Một Số The Loại Văn Học Kịch, Nghị Luận Tiết 2, Soạn Bài Một Số Thể Loại Văn Học: Kịch, Nghị Luận

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC – KỊCH, NGHỊ LUẬN

Soạn bài: Một số thể loại văn học – kịch, nghị luận thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được lingocard.vn sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về một số thể loại văn học thường gặp trong chương trình học của các bạn giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Đang xem: Một số the loại văn học kịch, nghị luận tiết 2

Soạn bài lớp 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác

Soạn bài lớp 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Giáo án bài Một số thể loại văn học kịch – nghị luận

I. Kịch:

1. Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp,trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống.

2. Đặc trưng của nghệ thuật Kịch:

Xung đột và cách giải quyết xung đột kịch:

Đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống; ở đó, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ , nổi bật

Xung đột kịch được giải quyết, cụ thể hoá bằng hành động kịch àđược thực hiện bởi các nhân vật kịch.

Xem thêm: Luận Văn Thu Hút Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Tỉnh Quảng Nam, 9Đ

Nhân vật kịch bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình qua ngôn ngữ kịch (lời thoại), có 3 loại: đối thoại; độc thoại và bàng thoại.

Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.

Xem thêm: Giải Bài Tập Toán Lớp 5 Trang 99 Tập 1 Trang 99 Sgk Toán 5, Toán Lớp 5 Trang 99, 100: Diện Tích Hình Tròn

3. Phân loại:

Xét theo nội dung và ý nghĩa của xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch. Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch

4. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học: 4 bước

Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn hiểu tác giả, tác phẩm, thời đại và vị trí đoạn trích. Tập trung vào lời thoại xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật Phân tích hành động kịchà xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột Từ xung đột và nhân vật xác định Chủ đề tư tưởng Ý nghĩa xã hội. (xung đột là cơ sở của kịch)

II. Văn Nghị luận:

1. Khái lược về văn nghị luận:

a. Khái niêm: Nghị luận là thể loại VH đặc biệt, dùng lập luận; luận điểm; luận cứ, để bàn luận về một vấn đề XH , CT hay VHNT.

b. Đặc điểm:

Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ Lập luận thuyết phục. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao.

c. Phân loại:

Xét nội dung: Văn chính luận; Văn phê bình văn học Theo Trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần… Hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận…

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận:

Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chú ý đến luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận của bài nghị luận. Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ. Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức; rút ra bài học và tác dụng của tác phẩm với cuộc sống./.
Đánh giá bài viết
1 2.192
Chia sẻ bài viết
Tải về Bản in
Tham khảo thêm
0 Bình luận
Sắp xếp theo Mặc định Mới nhất Cũ nhất

*

Soạn bài lớp 11
Giới thiệu Chính sách Theo dõi chúng tôi Tải ứng dụng Chứng nhận

*

meta.vn. Giấy phép số 366/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn