5 Cách Mở Bài Gián Tiếp Nghị Luận Văn Học Gây Ấn Tượng, Kỹ Năng Viết Mở Bài Trong Nghị Luận

Làm thế nào để mở bài nghị luận văn học thật ấn tượng. Nêu khái quát về một vấn đề, nêu nét chung sau đó dẫn dắt về tác phẩm đó, hoặc dùng câu ca dao…

Đang xem: Mở bài gián tiếp nghị luận văn học

Ở bài viết này, lingocard.vn sẽ gửi đến các em công thức mở bài nghị luận văn học gây ấn tượng mà không thể nào bỏ qua. Đây đều là những cách mở bài độc đáo được sưu tầm từ các thầy nổi tiếng. Cùng tìm hiểu xem nhé.

Muôn vàn khó khăn đến từ phần mở bài

Chắc chắn mở bài luôn là vấn đề nan giải, khiến các em mất quá nhiều thời gian. Các em không biết bắt đầu từ đâu, mở đầu như thế nào để gây ấn tượng. Các cụ thường có câu “Đầu xuôi thì đuôi mới lọt”, vì vậy để ghi điểm cao cần phải có có công thức mở bài văn nghị luận thật hay, thật ấn tượng. Và quan trọng nhất là phải đúng đề và ngắn gọn.

*

Đối với dạng bài nghị luận văn học ngắn thì mở đoạn cần phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Giống như phần mở bài vậy, câu mở đoạn phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được yêu cầu của đề thi là gì? Đâu là vấn đề trung tâm?

Thông thường, đoạn mở bài của bài nghị luận thông thường có thể viết 5-6 dòng.

Công thức mở bài văn nghị luận văn học gây ấn tượng

Công thức 1: Mở bài thông thường

Công thức áp dụng cho những cách mở bài đơn giản, trực tiếp. Nêu khái quát về một vấn đề, nêu nét chung sau đó dẫn dắt về tác phẩm đó.

Ví dụ minh họa:

Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam( nét chung, nét khái quát). Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để rồi trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ( dẫn vấn đề cần nói đến, nét riêng)…..(Áp dụng cho Vợ nhặt, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ….)

*

Công thức 2: Đi từ tác phẩm/tác giả

Đối với dạng bài nghị luận văn học, có thể mở bài bằng cách dẫn dắt trực tiếp vào tác phẩm/ tác giả sau đó bàn đến yêu cầu đề bài( tùy đề).Ví dụ minh họa:Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.Đặc biệt là trích đoạn….(Nếu đề yêu cầu phân tích đoạn trích).

Xem thêm: Cách Tính Bmi Trong Excel Bằng Công Thức Tính Bmi Này, Hàm Hlookup() Trong Excel

Công thứ 3: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng

Ví dụ minh họa: áp dụng đối với dạng bài yêu cầu phân tích nhân vật và hình tượng.

Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một… (Tùy yêu cầu đề bài)Ví dụ:A. người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân-phong kiến tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùngB. người phụ nữ ba nổi bẩy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt mình khỏi những rào cản tăm tối.C. số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống…

Công thức 4: Đi từ một nhận định

Mở bài bằng một nhận định sẽ giúp bài viết được dẫn dắt tự nhiên. Đây là một công thức mở bài nghị luận văn học gây ấn tượng, thu hút, giúp các em ghi điểm cao.

Có một nhà văn đã nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật Y được phác họa như….

Công thức 5: Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ để bắt đầu

Đây là cách mở bài gây ấn tượng, khá độc đáo. Các em có thể sử dụng những câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ tương đồng với các vấn đề nghị luận trên.

Ví dụ minh họa:

Nếu là con chim chiếc láThì chim phải hót, lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời.

Xem thêm: (Top 4) Khóa Học Quảng Cáo Facebook Nâng Cao, Khóa Học Facebook Marketing

Như vậy qua bài tổng hợp công thức mở bài nghị luận văn học sẽ giúp các em có thêm thật nhiều lối mở bài hay. Đây chỉ là một số ví dụ mẫu giúp các em tham khảo. Để tạo dựng được một lối hành văn hay cần phải đọc và tham khảo nhiều. Chúc các em có thêm thật nhiều may mắn trong kì thi THPT Quốc gia 2019.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn