạo thành dàn ý sơ lược .

– Sắp xếp luận điểm là hết sức quan trọng , quyết định sự thành công của bài viết . Có trường hợp các luận điểm được sắp xếp một cách tự do , ý nào trước , ý nào sau không bị quy định chặt chẽ . Nhưng thường thứ tự trước sau giữa các ý là bắt buộc , bởi vì đôi khi có giải quyết xong ý này mới đầy đủ điều kiện để chuyển sang ý kia , mới tránh được sự trùng lặp .

 – Bước 3 : Lập dàn ý chi tiết

 + Khi lập dàn ý chi tiết , các luận điểm sẽ được tiếp tục phát triển thành các luận cứ , các lí lẽ . . .

+ Khi phát triển đầy đủ các ý nhỏ cho các ý lớn , ta thu được một dàn ý chi tiết. Sau khi xác định được yêu cầu của đề bài , nội dung của luận đề , cần phải có chức lập luận , lập dàn ý thoả mãn yêu cầu của đề bài . Khâu này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phân tích đề. Dàn ý càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc viết bài.

 c ) Kỹ năng lập dàn ý cho bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống

 Các câu hỏi và nội dung trả lời cũng có thể sắp xếp theo bốn bước :

 – Giới thiệu thực trạng , nêu biểu hiện .

 – Phân tích nguyên nhân .

 – Đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống .

– Đề xuất ý kiến (giải pháp ) .

5 . Thực hành lập dàn ý

 Đề 1 . Em hãy viết bài nghị luận ngắn ( khoảng 300 từ ) bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng học lệch trong học sinh hiện nay .

Hướng dẫn :

a ) Mở bài

 Hiện nay , do mục đích của cuộc sống , người học muốn đốt cháy giai đoạn , hoặc chạy theo những môn học thời thượng . . . , trong giới học sinh có hiện tượng học lệch .

 b ) Thân bài

– Học lệch là việc học không cân đối , không đều các môn học , chú trọng vào những môn học nào đó ( những môn thời thượng , những môn thuộc khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội . . . ) .

– Nguyên nhân của hiện tượng này : do học theo năng khiếu , theo sở thích , hoặc theo khối thi vào các trường đại học ,

– Hậu quả:” Dẫn đến việc hổng kiến thức các môn còn lại , kết quả các môn thấp , nh hưởng . . . ; kiến thức không toàn diện , hiểu biết hạn chế chán học các môn còn lại , chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng u biết hạn chế , không thể đủ học vấn để hoà cùng sự phát triển cả thế giới , ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước.

 – Đề xuất : Kiên quyết không học lệch , nếu có bạn học theo cách đó thì phân tích để bạn thay đổi .

c ) Kết bài

– Là hiện tượng bất cập , gây sự chú ý của toàn xã hội . . .

 – Cần có kế hoạch cụ thể , cân đối giữa các môn học .

Đề 2:

Em hãy viết bài nghị luận ngắn ( khoảng 300 từ ) bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng học sinh quay cóp trong kiểm tra , thi cử .

Hướng dẫn :

 a ) Mở bài

 – Hiện nay , do ý thức học tập , quy chế kiểm tra , thi cử không được học sinh nghiêm túc thực hiện .

 – Trong giới học sinh có rất nhiều hiện tượng vi phạm quy chế thi cử . . .

b ) Thân bài .

 – Quay cóp là việc người học không chấp hành đúng quy chế trong kiểm tra , thi cử . Trong khi làm bài kiểm tra , thi , HS gian lận sử dụng tài liệu để làm bài . . .

– Nguyên nhân : do không tích cực ôn tập , sử dụng tài liệu để bài làm được chính xác hơn , để có kết quả tốt hơn ; công tác coi thi còn lỏng lẻo , giám thị chưa làm đúng chức trách . . .

– Hậu quả là dẫn đến bằng cấp không đánh giá được thực chất học vấn , trí tuệ ; chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng hiểu biết hạn chế , nhân cách gian dối , không thể đủ học vấn để hoà cùng sự phát triển của thế giới , ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước . . .

– Đề xuất : Kiên quyết không vi phạm quy chế thi , nếu có bạn học vi phạm thì kiên quyết đấu tranh . . .

c ) Kết bài

– Là hiện tượng bất cập , gây sự chú ý của toàn xã hội . . .

– Cần có ý thức học tập , thi cử nghiêm túc , tự giác

B. Đề bài tự học

Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra công cộng. Em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên

Đề 2: Hiện tượng nói tục trong học sinh hiện nay

Đề 3:

Trong học sinh chúng ta hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng học vẹt, học tủ.

Em hãy giải thích để các bạn hiểu được tác hại của việc học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả

Đề 4:

Đại dịch Côvid 19 đang bùng phát ở Việt Nam trong mấy ngày qua khiến mọi người hoang mang, lo sợ. Bảm thân em đã hiểu biết và làm những gì để phòng bệnh. Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ nêu ý kiến của em về vấn đề trên

 

Phần 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

A/ Lí thuyết:

 1 . Khái niệm : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí là bàn một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng , đạo đức , lối sống , . . . của con người .

 2 . Yêu cầu : Bài nghị luận dạng này yêu cầu nội dung phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng , đạo lí bằng cách giải thích , chứng minh , so sánh , đối chiếu , phân tích , . . . để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai ) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết .

– Về hình thức , bài viết phải có bố cục ba phần ; có luận điểm đúng đắn , sáng tỏ , lời văn chính xác , sinh động .

 3 . Kĩ năng tìm hiểu đề bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí

– Đọc kĩ đề , chú ý những từ quan trọng , những khái niệm khó , nghĩa đen , nghĩa bóng của từ ngữ nghĩa tường minh , nghĩa hàm ẩn của câu , đoạn . Chia vế , chia đoạn , tìm hiểu mối tương quan giữa các vết song song , chính phụ , nhân quả , tăng tiến hay đối lập . . .

– Phần phân tích đề phải xác định được ba yêu cầu sau đây :

 + Vấn đề cần nghị luận là gì ? Có bao nhiêu ý cần triển khai ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào ?

 + Sử dụng thao tác lập luận gì là chính ?

 + Phạm vi tư liệu của bài viết : thuộc lĩnh vực xã hội nào , phạm vi , ảnh hưởng . . . Đây là một thao tác quan trọng và cần thiết giúp người đọc phát hiện ra vấn đề nghị luận trong yêu cầu của đề bài và triển khai đúng theo yêu cầu của đề . Thao tác này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài viết .

Ví dụ : Đề bài : Những người không chịu thua số phận .

* Yêu cầu về vấn đề nghị luận : nghị lực vượt qua những trở ngại , khó khăn , vượt qua những bất hạnh của cá nhân để vươn lên trong cuộc sống .

* Yêu cầu về thao tác nghị luận : sử dụng kết hợp nhiều thao tác : phân tích , chứng minh , bình luận .

* Phạm vi kiến thức: trong cuộc sống , trong sách vở .

 4 . Kĩ năng lập dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng , đạo lí

 Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng , đạo lí , để giải quyết vấn đề ta cần lưu ý xem xét nó từ nhiều góc độ . Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi ( Là gì ? Như thế nào ? Vì sao ? Như thế thì có ý nghĩa gì với con người , cuộc sống , với bản thân . . . ) . Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi , có thể hình dung một bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lí thường được triển khai theo ba bước cơ bản sau :

– Giải thích khái niệm , từ ngữ , hình ảnh trong đó al niệm , từ ngữ , hình ảnh trong đề bài ; sau đó giải thích ý nghĩa của cả câu để làm rõ vấn đề tư tưởng , đạo lí nêu ở đề bài . – Phân tích và chứng minh vấn đề đúng hay sai để người đọc hiểu và tin ( cần có dẫn chứng cụ thể trong đời sống xã hội , trong lịch sử , trong sách vở để làm sáng tỏ vấn đề ) . – Bình luận , đánh giá , nêu bài học .

5 . Thực hành lập dàn ý

 Đề 1 . Ca dao có câu :

Công cha như núi Thái Sơn ,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

Một lòng thờ mẹ kính cha ,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .

Xem thêm: Soạn Bài Ôn Tập Văn Nghị Luận Lớp 7 Tập 2, Soạn Văn 7: Ôn Tập Văn Nghị Luận

Em hiểu như thế nào về lời dạy của người xưa ?

 Gợi ý :

 a ) Mở bài

– Công lao sinh thành , nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái như trời biển .

– Con cái phải biết ơn , kính trọng , yêu thương cha mẹ như lời dạy của người xưa . . .

 b ) Thân bài

– Giải thích :

+ Nghĩa đen : “ Núi Thái Sơn ” là ngọn núi cao ở Trung Quốc , “ nước trong nguồn ” không bao giờ cạn .

+ Nghĩa bóng : Qua hai hình ảnh so sánh độc đáo , người xưa dạy bảo con cháu cần ghi nhớ công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái to lớn , vững chắc như vũ trụ , vĩnh hằng như thiên nhiên , đất trời . . . Con cháu phải biết ơn , yêu thương , kính trọng cha mẹ . . .

– Bình : Hoàn toàn đúng ở mọi thời đại .

 + Ngày xưa , những tấm gương hiếu thuận được văn chương ghi lại như nhân vật Vũ Nương , Thuý Kiều , Kiều Nguyệt Nga . . .

+ Ngày nay , nhiều người con yêu thương , kính trọng cha mẹ , phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu . . .

+ Vẫn có những người con đối xử tệ bạc , VÔ ơn công lao sinh thành , nuôi dưỡng của cha mẹ như cãi lại , không nghe lời , đánh lại . . . Đó là những người con bất hiếu ,

– Bình luận :

+ Lòng kính yêu , biết ơn cha mẹ không chỉ là bổn phận của đạo làm con , mà còn thể hiện đạo làm người . Một công dân tốt trước hết phải tốt với các thành viên trong gia đình ; gia đình là tế bào của xã hội , gia đình hạnh phúc đất nước sẽ văn minh , thịnh vượng . . .

+ Là bài học truyền thống đạo lí của người Việt Nam .

 c ) Kết bài

 – Là bài học đạo lí làm người , làm con vô cùng thấm thía , sâu sắc . . .

– Cần học tập , giữ gìn và phát huy .

Đề 2 . Em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ : Không thầy đố mày làm nên .

 Gợi ý :

 a ) Mở bài

 – Bất cứ ai cũng vậy , để nên người thì công lao của người thầy dạy mình là vô cùng lớn . . .

– Người học cần phải kính trọng , biết ơn người thầy . . .

b ) Thân bài

– Giải thích : Từ việc đơn giản đến việc phức tạp , nếu chúng ta không được hướng dẫn thì sẽ rất lúng túng , kết quả sẽ không được như ý muốn . Đối với tri thức , học vấn thì phải được người đi trước truyền thụ lại và dìu dắt , hướng dẫn . . .

 – Bình luận : Câu tục ngữ hoàn toàn đúng ở mọi thời đại .

+ Xưa nay , phần lớn người học đều được người thầy truyền cho lí thuyết , chỉ ra phương pháp thực hành để giúp người học làm được mọi việc từ nhỏ đến lớn . Từ cái cầm tay uốn nắn những nét chữ đầu tiên , từ những phép tính đơn giản cộng trừ . . đến giải những phương trình một ẩn , hai ẩn . . . Từ những lời đối thoại bằng ngày . . . người thầy đều hướng dẫn , chỉ bảo tận tình để người học không chỉ rèn luyện nhân cách và trình độ học vấn mà còn có kĩ năng sống và làm việc tốt hơn .

 + Tuy nhiên , cũng có ít người , qua việc học hỏi bạn bè , đồng nghiệp mà có kinh nghiệm làm việc , nhưng không thể phủ nhận vai trò của người thầy . . .

– Bình luận : Vai trò của người thầy là vô cùng to lớn , đó cũng chính là trách nhiệm của người thầy đối với nhân dân , với xã hội , đất nước .

 c ) Kết bài

– Người thầy có vị trí quan trọng trong việc truyền đạt tri thức , kinh nghiệm cho thế hệ trẻ . . .

Đề 3 .

Non sông Việt Nam có trở nên tươi hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em . ( Trích thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường 2 – 9 – 1945 )

Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

 Gợi ý :

a ) Mở bài

– Nhân dân ta có truyền thống hiếu học , học để làm người , học để giúp đời giúp nước . – Cách mạng tháng Tám thành công , nước nhà độc lập , việc học càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng , vì thế trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn : ” Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em ” .

b ) Thân bài

* Thế nào là một đất nước tươi đẹp ?

– Đó là một đất nước độc lập , giàu mạnh . Muốn thế phải có một nền kinh tế giàu mạnh , nền văn hoá kĩ thuật tiên tiến , hiện đại . Đó là cái đích phải đạt tới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra cho nhân dân ta sau ngày đất nước độc lập .

* Vì sao tất cả những điều đó lại chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em ” ?

– Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần trăm năm thuộc địa rồi liên tục chiến tranh . Người dân ta đứng trước một đất nước nghèo nàn lạc hậu . So với các nước tiên tiến , ta đi chậm hơn cả trăm năm .

– Muốn đuổi kịp họ ta không còn cách nào khác ngoài con đường học tập để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta và họ .

– Muốn đất nước giàu mạnh , muốn nắm được khoa học kĩ thuật thì phải có kiến thức ,

 – Thế hệ học sinh hôm nay sẽ là lực lượng chủ yếu để xây dựng đất nước , phát triển kinh tế và mở mang văn hoá . Vì thế , nhiệm vụ của mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng trở nên quan trọng . Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò trong tương lai của thế hệ thanh thiếu niên .

* Làm gì để thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh ?

 – Phải xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập .

 – Phải phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại , khắc phục mọi khó khăn để học tập đạt kết quả tốt .

– Phải có phương pháp học tập tốt , kết hợp chặt chẽ học với hành .

 – Phải học toàn diện , không phải chỉ biết học chữ mà còn phải học làm người .

c ) Kết bài

 Chúng ta phải gắng sức học tập để xây dựng đất nước trở nên giàu mạnh , sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác hằng mong ước .

Đề 4: Tinh thần tự học

1/MB:- GT về tinh thần tự học

KĐ tinh thần tự học là con đường quan trọng của quá trình học tập

2/ TB:

GT tinh thần tự học là gì:Học là gì? Là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của con ngườiTự học là gì? Là thái độ học tập một cách tự giác chủ động, con người luôn có ý thức tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Đó là việc học mà con người cảm thấy thoải mái không cần sự áp chế của đối tượng khácKhẳng định: Tự học là thái độ đúng đắn tích cực nhất trong việc học tập vì khi con người chủ động tiếp nhận kiến thức thì kiến thức sẽ được khắc sâu. Tự học tạo niềm say mê mang lại những hiểu biết lành mạnh

b) ý nghĩa của tinh thần tự học:

– Đó là phương pháp quan trọng để việc học đạt kết quả cao nhất

– Khi có tinh thần tự học thì hoạt động học tập diễn ra ở mọi lúc mọi nơi

– Khi có tinh thần tự học thì con người luôn luôn trong quá trình tự đổi mới chính tư duy và trí tuệ của mình

c) Bình luận mở rộng vấn đề:

– Vì sao cần tự học:Để có kiến thức thì cần phải thay đổi lại cách học và phương pháp học khác nhau

– Mỗi người cần có tinh thần tự học ntn?

+ Xuất phát từ nhu cầu của bản thân:

+ Hình thành ý thức ham học

Tác dụng của tự học:Kích thích niềm say mê tự học của mỗi người Nếu có tinh thần tự học thì sẽ đạt kết quả cao

3/KB:

-KĐ vấn đề của tự học XH hiện nay

– Đề cao lợi ích của tự học

 

B) Đề bài tự học:

Đề 1: Suy nghĩ về câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề 2: Ca dao xưa có câu:

Công cha như núi Thái Sơn….

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài ca dao trên ông cha ta đã nhắc con cháu về chữ hiếu. Em hãy cho biết ngày nay quan niệm về chữ hiếu ntn?

Đề 3: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về về vai trò của thầy cô với mỗi người trong cuộc sống

Đề 4:

“Sống giản dị là một lối sống đẹp.”

Em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về ý kiến trên.

Đề 5: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính tự giác trong học tập của người học sinh.

Đề 6: Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) phát biểu suy nghĩ của em về tình bạn.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 Bài 10, Giải Vở Bài Tập Sinh 7

Đề 7: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.

Đề 8: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn.

Đề 9: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống.

Đề 10: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về về sự tự tin trong cuộc sống

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn