Mẫu Công Văn Đề Nghị Thay Đổi Chỉ Huy Trưởng Công Trình Đấu Thầu

Quy định mới về quan trắc công trình trong quá trình xây dựng

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ XÂY DỰNG ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 04/2019/TT-BXD

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì côngtrình xây dựng (sau đây viết là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng CụcGiám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hànhThông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nộidung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Đang xem: Mẫu công văn đề nghị thay đổi chỉ huy trưởng công trình

Điều 1. Sửa đổi,bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 củaBộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượngvà bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)

1. Sửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giámsát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi côngxây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trungthực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lậptrong các trường hợp sau:

a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáotheo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳhoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nộidung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này;

b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thugiai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xâydựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”

b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 nhưsau:

“5. Trách nhiệm và quyền hạn củagiám sát trưởng

a) Tổ chức quản lý, điều hành toàndiện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nộidung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chấtlượng và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Phân công công việc, quy địnhtrách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựngcủa các giám sát viên;

c) Thực hiện giám sát và ký biên bảnnghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề đượccấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soátvà ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thicông theo quy định;

d) Tham gia nghiệm thu và ký biên bảnnghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục côngtrình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục côngtrình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật,tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệmthu bằng văn bản;

đ) Chịu trách nhiệm trước tổ chứcgiám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc domình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xâydựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trìnhphải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư vớicác nhà thầu và quy định của pháp luật;

e) Phối hợp với các bên liên quangiải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng côngtrình;

g) Không chấp thuận các ý kiến, kếtquả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối vớicông trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêuchuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo antoàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quyđịnh của pháp luật;

h) Đề xuất với chủ đầu tư bằng vănbản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục côngtrình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sậpđổ một phần hoặc toàn bộ công trình;

i) Kiến nghị với chủ đầu tư về việctổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựngtrong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kếtrong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).

6. Trách nhiệm và quyền hạn củagiám sát viên

a) Thực hiện giám sát công việc xâydựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghềđược cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việcdo mình thực hiện;

b) Giám sát công việc xây dựng theogiấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng,quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công vàbiện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;

c) Trực tiếp tham gia và ký biên bảnnghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầuthi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng domình trực tiếp giám sát;

d) Từ chối thực hiện các yêu cầutrái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy địnhcủa pháp luật;

đ) Báo cáo kịp thời cho giám sáttrưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trìnhphải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng,biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt,hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật.Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằngvăn bản;

e) Đề xuất với giám sát trưởng bằngvăn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận côngtrình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo antoàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịpthời cho chủ đầu tư xử lý;

g) Đề xuất, kiến nghị với giám sáttrưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình,công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đếnthay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”

2. Sửa đổi, bổsung điểm b, điểm c khoản 2, bổsung khoản 3 Điều 9 nhưsau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm ckhoản 2 như sau:

“b) Người đại diện theo pháp luật củanhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;

c) Người đại diện theo pháp luật,chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trongtrường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải cóđầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trongliên danh;”

b) Bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Trường hợp hạng mục công trình,công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng côngtrình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoànthành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi côngxây dựng.”

3. Sửa đổi, bổsung khoản 3, bổ sung điểm dkhoản 1, khoản 3a Điều 13 nhưsau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 nhưsau:

“3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thuhoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng có điều kiệnkhi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau theo quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tụctổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế đượcduyệt; quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khaithác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã đượcchấp thuận kết quả nghiệm thu.”.

b) Bổ sung điểm d khoản 1 như sau:

“d) Cơ quan chuyên môn về xây dựngtổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản3a Điều này.”

c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3như sau:

“3a. Cơ quan chuyên môn về xây dựngtheo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CPtổ chức kiểm tra các nội dung như sau:

a) Kiểm tra thực tế thi công xây dựngcông trình so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng,thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công,chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;

b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy địnhvề quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

c) Kiểm tra sự tuân thủ các quy địnhvề quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu cóliên quan trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình;

d) Kiểm tra các điều kiện để nghiệmthu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.”

4. Sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:

“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệmthu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khácvà được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.

Dự toán chi phí quy định tại Khoản1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm nơixây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham giakiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối vớicông trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều nàykhông vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập,thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trìnhxây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị địnhsố 46/2015/NĐ-CP.”

5. Bổ sung Điều15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT-BXDnhư sau:

“Điều 15a. Quản lý công tác thínghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểmtra điều kiện năng lực, chấp thuận phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trườngdo nhà thầu đề xuất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đủ các phép thử thựchiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phục vụ quản lý chất lượng công trìnhtrước khi tổ chức thi công xây dựng.

2. Nhà thầu có trách nhiệm lập kếhoạch thí nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Chủ đầu tư chấp thuậntrước khi tổ chức thi công xây dựng công trình.

3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệmgồm:

a) Các thí nghiệm cần thực hiện; tầnsuất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiếtkế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khốilượng công việc xây dựng;

b) Quy định cụ thể về việc lấy mẫu,bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm;

c) Quy định về trách nhiệm thực hiệncủa các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.

4. Trong quá trình thi công xây dựng,bộ phận giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ các hoạtđộng của phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường, cụ thể như sau:

a) Kiểm tra phòng thí nghiệm bao gồm:kiểm tra hồ sơ năng lực của thí nghiệm viên trực tiếp thực hiện thí nghiệm, kiểmtra quy trình thực hiện thí nghiệm và kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh thiếtbị thí nghiệm theo quy định;

5. Nhà thầu thí nghiệm có trách nhiệmthực hiện công tác thí nghiệm theo đúng kế hoạch thí nghiệm đã được chủ đầu tưchấp thuận. Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh, nhà thầu lập kế hoạch thí nghiệmđiều chỉnh trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.

Điều 15b. Quan trắc công trình, bộphận công trình trong quá trình thi công xây dựng

1. Việc quan trắc xây dựng côngtrình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợpsau:

a) Thực hiện theo quy định của thiếtkế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt;

b) Thực hiện khi công trình có biểuhiện bất thường (ví dụ: công trình xuất hiện sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,…)cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biệnpháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.

2. Nhà thầu thi công xây dựng côngtrình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điềunày và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độclập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trongquá trình thi công xây dựng công trình.

3. Đối với công trình sử dụng vốnnhà nước, trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhàthầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trìnhthi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện cáccông việc này và sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầutư.

4. Nội dung chủ yếu của đề cươngquan trắc bao gồm: nội dung, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, máy móc,thiết bị quan trắc; mốc chuẩn được sử dụng để quan trắc; quy trình thực hiệnquan trắc; quy định về nội dung báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.

5. Trách nhiệm của Nhà thầu thicông xây dựng, nhà thầu độc lập thực hiện quan trắc công trình (sau đây gọi lànhà thầu quan trắc):

a) Lập đề cương quan trắc trình chủđầu tư chấp thuận;

b) Tổ chức thực hiện quan trắc theođề cương được chấp thuận; lập báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.

6. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

a) Chấp thuận đề cương quan trắc donhà thầu quan trắc lập làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư có thểyêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình kiểmtra đề cương quan trắc hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc củanhà thầu trong trường hợp cần thiết trước khi chấp thuận;

b) Tổ chức giám sát, đánh giá kếtquả quan trắc của nhà thầu. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kếđánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng côngtrình;

c) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựngsử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định củathiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.

7. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế:

a) Xem xét, kiểm tra đề cương quantrắc do nhà thầu lập khi được chủ đầu tư yêu cầu, đảm bảo phù hợp với những nộidung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thicông;

b) Đánh giá kết quả quan trắc đối vớinhững nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật vàcác nội dung quan trắc khác trong quá trình thi công xây dựng công trình khi đượcchủ đầu tư yêu cầu

8. Trong quá trình thực hiện quantrắc và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấycông trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi côngxây dựng công trình thì nhà thầu thực hiện quan trắc, đánh giá kết quả quan trắcphải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.”

6. Sửa đổi, bổsung điểm b khoản 2 Điều 18 nhưsau:

“b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầucủa cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quyđịnh tại điểm đ khoản 2 Điều 29, điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị địnhsố 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặcngười quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tạiđiểm a khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.”

7. Thay thế Phụlục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD bằng Phụ lục I Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lựcthi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thihành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công báo, Website của Chính phủ, Website BXD; – Cục kiểm tra Văn bản – Bộ Tư pháp; – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các đơn vị thuộc BXD; – Lưu: VP, Cục GĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quang Hùng

PHỤ LỤC I

(Kèmtheo Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Mẫu số 01

Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng

Mẫu số 02

Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng

Mẫu số 03

Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

Mẫu số 04

Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.

Mẫu số 05

Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Mẫu số 01.Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng

……….(1)…………. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: ……………

………, ngày ……. tháng ……. năm …….

BÁO CÁO VỀ ……………(3)……………

HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kínhgửi: ………….(2)……………

……… (1)………. báo cáo về thông tin /giaiđoạn thi công của hạng mục công trình, công trình xây dựng như sau:

1. Tên hạng mục công trình, côngtrình xây dựng: …………………………………………………

2. Địa điểm xây dựng:…………………………………………………………………………………

3. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư:…………………………………………………………………….

4. Tên và số điện thoại liên lạc củacá nhân phụ trách trực tiếp:

5. Quy mô hạng mục công trình, côngtrình xây dựng (nêu chi tiết quy mô, các thông số kỹ thuật chủ yếu và công năngsử dụng của các hạng mục công trình, công trình xây dựng).

6. Danh sách các nhà thầu chính vànhà thầu phụ (nếu có): (tổng thầu, các nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiếtkế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án).

7. Ngày khởi công và ngày hoànthành (dự kiến).

8. Tiến độ thi công tổng thể của hạngmục công trình, công trình xây dựng đến thời điểm hiện tại.

Đề nghị ………..(2)………. tổ chức kiểmtra hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.

Nơi nhận: – Như trên; – Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

____________________

Ghi chú:

(1) Tên của chủ đầu tư.

(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựngkiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP

(3) – Báo cáo về thông tin xây dựngcông trình được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm aĐiều 13 Thông tư số 26/2016/TT-BXD .

– Báo cáo giai đoạn thi công xây dựngcông trình được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng tại các giai đoạn thicông quan trọng theo quy định tại Điểm b Điều 13 Thông tư số 26/2016/TT-BXD .

Mẫu số 02.Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng

……….(1)………. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: …………

………, ngày ……. tháng ……. năm ……

BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNGTRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kínhgửi: ………………(2)…………………………

……..(1)……. báo cáo kết quả nghiệmthu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng vớicác nội dung sau:

1. Tên hạng mục công trình, côngtrình xây dựng: ……………………………………………….

2. Địa điểm xây dựng………………………………………………………………………………..

3. Tên và số điện thoại liên lạc củacá nhân phụ trách trực tiếp:

4. Quy mô hạng mục công trình, côngtrình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầuxây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thicông xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

6. Ngày khởi công và ngày hoànthành (dự kiến).

7. Khối lượng của các loại công việcxây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

Xem thêm: tổng hợp các phương trình hóa học vô cơ

8. Đánh giá về chất lượng hạng mục côngtrình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

9. Báo cáo về các điều kiện để đưahạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồsơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thicông xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phépxây dựng (hoặc căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơhoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, côngtrình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị ….(1)…. tổ chức kiểmtra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.

Nơi nhận: – Như trên; – Lưu …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

_________________

Ghi chú:

(1) Tên của Chủ đầu tư.

(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựngkiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

Mẫu số 03.Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệmthu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng

……….(1)………. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: ……………

………, ngày …… tháng …… năm ……

THÔNG BÁO

KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNHHẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kínhgửi: ……….(2)…………..

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxây dựng;

Căn cứ giấy phép xây dựng (4);

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được thẩmđịnh tại văn bản số ……….;

Căn cứ báo cáo hoàn thành thi côngxây dựng của Chủ đầu tư số … ngày …;

Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại củaChủ đầu tư số …. ngày … (nếu có);

Căn cứ văn bản chấp thuận nghiệmthu về PCCC số ……… (nếu có);

Căn cứ văn bản xác nhận hoàn thànhcông trình bảo vệ môi trường số ……… (nếu có);

Căn cứ kết quả kiểm tra đối với côngtrình ngày ………………….,

……….(1) …………. chấp thuận kết quảnghiệm thu của …….(2)……. để đưa vào sử dụng đối với công trình/hạng mục côngtrình như sau:

1. Thông tin về công trình

a) Tên công trình/hạng mục côngtrình: ….(3)….

b) Địa điểm xây dựng: ……………………….

c) Loại và cấp công trình.

d) Mô tả các thông số chính củacông trình

2. Yêu cầu đối với Chủ đầu tư

– Lưu trữ hồ sơ công trình theo quyđịnh.

– Quản lý, khai thác, vận hành côngtrình theo đúng công năng, thiết kế được duyệt

– Các yêu cầu khác (nếu có).

Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: …

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ/NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

_________________

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựngkiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Ghi rõ tên công trình/hạng mụccông trình và phạm vi nghiệm thu.

(4) Trường hợp miễn giấy phép xây dựng:ghi căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật

Mẫu số 04.Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.

……….(1)…………. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: ……………

………, ngày ……. tháng ……. năm …….

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH/ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Kínhgửi: ………..(2)…………

……(1)…. báo cáo về tình hình giámsát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình ….(3)…. từ ngày ………. đếnngày ………… như sau:

1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô,công năng của công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấpphép xây dựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biệnpháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụngcho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lựccủa các nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:

a) Tên đơn vị thi công;

b) Đánh giá sự phù hợp về năng lựccủa chỉ huy trưởng công trình, cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp sovới quy định hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;

c) Thống kê năng lực về máy móc,thiết bị trong kỳ báo cáo. Đánh giá sự phù hợp của các máy móc, thiết bị so vớihợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độcông việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảoan toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:

a) Khối lượng công việc đã hoànthành trong kỳ báo cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiếnđộ thi công tổng thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);

b) Đánh giá công tác tổ chức thicông so với biện pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thicông (nếu có);

c) Công tác an toàn lao động: Côngtác kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thống kêcác khóa huấn luyện, các đợt kiểm tra an toàn, các vi phạm an toàn lao động vàviệc xử phạt, các tai nạn lao động (nếu có) trong kỳ báo cáo.

4. Thống kê các công tác thí nghiệmđược thực hiện trong kỳ báo cáo. Số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từngloại thí nghiệm. Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểmtra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theokế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Thống kê các công việc xây dựngđược nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn (nếu có).

6. Thống kê các thay đổi thiết kếtrên công trường trong kỳ báo cáo. Phân loại và đánh giá việc thẩm định, phêduyệt các thay đổi thiết kế này.

7. Thống kê những tồn tại, khiếmkhuyết về chất lượng, sự cố công trình (4) trong kỳ báo cáo (nếu có). Thống kêcác tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo.Đánh giá về nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.

8. Đề xuất, kiến nghị của tư vấngiám sát về tiến độ, nhân sự, thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác./.

GIÁM SÁT TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giámsát thi công xây dựng.

(2) Tên của Chủ đầu tư.

(3) Tên hạng mục công trình/côngtrình xây dựng.

(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo cósự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theoquy định

Mẫu số 05.Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạngmục công trình, công trình xây dựng.

………(1)……. ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: ……/……

………, ngày ……. tháng ……. năm …….

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNGGÓI THẦU/ GIAI ĐOẠN/ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH/ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kínhgửi: ……….(2)…………

…….(1)…. báo cáo về công tác giámsát thi công xây dựng ….(3)…. như sau:

1. Quy mô công trình:

a) Mô tả quy mô và công năng củacông trình: các thông số kỹ thuật chính, công năng chủ yếu của các phần hoặc hạngmục công trình;

b) Đánh giá sự phù hợp về quy mô,công năng của công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấpphép xây dựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biệnpháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụngcho công trình;

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lựccủa nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độcông việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao độngtrong thi công xây dựng công trình;

4. Đánh giá công tác thí nghiệm, kiểmtra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theokế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận;

5. Đánh giá về công tác tổ chức vàkết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có);

6. Đánh giá về công tác tổ chứcnghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có);

7. Các thay đổi thiết kế và việc thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có);

8. Những tồn tại, khiếm khuyết vềchất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếucó) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp và kết quả khắc phục theo quy định;

9. Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơquản lý chất lượng theo quy định;

10. Đánh giá về sự tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

11. Đánh giá về sự phù hợp của quytrình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;

12. Đánh giá về các điều kiện nghiệmthu hoàn thành gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

GIÁM SÁT TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA ……..(1)……… (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

_________________

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giámsát thi công xây dựng.

Xem thêm: Cách Tính Diện Tích Xây Dựng Và Diện Tích Sàn, Diện Tích Sàn Là Gì

(2) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựngkiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu