Nghị Luận Văn Học Lớp 11 Chữ Người Tử Tù, Top 12 Bài Phân Tích Chữ Người Tử Tù Hay Nhất

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, là một nhà văn lớn trong suốt chiều dài nền văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một người nghệ sĩ rất mực uyên bác. Qua bài phân tích nghị luận văn học chữ người tử tù ta không chỉ thấy được nét tài hoa của ông mà còn cảm nhận được cá tính độc đáo của một nghệ sĩ lớn với trái tim tha thiết với văn hóa dân tộc.

Đang xem: Nghị luận văn học lớp 11 chữ người tử tù

1, nghị luận văn học chữ người tử tù – phân tích ý nghĩa nhan đề

*

Chữ người tử tù là một nhan đề độc đáo gợi sự tò mò của người đọc bởi hai từ đối lập nhau cùng xuất hiện trong một cụm từ

Nhan đề tác phẩm được Nguyễn Tuân đặt là Chữ người tử tù. Truyện được in trong tập Vang bóng một thời năm 1940. Đây là tập truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn lại những bóng dáng xưa cũ. Riêng về tác giả tác phẩm chữ người tử tù thì nhan đề truyện ngắn đã khái quát nên sự tài hoa trong nghệ thuật viết chữ mà người xưa gọi là là thư pháp của người tử tù Huấn Cao.

2, nghị luận văn học chữ người tử tù – phân tích nhân vật quản ngục

Giới thiệu chung về nhân vật quản ngục: Quản ngục là người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của xã hội đương thời. Song nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù lại có một sở thích vô cùng thanh cao và độc đáo là chơi chữ

*

Thư pháp là một trong những nghệ thuật truyền thống mà cho đến nay đã được phục hồi và phát triển trong cộng đồng những người đam mê văn hóa.

Xem thêm: Giải Toán 8 Bài 5: Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu ?2 Giải Toán 8 Bài 5

Luận điểm đầu tiên trong bài nghị luận văn học chữ người tử tù đó là viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn lương tài. Ông có thái độ biệt đãi dành cho người tử tù Huấn Cao vì biết được tài viết chữ đẹp của Huấn Cao – là một hiện thân đỉnh cao về cái đẹp. Người quản ngục tha thiết hướng về cái đẹp, hướng về văn hóa truyền thống mà cụ thể ở đây là nghệ thuật thư pháp. Cuối cùng, ông luôn trân trọng, nâng niu cái văn minh, văn hóa ở đời.

Quản ngục còn là một người có được thiên lương trong sáng. Qua tóm tắt cảnh cho chữ, trước lời khuyên của Huấn Cao, quản ngục đã rơi lệ và xin bái lĩnh. Đây tuy là chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên một nhân cách lớn: biết cúi đầu trước thiên lương, trước cái tài, cái đẹp. Đúng như Nguyễn Tuân Viết: “Quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”; “cái thuần khiết xen vào giữa một đống cặn bã”

3, nghị luận văn học chữ người tử tù – phân tích cảnh cho chữ

Đầu tiên ta phân tích không gian diễn ra cảnh cho chữ: Thông thường, người ta cho chữ ở những nơi sang trọng, sách sẽ như thư phòng nhưng ở đây lại là chốn lao tù chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu. Thời điểm cảnh cho chữ diễn ra cũng không phải là một thời điểm tốt, hoặc có thể nói đó là một hoàn cảnh đầy nghiệt ngã. Khi viết bài cảm nhận về cảnh cho chữ trong chữ người tử tù học sinh phải phân tích được sự độc đáo trong hoàn cảnh truyện để nêu bật lên ý nghĩa của tác phẩm. Cụ thể thì Huấn Cao cho chữ viên cai ngục trong đêm khuya, khi Huấn Cao chuẩn bị lĩnh án tử hình.

Xem thêm: Giải Phương Trình Logarit Bằng Phương Pháp Hàm Số, Phương Trình Logarit

*

Tập truyện ngắn Vang bóng một thời của tác giả Nguyễn Tuân do Nhã Nam phát hành

Tiếp theo là vị thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ. Có một sự tráo đổi vị thế kì lạ diễn ra. Huấn Cao – kẻ tử tù chân vướng xiềng xích nhưng lại tự do về tinh thần còn quản ngục có quyền hành tự do về thân thể nhưng bị gông về tinh thần. Trong bài nghị luận văn học chữ người tử tù các em phải phân tích kĩ càng sự đối lập giữa người tử tù ung dung, đĩnh đạc cho chữ, giáo huấn còn viên quản ngục lại khúm núm, run run nhận lời giáo huấn. Sự đổi ngôi kì lạ đó đã thể hiện rằng, ngay trong một nợi đầy cái xấu và cái ác ngự trị nhưng cái đẹp đã được khai sinh và cứu vớt, chính bằng cảnh cho chữ giữa Huấn Cao với viên quản ngục

Mỗi truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời đi vào một cái tài, một thú vui tao nhã. Và Huấn Cao là người có tài hoa viết chữ thư pháp đẹp. Qua bài nghị luận văn học chữ người tử tù chúng ta đã thấy được vẻ đẹp cổ điển của văn hóa dân tộc, vẻ đẹp trong sáng mà dù có bị vùi lấp trong chốn ngục tù vẫn luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn