những kiến thức lí luận văn học cơ bản

Hội đồng chuyên môn Phát triển chuyên môn Câu chuyện giáo viên Tài liệu nội bộ

Đang xem: Những kiến thức lí luận văn học cơ bản

Hệ thống ký túc xá nội trú Thực đơn hàng tuần Thời gian biểu Thẻ campus Hoạt động ngoại khoá/CLB
Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học (P1)
Dự tuyển trực tuyến Hướng dẫn đăng ký Những câu hỏi thường gặp Học phí và lệ phí
Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học (P1)

Xem thêm: Khóa Học Nodejs Tphcm – Khoá Học Lập Trình Node Js Cơ Bản

Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học (P1)
Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học (P1)
Tuyển dụng trực tuyến Vị trí tuyển dụng Môi trường làm việc Chế độ đãi ngộ
“, “_blank”, “location=yes,height=500,width=500,scrollbars=yes,status=yes”);”> “, “_blank”, “location=yes,height=500,width=500,scrollbars=yes,status=yes”);”>

Xem thêm: B) Gọi X1 X2 Là 2 Nghiệm Của Phương Trình 2^X^2+4 = 2^2(X^2+1) + Căn 2^2(X^2+2)

Kiến thức về lí luận văn học rất cần thiết khi làm dạng bài Nghị luận văn học. Nó khiến bài làm của các em thêm sâu sắc và có căn cứ khoa học về chuyên môn đồng thời khiến vấn đề được soi chiếu kĩ càng trên nhiều bình diện.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các em những khái niệm cơ bản trong lí luận văn học.

1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác

+ Là gì:

– Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.

– Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.

– Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.

– Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.

+ Vai trò:

– Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât…)

– Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.

+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

+ Ứng dụng:

Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nam Cao…).

2. Phong cách nghệ thuật

+ Là gì:

Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn

+ Đặc điểm:

– Thiên về hình thức nghệ thuật.

– Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.

+ Vai trò:

– Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.

– Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.

+ Ví dụ:

– Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).

– Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc

– Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa…=> “Ngông”.

+ Ứng dụng

Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)

3. Tình huống trong truyện ngắn

+ Là gì:

– Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.

“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

– Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.

+ Vai trò:

– Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.

– Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:

• Một tác phẩm có giá trị

• Một tác giả tài năng.

+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…

+ Ứng dụng:

Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử tù,…

4. Các giá trị văn học

+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học

– Giá trị nhận thức:

• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới

• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.

– Giá trị giáo dục

• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống

• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.

• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng.

– Giá trị thẩm mĩ:

• Nội dung:

§ Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời

§ Vẻ đẹp bản thân con người.

• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.

– Mối quan hệ của 3 giá trị:

• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.

• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức

• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.

+ Ứng dụng:

Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn