Mẫu Công Văn Phúc Đáp Của Bộ Tư Pháp, Mẫu Công Văn Phúc Đáp Mới Nhất Năm 2021

Mẫu công văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (công dân, tổ chức, doanh nghiệp) nào đó có yêu cầu về một công việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Công văn phúc đáp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Các chủ thể ban hành căn cứ vào Mẫu công văn phúc đáp để trả lời.

Đang xem: Mẫu công văn phúc đáp của bộ tư pháp

Vậy Mẫu công văn phúc đáp là gì? Khi nào cần soạn công văn phúc đáp? Nội dung mẫu công văn phúc đáp gồm những gì? mẫu công văn phúc đáp mới nhất 2021.

Mẫu phúc đáp công văn là gì?

Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn yêu cầu, Công văn yêu cầu, …).

Theo đó, Mẫu phúc đáp công văn là văn bản được cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng để trả lời phúc đáp một nội dung nào đó. Mẫu nêu rõ nội dung trả lời, thông tin cơ quan trả lời.

Khi nào cần soạn công văn phúc đáp?

Mẫu công văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (công dân, tổ chức, doanh nghiệp) nào đó có yêu cầu về một công việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (có thể là cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó; có thể là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ phải soạn công văn phúc đáp lại nội dung yêu cầu từ phía chủ thể có yêu cầu theo mẫu công văn phúc đáp theo quy định pháp luật.

Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng Công văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.

Nội dung mẫu công văn phúc đáp gồm những gì?

Mẫu công văn phúc đáp có những nội dung sau:

(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…

(ii) Nội dung:

+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những thắc mắc.

Xem thêm: nghị luận văn học 10

+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là không đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).

(iii) Kết thúc: nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;

+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;

+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;

+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung công văn

*

Tham khảo mẫu công văn phúc đáp mới nhất

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Số: …../CV-……

……, ngày….. tháng….năm…….

 

Kính gửi:…………………………(2)……

Căn cứ công văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp… về vấn đề……(3)……

Chúng tôi xin trả lời như sau:…………(4)……………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn) …………..cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:– Như trên ..(5)……..;– …………………….;– Lưu: VT, ..(6)……..

Xem thêm: Bộ Đề Thi Ioe Lớp 3 Có Đáp Án, Đề Thi Ioe Lớp 3 Cấp Trường 200 Câu

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)

(Ký, đóng dấu)

Hướng dẫn cách viết công văn phúc đáp, trả lời:

(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;

(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;

(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;

(4) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận công văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả lời lại; Tùy từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có những nội dung trả lời tương ứng, phù hợp;

(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;

(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay như Giấy ủy quyền.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu