Mẫu Công Văn Báo Giảm Bhxh, Công Văn Xin Hủy Kết Quả Báo Giảm Bhxh

Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra.

Đang xem: Mẫu công văn báo giảm bhxh

Trong quy định của luật về bảo hiểm xã hội cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn, tham gia bảo hiểm xã hội cũng như hưởng các chế độ phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế vãn có những trường hợp làm sai, làm chưa chính xác theo quy định và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ yêu cầu đơn vị thực hiện sai phải giải trình bằng văn bản.

Vậy công văn giải trình là gì? Mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội như thế nào? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Công văn giải trình bảo hiểm xã hội là gì?

Công văn giải trình bảo hiểm xã hội là văn bản do doanh nghiệp thực hiện khi cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hàng thanh tra, kiểm tra phát hiện những vấn đề bất thường tại doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phải giải thích.

Hiện nay, các quy định về pháp luật bảo hiểm xã hội chỉ có nội dung về giải trình bảo hiểm xã hội mà không có mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, khi có yêu cầu giải trình từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp, tổ chức phải tự soạn thảo công văn giải trình theo thể thức quy định của văn bản hành chính.

Một công văn giải trình bảo hiểm xã hội thông thường sẽ có những nội dung như sau:

– Quốc hiệu – tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày tháng năm làm công văn và tên công văn giải trình.

– Các thông tin của doanh nghiệp làm giải trình bảo hiểm xã hội: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, fax…

– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giới tính, số chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, chức vụ.

– Lý do viết công văn giải trình bảo hiểm xã hội: ghi thông tin về ngày tháng và lý do phải viết công văn giải trình bảo hiểm xã hội.

– Trình bày diễn biến vụ việc: nên trình bày một cách chi tiết, cụ thể về vụ việc, nếu có những người lao động liên quan đến vụ việc thì cần phải cung cấp nhiều nhất những thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh thư nhân dân, địa chỉ, mã số thuế thu nhập cá nhân…

– Giải thích rõ ràng, cụ thể những nguyên nhân gây ra vụ việc trong công văn giải trình.

– Đưa ra những yêu cầu cụ thể với cơ quan bảo hiểm xã hội như mong muốn cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết vụ việc đã tường trình…

– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu.

Khi gửi công văn giải trình bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải gửi thêm các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến vụ việc giải trình để làm rõ vấn đề giải trình. Tùy thuộc vào vấn đề phải giải trình mà hồ sơ gửi kèm sẽ có những sự khác biệt nhất định.

Xem thêm: đồ án sản xuất chả lụa

*

Trường hợp nào cần làm công văn giải trình tới bảo hiểm xã hội?

Hiện nay, khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền thì doanh nghiệp phải thực hiện giải trình theo đúng quy định. Các trường hợp thường gặp khi giải trình bảo hiểm xã hội như sau:

+ Giải trình khi chênh lệch số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với số người lao động thực tế tại đơn vị.

+Giải trình khi doanh nghiệp chậm tham gia bảo hiểm xã hội

+ Giải trình khi doanh nghiệp chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội.

+ Giải trình khi truy thu bảo hiểm xã hội.

Mẫu công văn giải trình chênh lệch bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu doanh nghiệp gửi công văn yêu cầu giải trình về việc chênh lệch giữa số người lao động đóng bảo hiểm xã hội và số người lao động thực tế tại doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng làm việc dài hạn, part time, thời vụ… dẫn đến tình trạng quyết toán thuế thu nhập cá nhân các năm bị chênh lệch.

Quý vị có thể tham khảo mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội như sau:

CÔNG TY ……………………

Số: ………./CV-A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

……. ngày ….. tháng ….. năm 2018

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v: Số người đóng bảo hiểm không bằng số người lao động thực tế tại Doanh nghiệp)

 

Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN/HUYỆN…………

– Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY ….

– Người đại diện theo pháp luật: ……………. Chức vụ: Giám đốc

– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………….. – Tỉnh/ TP. ……

– Mã số thuế: ………………

Công ty chúng tôi xin giải trình về việc này như sau:

– Hiện tại Công ty chúng tôi có số người lao động là người ký hợp đồng thử việc;

– Có người là cộng tác viên;

– Có người là lao động thời vụ;

– Có người nhận khoán (Việc này có thể bỏ);

– Có người lao động đã nghỉ hưu;

– Có người lao động không muốn đóng bảo hiểm và xin trả thẳng vào lương;

– ………….

Do vậy:

– Những người thử việc thì Công ty chúng tôi sẽ báo tăng bảo hiểm cho họ sau khi người lao động qua thời gian thử việc.

– Những người là cộng tác viên, lao động thời vụ thì Công ty cũng có chính sách đãi ngộ và lương thưởng phù hợp với Hợp đồng lao động và phù hợp với luật hiện hành.

– Những người đã nghỉ hưu và những người không muốn đóng bảo hiểm thì Công ty đã trả phần bảo hiểm vào lương cho người lao động. Những trường hợp này đã có thể hiện trong hợp đồng lao động.

Xem thêm: đồ án thi công móng băng

Công ty xin làm Biên bản giải trình này. Nếu cơ quan bảo hiểm cần thêm hồ sơ nào thì Công ty sẽ cung cấp đầy đủ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu