nghị luận về hiện tượng học sinh không thích học văn

Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh chưa thích học môn Văn

Hiện nay, vẫn còn hiện tượng một số học sinh không thích học môn Ngữ văn vì nghĩ rằng nó không cần thiết. Đó hoàn toàn là ý nghĩ sai lầm, vì học Ngữ văn là để làm giàu tri thức và nâng cao trình độ hiểu biết. Cần phải có phương pháp học tốt và đạt kết quả cao thì mới có niềm say mê môn học này.

Đang xem: Nghị luận về hiện tượng học sinh không thích học văn

Có thể nói, lịch sử phát triển của văn học cũng lâu đời như lịch sử của nhiều lĩnh vực khác. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng văn học như một phương tiện để lưu truyền kinh nghiệm và phản ánh đời sống xã hội. Dân tộc nào trên thế giới cũng coi văn học là sản phẩm tinh thần của dân tộc mình, văn học cũng là tiếng nói dân tộc, tiếng mẹ đẻ thân yêu.

Xem thêm: Tải Giải Bài Tập Sbt Toán 8 Diện Tích Đa Giác Sbt Toán 8, Giải Bài Tập Sbt Toán 8 Bài 6: Diện Tích Đa Giác

Nếu chúng ta không học tốt môn Ngữ văn thì điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến con đường tri thức sau này, nói đúng hơn là thiệt thòi cho chính bản thân mình. Ngay từ khi học THCS, nhiều học sinh đã tập trung học theo ban A nên chỉ chú trọng những môn Toán, Vật lí, hóa học vì vậy chỉ cần học Ngữ văn sao cho đủ điểm trung bình là được rồi. Hoặc nhiều học sinh đến giờ Ngữ văn chưa tập trung nghe bài giảng của thầy cô, không hiểu bài nên kiểm tra không đạt kết quả cao, vì vậy họ không thích môn Ngữ văn và về nhà không làm bài tập. Điều đó cứ dần dần trở thành thói quen, càng về sau này kiến thức văn học sẽ càng bị mất gốc. Muốn học Ngữ văn tốt cần phải có một năng lực suy nghĩ một trực quan nhạy bên, một tư duy hợp lí, điều hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, học sinh phải chăm chỉ học thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học Ngữ văn thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao. Ngữ văn là môn học cần thiết, nếu không đó cũng là môn học đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nên chúng ta không coi trọng môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời, dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử dân tộc.

Xem thêm: Cách Tính Chi Phí Mở Quán Cafe, Chi Phí Ít Nhất

Hiện nay, chính vì một số học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của việc học Ngữ văn đối với sự thành công hay thất bại của đời người, nên mới dẫn đến những nhận thức lệch lạc và có hành động sai lầm, thiếu suy nghĩ. Đến lúc muốn học lại thì cũng đã quá muộn màng. 

Văn chương phản ánh cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của cuộc sống. Bởi vậy, nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ tầm thường, tẻ nhạt và con người sẽ có tâm hồn khô cằn. Văn chương giải tỏa sự mệt mỏi ấy và làm tăng niềm vui, niềm tin cho con người. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, văn học lại càng cần thiết. Thông qua văn học, chúng ta nhầm thức được nhiều điều bổ ích về con người, về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ, hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên, ông cha ta xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên, những bài học đạo lí, kinh nghiệm sống ở đời được gửi gắm qua văn học cứ thấm dần vào mẫu thịt, qua năm tháng tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con người. Việc học Ngữ văn sẽ giúp chúng ta có được kĩ năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ Việt hai kĩ năng này liên quan chặt chẽ với nhau và là cơ số nền tảng để chúng ta học tốt các môn khác. Học Ngữ văn để có tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Sẽ thú vị biết bao khi đọc một bài thơ, một truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết nào đó mà ta hiểu được cái hay, cái đẹp của nó và rút ra từ tác phẩm những bài học bổ ích cho mình. Văn học cho chúng ta hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng, nó khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng. Học Ngữ văn không phải để lấy điểm trung bình, để đối phó với bố mẹ và thầy cô, mà điều đầu tiên là học cho chính bản thân mình, học là để mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn. Ví dụ, khi đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, ta hiểu xưa cha ông ta đã từng sống đau khổ và mơ ước khát vọng những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân cách của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết bao. Học Ngữ văn không chỉ để rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Không thích học Ngữ văn không phải là xấu, mà lười biếng, không chăm chỉ, học đòi phó, không biết suy nghĩ cho bản thân thì mới đáng xấu hổ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn