Bài Giải Mẫu: Nghị Luận Văn Học Từ Ấy Của Tố Hữu (13 Mẫu & Dàn Ý)

Tố Hữu là nhà thơ nổi bật trong nền văn thơ cách mạng Việt Nam. Ông có một trái tim sôi nổi, nhiệt thành cùng sự gần gũi, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Qua bài nghị luận văn học từ ấy ­– một trong những bài thơ trong thời kì đầu sáng tác của ông, ta có thể thấy được sự sôi nổi và gắn bó mật thiết của Tố Hữu thể hiện qua thi phẩm Từ ấy.

Đang xem: Nghị luận văn học từ ấy

1, nghị luận văn học từ ấy khổ 1 – niềm hạnh phúc khi nhà thơ tìm thấy ánh sáng lý tưởng cuộc đời mình

*

Từ áy được Tố Hữu sáng tác tháng 7 năm 1938 và được in trong tập Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Ở câu thơ đầu tiên người đọc đã thấy được một hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”. Tiếp nối đó là hệ thống các cụm từ mạnh “mặt trời chân lý” và “chói”. Mặt trời chân lí là ẩn dụ cho những lý tưởng chân chính, sáng ngời của Đảng. Đây là một hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa và có thể sử dụng để viết mở bài gián tiếp bài thơ từ ấy

Cụ thể, trước khi gặp được lý tưởng Cách mạng, cuộc đời của nhân vật trữ tình nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đang chìm trong sự tăm tối của thực dân Pháp, không có chút phương hướng nào. Và rồi Cách mạng đến, mang đến chân lí sáng ngời. Cũng giống như vầng Mặt Trời trên cao kia, chân lý của Đảng soi sáng đêm tối dân tộc, đưa đường dẫn lối cho con đường giải phóng dân tộc.

Trong bài nghị luận văn học từ ấy khổ 1, để diễn tả trọn vẹn niềm hạnh phúc khi được chân lí của Đảng soi rọi, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh “một vườn hoa lá” “rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Chính ảnh sáng của chân lý đúng đắn đã làm những hạt mầm hoa mầm lá trong tâm hồn nhân vật trữ tình có thể nảy nở thành một vườn hoa lá rực rỡ ngát hương.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Học Phần Cao Đẳng, Bỏ Túi Công Thức Tính Điểm Học Phần!

2, nghị luận văn học từ ấy khổ 2 – lý tưởng sống mới của tác giả

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Sang đến khổ thơ thứ hai, tác giả nói cụ thể đến lý tưởng sống mới của mình. Đó chính là sự chân thành, tự nguyện gắn bó với quần chúng nhân dân. Tố Hữu đã dùng từ “buộc” rất “đắt”. Khi viết cảm nhận bài thơ từ ấy, ta phân tích tính hình tượng trực quan mạnh mẽ của từ buộc: Nó thể hiện sự chặt chẽ, gắn bó của khối đại đoàn kết dân tộc mà tác giả sử dụng từ “khối đời” để miêu tả. Trong bối cảnh của bài thơ Từ ấy, nó là nhiều, là vô số người dân, vô số cuộc đời bao bọc, sẻ chia và gắn bó với nhau, tạo thành một gia đình lớn. Khối đại đoàn kết thống nhất ấy có nền tảng là “tình trang trải khắp muôn nơi” tạo thành một thể thống nhất mà không có một thế lực nào có thể chia rẽ hay làm lung lay được, dù cho đó có là kẻ thù mạnh mẽ đến thế nào

*

Khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh giúp đất nước đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược

3, nghị luận văn học từ ấy khổ cuối – khẳng định về mình và trọng trách cao cả mình đang nắm giữ

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Trong khổ thơ cuối, tác giả tập trung nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân đối với quần chúng. Từ một người thanh niên trẻ lạc phương hướng, sống trong sự tăm tối, nhờ có ánh sáng chân lý mà Tố Hữu đã trở thành chỗ dựa cho những kiếp người phôi pha, cù bất cù bơ. Trong bài nghị luận văn học từ ấy, ta có thể thấy Tố Hữu không mang tâm thế bề trên mà ngược lại, ông hòa mình vào nhịp sống của người dân. Ông trở thành người thân của họ: là con, là em, là anh, là người cùng một gia đình, chia sẻ buồn vui, nâng đỡ họ trên bước đường đời dưới đường lối của Đảng. Điệp từ là đã nhấn mạnh sự bền chặt, gắn bó giữa nhân vật trữ tình với quần chúng nhân dân.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tạo Nét Đứt Trong Excel, Định Dạng & Làm Đẹp Cho Bảng Tính

*

Nhà thơ Tố Hữu và Vợ

Ngoài Từ ấy, Tố Hữu còn có nhiều bài thơ về Cách mạng Việt Nam, chủ yếu là những bài thơ thể hiện sự gần gũi với quần chúng nhân dân như Bầm ơi, Việt Bắc,… Qua bài nghị luận văn học từ ấy ta đã thấy được phong cách thơ Tố Hữu hiện lên chân thành, hồn hậu xuyên suốt chặng đường thơ văn cách mạng Việt Nam thế kỉ XX của ông.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn