Giáo Trình Lý Luận Về Tác Phẩm Văn Học Của Lý Luận, Gốc > Tư Liệu Bài Viết > Lí Luận Văn Học

Giáo trình Lý luận văn học 2 (Tác phẩm và thể loại văn học) với các nội dung: tác phẩm văn học và các yếu tố của chỉnh thể tác phẩm; đề tài, chủ đề, tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm văn học; nhân vật trong tác phẩm văn học; cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học; lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Đang xem: Lý luận về tác phẩm văn học

*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC 2 (TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC)Biên soạn: ThS. Phan Văn Tiến – TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh CẦN THƠ, 2015 MỤC LỤC TrangLỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1 PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC1.1. Khái niệm tác phẩm văn học ……………………………………………………………………………. 21.2. Tác phẩm văn học là chỉnh thể cơ bản của đời sống văn học ……………………………….. 4Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 15 Chương 2 ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HOC2.1. Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học ……………………………………………………………. 162.2. Tư tưởng của tác phẩm văn học ……………………………………………………………………… 222.3. Ý nghĩa của tác phẩm văn học ………………………………………………………………………… 29Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 30 Chương 3 NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HOC3.1. Nhân vật văn học và vai trò nhân vật trong tác phẩm ………………………………………… 313.2. Phân loại nhân vật ………………………………………………………………………………………… 343.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật…………………………………………………………………………. 383.4. Một số biện pháp xây dựng nhân vật……………………………………………………………….. 41Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 45 Chương 4 CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC4.1. Cốt truyện ……………………………………………………………………………………………………. 464.2. Kết cấu ………………………………………………………………………………………………………… 594.3. Một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học ……………………………………………… 63Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 68 Chương 5 LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC5.1. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật ……………………………. 695.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật …………………………………………………………………….. 705.3. Các phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật …………………………………………………… 735.4. Các thành phần của lời văn trong tác phẩm văn học ………………………………………….. 79Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 82 PHẦN THỨ HAI LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC Chương 6 KHAI QUÁT VỀ LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học ………………………………………………………………. 836.2. Sự phân loại loại thể văn học …………………………………………………………………………. 856.3. Tiêu chí phân chia thể loại tác phẩm văn học …………………………………………………… 886.4. Ý nghĩa của thể loại văn học ………………………………………………………………………….. 89Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………….. 91 Chương 7 TÁC PHẨM TRỮ TÌNH7.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………. 927.2. Đặc trưng của tác phẩm trữ tình ……………………………………………………………………… 937.3. Phân loại thơ trữ tình …………………………………………………………………………………… 1027.4. Tổ chức bài thơ trữ tình ……………………………………………………………………………….. 107Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………… 108 Chương 8 TÁC PHẨM TỰ SỰ8.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………………….. 1098.2. Đặc trưng của tác phẩm tự sự ……………………………………………………………………….. 1098.3. Một số thể loại tự sự cơ bản …………………………………………………………………………. 115Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………… 124 Chương 9 KỊCH BẢN VĂN HỌC9.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………………… 1259.2. Đặc trưng của kịch bản văn học ……………………………………………………………………. 1269.3. Phân loại kịch …………………………………………………………………………………………….. 133Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………… 135 Chương 10 TÁC PHẨM KÍ VĂN HỌC10.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………………… 13610.2. Đặc trưng của kí văn học ……………………………………………………………………………. 13710.3. Một số thể loại kí ………………………………………………………………………………………. 141Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………… 146 Chương 11 TÁC PHẨM CHÍNH LUẬN11.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………………. 14711.2. Đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận …………………………………………………… 14911.3. Các phẩm chất cơ bản của văn chính luận ……………………………………………………. 153Câu hỏi ôn tập …………………………………………………………………………………………………… 156TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………… 157 LỜI NÓI ĐẦU Tiếp nối tinh thần của Lí luận văn học 1 (Nguyên lí tổng quát), cung cấp nhữngkiến thức về bản chất, quy luật vận động và phát triển của văn học, Lí luận văn học 2(Tác phẩm và loại thể) cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về tác phẩm vănhọc (như khái niệm về tác phẩm, đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, kết cấutác phẩm, lời văn nghệ thuật) và các thể loại văn học (như tự sự, trữ tình, kịch, kí,chính luận). Nội dung của cuốn giáo trình này cơ bản được biên soạn theo quan điểm của nhữnggiáo trình, công trình do Lê Bá Hán, Hà Minh Đức, Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, TrầnĐình Sử, Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư, Lê Tiến Dũng, Trần Mạnh Tiến, … đã đượcsử dụng giảng dạy cho sinh viên ở nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước.Chúng tôi biên soạn lại cho phù hợp với chương trình đào tạo cử nhân ngành Văn họccủa Trường Đại học Tây Đô. Do khuôn khổ có hạn nên giáo trình này chỉ tập trung vào một số vấn đề có tầmbao quát nhất, mang tính chất dẫn luận. Muốn hiểu sâu sắc các vấn đề, sinh viên cầnđọc thêm các tài liệu tham khảo khác, như các công trình nghiên cứu, các tạp chíchuyên ngành, … Ngoài nội dung bài học, giáo trình còn có phần câu hỏi ôn tập nhằmgiúp sinh viên nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức cơ bản đã được trang bị vàothực tiễn đời sống văn học. Mặc dù, chúng tôi đã làm việc nghiêm túc, đầy nỗ lực, song giáo trình này khótránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp củaban đọc để giáo trình ngày một hoàn chỉnh hơn. Nhóm tác giả PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM 1 PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC1.1. Khái niệm tác phẩm văn học Tác phẩm văn học là tế bào của đời sống văn học. Nó không chỉ là kết quả sáng tạocủa nhà văn, mà còn là đối tượng tiếp nhận của người đọc, đối tượng khảo sát củanghiên cứu văn học. Vì văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nhưng hìnhtượng nghệ thuật là khách thể tinh thần tự nó không thể tồn tại được mà phải tồn tạitrong tác phẩm. Cảm xúc suy nghĩ của nhà văn dù có mãnh liệt, sâu sắc đến đâu cũngtrở thành vô nghĩa nếu không có tác phẩm văn học. Mặc dù, nhà văn là người sáng tạora tác phẩm, nhưng chính tác phẩm lại là “chứng minh thư” xác nhận tư cách nhà văn.Ví dụ, nhà văn Nguyễn Du bất tử vì Truyện Kiều của ông chứ không phải ngược lại. Tác phẩm văn học là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến nhữngbiểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa xã hộikhách quan cho mọi người “soi nắm”, suy nghĩ. Sự nghiệp văn học của một người haymột dân tộc, một giai đoạn lịch sử bao giờ cũng lấy tác phẩm làm cơ sở. Cho nên, tácphẩm văn học là tấm tương khách quan về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâuphản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nó tuy phảihiện diện thành văn bản, quyển sách nhưng không đơn giản chỉ là quyển sách, mà làvăn bản ngôn từ, là sự kết tinh của một quan hệ xã hội nhiều mặt. Sự vận động của một nền văn học bao giờ cũng dựa trên bốn yếu tố: thời đại – nhàvăn – tác phẩm – người đọc, trong đó, tác phẩm là yếu tố trọng tâm, quan trọng nhất.Tác phẩm văn học là thành quả của một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đối với ngườisáng tác thì tác phẩm văn học là đứa con tinh thần được sản sinh ra thông qua quá trìnhthai nghén đầy cảm xúc và quá trình làm việc căng thẳng của tư duy. Lê Lưu Oanhquan niệm: “Tác phẩm văn học là đơn vị sáng tác của nhà văn, là đối tượng thưởngthức của người đọc, là kết quả của trình độ ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ thời đại, là 2chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học. Bởi vì, mọi quy luật, bản chất, đặc trưng,thuộc tính của văn học đều biểu hiện tập trung ở tác phẩm văn học, dù đó có thể làmột thiên sử thi đồ sộ hoặc chỉ là một câu tục ngữ ngắn gọn”1. Tác phẩm văn học còn là thước đo về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phảnánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo của một tác giả, một giai đoạn lịch sử. Cũngnhư mọi hiện tượng xã hội khác, mỗi tác phẩm văn học đều bao gồm phần nội dung vàhình thức. Nội dung của tác phẩm bao gồm các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng tácphẩm. Còn hình thức của tác phẩm bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ, kết cấu, thể loại,biện pháp thể hiện, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Một tác phẩm văn học phản ánh một phạm vi nhất định của đời sống hiện thực.Phạm vi vấn đề hoặc phạm vi thực tại mà nhà văn hướng đến sáng tác được xem là đềtài của tác phẩm. Thông qua những nhân vật, sự kiện và cảnh ngộ được miêu tả trongtác phẩm, nhà văn đề xuất những vấn đề cơ bản toát lên từ nội dung trực tiếp của tácphẩm theo một chiều hướng tư tưởng nhất định, vấn đề đó là chủ đề của tác phẩm. Còntư tưởng của tác phẩm bao gồm toàn bộ thái độ nhận thức, đánh giá của nhà văn vềhiện thực được miêu tả trong tác phẩm. Bên cạnh nội dung của tác phẩm, chúng ta không thể không nhắc đến hình thức củatác phẩm. Hình thức là quá trình vận dụng những phương tiện biểu hiện như ngôn ngữ,kết cấu, loại thể để xây dựng những tính cách nhân vật theo phương hướng chủ đạocủa chủ đề, đề tài và tư tưởng tác phẩm. Những thành tố về hình thức của tác phẩmkhông tồn tại ngoài nội dung, nó có nhiệm vụ biểu hiện trực tiếp nội dung. Trần ĐìnhSử cho rằng: “Tác phẩm văn học vừa là kết quả của hoạt động sáng tác của nhà văn,vừa là cơ sở và đối tượng hoạt động thưởng thức của người đọc”2. Tác phẩm văn họcthường được xem là chỉnh thể trung tâm, là tế bào, là bộ mặt của đời sống. Từ xưa đếnnay, khái niệm tác phẩm văn học được quan niệm với một phạm vi khá rộng rãi. Đó cóthể là một trường ca, một truyện thơ dài hàng ngàn câu, hoặc một bài bài ca dao chỉ cóhai câu. Tính phức tạp của tác phẩm văn học không chỉ biểu hiện qua cấu trúc nội tạicủa bản thân nó, mà còn biểu hiện qua hàng loạt quan hệ khác. Với người sáng tạo, tácphẩm văn học là nơi kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ. Vìvậy, người ta hay nói đến tấc lòng của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Với hiện thực 31 Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.1042 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại họcSư phạm Hà Nội, tr.9khách quan, tác phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ, … Dĩ nhiên,trong thực tế, những quan hệ phức tạp ấy luôn xuyên thấm lẫn nhau, không thể phântách một cách máy móc. Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử thì tác phẩm văn học không phải làmột sản phẩm cố định bất biến. Tác phẩm là tổng thể của các quá trình khác nhau, mộthệ thống thường xuyên diễn ra những biến đổi đa dạng có trật tự biến đổi về văn bản.Chẳng hạn, có nhiều văn bản Truyện Kiều và người ta tìm kiếm một bản Kiều đúngvới nguyên tắc hơn cả thì rất khó, bởi vì, nó có sự biến đổi về sự cảm thụ đối với tácphẩm cũng như văn bản. Dưới thời phong kiến thì Truyện Kiều chủ yếu được cảmnhận như một chuyện tình chung thủy đầy trắc trở. Ngày nay, chủ yếu nó được cảmnhận như truyện nói về quyền sống con người, số phận của phụ nữ, tố cáo chế độphong kiến. Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng (văn học dân gian –folklore văn học) hay dưới hình thức văn bản nghệ thuật được giữ gìn qua văn tự (vănhọc viết, văn học bác học), có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi. Tác phẩm vănhọc là sự thống nhất giữa phần khái quát đã được mã hóa trong văn bản và phần cảmnhận, khám phá của người đọc. Những tác phẩm văn học tầm cỡ, có chiều sâu luôndành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm, suy ngẫm. Tácphẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Cho nên,tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thểsáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống con người, với những biểu hiệntâm tư, tình cảm, thái độ, … của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. Như vậy, tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa phần khái quát đã được mã hóatrong văn bản và phần cảm nhận, khám phá của người đọc. Tiếp nhận là điều kiện chủquan của tồn tại tác phẩm. Những đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, phong cách, chỉnhờ tiếp nhận mới bộc lộ hết tiềm năng khái quát và ý vị của chúng.1.2. Tác phẩm văn học là chỉnh thể cơ bản của đời sống văn học 1.2.1. Tầm quan trọng của tác phẩm trong đời sống văn học Đối với các nhà nghiên cứu văn học, tác phẩm là đối tượng xem xét trực tiếp, chủyếu. Từ tác phẩm mới mở ra các bình diện phân tích: tác phẩm với tác giả, tác phẩm 4với hiện thực, thời đại, tác phẩm với người đọc, tác phẩm với các truyền thống vănhóa, tư tưởng, nghệ thuật. Chúng ta nghiên cứu tác phẩm văn học để hiểu giá trị, quyluật phản ánh đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học. Tác phẩm là một sản phẩm tồn tại độc lập tương đối với tác giả và người đọc. Tínhchất nổi bật của một tác phẩm là tính chỉnh thể. Chỉnh thể là một tổng thể gồm các yếutố có mối liên hệ mật thiết nội tại, tương đối vững bền, bảo đảm cho sự hoạt động củanó cũng như mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh. Chỉnh thể không phải làmột tổng cộng giản đơn của các yếu tố tạo nên nó. Chỉnh thể là sự liên kết siêu tổngcộng để tạo ra nội dung mới, chức năng mới vốn không có trong các yếu tố khi táchrời ra. Ví dụ, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một chỉnh thể màtrong kết cấu vững bền của nó, mực và đèn, đen và sáng hàm chứa những nội dung vàý nghĩa mà những chữ ấy thông thường tách riêng ra không có được. Về nguyên tắc,mọi tác phẩm văn học bất luận lớn hay nhỏ đều là những chỉnh thể như vậy. Tính chỉnh thể sở dĩ quan trọng đối với tác phẩm văn học là bởi vì chỉ trong tínhchỉnh thể thì hình thức và nội dung đích thực của tác phẩm mới xuất hiện. Ví dụ, cácchữ trong một câu thơ phải được kết hợp với nhau theo một cách nào đó mới tạo rađược hình thức câu thơ lục bát hay câu thơ tự do có nhịp điệu và nhạc điệu riêng, mộtđiều mà các chữ trong dạng tách rời không thể có được. Cũng như vậy, sự liên kết cácchi tiết, sự kiện theo một cách nào đó mới thành những hình thức chân dung, phongcảnh, cốt truyện, nhân vật. Đến lượt mình, các hình thức lại thể hiện các nội dung cuộcsống và tư tưởng, tình cảm tương ứng. Vì vậy, nội dung và hình thức tác phẩm văn họcvừa là hệ quả của sự thống nhất nội tại của các yếu tố tác phẩm, lại vừa là quy luậtchỉnh thể của tác phẩm. Hiện nay, còn có nhiều cách hiểu tác phẩm không thống nhất với nhau. Nhiều nhànghiên cứu hiểu cấu trúc tác phẩm một cách hình thức, quy nó về cấu trúc ngữ pháphay cấu trúc văn bản, cấu trúc kí hiệu. Cách hiểu đó phiến diện, vì bản chất tác phẩmvăn học là một quan hệ chủ quan và khách quan, một hoạt động tinh thần và thực tiễnxã hội được quy định bởi nhiều phương diện, không thể quy về một cấu trúc văn bản.Lí luận văn học Mácxít đang cố gắng tìm hiểu một cấu trúc tác phẩm phản ánh đúng 5bản chất và đặc trưng của nó. Theo quan điểm này, nhìn chung cấu trúc chỉnh thể tácphẩm gồm có bốn cấp độ như sau: – Cấp độ ngôn từ: là lớp lời văn của tác phẩm, tạo thành khách thể tiếp nhận trựctiếp của người đọc. Lớp này bao gồm mọi thành phần của ngôn từ và lời văn như âmthanh, từ ngữ, câu, đoạn, chương, phần trong truyện, vần, nhịp điệu, câu thơ, khổ thơtrong thơ. Nó có đặc điểm là trực tiếp chịu quy định của quy luật ngôn ngữ như ngữâm, ngữ pháp, từ vựng, phong cách học, đồng thời, lại chịu sự chi phối của quy luậtthơ văn, thể loại. – Cấp độ hình tượng: là các chi tiết tạo hình, ý tưởng, biểu tượng, hình ảnh, các tìnhtiết, sự kiện và từ đó hiện lên các đồ vật, phong cách, con người, quan hệ, xã hội, thếgiới. Đó là lớp tạo hình và biểu hiện được tổ chức theo nguyên tắc miêu tả, quan sát, kíức, liên tưởng, biểu hiện. Lớp này thường có các bộ phận như nhân vật và hệ thốngnhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian. Người ta gọi lớp này là “bức tranh đờisống”, là “hình thức của bản thân đời sống” của tác phẩm. – Cấp độ kết cấu: là sự thâm nhập, chi phối lẫn nhau để tạo thành cấp độ kết cấucủa tác phẩm. Sự thống nhất văn bản với hình tượng tạo thành nghệ thuật trần thuật.Thành phần của nó bao gồm toàn bộ các liên hệ, ghép nối của các yếu tố hình tượng,các phương tiện tổ chức, sự phối hợp của các chủ thể lời văn với hình tượng. Lớp nàytrực tiếp do quy luật thể loại và ý đồ nghệ thuật của tác giả chi phối. – Cấp độ chỉnh thể: là sự thống nhất của cả ba lớp trên tạo thành lớp ý nghĩa tồn tạitrong toàn bộ chỉnh thể. Nó bao gồm các thành phần như đề tài, chủ đề, sự lí giải cáchiện tượng đời sống, các cảm hứng đánh giá, cảm xúc, các tình điệu thẩm mĩ. Đây làmột cấp độ nội dung chỉnh thể chi phối toàn bộ tác phẩm. Cùng với sự hình thành cấpđộ này là sự hình thành các nguyên tắc tạo hình thức của tác phẩm, có tác dụng thốngnhất các cấp độ kia vào một cấp độ duy nhất của chỉnh thể tác phẩm văn học. Cấp độnày trực tiếp bị chi phối bởi lập trường, tư tưởng, tình cảm, vốn sống và các truyềnthống văn hóa nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn, trước hết bị chi phối bởi bảnthân hiện thực. Cho nên, khi nói đến đời sống văn học bao gồm nhiều chỉnh thể: tác phẩm, tác giả,trào lưu, nền văn học của một dân tộc, thì trong những chỉnh thể đó, tác phẩm văn học 6là thành tố cơ bản, để người đọc nghiên cứu, phê bình, thưởng thức. Chính vì vậy, cóthể nói tác phẩm văn học có một tầm quan trong đặc biệt trong đời sống văn học. Tầmquan trọng đó còn được biểu hiện trên các phương diện của việc nghiên cứu văn học,một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học xuất phát từ sự tìm hiểu, phân tích, nghiêncứu tác phẩm. Từ sự phân tích tác phẩm, lịch sử văn học mới có thể đánh giá thành quả của từngtác giả, dựng lại chân thật bộ mặt văn học của một thời kì lịch sử, khái quát những quiluật phát triển của văn học dân tộc, khu vực. Phê bình văn học cũng luôn tiếp xúc trựctiếp với những tác phẩm cụ thể nhằm kịp thời khẳng định, biểu dương những tìm tòi,khám phá, sáng tác, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về cả hai phương diện nộidung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

Xem thêm: hướng dẫn Mẫu Sổ Chi Tiết Nguyên Vật Liệu Excel, Tải Mẫu Sổ Chi Tiết Nguyên Vật Liệu

Xem thêm: Khóa Học Hợp Đồng Xây Dựng, Khóa Học Thanh Quyết Toán Gxd

Trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm, lí luận vănhọc mới có thể khái quát một cách chính xác vấn đề đặc trưng, bản chất, quy luật pháttriển của văn học. Việc giảng dạy văn học, nhất là giảng văn, đòi hỏi thầy trò phải tiếpxúc trực tiếp với tác phẩm. Những nguyên tắc và phương pháp phân tích do lí luận đềxuất chỉ mới là chỗ dựa cần thiết cho giảng dạy chứ không thể thay thế cho việc tìmhiểu trực tiếp tác phẩm được. Như vậy, mọi vấn đề của văn học đều tập trung trước hết ở tác phẩm. Có thể coi tácphẩm như một chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học. Tính chỉnh thể của tácphẩm văn học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. 1.2.2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Đây là hai bình diện tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học. Để phân tích tínhchỉnh thể, tức sự vẹn toàn thống nhất của tác phẩm, cần phải thừa nhận sự thống nhấtbiện chứng giữa nội dung và hình thức. 1.2.2.1. Nội dung của tác phẩm văn học Nội dung của tác phẩm văn học không phải là số cộng giản đơn của hai phươngdiện khách quan và chủ quan mà là một quan hệ biện chứng xuyên thấm lẫn nhau củachúng. Thông thường, lắm khi người ta đồng nhất nội dung tác phẩm với nội dung củađối tượng khách quan mà tác phẩm phản ánh, biến việc phân tích nội dung tác phẩmthành việc phân tích một đối tượng nằm ngoài tác phẩm và ngược lại. 7 Ví dụ, nội dung tác phẩm Tắt đèn là nỗi bất hạnh của gia đình chị Dậu. Thực chất,đó chỉ là yếu tố của chỉnh thể, biểu tượng về nội dung, chứ không phải nội dung củatác phẩm. Nội dung đích thực của tác phẩm văn học là cuộc sống được lí giải, đánhgiá, ước mơ, là nhận thức và lí tưởng, nỗi niềm đã hóa thành máu thịt hiển hiện, chứkhông phải khái niệm về hiện thực hoặc khái niệm về lí tưởng và tình cảm. Chính mối quan hệ chủ quan và khách quan đầy nhiệt tình lí tưởng, trí tuệ tạothành sự sống sôi động của bản thân tác phẩm. Chính nội dung đó đòi hỏi văn họcnghệ thuật phải tạo ra các hình thức của riêng nó là hình thức chủ thể như người trầnthuật, nhân vật, nhân vật trữ tình, cái nhìn, giọng điệu. Xây dựng thành công các loạinhân vật là điều kiện để thể hiện nội dung đặc thù của tác phẩm văn học, vì đó là hìnhthức mang quan hệ giữa đời sống với tác giả, tác giả với người đọc. Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiết giữa văn học vàhiện thực. Nó bao hàm cả nhân tố khách quan của đời sống và nhân tố chủ quan củanhà văn. Nó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự đánh giá cảm xúc đối với cuộcsống đó. Vì vậy, người ta thường nói đến hai cấp độ của nội dung tác phẩm. Cấp độthứ nhất là nội dung cụ thể (nội dung trực tiếp), khái niệm này nhằm chỉ dung lượngtrực cảm của tác phẩm. Đó là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạmvi hiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện, sự thể hiện các hìnhảnh, hình tượng, sự hoạt động và quan hệ giữa các nhân vật, suy nghĩ và cảm xúc củacác nhân vật. Xuyên qua nội dung cụ thể của tác phẩm, ở một cấp độ cao hơn, sâu hơnlà nội dung tư tưởng (nội dung khái quát). Đó chính là sự khái quát những gì đã trìnhbày trong nội dung cụ thể thành vấn đề của đời sống và giải quyết những vấn đề củađời sống ấy theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Như vậy, có thể nói, nội dungcủa tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo được phản ánh bằng hìnhtượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ, tức là tiếng nóiriêng của nhà văn bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giảvề hiện thực đó. Khi nói đến nội dung của tác phẩm, Secnưxepki không chỉ nhấn mạnhviệc “tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người quan tâm” mà còn nhấn mạnhđến việc “giải thích đời sống”, “đề xuất sự phán xét đối với các hiện tượng được miêutả”. Ông viết: “Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa mới của tác 8phẩm nghệ thuật, nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng các hoạt động tư tưởng, đạo đứccủa con người”. Nội dung của tác phẩm văn học là một quan hệ biện chứng giữa hai phương diệnkhách quan và chủ quan xuyên thấm lẫn nhau. Nội dung của tác phẩm văn học là cuộcsống đã được ý thức, lí giải, đánh giá và tái hiện trong tác phẩm. Nhà thơ Mai ThánhDu đời Tống (Trung Quốc) đã nói nội dung thơ là cái mà tác giả cảm thụ trong lòng.Nội dung tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không đơn giản là số phận của một kẻ bịlưu manh hóa trong xã hội thực nửa dân phong kiến mà còn là một lời tố cáo xã hội,một sự trình bày những khát vọng nhân đạo, một sự thức tỉnh đối với người đọc về khảnăng thiện tính của con người. Như vậy, nội dung tác phẩm không giản đơn là cái hiệnthực được miêu tả mà là một quan hệ chủ quan – khách quan gắn bó một cách máuthịt. Nó bộc lộ một quan hệ, một thái độ và một cảm hứng đối với đời sống. Đó là cáinội dung toàn vẹn, phong phú, nhiều bình diện độc đáo của nghệ thuật đòi hỏi phải thểhiện qua hình thức nghệ thuật. 1.2.2.2. Hình thức của tác phẩm văn học Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Không nên hiểunó như một cái gì xa lạ bên ngoài nội dung. Đôi khi người ta hiểu giản đơn, chỉ cần cóđược nội dung viết cái gì thì hình thức viết như thế nào tự khắc nó đến. Hình thức tồntại trong toàn tác phẩm như là tính xác định của nội dung, sự biểu hiện của nội dung.Ứng với nội dung nhiều cấp độ có hình thức nhiều cấp độ. Không nên quy giản đơnchức năng nội dung hoặc chức năng hình thức vào cho một số yếu tố nào đó của tácphẩm, chẳng hạn hình thức là yếu tố ngoài cùng, còn đề tài tư tưởng là nội dung thuầntúy. Ngôn ngữ chẳng những có chức năng hình thức như kiến tạo thể văn, thể loại màcòn có chức năng nội dung. Nhà văn sáng tạo hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng thủpháp, phương tiện được xây dựng một cách trừu tượng cũng chưa phải hình thức. Chấtliệu và phương tiện chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào nó trở thành sự biểuhiện của nội dung. Chính vì vậy, hình thức của tác phẩm văn học mang tính cụ thể,thẩm mĩ không lặp lại. Chúng ta có thể lấy thể lục bát để nói, lục bát của Nguyễn Du,của ca dao, của Nguyễn Bính, của Tố Hữu đều không giống nhau. Trong bài Bà Bủ thể 9lục bát đầy vẻ dân dã, thô mộc, lục bát trong Việt Bắc đã được trau chuốt đến mứctuyệt đỉnh của sự êm ái, réo rắt và hài hòa, nhưng không mất vẻ hồn hậu của tiếng hátđồng quê, lục bát ở Nước non ngàn dặm là khúc trữ tình vừa phóng khoáng, vừa thâmtrầm. Là những nhà thơ, mấy ai lại không dùng ví von, nhưng ví von của thơ Tố Hữu,Xuân Diệu, Chính Hữu, mỗi người cũng một khác. Trong tác phẩm văn học, có hai cấp độ hình thức. Thứ nhất, hình thức cảm tính, tứccác biện pháp, thủ pháp, phương tiện mà có thể thống kê, dễ dàng chỉ ra trong tácphẩm, đâu là ẩn dụ, đâu là so sánh, trùng điệp. Những hình thức này có thể xuất hiệnnhư một yếu tố đơn lẻ trong tác phẩm. Thứ hai, hình thức quan niệm, cấp độ sâu hơncủa hình thức. Đây chính là khái niệm chỉ hình thức như là phương thức hình thành,xuất hiện của một nội dung nhất định, là quy luật tạo hình thức. Nói cách khác, đó làcái lí của hình thức, tức là cái lí do tạo thành hình thức đó. Khái niệm này còn có cáitên khác như hình thức mang tính nội dung, hay tính nội dung của hình thức. Hìnhthức quan niệm là cấp độ không dễ dàng nhìn thấy ngay trong tác phẩm. Vì mang tínhquan niệm, nên nó biểu hiện bằng sự lặp lại ở các yếu tố cùng loại trong tác phẩm vàkhi đã lặp lại thì những yếu tố đó sẽ mang nghĩa, tức là cái lí của việc vì sao xuất hiệncác yếu tố trùng lặp đó. Đề tài, tư tưởng là yếu tố nội dung được thể hiện qua toàn bộ thế giới hình tượngnhư nhân vật, xung đột, cốt truyện, ngôn ngữ. Nhưng mọi đề tài đều có hình thức riêngmang tính lịch sử trong hình tượng, chẳng hạn như tư tưởng tự do của nhân vật TừHải. Đó là tự do thoát khỏi thực trạng trói buộc, tự do vẫy vùng cho phỉ chí bình sinhtrong vũ trụ, khác rất nhiều với tư tưởng tự do ở phương Tây đương thời, gắn liền vớitự do kinh doanh, tự do trong xã hội, tự do cá tính. Như vậy, hình thức tác phẩm không phải là tổng cộng của các mặt hình thức, màcòn có sự thống nhất quy định, phụ thuộc nhau giữa các mặt hình thức của các yếu tố,các cấp độ của chỉnh thể. Trong đó chẳng những có sự thống nhất hình thức với nộidung, mà còn có sự thống nhất, quy định tùy thuộc nhau giữa các mặt hình thức củacác lớp. Sự thống nhất đó tạo nên giá trị thẩm mĩ toàn vẹn của tác phẩm văn học. 10 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Đây là vấn đề xưa nay được nhiều người bàn, với những quan niệm khác nhau. Ởđây, ta tìm hiểu vấn đề nội dung và hình thức theo quan niệm nhất quán về bản chấtcủa tác phẩm văn học, coi mỗi tác phẩm là một đơn vị ngôn từ. Theo ý nghĩa triết họcthì mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều có nội dung và hình thức của chúng. Nộidung là cái chứa đựng bên trong và hình thức là cái bao bọc bên ngoài. Giữa chúng cómối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại rất biện chứng. Quan hệ nội dung và hình thức, xét về thực chất, không phải là quan hệ của cái bêntrong và bên ngoài, vì như vậy, nội dung và hình thức đã bị tách rời ở hai không giankhác nhau. Trong một bức tường, nội dung và hình thức đều hiện ra ngoài, còn bêntrong trống rỗng. Ở đây, nội dung biểu hiện qua hình thức, thấm nhuần trong hìnhthức. Nội dung quyết định hình thức không có nghĩa là đầu tiên nhà văn sáng tạo toànbộ nội dung, sau đó sáng tạo toàn bộ hình thức phù hợp. Nội dung quyết định ngaytrong ý đồ và cấu tứ đầu tiên, sau đó nội dung tác phẩm cũng lớn lên, hoàn thiện vàphong phú thêm cùng hình thức của nó. Hêghen đã nói: “Nội dung chẳng phải là cáigì khác, mà chính là chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳnggì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức”1. Rõ ràng, bản chất của tác phẩm văn học là ngôn từ, mà ngôn từ tức là lời nói, là sựvận dụng ngôn ngữ nào đó trong giao tiếp, vận dụng ngôn ngữ có tính cộng đồngthành ra ngôn từ có tính chất cá nhân. Tất cả vì mục đích giao tiếp mà đã là giao tiếpthì phải có nhu cầu thổ lộ một điều gì đó. Vậy nội dung của tác phẩm văn học chính làtrả lời câu hỏi tác phẩm nói cái gì với người đọc. Còn khi người đọc tiếp nhận tácphẩm văn học thì cần biết tác phẩm nói điều gì với mình. Bất cứ hình thái ngôn từ nào– dù là bình thường hay văn hoá, nghệ thuật bao giờ cũng nói một điều gì đó của đờisống có tính chất khách quan và một điều gì đó của cá nhân mang tính chất chủ quan.Bất cứ tác phẩm văn học nào, vì vậy, cũng có nội dung khách quan (hay phương diệnkhách quan của nội dung) và nội dung chủ quan (hay phương diện chủ quan của nộidung), dù đó là tác phẩm dân gian hay cổ điển, hiện đại. Bất kỳ thể loại nào thuộc bấtcứ hình thái lịch sử nào, đã là tác phẩm văn học thì là một dạng ngôn từ, nghĩa là lời 111 Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn hoc, tập 2, (Tác phẩm vănhọc), Nxb. Giáo dục, tr.32nói, mà đã là lời nói thì phải nói một điều gì đó của đời sống khách quan và nói mộtđiều gì đó của chính người nói tức của tác giả. Trừ những tác phẩm mà tác giả khôngmuốn nói với ai, hay chỉ dành cho riêng mình. Cốt lõi của nội dung thứ nhất (nội dung phản ánh, nội dung hiện thực) ta gọi là chủđề; còn cái cốt lõi của nội dung thứ hai (nội dung tư tưởng, nội dung biểu hiện) ta gọilà tư tưởng. Tác phẩm nào cũng vừa có chủ đề đồng thời vừa có tư tưởng, đặc biệtphương diện sau. Tư tưởng ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện cách nhìn,quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm, … của người nói trên nhiều lĩnh vực nhưchính trị, triết học, tôn giáo, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, … Trong tác phẩm, có khitư tưởng biểu hiện một cách trực tiếp, nhưng phổ biến là biểu hiện một cách gián tiếpthông qua hình tương ngôn từ. Hai mặt cơ bản này của nội dung bao giờ cũng thốngnhất với nhau. Nội dung thứ nhất hướng tới cái chân; còn nội dung thứ hai thì hướngtới cái thiện. Và đây là chân, thiện của nghệ thuật nên phải hoà quyện với cái mĩ. Đólà xét về mặt giá trị. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào chỗ đứng và quan niệm của mỗingười trong xã hội. Cần chú trọng đến cái mĩ trong tác phẩm. Sự tồn tại nội dung của tác phẩm khôngthể và không phải dưới dạng trần trụi. Nội dung phải hiện ra bên trong và qua hìnhthức. Cái gọi là tư tưởng hay chủ đề là cái ta “trừu xuất” ra bằng tư duy lôgíc. Còn nộidung tác phẩm văn học bao giờ cũng tồn tại trong hình thức. Cho nên, muốn hiểu nộidung thật sự thì phải nắm nội dung qua hình thức, phải qua hình thức để tìm nội dung.Nhất quán với góc nhìn của chúng ta khi coi tác phẩm là một dạng thức của lời nói,hình thức trong trường hợp này trả lời câu hỏi như thế nào? Không thể xem nhẹ vai tròcủa hình thức trong một công trình nghệ thuật. Tác phẩm văn học nói một điều gì đóvới con người về cuộc sống và về tác giả đã hẳn là vô cùng quan trọng, nhưng nói thếnào quan trọng không kém. Thành công hay không, thành công đến mức nào là ở chỗnhư thế nào? Nói cái gì chỉ quan trọng khi được thực hiện thế nào? Nếu không có nhưthế nào thì cũng không thể có cái gì? Nội dung dẫu là chân thực là thánh thiện nhưngnói ra một cách không nghệ thuật thì không đi đến đâu và cũng không để làm gì dướicái nhìn thẩm mĩ. Ở lĩnh vực này, nếu có nói hình thức nghệ thuật là quyết định thìcũng không có gì là quá đáng. Và trong quan hệ với nội dung của tác phẩm thì hình 12thức quyết định giá trị nghệ thuật của nội dung. Nội dung chỉ có giá trị khi nội dung đócó hình thức nghệ thuật tương xứng với nó. Vậy hình thức nghệ thuật dưới cái nhìn bản chất ngôn từ của tác phẩm cụ thể làgồm những yếu tố nào? Có thể thấy ba thành tố. Thứ nhất là thể loại. Thể loại theoquan điểm này chính là vóc dáng chung của tác phẩm với tính cách là đơn vị ngôn từ.Ngôn từ đó là một câu tục ngữ, một bài ca dao, một thiên truyện cổ, hay một bài thơ,một cuốn truyện, một vở kịch. Bài thơ thì là đoản thiên hay trường thiên, là thơ luật,thơ tự do hay thơ văn xuôi, … Điều ta thấy đầu tiên khi tiếp xúc với văn học là thể loạinhất định của tác phẩm, được xem như là hình dạng chung của lời nói. Người sáng tácmuốn thể hiện ý đồ nghệ thuật trước tiên phải chọn thể loại. Sau khi chọn được thể loại thì tác giả phải cấu tạo lời nói của mình. Bất cứ lời nóinào cũng đều có cấu tạo, đơn giản nhất là một câu tục ngữ thì cũng phải có cấu tạo.Một bài thơ, một thiên tiểu thuyết hiện đại lại càng phải có cấu tạo chung. Người viếtphải trình bày diễn biến trước sau của lời nói. Ngôn từ bao giờ cũng có diễn tiến, kếtcấu tác phẩm chính là diễn trình của ngôn từ, tức lời nói đi qua chặng đường nào. Nóicái gì trước cái gì sau. Có khi cái diễn ra trước được nói trước, cái diễn ra sau được nóisau. Cũng có khi ngược lại. Tất cả đều tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật, nhằm tạo ra ấntượng khó quên của lời nói, đã gọi là lời nói thì phải có cái trước, cái sau. Trước sauđó là cấu trúc tạo ra vóc dáng bao quát của nội dung. Nội dung diễn biến ra sao quadiễn trình cụ thể chính là kết cấu của công trình nghệ thuật. Như lí luận truyền thống,kết cấu có kết cấu tình tiết hay không tình tiết, có cốt truyện hay không có cốt truyện,có nhân vật hay không có nhân vật, kết cấu tự sự, kết cấu trữ tình hay kết cấu kịch. Yếu tố sau cùng của hình thức là phong cách ngôn từ của tác phẩm. Nghĩa là xétxem chính bản thân ngôn từ được thực hiện như thế nào. Suy cho cùng, nhân tố thứ banày bao trùm lên nhân tố thứ nhất và thứ hai. Ngôn từ trong tác phẩm được khái thácđến mức tối đa mọi sức mạnh vốn có của lời nói, để tạo nên giá trị thực tế trong khảnăng của mỗi cá nhân. Đó là lĩnh vực của phong cách ngôn từ, biến ngôn từ thôngthường thành ngôn từ nghệ thuật mang dấu ấn riêng của mỗi người. Cũng cần phải trở lại vấn đề then chốt là sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung nghệthuật và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Không có nội dung nào lại không tồn 13tại trong một hình thức nhất định và không có hình thức nào lại không thể hiện một nộidung nào đó. Hình thức yếu kém, non yếu ta gọi là chủ nghĩa sơ lược; còn nội dungyếu kém, trống rỗng ta gọi là chủ nghĩa hình thức. Từng có những trường phái lí luậncó dụng ý loại bỏ hai phạm trù này khi nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật. Họ cho đây lànhững khái niệm lí thuyết vô bổ. Họ chỉ thấy cái toàn thể và cái bộ phận trong cấu trúcbên trong của tác phẩm. Nội dung và hình thức vốn là hai phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiệntượng trong đời sống. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tácphẩm nghệ thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuậtcó giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau. Nói về mộttác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hìnhthức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệthình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy”1. Ở một chỗkhác, ông viết: “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dungtới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung, có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung vàngược lại, tách nội dung khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức”2. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiện ở hai mặt: nội dung quyếtđịnh hình thức và hình thức phù hợp nội dung. Trong mối tương quan giữa nội dung vàhình thức, nội dung bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo. Nó là cái có trước, thông qua ýthức năng động và tích cực chủ quan, nghệ sĩ cố gắng tìm một hình thức phù hợp nhấtđể bộc lộ một cách đầy đủ, hấp dẫn nhất bản chất của nó. Nhà văn Xô Viết Lêônốpcho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng làmột phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”3. Như vậy, sự phù hợp hình thức và nội dung phải được xem xét trong hiệu quả phảnánh những chân lí sâu sắc của đời sống, biểu hiện nổi bật tinh thần thời đại. Chỉ trongtương quan đó, sự thống nhất nội dung và hình thức mới thật sự mang lại những giá trịlớn lao cho kho tàng văn nghệ dân tộc và thế giới. 14 1 Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn hoc, tập 2, (Tác phẩm văn học), Nxb. Giáo dục, tr.29 2 Sđd, tr.30 3 Sđd, tr.33 CÂU HỎI ÔN TẬP1. Tác phẩm văn học là gì? Tại sao phải nghiên cứu tác phẩm trong tính chỉnh thể củanó? Hãy phân tích và cho ví dụ cụ thể. 2. Nội dung tác phẩm văn học là gì? 3. Hình thức và các cấp độ hình thức tác phẩm văn học là gì? Thế nào là hình thứcmang tính nội dung? 4. Hãy trình bày mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.Cho ví dụ cụ thể. 15 Chương 2 ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC Nói đến tác phẩm văn học là nói đến đơn vị sáng tạo của nhà văn – một chỉnh thểthống nhất bao gồm nhiều yếu tố tạo dựng nên và chỉ trong tính chỉnh thể thì hình thứcvà nội dung của tác phẩm mới được thể hiện. Các khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng vàý nghĩa của tác phẩm văn học là chỉ những phương diện khác nhau thuộc nội dung củatác phẩm văn học. Xác định rõ hàm nghĩa của các khái niệm này sẽ tạo điều kiện choviệc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích văn bản nghệ thuật một cách chuẩn xác.2.1. Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan củanội dung tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp nhữngngười, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp trongcác tác phẩm, “tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hếtsức đa dạng: chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, lại có cả chuyệnthần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng mai sau”1. Nhưng mục đíchcủa văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đờisống hay của tưởng tượng. Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vimiêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhấtđịnh có ý nghĩa sâu rộng hơn. 2.1.1. Đề tài Đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có baonhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rõ, đề tàimang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủquan của nhà văn. Bản chất đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọnđề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng. Bởi vì, việc lựachọn đề tài này chứ không phải đề tài khác để thể hiện đã cho thấy, nhà văn coi chínhđề tài ấy là quan trọng hơn cả, đáng quan tâm hơn cả trong cái thời điểm sáng tác đó.Qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện khá rõ tính khuynh hướng trong lập trường tưtưởng của mình. 161 Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn hoc, tập 2, (Tác phẩm vănhọc), Nxb. Giáo dục, tr.34 Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính chất màcòn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trongđời sống tinh thần một thời, hoặc trong thời đại nào đó. Ví dụ, đề tài số phận ngườichinh phu, người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn,Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du. Còn trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tàinhững người trung nghĩa. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đất đời sốngnhất định của thực tại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức,chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm. Bởi vì, đối tượng là một cáigì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phươngdiện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn.Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tácphẩm. Nếu chúng ta lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến biến việc phân tích tác phẩm thànhphân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có nhữngđề tài trung tâm tương ứng; những đề tài đó xuất hiện do có sự đổi mới trong nhữngquan hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp, đồng thời cũng do yêu cầu vănhọc phải nhận thức và phản ánh kịp thời những bước chuyển biến lớn lao của đời sống.Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùngđể chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật.Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật. Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau. Đó có thể làmột giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đềtài kháng chiến chống Mỹ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài công nhân, … Ở giới hạnbề ngoài của đề tài này, các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Tuynhiên, đối tượng nhận thức của nhà văn là cuộc sống, con người xã hội với tính cáchvà số phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó. Giới hạn bề ngoài cho phép nhìn nhận tầm quan trọng của các phạm trù xã hội haylịch sử, tuy đối tượng nhận thức của tác phẩm nghệ thuật nói chung thường không chỉgiới hạn bởi cái bên ngoài của hiện tượng. Cũng cần nhắc đến các phương diện bên 17

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn