Phụ Lục Thông Tư 08/2016/Tt-Btc File Excel, Thông Tư 08/2016/Tt

Thông tư 08/2016/TT-BTC về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước quy định về thẩm định nguồn vốn đầu tư, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư; thanh toán vốn đầu tư; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN;…

 

1. Thẩm định nguồn vốn đầu tư, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư

Nội dung thẩm định nguồn vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý theo quy định tại Thông tư 08:

Sau khi nhận được các hồ sơ nêu tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 08/2016 của Bộ Tài chính, cơ quan tài chính có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu 01-A, 01-B đính kèm) gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn về các nội dung như sau:

– Sự cần thiết đầu tư của dự án; sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

– Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;

– Về quy mô, dự kiến tổng mức vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;

– Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

– Ý kiến khác (nếu có).

Đang xem: Phụ lục thông tư 08/2016/tt-btc file excel

2. Thanh toán vốn đầu tư

Việc quản lý, thanh toán nguồn vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau được Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định như sau:

– Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau được thực hiện theo khoản 3, Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 61 Nghị định 60/2003/NĐ-CP và Điều 45 Nghị định 77/2015/NĐ-CP.

– Các dự án thuộc nguồn vốn NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện. Mức vốn ứng trước của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn 5 năm đã bố trí cho dự án.

– Thông tư số 08/2016/BTC quy định sau khi dự án được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước, các Bộ, ngành và địa phương phân bổ đúng danh mục đã được giao. Bộ Tài chính thông báo cho Bộ, ngành và địa phương về danh mục, tổng mức ứng, nguồn vốn ứng, niên độ ứng và thu hồi, đồng gửi KBNN để thanh toán cho dự án. Trường hợp các Bộ, ngành và địa phương phân bổ sai danh mục và mức vốn ứng theo thông báo của Bộ Tài chính thì KBNN dừng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.

– Thời hạn thanh toán: thực hiện như thời hạn thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm. Trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn thanh toán, KBNN làm thủ tục hủy bỏ mức vốn ứng trước chưa sử dụng.

3. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư

Nguyên tắc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo Thông tư 08 năm 2016:

Căn cứ tình hình thực hiện thực tế, các Bộ, UBND các cấp rà soát tiến độ và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện trong năm kế hoạch, đảm bảo không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được quyết định.

Theo Thông tư số 08/2016 của BTC, trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án các Bộ, UBND các cấp chỉ đạo chủ đầu tư xác định số liệu thanh toán đến thời điểm điều chỉnh và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán. Các Bộ, UBND các cấp chịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.

 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 08/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầutư;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hànhThông tư quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đốitượng áp dụng

1. Thông tư nàyquy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốnngân sách nhà nước (bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngànhtrung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốnđầu tư trong cân đối ngân sách địa phương); các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồnvốn khác nhau trong đó có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phần nguồn vốnngân sách nhà nước của dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư này (sauđây gọi chung là dự án).

3. Đối với các dự án đầu tư từ cácnguồn vốn khác của Nhà nước ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước khuyến khích vậndụng những nguyên tắc thanh toán theo quy định tại Thông tư này.

4. Đối tượng áp dụng là các tổ chức,cá nhân có liên quan đến việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốnngân sách nhà nước.

Điều 2. Nguyên tắcquản lý

1. Việc quản lý, thanh toán vốn đầutư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng,tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư vàxây dựng của pháp luật hiện hành và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quảnlý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấphành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.

3. Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư cótrách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọichung là chủ đầu tư) thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốnđầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

4. Cơ quan Tài chính các cấp thực hiệncông tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tàichính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầutư theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Cơ quan Kho bạc Nhà nước có tráchnhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự ánkhi có đủ điều kiện thanh toán vốn.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN ĐẦUTƯ, THẨM TRA PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ

Điều 3. Thẩm địnhnguồn vốn và khả năng cân đối vốn

Việc thẩm định nguồn vốn và khả năngcân đối vốn của cơ quan tài chính thực hiện như sau:

1. Đối tượng:

a) Các dự án đầu tư khởi công mới trướckhi quyết định chủ trương đầu tư;

b) Các dự án có điều chỉnh tăng tổngmức vốn đầu tư.

2. Căn cứ thẩm định:

b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triểnnguồn ngân sách nhà nước theo từng giai đoạn.

3. Hồ sơ thẩm định:

a) Đối với các dự án đầu tư thuộc cácBộ, ngành trung ương quản lý:

– Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kếhoạch và Đầu tư;

– Văn bản đề nghị thẩm định của các Bộ,ngành;

– Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đốivới dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhómC;

– Báo cáo thẩm định nội bộ của các Bộ,ngành;

– Đối với các dự án có điều chỉnhtăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liênquan khác (nếu có).

b) Đối với các dự án đầu tư thuộc địaphương quản lý:

– Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A,nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C được Thủ tướng Chính phủchấp thuận cho triển khai do địa phương quản lý đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn bổsung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:

+ Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kếhoạch và Đầu tư;

+ Văn bản đề nghị thẩm định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầutư của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân (theo phân cấp quảnlý dự án);

+ Báo cáo thẩm định đề xuất chủtrương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Hội đồng thẩm định các cấp(theo phân cấp quản lý vốn đầu tư);

+ Văn bản thẩm định nguồn vốn và khảnăng cân đối vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư;

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đốivới dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B vànhóm C;

+ Đối với các dự án có điều chỉnhtăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liênquan khác (nếu có).

– Đối với các dự án đầu tư nhóm A,nhóm B và nhóm C sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địaphương:

+ Văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo đềxuất chủ trương đầu tư của Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm địnhhoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đốivới dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B vànhóm C;

+ Báo cáo thẩm định nội bộ;

+ Đối với các dự án có điều chỉnhtăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liênquan khác (nếu có).

4. Nội dung thẩm định:

Sau khi nhận được các hồ sơ nêu trên,cơ quan tài chính có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu 01-A, 01-B đính kèm) gửi cơquan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn về các nội dung nhưsau:

a) Đối với các dự án đầu tư thuộc cácBộ, ngành trung ương quản lý:

– Sự cần thiết đầu tư của dự án; sự đảmbảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

– Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩmđịnh;

– Về quy mô, dựkiến tổng mức vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;

– Về nguồn vốnvà khả năng cân đối vốn;

– Các ý kiến khác (nếu có).

b) Đối với các dự án đầu tư thuộc cânđối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương chongân sách địa phương:

– Sự cần thiết đầu tư, sự đảm bảo phùhợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

– Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩmđịnh;

– Sự phù hợp của dự án đầu tư về phạmvi, đối tượng đề nghị sử dụng vốn đầu tư công;

– Sự phù hợp của dự án đầu tư đối vớinguồn vốn đầu tư;

– Khả năng bố trí vốn cho chương trình, dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành,lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên (đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước,phải xem xét khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách, phần vốn bổ sung có mụctiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, gồm: vốn chương trình mụctiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêukhác);

– Các ý kiến khác (nếu có).

Điều 4. Thẩm traphân bổ vốn đầu tư

1. Nội dung phân bổ vốn đầu tư hằngnăm

a) Đối với các dự án đầu tư thuộc cácBộ, ngành trung ương quản lý (sau đây gọi chung là Bộ):

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, các Bộ phânbổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đảm bảo các điều kiệnquy định như sau:

– Dự án có trong danh mục và trong phạmvi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao;

– Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theoquy định. Riêng đối với các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê duyệtquyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch;

– Đảm bảo đúng với nội dung kinh tếđược giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấungành kinh tế;

– Đảm bảo đúng danh mục và mức vốn củatừng dự án do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư giao.

b) Đối với các dự án đầu tư thuộc cânđối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương chongân sách địa phương:

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhândân các cấp giao kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, Ủyban nhân dân các cấp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạmvi quản lý đảm bảo các điều kiện quy định như sau:

– Dự án có trong danh mục và trong phạmvi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao;

– Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theoquy định. Đối với các dự án khởi công mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệtquyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch;

– Đảm bảo đúng với nội dung kinh tếđược giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấungành kinh tế;

– Riêng đối với dự án đầu tư sử dụngvốn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngoài đảm bảo các nội dung nêu trên, còn phảiđảm bảo đúng danh mục và mức vốn của từng dự án do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư giao.

d) Đồng thời với việc phân bổ vốn đầutư nêu trên, các Bộ và Ủy ban nhân dâncác cấp giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư để thực hiện.

đ) Việc phân bố chi tiết và giao dựtoán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trướcnăm kế hoạch.

e) Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầutư các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân các cấp gửi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư về Sở Tàichính, Phòng Tài chính – Kế hoạch tỉnh.

(Mẫubiểu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo phụ lục số 01 kèm theo)

2. Hồ sơ tài liệu kèm theo kế hoạchphân bổ vốn đầu tư, bao gồm:

a) Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệtchủ trương đầu tư dự án.

b) Đối với dự án thực hiện dự án:

Quyết định phê duyệt đầu tư dự án củacấp có thẩm quyền (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối vớicác dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật) đối với các dự án khởi công mớivà các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

c) Đối với dự án hoàn thành kết thúcđầu tư:

Quyết định phê duyệt quyết toán dự ánhoàn thành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

3. Thẩm tra phân bổ

a) Đối với dự án do các Bộ quản lý:

Sau khi nhận được phân bổ kế hoạch vốnđầu tư của các Bộ gửi đến trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Tài chính thực hiện thẩmtra phân bổ vốn đầu tư theo nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên (mẫu số 01-C kèm theo), thông báo ý kiếnthẩm tra phân bổ cho từng Bộ, đồng gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soátthanh toán vốn và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện.

b) Đối với dự án thuộc Ủy ban nhân nhân dân các cấp quản lý:

Đối với vốn trong cân đối ngân sách địaphương, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địaphương và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: Sau khi nhận được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của Ủy bannhân dân các cấp, Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kếhoạch trong thời hạn tối đa 15 ngày thực hiện thẩm tra phân bổ vốn đầutư theo nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên (mẫu số 01-D kèm theo), có ý kiến thẩmtra phân bổ gửi Ủy ban nhân dân (tỉnh,huyện) để báo cáo, cơ quan kế hoạch và đầu tư để phối hợp; đồng thời gửi Kho bạcNhà nước (tỉnh, huyện) để kiểm soát thanh toán với các dự án đã đủ điều kiệnthanh toán vốn theo quy định. Trong trường hợp còn dự án chưa đủ điều kiệnthanh toán, đề nghị Ủy ban nhân dân (tỉnh,huyện) phân bổ lại theo quy định.

Mục 2. THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Điều 5. Cơ quanthanh toán vốn đầu tư

Cơ quan Kho bạc Nhà nước được giaonhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sáchnhà nước.

Điều 6. Mở tài khoản

1. Chủ đầu tư được mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và phù hợp cho việckiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước.

2. Việc mở tài khoản thực hiện theoquy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

3. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướngdẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được thanh toán vốn.

Điều 7. Hồ sơpháp lý gửi một lần của dự án

Để phục vụ chocông tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệusau đây đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán (các tài liệu này đềulà bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi mộtlần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:

1. Đối với dự ánchuẩn bị đầu tư:

– Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;

– Quyết định phê duyệt dự toán chuẩnbị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;

– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọnnhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

– Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

2. Đối với dự ánthực hiện dự án:

– Quyết định đầu tư của cấp có thẩmquyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) kèm theo dự án đầu tư xây dựngcông trình (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinhtế – kỹ thuật); Riêng đối với các dự án khởi công mới vàcác dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư phải gửi kèm theo văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốncủa cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính theo quy định của Luật Đầutư công.

Đối với các dự án khởi công mới vàcác dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tàikhoản) có trách nhiệm đối chiếu nội dung Quyết định đầu tư với văn bản thẩm địnhvề nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quantài chính. Trường hợp phát hiện nội dung quyết định đầu tư về phần nguồn vốnkhông phù hợp với văn bản thẩm định vềnguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tàichính, Kho bạc Nhà nước thực hiện như sau:

+ Đối với các dự án đầu tư sử dụngnguồn vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành trung ương và vốn bổ sung có mụctiêu của ngân sách trung ương cho địa phương, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản)báo cáo Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố để có văn bản gửi Kho bạc Nhà nướctổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý. Đồng thời gửi chủ đầu tư để chủ đầutư báo cáo cấp quyết định đầu tư.

+ Đối với các dự án đầu tư sử dụngnguồn vốn ngân sách nhà nước trong cân đối ngân sách địa phương, Kho bạc Nhà nước(nơi mở tài khoản) báo cáo Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố để có văn bảnbáo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốxem xét, xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời gửi Sở Kếhoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọnnhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Riêng đối với trường hợp tự thực hiện:văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa cótrong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

– Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầuhoặc nhà cung cấp và các tài liệu kèm theo hợp đồng như: phụ lục hợp đồng, điềukiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng, hợpđồng bổ sung, điều chỉnh (nếu có); Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bảngiao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ;

– Dự toán và quyết định phê duyệt dựtoán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, côngtrình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thựchiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật); Dựtoán và quyết định phê duyệt dự toán gói thầu của cấp có thẩm quyền đối với trườnghợp thanh toán hợp đồng theo đơn giá. Riêng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kèm theo phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 8. Tạm ứng vốn

1. Nguyên tắc tạmứng vốn:

a) Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tưcho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thựchiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thờiđiểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theođúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.

b) Việc tạm ứng vốn được thực hiệnsau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phảicó cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứngở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, khoản 3 Điều này, thì phầngiá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểusẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

d) Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn chủđầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưngkhông vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy địnhtại khoản 3 Điều này; trường hợp kế hoạch vốn bố trí trong năm không đủ mức vốntạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếptrong kế hoạch năm sau.

đ) Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng vớinhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mụcđích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứngtheo quy định.

2. Hồ sơ tạm ứng vốn:

Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đếnKho bạc Nhà nước các tài liệu sau:

– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư- phụ lục số 05 kèm theo;

– Chứng từ chuyển tiền ban hành theoquy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;

– Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhàthầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính củachủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại điểma, khoản 4 Điều này.

3. Mức vốn tạm ứng:

a) Mức vốn tạm ứng tối thiểu:

– Đối với hợp đồng tư vấn:

Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng,mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mứcvốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.

– Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng,mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng,mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

– Đối với hợp đồng cung cấp thiết bịcông nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợpđồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

b) Mức vốn tạm ứng tối đa cho các khoảnquy định tại điểm a nêu trên không vượt quá 50% giá trị hợp đồng (hoặc dự toánđược duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng). Trườnghợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được ngườiquyết định đầu tư cho phép, đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủtướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộtrưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định.

c) Đối với công việc bồi thường, hỗtrợ và tái định cư

– Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thựchiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầukhông vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

– Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chitrả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quanđể chi trả cho người thụ hưởng.

– Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồithường hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chứcphát triển quỹ đất, doanh nghiệp …) chi trả: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thườnghỗ trợ và tái định cư nêu trên mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếpnhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chitrả.

d) Đối với chi phí quản lý dự án

Căn cứ dự toán chi phí quản lý dự ántrong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước thực hiệntạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toánchi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoảnquy định từ điểm a đến điểm d nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bốtrí cho dự án.

4. Bảo lãnh tạm ứng vốn:

a) Đối với các hợp đồng có giá trị tạmứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng:

– Trước khi Kho bạc Nhà nước thực hiệnviệc tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cungcấp, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầuhoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.

– Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồngsẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lầnthanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tưđảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiềntạm ứng còn lại.

– Thời gian có hiệu lực của bảo lãnhtạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiềntạm ứng.

b) Các trường hợp không yêu cầu bảolãnh tạm ứng:

– Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợpđồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứngan toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụthể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn theo nội dung nêu tại điểma, khoản 4 Điều này và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.

– Các hợpđồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồngdân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu;

– Các công việc thực hiện không thôngqua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp côngtác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).

5. Thu hồi vốn tạm ứng

– Vốn tạm ứng đượcthu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồitừng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồngvà đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giátrị hợp đồng.

– Đối với công việc bồi thường, hỗ trợvà tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ,làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng không chờđến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đãnhận tiền mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

Riêng chi phí cho công tác tổ chức thựchiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào quyết toán chi phí cho côngtác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩmquyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

– Đối với chi phí quản lý dự án: Khicó khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán, chủ đầu tư lập Bảng kê giá trịkhối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi Khobạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từchi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chínhxác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán đượcduyệt.

Xem thêm: Đào Tạo Khóa Học Ca Trưởng Cấp Ii Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội

Trường hợp các Ban quản lý dự ánchuyên ngành, khu vực quản lý nhiều dự án, định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch,chủ đầu tư phân bố chi phí quản lý dự án (khối lượng côngviệc hoàn thành theo dự toán) cho từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tụcthu hồi vốn tạm ứng.

6. Kiểm tra, đánhgiá thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn

– Kho bạc Nhà nước đôn đốc các chủ đầutư thực hiện đúng quy định về việc thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tưthực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng đểthu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúngmục đích. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoànthành đạt 80% giá trị hợp đồng.

– Hằng quý các chủ đầu tư có báo cáođánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứngvốn gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan cấptrên của chủ đầu tư, báo cáo nêu rõ việcthực hiện và thu hồi số vốn đã tạm ứng.

– Hằng quý Kho bạc Nhà nước có báocáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứng vốn của các Bộ,ngành và địa phương gửi cơ quan Tài chính đồng cấp, trong báo cáo phân loại rõsố dư tạm ứng đến từng thời kỳ. Đối với dự án do các Bộ, ngành quản lý, Bộ Tàichính có văn bản gửi các Bộ, ngành để có biện pháp xử lý sốdư tạm ứng chưa thu hồi. Đối với dự án thuộc Ủy ban nhânnhân dân các cấp quản lý, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp đểcó biện pháp xử lý số dư tạm ứng chưa thu hồi.

– Đối với các công việc của dự án thựchiện theo hợp đồng: vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ thờiđiểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưathực hiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợpvới Kho bạc Nhà nước để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước.Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi và không có báo cáo đánh giá tình hình thựchiện và thu hồi tạm ứng vốn, Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị chủ đầu tư thuhồi của nhà thầu hoặc đề nghị chủ đầu tư yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành bảolãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm cam kết với chủ đầu tư vềviệc sử dụng vốn tạm ứng.

– Đối với công việc bồi thường, hỗ trợvà tái định cư: vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểmtạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệmchủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thườnghỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi củachủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán vàthu hồi tạm ứng. Trường hợp sau thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển tiền về tàikhoản tiền gửi của chủ đầu tư mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủđầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợpchủ đầu tư không làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước, thì Kho bạc Nhà nước đượcphép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp lại ngân sách nhà nước,giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.

Điều 9. Thanhtoán khối lượng hoàn thành

1. Đối với các công việc được thực hiệnthông qua hợp đồng xây dựng:

a) Nguyên tắcthanh toán:

Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợpvới loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạnthanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõtrong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện áp dụng các loạigiá hợp đồng theo quy định hiện hành của nhà nước.

– Đối với hợp đồng trọn gói:

Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợpđồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng vớicác giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanhtoán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

– Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng thựctế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phêduyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệmthu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng.

– Đối với hợp đồng theo đơn giá điềuchỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng thựctế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) đượcnghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điềuchỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

– Đối với hợp đồng theo thời gian:

+ Chi phí cho chuyên gia được xác địnhtrên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏathuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theotháng, tuần, ngày, giờ).

+ Các khoản chi phí ngoài mức thù laocho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

– Đối với hợp đồng theo giá kết hợp:

Việc thanh toán được thực hiện tương ứngvới các loại hợp đồng theo quy định tại các điểmtrên đây.

– Đối với khối lượng công việc phátsinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo thỏa thuậnbổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật cóliên quan.

– Việc điều chỉnh hợp đồng thực hiệntheo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về hợp đồng và các Thông tư hướngdẫn hiện hành.

b) Hồ sơ thanhtoán:

Khi có khối lượng hoàn thành đượcnghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủđầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước, bao gồm:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng côngviệc hoàn thành theo hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng công việchoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giaothầu và đại diện bên nhận thầu (phụlục số 03.a kèm theo).

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợpđồng, chủ đầu tư gửi Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc phát sinh ngoài hợpđồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồngđề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhậnthầu (phụ lục số 04 kèm theo).

– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư- phụ lục số 05 kèm theo.

– Chứng từ chuyển tiền ban hành theoquy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

2. Đối với các công việc được thực hiệnkhông thông qua hợp đồng xây dựng:

a) Đối với các công việc của dự án đượcthực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như một số công việc quản lý dự ándo chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, công việc tư vấn được phép tự làm,…), việcthanh toán trên căn cứ:

Bảng kê giá trị khối lượng công việchoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư), chủ đầu tư không phải gửi chứngtừ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tưchịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanhtoán theo dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc.

b) Hồ sơ thanh toán bao gồm:

– Bảng kê giá trị khối lượng công việchoàn thành;

– Dự toán được cấp có thẩm quyền phêduyệt cho từng công việc;

– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

– Chứng từ chuyển tiền.

c) Hồ sơ đối với các trường hợp khác

– Đối với chiphí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ thanh toán bao gồm: Bảng xác nhậngiá trị khối lượng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện (phụ lục số 03.b kèm theo); Hợp đồngvà biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng);Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từchuyển tiền.

Riêng chi phí cho công tác tổ chức thựchiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chiphí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấpcó thẩm quyền phê duyệt; Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành;Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền.

– Đối với công tác bồi thường, hỗ trợvà tái định cư phải xây dựng các công trình (bao gồm cả xây dựng nhà di dân giảiphóng mặt bằng): việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện như đối với các dự ánhoặc gói thầu xây dựng công trình.

– Khi dự án hoàn thành được cơ quancó thẩm quyền phê duyệt quyết toán nhưng chưa được thanh toán đủ vốn theo giátrị phê duyệt quyết toán, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào quyết định phê duyệt quyếttoán dự án hoàn thành do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch vốn đượcgiao trong năm của dự án để kiểm soát thanh toán cho dự án. Hồ sơ, tài liệuthanh toán gồm: Quyết định phê duyệt quyết toán kèm báo cáo quyết toán dự ánhoàn thành; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền.

3. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán củaKho bạc Nhà nước:

a) Kho bạc Nhànước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, các điều khoản thanh toánđược quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối vớitrường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thờiđiểm thanh toán và các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán đểthanh toán cho chủ đầu tư. Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện saisót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằngvăn bản để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

b) Số vốn thanh toán cho từng công việc,hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt đối với trườnghợp chỉ định thầu, tự thực hiện; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượttổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dựán trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không đượcvượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Lũy kế số vốn thanh toán cho dựán không vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao.

4. Đối với một số dự án đặc biệt quantrọng cần phải có cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trênđây, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướngdẫn riêng.

Điều 10. Quản lý, thanh toán,thu hồi và quyết toán nguồn vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau

2. Các dự án thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đầu tư côngtrung hạn 5 năm, được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sauđể thực hiện. Mức vốn ứng trước của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kếhoạch trung hạn 5 năm đã bố trí cho dự án.

3. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyềncho phép ứng trước, các Bộ, ngành và địa phương phân bổ đúng danh mục đã đượcgiao. Bộ Tài chính thông báo cho Bộ, ngành và địa phương về danh mục, tổng mức ứng,nguồn vốn ứng, niên độ ứng và thu hồi, đồng gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toáncho dự án. Trường hợp các Bộ, ngành và địa phương phân bổ sai danh mục và mức vốnứng theo thông báo của Bộ Tài chính thì Kho bạc Nhà nước dừng thanh toán đồngthời báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.

4. Thời hạn thanh toán: thực hiện nhưthời hạn thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm. Trường hợp đặc biệt khác doThủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn thanh toán,Kho bạc Nhà nước làm thủ tục hủy bỏ mức vốnứng trước chưa sử dụng.

5. Thu hồi vốn: các Bộ, ngành và địaphương có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn cho dự án trong dự toán ngân sách nămsau để hoàn trả vốn ứng trước. Khi thẩm tra phân bổ vốn đầu tư trong kế hoạchhàng năm: Đối với vốn ngân sách trung ương do các Bộ, ngành quản lý, Bộ Tàichính đồng thời thông báo thu hồi vốn ứng trước theo số vốn ứng trước thực tếđã giải ngân, số vốn thu hồi tối đa bằng số vốn đã được ứng trước. Trường hợpcác Bộ không bố trí hoặc bố trí không đủ số vốn phải thu hồi theo quyết địnhgiao kế hoạch hàng năm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thôngbáo cho Bộ đó biết để bố trí thu hồi số vốn đã ứng trước theo quy định; Đối vớivốn ngân sách địa phương và vốn bổ sungcó mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, trường hợp Ủy ban nhân dân các cấp không bố trí hoặc bốtrí không đủ số vốn thu hồi theo quy định, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch báo cáo Ủyban nhân dân các cấp bố trí thu hồi số vốn đã ứng trước theo quy định.

6. Quyết toán vốn: Thời hạn quyếttoán vốn ứng trước theo thời hạn được bố trí kế hoạch vốn để thu hồi. Trường hợpdự án được thu hồi vốn ứng trước theo thời kỳ một số năm thì số vốn ứng trướcđược bố trí để thu hồi của kế hoạch năm nào được quyết toán vào niên độ ngânsách năm đó, số vốn đã thanh toán nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn để thu hồiđược chuyển sang các năm sau quyết toán phù hợp với kế hoạch thu hồi vốn.

Điều 11. Quy định về thời giantạm ứng, thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm và thời hạn kiểm soát thanhtoán vốn của Kho bạc Nhà nước

1. Về thời hạn tạmứng vốn:

Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được tạmứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trườnghợp tạm ứng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cưthì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau).

2. Thời hạn thanh toán khối lượnghoàn thành:

Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanhtoán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch;thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau(trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng).

3. Trường hợpcác dự án cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang nămsau, phải được cấp có thẩm quyền cho phép:

4. Thời hạn kiểmsoát thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từkhi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng(hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợpđồng) và số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán, Kho bạc Nhà nước kiểm soát,thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.

Mục 3. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH VỐN ĐẦUTƯ

Điều 12. Điều chỉnhkế hoạch vốn đầu tư

1. Căn cứ điềuchỉnh kế hoạch:

2. Nguyên tắc điềuchỉnh:

Để đảm bảo chocác dự án thực hiện mục tiêu theo kế hoạch, hạn chế việc kéo dài thời gian thựchiện sang năm sau; Căn cứ tình hình thực hiện thực tế, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp rà soát tiến độ thực hiệnvà mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnhkế hoạch vốn đầu tư; điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiệnsang các dự án có khả năng thực hiện trong năm kế hoạch, đảm bảo không được vượtquá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được cấp cóthẩm quyền quyết định.

Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốnđầu tư từng dự án các Bộ, Ủy ban nhân dâncác cấp chỉ đạo chủ đầu tư xác định số liệu thanh toán đến thời điểm điều chỉnhvà làm việc với Kho bạc Nhà nước để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanhtoán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kếhoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đãthanh toán. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấpchịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.

4. Sau khi đượccấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Các Bộ và Ủy bannhân dân các cấp gửi công văn phân bổ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư cho cơquan tài chính và kế hoạch đồng cấp. Việc thẩm tra điều chỉnh phân bổ vốn đầutư thực hiện như Điều 4 của Thông tư.

(Mẫubiểu điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo phụ lục số 02 kèm theo)

Mục 4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA,QUYẾT TOÁN

Điều 13. Báo cáo

2. Đối với Kho bạc Nhà nước:

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy địnhcủa Bộ Tài chính.

– Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc Nhànước tổng hợp số liệu thanh toán vốn đầu tư báo cáo cơ quan tài chính đồng cấptheo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước. Đồng thời xác nhận số thanhtoán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhànước cho từng dự án do chủ đầu tư lập.

Điều 14. Kiểmtra

1. Chủ đầu tư tự thực hiện kiểm traviệc thực hiện dự án theo các nội dung được giao quản lý.

2. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, cơ quan tài chính, định kỳ hoặc đột xuấtkiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia dự án về tình hình sử dụng vốn tạm ứng,vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và việc chấp hành chính sách, chế độ tàichính đầu tư của Nhà nước.

3. Cơ quan tài chính các cấp định kỳhoặc đột xuất kiểm tra Kho bạc Nhà nước về việc thực hiện chế độ thanh toán vốnđầu tư.

4. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểmtra theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Điều 15. Quyếttoán vốn đầu tư

Việc quyết toán vốn đầu tư hàng nămvà quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại cácThông tư của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư.

Mục 5. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦACÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

Điều 16. Đối với chủ đầu tư

1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đượcgiao theo quy định. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tàichính đầu tư.

2. Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng,lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy địnhcủa hợp đồng.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvà người có thẩm quyền về việc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy địnhcủa Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Chịu trách nhiệm về tính chính xáccủa khối lượng thực hiện, đơn giá và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính hợppháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc Nhà nước và cáccơ quan chức năng của Nhà nước.

4. Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quyđịnh cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấpđủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc Nhà nước và cơ quan tàichính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra củacơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tưvà chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư của Nhà nước.

5. Thường xuyên kiểm tra tình hình thựchiện vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng của các nhà thầu, phải kiểm tra trước,trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu. Hằng quý các chủ đầu tư chủtrì phối hợp với Kho bạc Nhà nước có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứngvốn, thu hồi tạm ứng vốn.

6. Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầutư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành. Hết nămkế hoạch, lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư năm gửi Kho bạc Nhànước nơi chủ đầu tư giao dịch trước ngày 10 tháng 02 năm sau để xác nhận (theomẫu biểu tại phụ lục số 06 kèmtheo).

7. Được yêu cầu thanh toán vốn khi đãcó đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc Nhà nước trả lời và giải thích những nộidung chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.

Điều 17. Đối với các Bộ và Ủyban nhân dân các tỉnh, huyện

1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cácchủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụngvốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

2. Trong phạm vi thẩm quyền đượcgiao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật nhà nước về những quyết địnhcủa mình.

Điều 18. Đối với cơ quan tài chính các cấp

1. Thực hiện quy định về báo cáo, quyếttoán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

2. Phối hợp với các cơ quan chức nănghướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, các nhà thầu thực hiệndự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý,sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý cáctrường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độNhà nước.

3. Được quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước,chủ đầu tư cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công tácquản lý nhà nước về tài chính đầu tư, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm địnhdự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo tìnhhình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thôngtin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định.

Điều 19. Đối với Kho bạc Nhànước

1. Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoảnđể được thanh toán vốn đầu tư.

2. Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời,đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.

3. Ban hành quy trình thanh toán vốnđầu tư để thực hiện thống nhất trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Tổ chức côngtác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầyđủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quảnlý chặt chẽ vốn đầu tư của Nhà nước.

4. Có ý kiến bằng văn bản cho chủ đầutư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các vướngmắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.

5. Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanhtoán trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanhtoán đã quy định, không chịu trách nhiệm về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhàthầu; không chịu trách nhiệm về tính chính xác đơn giá, khối lượng và giá trị đềnghị thanh toán. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền tráivới quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đềxuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời hoặcđược trả lời mà thấy chưa phù hợp với quy định phải báo cáo lên cơ quan có thẩmquyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xửlý.

6. Thường xuyên đôn đốc các chủ đầutư thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủđầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi ngaynhững khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

7. Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứtđiểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản. Đồng thời hàng năm báocáo về cơ quan tài chính tình hình tất toán tài khoản của các dự án để có biệnpháp đôn đốc thực hiện.

Xem thêm: Đặt Pass Cho File Excel, Cách Khóa File Excel Đơn Giản Nhất, Tìm Hiểu Về Chức Năng Khóa Và Bảo Mật Trong Excel

8. Thực hiện chế độ thông tin báo cáovà quyết toán sử dụng vốn đầu tư theo quy định.

9. Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cungcấp hồ sơ,

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Excel