Top 600+ Mở Bài Mẫu Văn 12 Hay Nhất, Mở Bài Vợ Nhặt Hay Nhất (69 Mẫu)

Mở bài quá dài dễ gây mất cân đối với bài văn, còn nếu mở bài quá ngắn sẽ không diễn đạt được hết ý. Vậy như thế nào là một mở bài hay, mở bài sao cho đúng?

Dưới đây là tuyển tập 19 mở bài ấn tượng được nhiều giáo viên dạy Văn đánh giá cao bởi đảm bảo đủ ý, sáng tạo và có tính hấp dẫn giúp các em hoàn thành trọn vẹn bài thi ở câu Nghị luận văn học 5 điểm. Hãy cùng tham khảo nhé:

Gợi ý mở bài hay về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”

“Người lái đò Sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Nguyên Tuân cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Đồng thời, phát hiện ra “chất vàng mười” của thiên nhiên, núi rừng, sông nước Tây Bắc”

Mở bài hay cho “Vợ chồng A Phủ”

*

Mảnh đất Tây Bắc với phong cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ, với những con người thật thà, chất phác đã phải chịu sự đè nén, áp bức nặng nề của bọn thực dân Pháp và chúa đất trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Mảnh đất và con người nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Dù không sinh ra ở miền núi nhưng những năm tháng sống, trãi nghiệm cùng đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc khiến cho Tô Hoài có một tình cảm đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Chính nhà văn đã phải thốt lên “Đất nước và con người Miền Tây để nhớ để thương cho tôi nhiều quá”. Tình cảm đặc biệt ấy đã giúp tác giả viết thành công truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Nổi bật trong truyện ngắn là hình tượng nhân vật Mị.

Đang xem: Mở bài mẫu văn 12

Mở bài “Vợ nhặt” đặc sắc

*

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu nguyên thủy” ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có những khám phá diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

Mở bài hay về tác phẩm “Rừng xà nu”

*

Nguyễn Trung Thành là một nhà văn có sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc với đất rừng và con người Tây Nguyên. Năm 1962, trên đường hành quân từ Bắc vào Nam, Nguyễn Trung Thành bắt gặp những cánh rừng xà nu tít tắp và ông lập tức “yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày ấy. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận”. Phẩm chất đặc biệt của cây xà nu đã gây ấn tượng và khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Trung Thành viết nên tác phẩm “Rừng xà nu” (1965). Xuyên suốt trong truyện ngắn là hai hình tượng nghệ thuật: rừng xà nu và tập thể dân làng Xô Man.

Mở bài “Việt Bắc” ngắn gọn

*

Xuân Diệu đã từng nhận xét “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ”. Thật vậy! Thơ Tố Hữu là tiếng lòng ngân vang của một lí tưởng cộng sản, của cách mạng, của non sông gấm vóc. Bởi thế, các sáng tác của Tố Hữu như một “cuốn biên niên sử bằng thơ” song hành với những biến cố lịch sử của dân tộc. “Việt Bắc” là một trong những bài thơ như thế.

Mở bài hay về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

*

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì cất lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông suôi”

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm)

Đất nước Việt Nam có trăm núi nghìn sông diễm lệ. Mỗi con sông chảy qua một vùng châu thổ bao giờ cũng tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Sông chảy vào tâm hồn nhân dân như biểu tượng của sự đắp bồi, xây dựng, biểu tượng của cuộc sống cần cù, bất diệt. Đúng như Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự: “Sông mang ý nghĩa của sự sống, của tình yêu và khát vọng”. Đoạn thơ gợi cho ta hình ảnh của hát, điệu hò. Đó là dòng Sông Đà hùng vĩ, mênh mang nhưng cũng rất đỗi trữ tình trong tùy bút của Nguyễn Tuân, là dòng sông Hồng “đỏ nặng phù sa” mà Nguyễn Đình Thi đau đáu trong từng dòng hồi ức, là dòng sông kháng chiến trong những trang tiểu thuyết của tác giả “Những đứa con trong gia đình”, Phủ Ngọc Tường, người gắn bó máu thịt với xứ Huế mộng mơ, cổ kính, sông Hương đã trở thành một biểu tượng về cái đẹp vĩnh hằng, tha thiết. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” chính là tiếng lòng thổn thức của người nghệ sĩ xứ Huế dành cho dòng sông thơ mộng này.

Xem thêm: Cách Bấm Máy Tính Ma Trận Chuyển Vị, (Pdf) Ths Đức

Mở bài hay về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

*

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được hình thành dựa trên một cốt truyện dân gian. Từ hư cấu sáng tạo, ông đã đặt ra nhiều vấn đề mới có ý nghĩa tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc. Đoạn trích là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Qua nghịch cảnh ấy, người đọc cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ được sự sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách, xứng đáng với con người.

Mở bài hay về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

*

Con người từ khi tồn tại và trải qua biết bao lịch sử thăng trầm đã, đang và sẽ vẫn là thực thể hoàn mĩ nhất và cũng phức tạp nhất. Âu đó cũng là quy luật cái đẹp là cái có sức “thôi miên” con người ta mãi mãi. Bởi lẽ đó, sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên khi con người luôn hiện diện trong mọi bề mặt của không gian cuộc sống ở vị trí trung tâm, và cũng sẽ là dễ hiểu khi ai đó cho rằng: Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, ta sẽ tìm thấy “sự tôn vinh” đó, không hiện hình ngay mà “mơ hồ, lòe nhòe” sau màn sương hồng, ẩn hiện…

Mở bài hay cảm nhận về bài thơ “Tây Tiến”

*

Có một nhà văn từng nhận ra rằng, “Nghệ thuật nằm ngoài định luật băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Thi phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm nghệ thuật trường tồn như vậy. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948, khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác. Tại hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài ấn tượng về bài thơ “Đất nước”

*

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một Đất Nước của Nhân dân. Ta tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.

Mở bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh

*

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hành phúc đời thường. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc. Trong các nhà thơ nữ Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình yêu nhưng có lẽ “Sóng” là bài thơ đặc sắc hơn cả bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tin phụ nữ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Hàm Gán Giá Trị Trong Excel Mới Nhất 2020

Mở bài tuyên ngôn độc lập Ngữ văn 12

*

Trên đây là 10 mở bài hay nhất về các tác phẩm văn học lớp 12, hy vọng sẽ hữu ích cho các em trong quá trình học và ôn luyện. Để tìm hiểu thêm về cách viết mở bài ấn tượng, các em có thể tìm đọc cuốn tài liệu “Đột phá 8+ môn Ngữ văn” hoặc liên hệ trực tiếp tới lingocard.vn để nhận được thông tin tư vấn trực tiếp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu