Tổng Hợp Các Bài Văn Nghị Luận Văn Học Hạnh Phúc Của Một Tang Gia : Đám

Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, là “ông Vua phóng sự đất Bắc” của Việt Nam. Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia để thấy được một xã hội thành thị trụy lạc, nhố nhăng đến mức khiến ông căm ghét xã hội tư sản thực dân thối nát, xấu xa, nhố nhăng đương thời.

Đang xem: Nghị luận văn học hạnh phúc của một tang gia

*

Hạnh phúc của một tang gia – Tấn bi kịch của xã hội      

Vũ Trọng Phụng đã ném toàn bộ khối căm hờn vào xã hội “chó đểu” qua những trang hiện thực trào phúng xuất sắc của Hạnh phúc của một tang gia.

1. Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia: Tình huống trào phúng và nhan đề của chương truyện

Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” do chính tác giả đặt, vừa hé mở nội dung cốt lõi của đoạn trích, vừa thể hiện giá trị trào phúng đặc sắc.

1.1. Tình huống trào phúng

Cụ cố tổ có một gia sản kếch xù nhưng lại ghi vào di chúc, gia sản sẽ được chia sau khi cụ cố Tổ chết. Vì vậy, lũ con cháu ai nấy cũng mong chờ cái chết của cụ.

Và rồi, cụ cố Tổ “chết thật”, chết bình tĩnh. Cái chết ấy đã đem lại niềm hạnh phúc to lớn cho con cháu.

1.2. Nhan đề

*

Nét đặc sắc của nhan đề đoạn trích

Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia ta thấy nhan đề đã khái quát mâu thuẫn của toàn chương truyện bởi “hạnh phúc” là nói tới những điều may mắn, mãn nguyện, vui sướng tràn đầy còn “tang gia” là nói tới đau thương, mất mát, bối rối. Nhan đề này là sự đối lập, mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh, trang nghiêm thành kính và nhố nhăng, một niềm vui thật với một đám ma giả.

Nhan đề vừa gây sự chú ý khôi hài, vừa vạch ra bộ mặt thối nát, xấu xa, giả dối, nhố nhăng của xã hội đương thời. Đồng thời, nhan đề cũng dự báo một màn bi hài kịch diễn ra với những cảnh ngược đời cười ra nước mắt trong chương truyện

Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia ta thấy tình huống và nhan đề của chương truyện đã toát lên ý vị trào phúng sâu cay. Chúng đã phần nào lột tả được sự băng hoại về đạo đức truyền thống của lũ con cháu đại bất hiếu, vô học cũng như đám bạn bè tự xưng là thượng lưu, tri thức, văn minh nhưng mất hết nhân tính.

2. Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia: Chân dung trào phúng

Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia là phải nói đến nghệ thuật trào phúng nổi bật và cực kỳ đặc sắc. Mỗi chương truyện là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa.

2.1. Cụ cố Hồng

*

Cụ cố Hồng

Cụ cố Hồng là con trai của cụ cố tổ. Mới ngoài 50 tuổi thôi nhưng rất thích thiên hạ gọi là “cụ cố”, thích được khen là già cả.

Xưa nay, cụ chỉ diễn trò già cả trong nhà, bây giờ nhờ cái chết của người cha mà cụ cố Hồng sung sướng nhắm nghiền mắt lại, mơ màng đến lúc được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa khạc mếu máo giữa phố đông để được thiên hạ trầm trồ khen: “Úi cha, con giai nhớn đã già cả đến thế kia kìa!”

Trong lúc người cha chưa được đem chôn, cố Hồng ung dung nằm hút thuốc phiện, miệng lải nhải nói đi nói lại một câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”

Trước cái chết của bậc sinh thành, nếu là người con có hiếu, cố Hồng phải tiếc thương, lo lắng tang gia cho chu toàn nhưng trớ trêu thay, ông ta lại mong chờ cái chết của cha hơn cả bởi vì chỉ có nhờ cái chết ấy, ông ta mới có dịp phô diễn sự già nua, ốm yếu của mình trước thiên hạ. Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia mới thấy cố Hồng chẳng khác nào một diễn viên hề lên sân khấu để chờ đợi những lời khen.

2.2. Văn Minh

*

Văn Minh

Văn Minh là cháu đích tôn của cụ cố tổ, là “nhà cải cách xã hội” danh giá.

Văn Minh xuất hiện với vẻ mặt đăm đăm chiêu chiêu, rất hợp mốt với một tang gia nhưng không phải ông ta xót thương, bối rối vì ông nội qua đời mà đang phân vân, suy nghĩ làm thế nào để cái chúc thư đi vào thời kỳ thực hành và phải xử lý Xuân Tóc Đỏ ra sao khi hắn có hai cái tội nhỏ và một cái ơn to.

Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia, Văn Minh hiện lên là một kẻ đê tiện, bất lương, tàn nhẫn khi coi cái chết của ông nội đã mở ra kỷ nguyên mới tươi sáng để chia chác và hưởng thụ.

2.3. Cô Tuyết

*

Cô Tuyết

Nhân dịp đám tang đông đúc của ông nội, cô được diện bộ y phục “Ngây thơ”, vừa để quảng cáo mốt quần áo mới, vừa để gỡ lại danh dự đang bị thiên hạ hiểu lầm là hư hỏng. Cô muốn thông qua đám tang thanh minh rằng mình “chưa mất cả chữ trinh”.

Trong tang gia, cô Tuyết phảng phất một nỗi buồn lãng mạn. Nhưng đó không phải là nỗi buồn thương tiếc người ông quá cô mà là cô đang mong nhớ nhân tình Xuân Tóc Đỏ.Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia Cô Tuyết hiện lên là một đứa cháu gái vô cảm, bất hiếu, hư hỏng, suy đồi đạo đức.

Xem thêm: Bài 6: Giải Toán 9 Bài 6 – Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình (Tiếp Theo)

2.4. Cậu Tú Tân

*

Cậu Tú Tân trong bộ phim Trò Đời chuyển thể từ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (mặc áo trắng)

Tú Tân sướng điên lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh lâu nay để không. Nhân dịp may là ông nội qua đời, cậu đã toại nguyện ước mơ, chỉ huy các nhà tài tử thi nhau bấm máy ảnh như dự hội chợ triển lãm.

Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia dễ dàng nhận thấy Tú Tân là một người cháu đại bất hiếu. Trước cái chết của ông nội, Tú Tân không những không tiếc thương, xót xa mà ngược lại, còn coi đó là một dịp may “sướng điên lên”. Anh ta chạy theo thú vui cá nhân mà quên đi đạo lý làm người.

2.5. Phán mọc sừng

Phán thuê Xuân Tóc Đỏ tố cáo sự hư hỏng của vợ mình trước đám đông dẫn tới cái chết của cụ tổ. Cô vợ ngoại tình nhưng ông Phán không biết nhục mà còn hãnh diện vì không ngờ rằng đôi sừng vô hình trên đầu mình lại đem đến cho hắn vài ngàn đồng.

Vì lợi lộc, Phán mọc sừng đánh đổi nhân phẩm để trở thành kẻ tàn nhẫn, vô liêm sỉ, đáng khinh.

2.6. Một số chân dung khác

a. Hai cảnh sát Min đơ, Min toa

Hai cảnh sát Min đơ, Min toa đang thất nghiệp và buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nợ bỗng được thuê đến giữ trật tự cho đám tang thì vui sướng tột cùng. Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia có thể thấy, đám tang ấy hỗn loạn đến mức nào mà cần phải mượn đến bàn tay của người thực thi luật pháp để giữ gìn sự an toàn.

b. TYPN

Ông TYPN mừng như mở cờ trong bụng vì nhân có tang gia mà được lăng xê những mốt trang phục đặc sắc nhất của tiệm may u Hóa

c. Xuân Tóc Đỏ

*

Xuân Tóc Đỏ trong bộ phim Trò Đời chuyển thể từ tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Xuân hạnh phúc vì nhờ có cái chết của cụ cố tổ mà hắn được gia tăng danh giá và thanh thế.

d. Bạn bè cụ cố Hồng

Bạn bè cụ cố Hồng là đại diện cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhân có đám tang đông vui, tấp nập, họ được đeo lên người đủ các loại huân huy chương và khoe thêm kiểu dáng, màu sắc của những bộ râu ria “lún phún”. Điều mỉa mai nhất của các ông tai to mặt lớn hiện lên qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia là cứ đi sát linh cữu để có cơ hội xúc động khi nhìn thấu làn da trắng thập thò sau bộ áo “Ngây thơ” của cô Tuyết.

e. Giai thanh gái lịch đưa đám

Chúng tụ họp lại để tán tỉnh nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông, hẹn hò nhau… với vẻ mặt buồn rầu giả tạo của những người đi đưa ma.

Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia, đám ma cụ cố tổ không chỉ đem đến “hạnh phúc” cho đám con cháu trong gia đình mà còn khiến cho những người ngoài gia đình “vụ lợi” nhiều niềm vui khôn xiết. Dường như cái chết của cụ là một cuộc chia chác niềm hạnh phúc ở đời cho những con người lố lăng, đê tiện, vô cảm của một xã hội thu nhỏ.

*

Tất cả mọi người, từ đám con cháu trong gia đình đến những người ngoài xã hội đều tìm kiếm được niềm “hạnh phúc” riêng ở đám ma cụ cố tổ. Niềm “hạnh phúc” kỳ dị này qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng như có sức lây lan rất rộng, rất sâu: từ người bề trên đến người bề dưới, từ người trong tang gia đến người ngoài tang gia, từ khổ chủ đến khách đi đưa đám. Kẻ mừng vui vì được chia gia sản, kẻ sung sướng vì được diễn trò hề cho thiên hạ xem, kẻ thì sướng điên lên khi được chạy theo thú vui, mục đích, nhu cầu cá nhân…

Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia, tất cả tạo nên những bức chân dung biếm họa mà tâm điểm là sự lố lăng, kệch cỡm, bất đạo, vô sỉ của một xã hội “chó đểu”, nửa mùa. Ngòi bút trào phúng sâu sắc của Vũ Trọng Phụng cũng là tiếng nói của ông đối với xã hội đầy rẫy những vô cảm, xấu xa và đê tiện.

3. Nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia: Cảnh đưa đám

3.1. Khung cảnh, âm thanh của đám tang

*

Khung cảnh đám tang

Các loại kèn Tây, kèn ta, kèn Tàu thi nhau rộn lên. Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng. Có vòng hoa, câu đối. Một đám ma khoe sang, khoe giàu nhưng bát nháo, hổ lốn, nhố nhăng như một đám rước, một đám hội.

3.2. Khi đưa đám

Điệp ngữ “Đám cứ đi” lặp lại hai lần nhấn mạnh sự tương phản giữa bề ngoài hào nhoáng và thực chất trống rỗng bên trọng. “Đám cứ đi” nhắc nhở người đọc, đây là một đám tang chứ không phải một đám hỏi, là mất mát, đau thương chứ không phải hạnh phúc, viên mãn.

Vậy mà trớ trêu thay, “Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh” nhưng không một chút mảy may thương tiếc. Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia có thể thấy sự giả dối, vô đạo, tàn nhẫn của mấy trăm con người đi đưa đám cứ thản nhiên hiện hữu và kéo dài đến vô tận

3.3. Khi hạ huyệt

Cậu Tú Tân không những không rơi một giọt nước mắt cho ông nội mà còn chứng tỏ tài năng không đúng chỗ. Cậu bắt mọi người khom lưng, lau nước mắt để cậu chụp cho khỏi giống nhau. Thậm chí, đám bạn cậu Tú Tân còn trèo lên các ngôi mộ khác để “tác nghiệp”.

Xem thêm: Nêu Nguyên Tắc Điều Chế Oxi Trong Phòng Thí Nghiệm Lấy 2 Phương Trình Minh Họa

Phán mọc sừng diễn trò đại bịp với tiếng khóc “Hứt! Hứt! Hứt!”. Tiếng khóc lạ kỳ, trơ trẽn ấy vang lên cùng với hành động hắn dúi cho Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp làm tư để trả ơn Xuân đã góp công giết người đang nằm trong quan tài để nặng thêm hầu bao.

*

Một tác phẩm đầy tính trào phúng và châm biếm

“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.” Chi tiết cảnh đưa đám đã đẩy bi hài kịch của tang gia lên đỉnh điểm. Qua nghị luận văn học Hạnh phúc của một tang gia, ta càng thấm thía câu nói “Đây là cái bi của người chết, cái hài của xã hội, cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người.”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn