Nếu Các Bước Giải Toán Tính Theo Phương Trình Hóa Học Và Bài Tập Vận Dụng

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Tính theo phương trình hóa học được lingocard.vn sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đang xem: Nếu các bước giải toán tính theo phương trình hóa học

A/ Lý thuyết bài: Tính theo phương trình hóa học

1. Tìm khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm

Cách làm:

Bước 1: Viết phương trình

Bước 2: tính số mol các chất

Bước 3: dựa vào phương trình tính được số mol chất cần tìm

Bước 4: tính khối lượng

Thí dụ 1: cho 4g NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4

Các bước tiến hành

Viết PTHH và cân bằng

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Tính số mol NaOH tham gia phản ứng

*

Tính số mol Na2SO4 thu được

Theo PTHH: 1 mol NaOH phản ứng thu được 0,5 mol Na2SO4

Vậy: 0,1 mol NaOH…………………0,05 mol Na2SO4

Tìm khối lương Na2SO4 thu được

mNa2SO4 = n×M = 0,05×142 = 7,1g

Thí dụ 2: Tính khối lương NaOH cần dùng để điều chế 7,1g Na2SO4

Hướng dẫn giải

Viết phương trình hóa học:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Tính số mol Na2SO4 sinh ra sau phản ứng

*

Tìm số mol NaOH tham gia phản ứng

Theo PTHH: để điều chế 1 mol Na2SO4 cần dùng 2 mol NaOH

Vậy muốn điều chế 0,05 mol Na2SO4 cần dùng 0,1 mol NaOH

Tính khối lương NaOH cần dùng

mNaOH = n×M = 0,1×40 = 4(g)

2. Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm

Cách làm:

Bước 1: Viết phương trình hóa học. Bước 2: Tìm số mol khí Bước 3: thông qua PTHH, tìm số mol chất cần tính Bước 4: Tìm thể tích khí

Thí dụ 1: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích (đktc) sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng

Viết phương trình hóa học

S + O2

*

 SO2

Tìm số mol O2 sinh ra sau phản ứng:

nO2 = 0,125 mol

Tìm số mol SO2 sinh ra sau phản ứng

Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2

Vậy : 0,125 mol O2 …………………………. 0,125 mol SO2

Tìm thể tích khí SO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng

VSO2 = n×22,4 = 2,24 (l)

Thí dụ 2: tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 64g lưu huỳnh

Viết phương trình hóa học:

S + O2

*

 SO2

Tính số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng

nS =

*

= 2 mol

Tính số mol O2 tham gia phản ứng

Theo PTHH: đốt cháy 1 mol S cần dùng 1 mol O2

Vậy : đốt cháy 2 mol S cần 2 mol O2

Tính thể tích O2 cần dùng:

VO2 = 22,4 × n = 44,8 (l)

Thí dụ 3: Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 ở đktc. Tìm V. Tìm khối lượng sản phẩm

Cách 1: Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)

PTHH: 2Al + 3Cl2 ———-> 2AlCl3

Từ PTHH: 2 mol 3 mol 2 mol

Từ đề bài: 0,2 mol 0,3 mol 0,2 mol

VCl2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 (l)

msản phẩm = 0,2 . 133,5 = 26,7 (g)

Cách 2: Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)

PTHH: 2Al + 3Cl2 ———-> 2AlCl3

Theo phương trình ta có: nCl2 = 3/2.nAl = 3/2.0,2 = 0,3 (mol)

Từ đó => thể tích của Cl2, tương tự thì nsản phẩm = 2/2. nAl = 0,2 mol

Từ đó => khối lượng chất sản phẩm tạo thành

Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học chỉ liên quan đến đại lượng mol

Tính theo phương trình hóa học là dựa vào tỉ lệ số mol các chất trên phương trình để tính ra khối lượng.

B/ Bài tập Tính theo phương trình hóa học

Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất

A. 2,4 g

B. 9,6 g

C. 4,8 g

D. 12 g

Xem đáp án
Đáp án C

nMg = 7,2/24 = 0,3 mol

2Mg + O2 → 2MgO

0,3 → 0,3 mol

mMgO = 0,3.40 = 4,8 g

Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

A. 1 mol

B. 0,1 mol

C. 0,001 mol

D. 2 mol

Xem đáp án
Đáp án B

nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

CaCO3 → CO2 + H2O

0,1 ← 0,1 (mol)

Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

A. 0,04 mol

B. 0,01 mol

C. 0,02 mol

D. 0,5 mol

Xem đáp án
Đáp án C

nBaCl2 = 4,16/208 = 0,02 mol

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

0,04 ← 0,02 mol

Câu 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

A. 2,24 ml

B. 22,4 ml

C. 2, 24.10-3 ml

D. 0,0224 ml

Xem đáp án
Đáp án C

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Nhìn vào phương trình thấy nFe = nH2 = 5,6/56 = 0,1 mol

VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 l = 2,24.10-3 l

Câu 5: Cho 13,7 g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng

A. 3,2 g

B. 1,6 g

C. 6,4 g

D. 0,8 g

Xem đáp án
Đáp án B

nBa = 13,7/137 = 0,1 mol, nO2 = 3,2/32 = 0,1 mol 

2Ba + O2

*

2BaO

Ban đầu: 0,1 0,1 (mol)

Phản ứng: 0,1 0,05 0,1 (mol)

Sau phản ứng: 0 0,05 0,1 (mol)

Khối lượng oxi sau phản ứng là m = 0,05.32 = 1,6 g

Câu 6: Cho 19,6 g H2SO4 phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó

A. 4,8 l

B. 2,24 l

C. 4,48 l

D. 0,345 l

Xem đáp án
Đáp án C

nH2SO4 = 19,6/98 = 0,2 mol 

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,2 0,2

VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Câu 7: Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 l khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

A. Zn

B. Clo

C. Cả 2 chất

D. Không có chất dư

Xem đáp án
Đáp án B

nZn = 8,45/65 = 0,13 mol 

nCl2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol 

Zn + Cl2 → ZnCl2

Ban đầu: 0,13 0,24 (mol)

Phản ứng: 0,13 0,13 0,13 (mol)

Sau phản ứng: 0 0,11 0,13 (mol)

Vậy sau phản ứng khí clo dư

Câu 8: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng

A. 2,45 g

B. 5,4 g

C. 4,86 g

D. 6,35 g

Xem đáp án
Đáp án D

nKClO3 = 2,45/122,5 = 0,02 mol 

2KClO3 → 2KCl + 3O2

0,02 → 0,02 → 0,03 mol

2Zn + O2 → 2ZnO

0,03 → 0,06 mol

Sau phản ứng thu được KCl và ZnO

m = 0,06.81+ 0,02.74,5 = 6,35 g

Câu 9: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol

A. CO và 0,5 mol

B. CO2 và 0,5 mol

C. C và 0,2 mol

D. CO2 và 0,054 mol

Xem đáp án
Đáp án B

nCH4 = V/22,4 = 0,5 (mol)

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

0,5 → 0,5 mol

Câu 10: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được sắt (II) oxit. Tính mFeO và VO2

A. 1,344 g và 0,684 l

B. 2,688 l và 0,864 g

C. 1,344 l và 8,64 g

D. 8,64 g và 2,234 ml

Xem đáp án
Đáp án C

2Fe + O2 → 2FeO

0,12→0,06→ 0,12 mol

mFeO = 0,12.72 = 8,64 g

VO2 = 0,06.22,4 = 1,344 l

C/ Bài tập tự luận tính theo phương trình hóa học

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập PTHH.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Câu 2. Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).

Câu 4. Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:

R + Cl2 → RCl

a) Xác định tên kim loại R

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra.

Xem thêm: các phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn kế toán

c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

Câu 6: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.

a) Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên

b) Tìm m

Câu 7: Cho 48 g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.

a) Tìm khối lượng của FeCl3 tạo thành

b) Tìm khối lượng của HCl

Câu 8: Cho 24 g oxi tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.

a) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)

b) Tìm khối lượng của H2SO4

c) Tìm khối lượng của CaSO4 tạo thành sau phản ứng

Câu 9: Cho 32 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.

a) Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.

b) Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành

Câu 10: Để điều chế 55,5 g CaCl2 người ta cho Ca tác dụng với HCl

a) Tìm khối lượng của Ca và HCl trong phản ứng

b) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)

Với chuyên đề: Tính theo phương trình hóa học trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm, tính chất, công thức tính hóa học, cũng như cách tính theo phương trình hóa học, áp dụng vào các dạng bài tập tính toán.

………………………

Trên đây lingocard.vn đã gửi tới các bạn tài liệu Tính theo phương trình hóa học, nội dung tai liệu chia thành 2 phần, phần 1 phần củng cố lại lý thuyết cũng như cách giải một bài tính theo phương trình hóa học, từ đó các bạn vận dụng làm các dạng bài tập củng cố mở rộng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.

Xem thêm: Khóa Học Tiếng Anh Giao Tiếp Thương Mại Online, Khóa Học Tiếng Anh Thương Mại

Để có kết quả cao hơn trong học tập, lingocard.vn xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà lingocard.vn tổng hợp và đăng tải.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình