Nghị Luận Văn Học Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Viên Quản Ngục Hay Nhất (13 Mẫu)

Kiến Guru sẽ có những phân tích bài Chữ người tử tù chuẩn nhất dưới đây để giúp bạn nắm bài đầy đủ và chi tiết hơn. Mạch truyện có đầy đủ những cao trào, kịch tính; có những chi tiết đắt giá; có những ý niệm giàu tính nhân sinh và Kiến Guru sẽ cùng bạn phân tích hết những điều tuyệt vời của tác phẩm này nhé.

Đang xem: Nghị luận văn học chữ người tử tù nhân vật viên quản ngục

I. Tìm hiểu chung để phân tích bài Chữ người tử tù

1. Tác giả

– Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình có cách sống nề nếp và có truyền thống nhà nho.

*

Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987)

– Ông vừa là một nhà văn lớn, vừa là một người nghệ sĩ tài hoa dành cả cuộc đời tìm kiếm cái đẹp.

– Ông chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng bút ký, tùy bút.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm được in trong tập Vang bóng một thời, ban đầu được đặt tên là Dòng chữ cuối cùng.

– Chữ người tử tù nằm trong mạch cảm hứng chung của tập truyện, ngợi ca, khẳng định cái đẹp, tôn vinh những con người mang lối sống đẹp, thanh bạch, cái đẹp luôn là kim chỉ, trung tâm của toàn câu chuyện.

b. Tình huống truyện

– Tình huống truyện của Chữ người tử tù: Cuộc gặp gỡ định mệnh của viên quản ngục với Huấn Cao – một con người mang khí chất tài hoa, khí phách hơn người nhưng éo le thay ông cũng là tên tội phạm tử tù của triều đình. => Một tình huống kịch tính, éo le (cả về thời gian, không gian và thân phận của các nhân vật).

*

Tình huống truyện độc đáo

II. Phân tích bài Chữ người tử tù chi tiết

1. Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao chữ người tử tù

– Hoàn cảnh: Nhân vật Huấn Cao đảm nhiệm vai trò là vị quan coi sóc việc học tại một huyện và được xem như một vị anh hùng thất thế.

– Hình ảnh nhân vật Huấn Cao được bộc lộ gián tiếp qua cái nhìn của viên quản ngục và thầy thơ lại:

+ Với viên quản ngục: Huấn Cao là “một ngôi sao …không định”, “một ngôi sao … vũ trụ”.

+ Có biệt tài “bẻ khóa và vượt ngục” => Một người như ông “văn võ toàn tài”.

=> Viên quản ngục vô cùng kính trọng Huấn Cao, tôn sùng Huấn Cao như một bậc hiền nhân.

– Huấn Cao hiện lên trên ba khía cạnh:

+ Một người nghệ sĩ tài hoa với tài viết thư pháp cực đẹp:

+ Một con người mang nét khí phách hiên ngang, sừng sững của một vị anh hùng cái thế.

+ Đáng trân trọng hơn cả là cái tâm thiên lương trong sáng nơi ông.

2. Phân tích nhân vật viên quản ngục

– Hoàn cảnh: Cuộc sống quay quanh giữa chốn đề lao, nơi mà “người ta sống …lừa lọc”, “một đống cặn bã” => nơi mà con người ta dễ bộc lộ ra bản tính độc ác của mình nhất và cũng rất dễ bị nhiễm những sự tàn bạo, ghê sợ nhất. .

– Nhưng ngược lại hoàn toàn khi viên quản ngục lại là con người mang “tính cách dịu dàng …người ngay”, “như một thanh âm …xô bồ”, một con người “thuần khiết” => Miêu tả bằng bút pháp trữ tình, để càng tô rõ hình ảnh của một con người mang tâm hồn đẹp, thánh thiện và biết giữ mình, không bị môi trường sống làm thay đổi bản thân và cốt cách thanh tao của mình.

Xem thêm: Diện Tích Tự Nhiên Của Trung Quốc Đứng Hàng Bao Nhiêu? Tổng Quan Đất Nước China

– Nhân vật viên quản ngục hiện lên trên hai phương diện:

+ Viên quản ngục là người say mê và quý trọng cái đẹp.

+ Ông còn là một người biết hướng đến cái thiện, dũng cảm sống đúng với cái tâm thiên lương của mình mà không bị môi trường dơ bẩn làm hoen ố.

3. Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù có một không hai

*

Cảnh cho chữ vô tiền khoáng hậu

– Cảnh cho chữ được đánh giá là cảnh đắt giá nhất trong tác phẩm, là cảnh “xưa nay chưa từng có”. Mọi thứ xuất hiện trong cái khung cảnh ấy dường như đều đối lập với nhau nhưng lại làm nổi bật tâm ý của tác giả.

– Thời gian cho chữ vào giữa canh khuya “chỉ còn …vọng gác” – nếu bình thường thì người ta sẽ lựa chọn thời khắc cho chữ lúc trời sáng sủa, đẹp đẽ.

– Không gian cho chữ chỉ là nơi buồng biệt giam chật chội, dơ bẩn, tối tăm “một buồng tối …phân gián”- trái ngược với cái đẹp hiện hữu (chữ đẹp, tâm hồn đẹp và tỏa sáng).

-Con người: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục lúc chuẩn bị ra pháp trường – người ta lại thường cho chữ khi tâm thế thoải mái, vui vẻ nhất.

– Vị thế các nhân vật cũng hoàn toàn đảo ngược:

+ Về quyền uy: Kẻ mang trong mình sứ mệnh của uy quyền, của kẻ mạnh (viên quản ngục): lại tỏ ra khúm núm, kính cẩn – kẻ có tội (Huấn Cao): hiên ngang, thoải mái và thả mình trong từng nét chữ.

+ Thái độ: viên quản ngục: khúm núm, run run – Huấn Cao: tĩnh lặng, bình thản.

+ Thân phận: Huấn Cao khuyên ngăn, dạy dỗ viên quản ngục “Ở đây …lương thiện đi”

=> Quản ngục cúi đầu tiếp nhận mọi sự chỉ dạy của Huấn Cao: sự hướng thiện trong con người ông, ông cúi đầu trước cái đẹp, sự tài hoa, trước cái uy nghi, khí phách.=> làm sáng lên nhân cách của viên quản ngục.

=> Quản ngục là một nhân vật mà tác giả Nguyễn Tuân gửi gắm những quan niệm nhân sinh sâu sắc: Mỗi con người dù sống ở bất cứ đâu vẫn luôn chất chứa trong mình một tâm hồn khao khát cái đẹp, cái tinh túy thực sự, luôn chực chờ thứ ánh sáng của sự thiên lương soi tỏ.

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn văn bài Chiếc lược ngà

III. Tổng kết phần phân tích bài Chữ người tử tù

1. Giá trị nội dung

Phân tích bài Chữ người tử tù ta nhận ra những giá trị nhân sinh sâu sắc, sự trân quý cái đẹp, cái hoàn mỹ, sự thiên lương trong mỗi con người.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp lãng mạn, tài hoa: tác giả miêu tả con người trong sự đẹp đẽ, hoàn thiện, hoàn mỹ, tới mức lý tưởng hóa.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật và các chi tiết tình huống đối lập: Huấn Cao – viên quản ngục (kẻ tử tù – chúa lao ngục), đối lập trong chính nhân vật viên quản ngục (đường đường là người của triều đình, là chúa lao ngục – trở nên nhỏ bé, kính cẩn trước một kẻ tử tù như Huấn Cao).

– Ngôn từ chắt lọc, giàu hình ảnh, đa dạng từ Hán Việt tạo nên không khí cổ kính cho tác phẩm.

Xem thêm: Khóa Học Bơi Cho Người Lớn Tại Hà Nội 2019/ Trung Tâm Dạy Bơi Uy Tín

Với những phân tích bài Chữ người tử tù trên đây, hy vọng các bạn đã nắm được những giá trị chính của tác phẩm và tìm hiểu nhiều hơn về bài học tại app học tập Kiến Guru nhé. Một tác phẩm quá hay và đáng để chúng ta đúc kết những giá trị sống cho chính mình để hoàn thiện hơn vì cái đẹp là điều ai cũng muốn hướng đến. Để tham khảo nhiều hơn những bài phân tích về các tác phẩm hay như vậy, các bạn hãy tìm ngay app Kiến Guru để chúng mình hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn