Phương Pháp Xác Định Chi Phí Theo Quá Trình Sản Xuất, Các Phương Pháp Xác Định Chi Phí

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của lingocard.vn để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của lingocard.vn trên facebook.

Đang xem: Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà lingocard.vn đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia lingocard.vn

Kết quả

Xác định chi phí theo quá trình:

1. Khái niệm

Là 1 hệ thống tính toán chi phí sản phẩm trong đó các chi phí được tích lũy theo quá trình hay trong các phân xưởng, và sau đó được phân bổ đến 1 số sản phẩm hay nhóm sản phẩm tương tự nhau.

Trong phương pháp này, chúng ta không xác định chi phí cho từng sản phẩm hay từng lô sản phẩm cụ thể mà chỉ xác định cho từng công đoạn hay bộ phận khác nhau.

*

2. Sử dụng chi phí theo quá trình

Phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có sản phẩm mang những đặc điểm sau:

-Đồng nhất, sản xuất với số lượng lớn

-Gía trị sản phẩm không cao

-Chỉ được khách hàng đặt mua sau khi được sản xuất

Thí dụ: Quần áo may sẵn, bút viết, xà phòng, thuốc tân dược, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp, xăng dầu, xe gắn máy, xe hơi…

3. Sản lượng tương đương

Sản lượng tương đương là mức sản lượng quy đổi đối với sản phẩm dở dang trong kỳ dựa trên mức độ hoàn thành của chúng.

Xem thêm: 20 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Thí dụ: công ty A chuyên sản xuất TV có dự tính sản xuất 30 chiếc trong tháng này. Tuy nhiên, đến cuối tháng chỉ có 20 chiếc là hoàn thành 100%, 10 chiếc còn lại chỉ hoàn thành 40%. Vậy sản lượng tương đương của công ty trong tháng này là 20 + (10 × 40%) = 24 TV hoàn thành 100%.

Sản lượng tương đương được tính toán riêng biệt cho NVL trực tiếp, lao động trực tiếp và CP sản xuất chung do tỷ lệ của các công việc được thực hiện trên mỗi sản phẩm không giống nhau đối với mỗi yếu tố chi phí. Một sản phẩm có thể hoàn thành đối với chi phí NVL trực tiếp nhưng lại chưa hoàn thành đối với hai loại chi phí kia.

Thí dụ: các công ty nước giải khát, thực phẩm đóng hộp… NVL được đưa vào chai, hộp ở đầu quy trình sản xuất, nhưng quy trình khử trùng vẫn còn được tiếp tục trong vài giờ nữa, thậm chí suốt cả ngày.

Xem thêm: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 91

Như vậy, chi phí NVL trực tiếp đã hoàn thành trong lúc chi phí lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung vẫn chưa hoàn thành.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình