nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Hướng dẫn lập dàn ý và làm văn nghị luận về một đoạn thơ; bài thơ

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:

– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

Đang xem: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Chú ý: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét,đánh giá và cảm thụ của riêng người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương.

Hướng dẫn lập dàn ý: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, thơ của bà là tiếng nói bênh vực cho quyền sông của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài nghị luận này các em cần chú ý đưa ra lời nhận xét đánh giá của bản thân em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ dựa trên sự phân tích, đánh giá của em và các nhà nghiên cứu.

Mở bài

– Giới thiệu bài thơ, ý nghĩa khái quát của bài thơ.

Thân bài

– Mượn hình ảnh quả cau và miếng trầu, Hồ Xuân Hương bộc lộ một tâm sự sâu kín về thân phận nhỏ bé, hèn mọn của người phụ nữ.

– Qua cách mời trầu, thể hiện cái tôi cá nhân đầy trịnh thượng, đề cao vai trò của người phụ nữ, lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi trong xã hội phong kiến.

– Vận dụng tài tình thành ngữ dân gian trong việc diễn đạt và thể hiện cảm xúc.

Kết bài

Bài thơ là một sáng tạo mới mẻ của Hồ Xuân Hương trong việc đòi quyền sông, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng chứa đựng một tâm sự tinh tế và sâu sắc.

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài

– Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đên nay, ánh trăng như người bạn tri kỉ.

– Hồ Chí Minh tìm đến trăng như một nguồn cảm hứng để tạm quên đi những vất vả. Bài thơ Cảnh Khuya là một bức tranh thiên nhiên đẹp.

Xem thêm: Phương Trình Hóa Học Chương Nitơ Photpho, Bài Tập Chuỗi Phản Ứng

Xem thêm: Cách Tính Mật Độ Xây Dựng Nhà Ở, Quy Định Về Mật Độ Xây Dựng 2020 Như Thế Nào

(Học sinh trích nguyên văn bài thơ)

b. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Khắc họa một không gian tĩnh lặng, một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc.

– Dưới cái nhìn của thi sĩ, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp, chìm đắm say sưa trong khung cảnh của đất trời.

– Cảnh vật, âm thanh được khắc họa:

+ Tiếng suối rì rầm như tiếng hát nhẹ nhàng trong trẻo, ngân vang khắp núi rừng.

+ Ánh trăng vàng; ánh trăng sắng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh.

-> Sự hòa quyện, kết hợp của hai hình ảnh tạo nên bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa.

-> Một bức tranh thiên nhiên độc đáo tràn đầy sức sống.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

– Hai câu thơ cuối: Một tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì một lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nha’:

– Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng lại luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.

-> Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.

– Lo cho nước nhưng vẫn luôn hướng tới thiên nhiên: Thiên nhiên chính là người bạn giúp Người khuây khoả.

-> Người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao.

c. Kết bài

– Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi mát, sông động bằng những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức sáng tạo.

– Bài thơ là sự kết hợp giữa cảm hứng trữ tình lãng mạn và cảm hứng cách mạng, một phong cách thơ quen thuộc của Hồ Chí Minh.

Xem thêm Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và làm văn THCS tại đây

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn