Bài Văn Nghị Luận Văn Học Lớp 9 Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng,

Giới thiệu Văn học THPT VĂN HỌC THCS Cảm Nhận Học Sinh Khoá học Sách Văn Chị Hiên Tin Tức

Đề bài: Tình cảm cha con trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Đang xem: Nghị luận văn học lớp 9 chiếc lược ngà

Dàn ý chi tiết:

I. Mở bài:

– Giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”.

– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.

II. Thân bài:

• Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gắn liền với miền đất Nam Bộ, văn ông có giọng điệu tự nhiên, thân mật, dân dã, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

– Tác phẩm: Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

1. Hoàn cảnh của ông Sáu và bé Thu:

– Ông Sáu: Phải ra chiến trường khi cô bé Thu còn quá nhỏ. Nhiều năm sau có dịp về phép nhưng đứa con nhỏ lại cương quyết không nhận ba vì ông giờ không còn giống với bức ảnh năm xưa.

– Bé Thu: Chỉ được cha qua tâm ảnh cũ chụp với má, hình ảnh đó đã đi sâu vào tiền thức con bé => Dẫn đến hoàn cảnh éo le của truyện.

2. Tình cảm của cha con ông Sáu

Tình cảm cha con sâu nặng được thể hiện qua hai phía: Tình cảm của ong Sáu và tình cảm của bé Thu.

a. Tình cảm của bé Thu dành cho ba:

– Tình cảm ông Sáu dành cho con:

+ Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.

+ Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.

+Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

• Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

– Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.

– Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.

– Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

• Ngày ba phải quay trở lại chiến trường:

– Nó bỗng kêu thét lên “ba” – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.

– Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo), dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run. Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

*

b. Tình cảm của ông Sáu dành cho con:

• Khi bị bé Thu quyết liệt từ chối:

– Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.

Xem thêm: Tài Sản Ròng Là Gì? Cách Tính Giá Trị Tài Sản Ròng Của Nhà Thầu

– Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.

– Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

• Giờ chia tay con gái nhỏ và gia đình:

– Khi nghe bé Thu gọi tiếng ‘ba” rồi chạy vào vòng tay mình, ông sáu xúc động vô cùng.

– Ông một tay ôm con, tay con lại lén lau đi giọt nước mắt để con bé không nhìn thấy và hứa rằng sẽ về sớm với con gái nhỏ.

3. Phần còn lại của câu chuyện:

– Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tựtay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

– Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

– Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

• Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà:

– Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.

– Tượng trưng cho tình cha con bất tử.

4. Nghệ thuật truyện:

– Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le

– Phân tích tâm lí nhân vật tình tế, sâu sắc.

– Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

– Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

– Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.

 Qua “Chiếc lược ngà”,người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phẩn nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả. -Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

III. Kết bài:

– Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.

Xem thêm: #9 Điểm Nổi Bật Trong Tính Cách Người Nhật Bản Cả Thế Giới Nể Phục !

– Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn