Chuyên Đề: “ Mở Bài Về Nghị Luận Văn Học Gây Ấn Tượng, 10 Cách Mở Bài Trong Thể Loại Nghị Luận Văn Học

Thời sự Giáo dục Kết nối Trao đổi Khoa học Trẻ Văn hóa Gia đình Khỏe – Đẹp Thế giới Thể thao

*

*

GD&TĐ – Ở trường THPT, đa phần học sinh được dạy hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp. Bài viết này nhằm cụ thể hơn cách mở bài gián tiếp, chia sẻ cùng đồng nghiệp và học sinh trong cách dạy – học làm văn, thể loại nghị luận văn học. (Một số hướng dẫn lí thuyết, tác giả dẫn chứng mở bài mẫu để bạn đọc dễ hình dung hơn).
Một tiết dạy văn ở Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – TPHCM

Cách 10: Nêu phản đề.

Đang xem: Mở bài về nghị luận văn học

Nêu phản đề có nghĩa là tạo tình huống đối lập, tương phản, ngược với vấn đề trong đề bài. So với cách giới thiệu trực tiếp thì cách mở bài này thường gây ấn tượng ngay với người đọc. Đồng thời tạo cho người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn khiến họ nhập tâm đọc ngay phần thân bài với toàn bộ chú tâm. Lợi thế dễ thấy của cách mở này là người viết nhanh chóng gây được thiện cảm cho người đọc. Đây là một điểm cộng cho người viết.

Cách 9: So sánh. So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Tác dụng của so sánh là giúp người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Mở bài theo cách so sánh không khó, vì vấn đề của nghị luận văn học trong trường THPT thường là trung tâm của đời sống văn học – tác phẩm.

Một vấn đề văn học thường có nhiều tác giả, ở nhiều đất nước, nhiều thời đại khác nhau quan tâm, phản ánh trong những bó hoa ngôn từ(). Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

So sánh hai hoặc hơn hai đối tượng. Cách so sánh nhiều đối tượng đòi hỏi thêm kĩ năng xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức của người viết. Người viết có đất để “khoe tài” với kiểu mở bài này. Đó là ưu điểm, nhưng nếu không khéo có thể làm lu mờ vấn đề đang bàn vì đối tượng so sánh nổi bật hơn.

Ví dụ, đề bài “Vẻ đẹp người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II – Hồ Xuân Hương và Thương vợ – Trần Tế Xương?” (Văn học 11).

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Quản Lý Kho Vật Tư Bằng Excel, Hướng Dẫn Cách Quản Lý Kho Bằng Excel

Mở bài: Cùng thời, cùng rung cảm trước thân phận người phụ nữ đương thời đại, nếu Nguyễn Du thổn thức bên thân phận người phụ nữ tài năng nhưng bạc mệnh, Hồ Xuân Hương quan tâm đến giá trị sống, khát khao hạnh phúc, bản lĩnh sống, thì Trần Tế Xương chủ yếu viết về người vợ trong cuộc sống đời thường. Qua các bài thơ Tự tình Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương, ta thấy rõ vẻ đẹp của người phụ nữ bấy giờ.

Cách 8: Đi từ đề tài. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về tình yêu của Romeo và Juliet qua đoạn trích Tình yêu và thù hận của văn hào W. Shakespeare”?

Mở bài: Tình yêu là đề tài quen thuộc của thi ca. Đến với đề tài quen thuộc mà thể hiện thành công, đó là dấu hiệu của một tài năng. Với “Romeo và Juliet”, W. Shakespeare đã để lại trong lòng độc giả xưa nay, mai này một cái nhìn khác về tình yêu: nó có thể đến từ tận cùng của giới hạn nhưng tình yêu đích thực chẳng có ranh giới nào. Bản bi ca của đôi tình nhân trẻ cho ta hiểu giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.

Cách 7: Đi từ chủ đề. Cũng như đề tài, bất kì tác phẩm văn học nào cũng có một hoặc hơn một chủ đề nào đó. Nếu đề tài là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm thì viết về đề tài đó nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì, viết để làm gì chính là chủ đề của tác phẩm văn học. Hiểu điều này, học sinh có thể làm mở đầu bài văn dễ như hát bài tủ.

Cách 6: Đi từ tác giả. Làm sao để cách mở bài trực tiếp từ người sáng tạo tác phẩm vẫn súc tích, học sinh chỉ cần ghi nhớ điểm đặc biệt của nhà văn, nhà thơ. Nếu tác giả có phong cách thì đi từ phong cách của tác giả.

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?”, học sinh có thể viết mở bài như sau: Trong phong trào Thơ Mới, nhắc đến hồn thơ có vẻ kì dị, bí ẩn, đau thương với cảnh thơ kết hợp chất hiện thực xen mộng ảo kì tài không ai không biết đó là Hàn Mặc Tử. Ngoài hàng chục, hàng chục chục bài thơ làm đẹp cho thiên nhiên đất trời bởi trăng vàng trăng ngọc, Hàn thi sĩ còn có một “hòn trăng” rất trăng không mang tên trăng mà mang tên Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là một thi phẩm quen mà lạ. (Câu cuối “Đây là một thi phẩm quen mà lạ” có ý nghĩa như một câu chuyển ý. Muốn biết bài thơ quen mà lạ thế nào, người đọc hãy đọc phần thân bài). Đây là cách chuyển ý rất có duyên.

Cách 5: Đi từ hoàn cảnh sáng tác. Hầu hết các tác phẩm văn chương đều có một “duyên cớ” khiến tác giả không thể không viết. Đi từ hoàn cảnh sáng tác, học sinh chỉ cần khéo léo lồng tên tác giả, tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Cách 4: Đi từ giai đoạn. Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Cách 3: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng.

Xem thêm: Khóa Học Tính Lương Hàng Đầu Tại Vinatrain, Khóa Học Nhân Sự Tiền Lương Ở Đâu Tốt Nhất

Có nhiều cách để đi từ nhân vật, hình tượng hoặc một câu văn, câu thơ “đinh” của tác phẩm. Nhân vật đối với tác phẩm tự sự, hình tượng/ hình ảnh trong tác phẩm trữ tình có ý nghĩa như những chiếc đinh để tác giả treo lên đó những “lời gửi”.

Cách 2: Đi từ thể loại. Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Ví dụ, đề bài “Ánh sáng trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam?” (Văn học 11). Mở bài có thể là: Truyện ngắn hấp dẫn người đọc không chỉ ở cốt truyện giàu kịch tính, ở nhân vật điển hình cụ thể về hoàn cảnh sống và cụ thể về tính cách, sinh động về diễn biến tâm hồn. Thế nhưng, có nhà văn lại viết truyện ngắn theo một cách thức riêng, chỉ miêu tả những xao động tuổi mới lớn lại có sức nặng tựa ngàn cân.

Đó là lối đi riêng của Thạch Lam trong tập Gió đầu mùa nói chung, truyện Hai đứa trẻ nói riêng. Truyện mong manh những ánh sáng lập lòe của hoàng hôn, của đèn dầu đêm khuya, của đom đóm, của sao trời… nhưng ngời sáng lòng nhân hậu, giàu ước mơ ở hai đứa trẻ. Đối lập với bóng tối, ánh sáng là hình tượng giàu tính biểu tượng và đầy ám ảnh tưởng như vô tình nhưng Thạch Lam đã cố công xây dựng.

Cách 1: Tạo một bất ngờ

Ví dụ bài Nghị luận xã hội, đề bài: “Cảm nghĩ của em về một người em thương yêu nhất?” (Văn học 10), có học sinh giới thiệu về bà ngoại “siêu độc”: Mẹ – tiếng gọi thiêng liêng ấy với con luôn là nắng ấm trong những đêm trường đông giá, mẹ là nơi bình yên cho đời con trong bão tố, mẹ là bóng mát cho con trong dặm trường khô khát, mẹ cho con những yêu thương vô bờ bến như nước ngoài đại dương, như năng lượng của mặt trời, nhưng người em muốn dành cả bài văn này để nói về lại là bà ngoại của em, mẹ em tuyệt vời thế kia, ngoại còn sinh ra cả mẹ cơ mà, làm sao em không yêu cho được.

Mở bài này của học sinh tuy còn lỗi ngữ pháp nhưng giáo viên dễ dàng bỏ qua lỗi nhỏ ấy vì ý tưởng bất ngờ “rất học trò” của em đã là một món quà cho người chấm bài, nên có thể em vẫn dành được trọn điểm phần mở bài. (Để mở bài này trọn vẹn, học sinh chỉ cần bỏ dấu chấm câu đúng chỗ và viết hoa sau dấu chấm).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn