Luyện Tập Chương 1 Các Loại Hợp Chất Vô Cơ Bài Tập, Giải Bài 13 Hóa Học 9: Luyện Tập Chương 1

– Chọn bài -Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxitBài 2: Một số oxit quan trọngBài 3: Tính chất hóa học của axitBài 4: Một số axit quan trọngBài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axitBài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axitBài 7: Tính chất hóa học của bazơBài 8: Một số bazơ quan trọngBài 9: Tính chất hóa học của muốiBài 10: Một số muối quan trọngBài 11: Phân bón hóa họcBài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơBài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơBài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Mục lục

Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:

1.

Đang xem: Luyện tập chương 1 các loại hợp chất vô cơ bài tập

Oxit

a) Oxit bazơ + … → bazơ

b) Oxit bazơ + … → muối + nước

c) Oxit axit + … → axit

d) Oxit axit + … → muối + nước

2. Bazơ

a) Bazơ + … → muối + nước

b) Bazơ + … → muối + nước

c) Bazơ + … → muối + bazơ

d) Bazơ oxit bazơ + nước

e) Oxit axit + oxit bazơ → …

3. Axit

a) Axit + … → muối + hiđro

b) Axit + … → muối + nước

c) Axit + … → muối + nước

d) Axit + … → muối + axit

4. Muối

a) Muối + … → axit + muối

b) Muối + … → muối + bazơ

c) Muối + … → muối + muối

d) Muối + … → muối + kim loại

e) Muối … + …

Lời giải:

1. Oxit

a) CaO + H2O → Ca(OH)2

b) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

c) SO3 + H2O → H2SO4

d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

e) CaO + CO2 → CaCO3

2. Bazơ

a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

b) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

c) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

3. Axit

a) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 ↑

b) H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 (ít tan) + 2H2O

c) 2HNO3 + CaO → Ca(NO3)2 + H2O

d) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

4. Muối

a) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

b) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

c) AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

e) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ .

Bài 2: Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:

a) Oxit trong không khí.

b) Hơi nước trong không khí.

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí.

Xem thêm: Bất Phương Trình Mũ, Logarit

d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.

e) Cacbon đioxit trong không khí.

Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Câu e đúng.

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

NaOH có tác dụng với HCl nhưng không giải phóng khí. Để khí bay ra làm đục nước vôi thì NaOH tác dụng với CO2 trong không khí cho Na2CO3 nên khi cho chất này tác dụng với HCl mới cho khí (CO2) làm đục nước vôi trong.

Bài 3: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.

Lời giải:

*

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)

Cu(OH)2 → CuO + H2O (2)

b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:

Theo phương trình (1):

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol

nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:

nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

mCuO = 0,2 x 80 = 16g.

Xem thêm: Cách Sử Máy Tính Casio Để Thi Máy Tính Casio Lớp 9, Giải Toán Trên Máy Tính Casio

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

nNaCl = nNaOH = 0,4 mol

mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.

*

– Chọn bài -Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxitBài 2: Một số oxit quan trọngBài 3: Tính chất hóa học của axitBài 4: Một số axit quan trọngBài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axitBài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axitBài 7: Tính chất hóa học của bazơBài 8: Một số bazơ quan trọngBài 9: Tính chất hóa học của muốiBài 10: Một số muối quan trọngBài 11: Phân bón hóa họcBài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơBài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơBài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
Bài tiếp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập