Mẫu: Quy Định Luận Văn Thạc Sĩ Bao Nhiêu Trang, Mẫu: Quy Định Về Trình Bày Luận Văn

Viện Đào tạo Sau Đại học phổ biến kế hoạch thực hiện luận văn, hướng dẫn học viên lựa chọn và đăng ký đề tài luận văn. Học viên đăng ký đề tài theo lớp gửi về Viện Đào tạo Sau Đại học sau 15 ngày kể từ ngày phổ biến kế hoạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ

I. Chọn đề tài luận văn thạc sĩ

Nhà trường khuyến khích lựa chọn đề tài luận văncó phạm vi nghiên cứu hẹp, gắn với giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn ngay tại cơ quan, doanh nghiệp nơi học viên đang làm việc.

Đang xem: Quy định luận văn thạc sĩ bao nhiêu trang

II. Quy trình giao đề tài và thực hiện luận văn

1.Viện Đào tạo Sau Đại học phổ biến kế hoạch thực hiện luận văn, hướng dẫn học viên lựa chọn và đăng ký đề tài luận văn.Học viên đăng ký đề tài theo lớp gửi về Viện Đào tạo Sau Đại học sau 15 ngày kể từ ngày phổ biến kế hoạch.

2.Viện Đào tạo SĐH duyệt đề tài, phân công giáo viên hướng dẫn và thông báo đến giảng viên và học viên sau 1 tháng kể từ ngày nhận danh sách đăng ký đề tài của các lớp.

3.Học viên gặp giáo viên hướng dẫn trình đề tài luận văn và viết đề cương chi tiết. Giáo viên hướng dẫn duyệt đề cương và hướng dẫn học viên làm luận văn theo đúng tiến độ. Trường hợp học viên xin đổi tên đề tài, học viên phải viết đơn, có ý kiến xác nhận của Giáo viên hướng dẫn tại đơn hoặc xác nhận qua email, học viên nộp về Viện Đào tạo Sau Đại học trong thời gian 1 tháng kể từ ngày được giao đề tài.

4. Hết thời hạn hoàn thành luận văn, học viên làm đơn xin bảo vệ có xác nhận của Giáo viên hướng dẫn nộp về Viện Đào tạo Sau Đại học cùng với lý lịch khoa học và 5 cuốn luận văn bìa mềmphông chữ Times New Roman, cỡ 14

5. Trường Đại học Đại Nam, tổ chức bảo vệ luận văn sau 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ xin bảo vệ luận văn của học viên

6. Sau khi bảo vệ luận văn,học viên chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của Hội đồng. Luận văn sau khi hoàn thiện, học viên nộp cho thư viện Đại học Đại Nam 1 quyển luận văn, 1 đĩa CD (ghi luận văn), nộp Viện Đào tạo Sau Đại học 1quyển luận văn và 1 đĩa CD (ghi luận văn) để làm thủ tục phát bằng.

III. Nội dung luận văn

Nội dung luận văn thạc sĩ phải gắn liền với một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể; phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính học viên (tác giả), chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác, không sao chép

IV. Quy mô và cấu trúc của luận văn

– Luận văn có dung lượng từ 60 đến 70 trang (trừ các luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng)

– Cấu trúc của luận văn:

Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; kết cấu của đề tài

Chương1:Cơ sở lý luận ( khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng…)

Chương 2: Thực trạng (giới thiệu về cơ quan/doanh nghiệp; phân tích thực trang; đánh giá ưu nhược điểm và nguyên nhân)

Chương 3:Phương hướng và giải pháp

Kết luận

Tài liệu tham khảo

V. Hình thức trình bày luận văn

– Kiểu chữ: Luận văn được sử dụng chữVnTime (hoặcTimes New Roman)cỡ 14 hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210×297 mm).

– Tiểu mục: Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

– Viết tắt:Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.

– Cách trích dẫn tài liệu tham khảo:Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ<16, tr.314-315>. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ<5, 21, 49>. Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số thứ tự của tài liệu trích dẫn, ví dụ<7-11>.

– Phụ lục:Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh,… Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra , thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần được nêu trong Phụ lục của luận văn. Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn

Phụ lục 1: Mục lục luận văn

Mục lục

Trang

Danh mục các ký hiệu viết tắt ……………………………………………………….

Danh mục các bảng ………………………………………………………………………

Xem thêm: Mẫu Công Văn Đề Nghị Chậm Thanh Toán, Mẫu Công Văn Gia Hạn Thanh Toán

Danh mục các hình vẽ …………………………………………………………………..

Danh mục cácbiểu đồ…………………………………………………………………..

MỞ ĐẦU

Chương 1: ………………………………………………………………………………….

1.1.{C}…………………………………………………………………………………………..

1.2.{C}…………………………………………………………………………………………..

Chương 2: ………………………………………………………………………………….

2.1. …………………………………………………………………………………………….

2.1.1. …………………………………………………………………………………

2.1.2. …………………………………………………………………………….….

2.2. …………………………………………………………………………………………….

Chương 3: ………………………………………………………………………………….

3.1. ………………………………………………………………………………………..….

3.2. ……………………………………………………………………………………..…….

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………….

Xem thêm: Cách Cố Định Vùng Dữ Liệu Trong Excel 2007, Cố Định Ngăn Để Khóa Các Hàng Và Cột

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn