Mẫu Công Văn Trả Lời Báo Chí, Cách Hướng Dẫn Viết Công Văn

*
*
*

Trang chủCảnh quan văn hoáDi sản văn hoá phi vật thểDi sản Tư liệuCổ vật – Triển lãmTrung tâm BTDT Cố đô Huế

*
THÔNG BÁO: Về việc tạm hoãn các hoạt động biểu diễn, phục vụ du khách tại các điểm tham quan
*
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Duyệt Thị Đường
*
THÔNG BÁO: Về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID 19 trước tình hình mới
*
*
CỬU ĐỈNH HUẾ – TIỀM NĂNG DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI

*
LỄ NGUYÊN ĐÁN THỜI NGUYỄN
*
LỄ BAN SÓC
*
QUỐC TỬ GIÁM HUẾ
*
CỐ ĐÔ HUẾ – MỘT ĐIỂM ĐẾN 5 DI SẢN

*

*

Ngày 12 tháng 9 năm 2014. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) đã có Công văn số 928/BTDT-VP, gửi Ban biên tập Tòa soạn báo Thời Nay về việc trao đổi về một số ý kiến trong bài báo “Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần quyết liệt hơn với những sai phạm” của tác giả Hà Việt Nguyễn đăng trên báo Thời Nay.Trung tâm xin đăng toàn văn nội dung công văn như sau:

*
Di tích Chùa Thiên Mụ sau khi được tu bổ

Ngày 08 tháng 9 năm 2014, trên báo Thời Nay có bài viết “Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần quyết liệt hơn với những sai phạm” của tác giả Hà Việt Nguyễn.Bài báo phản ánh về việc “chưa quan tâm tới một giải pháp mang tính tổng thể để cứu nguy cho những di tích có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đang xuống cấp”, “dịch vụ lấn bảo tồn” và “mới “chèn ép” cũ” trong công tác bảo tồn, trùng tu các di tích ở Cố đô Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cám ơn sự phản ánh của tác giả bài viết trên và sự quan tâm của Ban biên tập đã cho đăng tải bài báo này. Bên cạnh đó, thông qua Ban Biên tập của Báo Thời Nay, chúng tôi xin được trao đổi một số vấn đề như sau: Quần thể di tích Cố đô Huế với nhiều loại hình kiến trúc phong phú, đa dạng đã tồn tại hàng trăm năm, nhiều công trình đã trở thành phế tích, các công trình còn lại đang ở trong tình trạng hư hỏng nặng nề, trong số đó có không ít di tích đã qua nhiều lần tu sửa.

Đang xem: Mẫu công văn trả lời báo chí

*
*
Cửa Đông Ba, trước và sau bảo tồn, tu bổ

Thời gian vừa qua, những nỗ lực trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế đã làm cho di sản văn hóa Huế từng bước được hồi sinh với diện mạo vốn có trong lịch sử. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, bất cập như:- Huế là thành phố di sản với hệ thống di tích phân bố trên diện rộng, đồng thời tổng thể hệ thống di tích Cố đô tồn tại trong lòng đô thị, vì vậy vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đô thị là một yêu cầu khó khăn.- Khả năng huy động nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp: Để thực hiện các nhiệm vụ của Quyết định số 818/QĐ-TTg trong thời gian 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020 nguồn lực đầu tư cần huy động là rất lớn; trong đó, riêng nhu cầu đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu khoảng 3.540 tỷ đồng, bình quân hàng năm cần huy động khoảng 300 tỷ đồng; song, thực tế các năm qua chỉ huy động được một khoản đầu tư có tỷ lệ khiêm tốn so với nhu cầu thực tế (trong các năm 2011, 2012, mỗi năm khoảng 60 tỉ đồng; các năm 2013, 2014 khoảng 80-90 tỉ đồng).- Do di tích Huế có số lượng công trình rất lớn, lại trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các tư liệu viết, hình ảnh cũ về các công trình tản mác, không đầy đủ, do vậy, rất khó khăn cho công tác sưu tầm tư liệu để phục hồi di tích.- Công tác bảo tồn di tích ở Cố đô Huế nói riêng và cả nước nói chung là một lĩnh vực khoa học còn rất mới. Đây là một công việc vô cùng phức tạp quan hệ đa ngành: lịch sử, mỹ thuật, văn hóa, ngôn ngữ học, khảo cổ, kiến trúc, môi trường, sinh vật cảnh…; có sự đa dạng về chủng loại vật liệu truyền thống như vôi, vữa, sơn thếp, pháp lam…; và các ngành nghề thủ công truyền thống như mộc, chạm khắc, khảm, cẩn, nề ngõa… Bên cạnh đó, công tác thiết kế, lập dự án trùng tu di tích vốn là một công tác mang tính chất hết sức đặc thù. Đây là công sức trí tuệ của cả một tập thể bao gồm các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu mỹ thuật ,các kiến trúc sư, kỹ sư… do vậy các giải pháp trùng tu di tích khi được đưa ra đã được cân nhắc, phân tích một cách kỹ lưỡng. Cho nên đến nay, nhiều công trình di tích Huế đã được tiến hành bảo tồn tu bổ đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo tồn và tính chân xác của các công trình. Các công trình này đã làm tăng thêm sự bền vững và trả lại dáng vẻ nguyên xưa, góp phần khép lại không gian hoang phế, đổ nát ở Kinh Thành, Hoàng Thành, các đàn miếu và một số lăng vua triều Nguyễn. Các di tích còn lại chưa có điều kiện được tu bổ một cách quy mô đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa.

Xem thêm: lí luận văn học về thơ ca

*
*
*
Di tích Tả Trà, Cung Diên Thọ, ảnh tư liệu và sau khi được trùng tu

– Về công tác tu bổ ở Lăng Đồng Khánh và Lăng Gia Long: Dựa trên các kết quả khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tư liệu, các giải pháp tu bổ gạch ngói, màu sơn, các kiểu cách trang trí được lựa chọn tại Lăng Đồng Khánh và Lăng Gia Long đã được sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học Trung tâm và được Bộ VH, TT&DL thông qua trước khi triển khai tại công trường.- Về di tích Dực Lang: Dực Lang thuộc hệ thống trường lang với chức năng kết nối giữa các cụm kiến trúc chính trong khu vực Tử Cấm Thành và phân chia các cụm không gian với những chức năng riêng, đồng thời vẫn tạo sự liên kết về mặt tổng thể mang tính thẩm mỹ cao về mặt không gian. Hệ thống các Trường lang, Hồi lang, Dực lang trong khu vực Đại Nội đã và đang được phục hồi, nhằm thu hẹp không gian hoang phế, kết nối giao thông và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách là hết sức cần thiết. Sau khi được trùng tu phục hồi, hệ thống Trường lang đã được phát huy rất hiệu quả, trở thành nơi tổ chức thường xuyên các hoạt động trưng bày, triển lãm phục vụ du khách, tiêu biểu như triển lãm về Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn, triển lãm về truyền thống giáo dục, khoa cử Việt Nam, triển lãm các hình ảnh tư liệu về triều Nguyễn và Huế xưa, triển lãm bộ tranh 20 thắng cảnh đất Thần kinh, triển lãm hình ảnh các di sản thế giới ở Việt Nam…

Xem thêm: Slide Đồ Án Tốt Nghiệp Mẫu, 10 Mẫu Slide Đồ Án Tốt Nghiệp

*

Triển lãm bút phê trên Châu bản của các Hoàng đế triều Nguyễn (1802 – 1945) do Trung tâm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức

Sau hơn 20 năm ngày Quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ di tích Cố đô Huế đã có những bước phát triển. Điều quan trọng là các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của luật pháp Việt Nam cũng như các Công ước và Hiến chương quốc tế mà Chính phủ ta đã thừa nhận, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao.Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế ngày càng khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong tương lai gần, chắc chắn Quần thể Di tích Cố đô Huế là một quần thể di tích được bảo tồn một cách khoa học, phát huy giá trị một cách hợp lý nhằm xứng đáng là tài sản Văn hóa quí báu của Nhân loạiTrung tâm BTDT Cố đô Huế rât mong quý Báo sẽ tích cực giới thiệu quảng bá nhiều hơn về di sản Huế và kêu gọi các độc giả và cộng đồng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mỗi người nhằm góp phần bảo vệ và gìn giữ di sản Huế nói riêng và các di sản ở Việt Nam nói chung ngày càng bền vững hơn với thời gian ./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu