99+ Đề Tài Và Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Chi Tiết

Thực tế cho thấy rằng, đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế là nỗi ác mộng đối với rất nhiều học viên. Vấn đề nằm ở chỗ họ không biết phải trình bày ra sao, bắt đầu viết đề cương từ đâu.

Đang xem: Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật

Nắm bắt được vấn đề này, trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ chia sẻ đến bạn cách viết đề cương chi tiết cho bạn tham khảo và áp dụng vào trong quá trình viết luận của mình. 

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Kho 189 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Chọn Lọc

Kho 77 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Hay Nhất

Mục lục

2. Hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ Luật kinh tế 

1. Hình thức trình bày đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế

*

Bên cạnh nội dung thì hình thức trình bày là một yếu tố mà người viết cần quan tâm khi làm đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Việc trình bày chỉn chu sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và đầu tư của bạn vào bài luận, gây được thiện cảm với hội đồng chấm thi. 

Đề cương luận văn thạc sĩ dù là lĩnh vực nào đều phải tuân thủ những quy tắc trình bày chung theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo. Thông thường, mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật phải được trình bày trên một mặt giấy, khổ A4. Trong đó, trang bìa của đề cương thạc sĩ cần ghi rõ những nội dung sau: 

– Đề cương luận văn thạc sĩ

– Tên đề tài

– Chuyên ngành: Luật Kinh tế 

– Mã số

– Họ và tên học viên

– Người hướng dẫn khoa học

– Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc trình bày nội dung của đề cương sao cho đúng chuẩn. Định dạng đề cương thạc sĩ chuẩn trong Word cụ thể như sau: 

– Font chữ: Times New Roman

– Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)

– Dãn dòng: 1,5 lines

– Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.

Xem thêm: Đo Đạc Xác Định Diện Tích Khu Đất Là Gì ? &Ndash Sunshine Avenue

– Đánh số trang: ở giữa 

– Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo).

Xem thêm: Báo Cáo Đồ Án Đèn Giao Thông Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieuxanh

– Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)

– Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục, phải trích dẫn nguồn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.

– Nếu có bảng chữ cái viết tắt thì phải sắp xếp bảng theo trật tự ABC kèm theo giải thích nghĩa đối với những từ tiếng nước ngoài. 

2. Hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ Luật kinh tế 

Khi viết đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế, bạn cần trình bày đầy đủ các phần sau:

*

2.1. Phần mở đầu

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: 

Ở phần này, trước tiên bạn cần được vấn đề nghiên cứu của bạn là gì, bối cảnh của đề tài đó ra sao, đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết được những vấn đề gì. Tính cấp thiết của vấn đề phải gắn với bối cảnh hiện tại, lưu ý không nên chọn những đề tài đã quá cũ, không còn tính thực tiễn và từ đó lý do chọn đề tài sẽ trở nên vô nghĩa và không thuyết phục. 

Một đề tài có thể giải quyết được một vấn đề còn tồn đọng nhưng cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc xem liệu vấn đề đó có thực sự quan trọng cần phải giải quyết hay không, có ảnh hưởng hay tác động thực sự đến một chủ thể, đối tượng cụ thể hay không. 

Mục đích nghiên cứu: 

Mục đích nghiên cứu là mục tiêu cuối cùng mà luận văn thạc sĩ của bạn hướng đến, cụ thể ở trong một lĩnh vực nào. Thông thường, mục đích nghiên cứu sẽ gắn với đề tài nghiên cứu mà bạn đã đặt ra trước đó. 

Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu nói một cách đơn giản là những đề mục mà bạn đặt ra để thực hiện nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài ở phần trước. Mục tiêu chính là những hành động cụ thể và rõ ràng. Mục tiêu đồng thời là công cụ đo lường và đánh giá kết quả thu được sau khi nghiên cứu hoàn thành. 

Câu hỏi nghiên cứu: 

Câu hỏi nghiên cứu được đề ra dựa trên cơ sở của mục tiêu nghiên cứu. Thông thường, mỗi mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp bạn đặt được một câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu cần khoanh vùng được những điểm sau đây: 

Nội dung cụ thể của cuộc khảo sát

Giới hạn, phạm vi khảo sát

Định hướng nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 

Đối tượng nghiên cứu là chính là chủ đề nghiên cứu. Cần phân biệt giữa đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. Khách thể chính là những người tham gia vào các quá trình như khảo sát, thống kê, có vai trò tác động đến kết quả nghiên cứu. 

Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian, thời gian thu thập, thực hiện khảo sát, nghiên cứu. 

2.2. Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: 

Ở phần này, bạn cần làm rõ toàn bộ định nghĩa, khái niệm, đặc điểm … liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu nhằm tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho người đọc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những phần lý thuyết thực sự quan trọng, tránh cho quá nhiều kiến thức lan man, bên lề. 

Lịch sử nghiên cứu: 

Bằng cách khái quát lại những nghiên cứu đã thực hiện trước đó, bạn sẽ chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm để có thể rút ra được kinh nghiệm cho bài luận của mình. Đồng thời, đó cũng là cơ sở thể hiện sự mới mẻ, thức thời và cần thiết của luận văn mà bạn thực hiện. 

Lưu ý đối với phần này, bạn không nên dành quá nhiều dung lượng cho việc mô tả nghiên cứu mà nên tập trung vào việc chỉ ra những vấn đề nghiên cứu được thực hiện và những điều mà nghiên cứu đã làm được, những điểm cần nghiên cứu tiếp. 

2.3. Phương pháp nghiên cứu

*

Ở phần này, người viết cần trình bày được quy trình nghiên cứu, cụ thể là những phương pháp nào sẽ được sử dụng, định lượng, định tính hay hỗn hợp? Song song với đó, bạn cũng cần nêu được lý do vì sao lựa chọn những phương pháp này để nghiên cứu, những ưu điểm của nó là gì, những vấn đề gì sẽ được giải quyết khi nghiên cứu bằng phương pháp đó. 

2.4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bảng, biểu sao cho thể hiện được kết quả một cách dễ hiểu, người đọc dễ nắm bắt. Đồng thời, hãy là một người làm luận văn trung thực, tức là tôn trọng kết quả. Dù cho kết quả nghiên cứu mà bạn thu được không giống với định hướng dự đoán mà bạn đưa ra hay thậm chí là vấn đề nghiên cứu vẫn chưa thực sự được giải quyết thì bạn vẫn cần phải trình bày kết quả chính xác nhất. 

Đôi khi, những kết quả thu được dù không như mong đợi vẫn có thể là cơ sở để rút ra kinh nghiệm và bài học. Từ đó, người đọc vẫn sẽ có được những đánh giá khách quan nhất. Đây cũng là bước mở đường mở ra những nghiên cứu sau này nhằm giải quyết vấn đề triệt để hơn. 

2.5. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo cũng là một phần không thể thiếu trong cấu trúc luận văn. Với phần này, bạn cần sắp xếp tài liệu theo quy tắc trình bày mà APA quy định. Cụ thể, sắp xếp tài liệu tiếng Việt đến tài liệu tiếng nước ngoài và cuối cùng là tài liệu Internet. Trong đó, tên tác giả cần được sắp xếp theo thứ tự ABC của bảng chữ cái theo tên tác giả, với các văn bản chính sách, luật… thì sắp xếp dựa trên chữ cái đầu của tên nội dung. 

Thứ tự ghi tài liệu tham khảo bao gồm Tên tác giả – Tên đề tài, tên sách – Năm xuất bản – Nhà xuất bản. Với tài liệu Internet thì cần phải có thời gian truy cập cuối cùng. 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu