mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo

Công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế là một văn bản được soạn thảo để gửi lên cơ quan thuế có thẩm quyền, qua đó cơ quan này sẽ xem xét về lý do việc công ty hoặc một doanh nghiệp nào đó đã nộp chậm tờ khai thuế theo quy định để đưa ra hướng giải quyết.

Đang xem: Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo

Công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế là gì?Quy định nộp chậm tờ khai thuếHướng dẫn soạn thảo công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuếMẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế

Thông thường khi một công ty hoặc doanh nghiệp, đơn vị nào đó trong quá trình làm việc với cơ quan thuế có thể bị xảy ra tình trạng nộp chậm tờ khai thuế vì một số lý do khách quan. Theo đó cơ quan thuế sẽ yêu cầu bên phía đơn vị, cơ quan thực hiện việc gửi mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế.

Vậy công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế là gì?, Cách để soạn thảo mẫu công văn ra sao? Để hiểu rõ hơn mời quý vị tham khảo nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi.

Công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế là gì?

Công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế là một văn bản được soạn thảo để gửi lên cơ quan thuế có thẩm quyền, qua đó cơ quan này sẽ xem xét về lý do việc công ty hoặc một doanh nghiệp nào đó đã nộp chậm tờ khai thuế theo quy định để đưa ra hướng giải quyết.

Quy định nộp chậm tờ khai thuế

Nộp thuế là nghĩa vụ đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức bắt buộc thực hiện, cùng với nghĩa vụ đó thì trước khi nộp thuế chủ thể cần tiến hành nộp tờ khai thuế. Vậy khi có phát sinh về vấn đề nộp chậm tờ khai thuế thì có quy định của pháp luật nào quy định vấn đề này không?. Để nắm bắt được nội dung này mời quý vị tham khảo nội dung phần bài viết dưới đây:

Hiện tại theo quy định về xử phạt vi phạm thuế quy định từ 1/1/2014 đến 5/12/2020 đang áp dụng thông tư số 166/2013/TT-BTC, theo đó tại điều 9 của thông tư số 166/2013/TT-BTC thì có quy định mức xử phạt với hành vi chậm nộp tờ khai thuế:

– Nộp quá thời gian quy định là 1 đến 5 ngày, đồng thời có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt cảnh cáo

– Nộp quá thời gian quy định là 1 đến 10 ngày mà không thuộc trường hợp bị cảnh cáo trên thì bị phạt tiền từ 700 000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 400 000 đồng, trường hợp có tình tiết tăng nặng thì số tiền phạt cao nhất là 1 000 000 đồng.

Xem thêm: Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Bài 101 Luyện Tập Về Tính Diện Tích Trang 17,18

– Nộp quá thời gian quy định là 10 đến 20 ngày bị phạt là: 1 400 000

Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 800 000 đồng

Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 2 000 000 đồng

– Nộp quá thời gian quy định là 20 đến 30 ngày bị phạt là: 2 100 000

Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 1 200 000 đồng

Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 3 000 000 đồng

– Nộp quá thời gian quy định là 30 đến 40 ngày bị phạt là: 2 800 000

Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 1 600 000 đồng

Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 4 000 000 đồng

– Nộp phạt 3 500 000 đồng

Nếu có thêm tình tiết giảm nhẹ thì số tiền bị phạt thấp nhất là 2 000 000 đồng

Nếu có thêm tình tiết về tăng nặng thì số tiền bị phạt cao nhất là 5 000 000 đồng

Mà thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Nộp hồ sơ về kê khai thuế quá quy định thời hạn từ 40 đến 90 ngày

+ Nộp hồ sơ về kê khai thuế quá quy định thời hạn trên 90 ngày đồng thời không có phát sinh thêm số thuế nộp hoặc tự giác thực hiện nộp đầy đủ khoản thuế phải nộp ngay trước khi bị lập biên bản vi phạm hành chính.

+ Không thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế và số thuế không bị phát sinh

+ Quá thời hạn mà pháp luật quy định trên 90 ngày về việc nộp hồ sơ khai thuế tạm tính trên quý, tính từ khi hết thời hạn nộp hồ sơ nhưng chưa đến thời hạn quyết toán thuế theo năm.

Như vậy theo quy định tại thông tư số 166/2013/TT-BTC, có quy định như về mức xử phạt cụ thể như trên. Tuy nhiên, tới ngày 5/12/2020 có quy định là nghị định số 125/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong thuế, hóa đơn, cụ thể tại điều 13 nghị định này quy định như sau:

– Nộp quá thời gian quy định là 1 đến 5 ngày, đồng thời có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt cảnh cáo

– Nộp hồ sơ về khai thuế quá quy định từ 1 đến 30 ngày, nhưng không thuộc trường hợp như xử lý cảnh cáo sẽ bị phạt từ 2 000 000 đến 5 000 000 đồng

– Nộp hồ sơ về khai thuế quá quy định từ 31 đến 60 ngày, nhưng không thuộc trường hợp như xử lý cảnh cáo sẽ bị phạt từ 5 000 000 đến 8 000 000 đồng

– Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt từ 8 000 000 đồng đến 15 000 000

+ Nộp hồ sơ về khai thuế quá quy định từ 61 đến 90 ngày

+ Nộp hồ sơ về khai thuế quá quy định từ 91 ngày trở lên và không phát sinh về số thuế phải nộp

+ Không thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế và số thuế không bị phát sinh

+ Không thực hiện nộp các phụ lục đúng quy định trong quản lý thuế – doanh nghiệp có giao dịch liên kết mà có kèm theo hồ sơ thu nhập doanh nghiệp quyết toán thuế

– Quá thời hạn quy định trên 90 ngày tính từ khi hết hạn nộp hồ sơ, đồng thời có phát sinh thuế cần nộp, người nộp thuế đã nộp đủ khoản tiền thuế và tiền chậm nộp ngay trước khi có quyết định kiểm tra, thanh tra thuế công bố hoặc trước khi bị lập biên bản.

Xem thêm: Chia Sẻ 2 Cách Test Ram Máy Tính Đơn Giản, Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Test Ram Server

Hướng dẫn soạn thảo công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế

Để soạn thảo một mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế đầy đủ, hoàn chỉnh thì trong nội dung cần có những nội dung cơ bản sau:

– Tên tiêu đề là công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế

– Phần kính gửi: cơ quan chi cụ thuế quận/ thành phố nào?

– Thông tin của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ của trụ sở công ty, số điện thoại liên hệ, email liên hệ,

+ Người đại diện theo pháp luật hiện tại của công ty, người đại diện này đang giữ vị trí nào trong công ty, số điện thoại liên hệ

– Nội dung báo cáo giải trình

+ Trình bày quy định theo pháp luật/ căn cứ mà biết được việc nộp chậm tờ khai thuế

+ Lý do mà tác động tới việc nộp chậm

+ Các giấy tờ khác mà liên quan được đính kèm (nếu có)

– Lời cam đoan về thông tin về nội dung đã trình bày trên

– Đề nghị bên cơ quan chi cụ thuế quận/ huyện? có thể xem xét nội dung trên

– Lời cảm ơn

– Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp.

Mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế

Để hiểu rõ hơn về cách trình bày một mẫu công văn hoàn chỉnh về việc giải trình nộp chậm tờ khai thuế, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị một trường hợp cụ thể của một công ty:

CÔNG TY TNHH X

 Số: 03- 19/CV-19

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020

 CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

DO NỘP CHẬM TỜ KHAI THUẾ

Kính gửi: Chi cục thuế quận Cầu Giấy

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH X

Mã số thuế/ mã số doanh nghiệp: 123456789

Địa chỉ trụ sở: Số nhà 10, ngõ 110, Trung kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:  024 3742743

Số Fax/email (nếu có): Congtytnhhx

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu