luận văn về công tác kiểm tra, giám sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.09 KB, 113 trang )

Đang xem: Luận văn về công tác kiểm tra, giám sát

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Kiểm tra, giám sát
Kỹ thuật hình sự
Khoa học hình sự
Nhà xuất bản
Trong sạch vững mạnh
Vững mạnh toàn diện
Ủy ban kiểm tra

Chữ viết tắt
KT, GS
KTHS
KHHS
Nxb
TSVM
VMTD
UBKT

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC

3

TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG ỦY VIỆN
KHOA HỌC HÌNH SỰ
1.1. Công tác kiểm tra, giám sát và một số vấn đề cơ bản về nâng

12

cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Viện
Khoa học hình sự
1.2. Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao chất

12

lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Viện Khoa
học hình sự
Chương 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

39

CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT
CỦA ĐẢNG ỦY VIỆN KHOA HỌC HÌNH SỰ HIỆN NAY
2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao

59

chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng ủy Viện
Khoa học hình sự hiện nay
2.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác

59

kiểm tra, giám sát của Đảng ủy viện Viện Khoa học hình
sự hiện nay
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66
89
91
96

2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận rất quan
trọng của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy và
người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Tổ chức đảng, đảng
viên phải nghiêm chỉnh phục tùng kỷ luật của Đảng; chịu sự KT,GS của Đảng
và chịu sự giám sát của nhân dân. Công tác KT,GS của Đảng góp phần bảo vệ
và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng, làm cho
Đảng ta thực sự TSVM tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Đảng bộ Bộ Viện KHHS là đảng bộ cơ sở, trực thuộc Đảng ủy Tổng cục
cảnh sát, là nơi quán triệt cụ thể hóa, triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi
các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy Tổng cục cảnh sát và lãnh đạo Tổng cục
cảng sát; là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát, thi
hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên. Chất lượng công tác
KT,GS của Đảng ủy, UBKT và cấp ủy các cấp ở Đảng bộ Viện KHHS ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ của Viện KHHS.
Những năm qua, Đảng ủy Viện KHHS, cấp ủy đảng và UBKT các cấp

trong toàn Đảng bộ đã tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị
quyết Trung ương 5 khóa X “Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng” và nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Hướng dẫn của Trung ương
Đảng, của Đảng ủy Tổng cục cảnh sát, Đảng ủy Công an Trung ương về công
tác xây dựng Đảng và công tác KT,GS; góp phần xây dựng cấp ủy, tổ chức
đảng TSVM, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những vấn đề
phức tạp nảy sinh; công tác KT,GS của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn bộc

3

lộ một số hạn chế. Một số cấp ủy còn lúng túng trong xử lý những vấn đề
phức tạp nảy sinh. Năng lực chỉ huy, quản lý điều hành và thực hiện chức
trách của đội ngũ cán bộ, đảng viên có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ. Công tác kiểm tra có nơi còn thiếu chủ động, cá biệt có cấp ủy, tổ chức
đảng còn có biểu hiện trông chờ ở trên. Bí thư và cán bộ chủ trì ở một số tổ
chức đảng trách nhiệm và tính đảng chưa cao, thiếu gương mẫu. Chất
lượng và kết quả các cuộc KT,GS còn có mặt hạn chế. Mặt khác các thế lực
thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” với phương
thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; nhiều vấn đề mới, phức tạp về
an ninh trật tự, văn hóa, đạo đức, lối sống tác động tiêu cực đến tư tưởng
của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong đơn vị.
Trước tình hình trên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác KT,GS ở
Đảng bộ Viện KHHS, góp phần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ; lãnh đạo hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, xây Viện KHHS vững mạnh.
Với những lý do đó tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Viện Khoa học hình sự hiện nay ” làm đề

tài luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác KT, GS có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng
nên trong các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn coi trọng công tác KT, GS, đã kịp thời ban hành các chủ
trương, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.
Bên cạnh đó, công tác KT, GS cũng được sự quan tâm của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học với các công trình, đề tài tiêu biểu sau:
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác KT, GS.
“Công tác kiểm tra của đảng uỷ các hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu
cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân giai đoạn hiện nay”, Nguyễn

4

Nguyện, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự,
năm 2005. Tác giả đã làm rõ những đặc điểm nổi bật mang tính chất đặc thù
của Đảng uỷ các Hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến
dịch ở Học viện Lục quân, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra của đảng uỷ các hệ đào tạo cán bộ
Chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân. Trên cơ sở
phân tích những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện
kiểm tra của đảng uỷ các hệ, tác giả đã rút ra năm kinh nghiệm và đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của đảng uỷ các Hệ đào tạo cán
bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục quân.
“Công tác KT, GS của đảng uỷ các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở
Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”, Phạm Quang Thanh, Luận văn thạc sĩ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị, năm 2010. Tác giả đã phân tích làm rõ
tình hình, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của các đảng uỷ hệ, nhiệm vụ công tác
KT,GS của các đảng uỷ hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩ quan

Chính trị. Phân tích làm rõ nội hàm quan niệm về công tác KT,GS, chỉ rõ mục
đích, chủ thể, lực lượng tiến hành, đối tượng và nội dung, hình thức thực hiện
công tác KT,GS của các đảng uỷ hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩ
quan Chính trị. Xác định những vấn đề có tính nguyên tắc, đánh giá những ưu
điểm, hạn chế, khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm trong tiến hành công tác
KT,GS; dự báo các yếu tố tác động, xây dựng tiêu chí đánh giá và đề xuất các
giải pháp trong tiến hành công tác KT,GS của các đảng uỷ hệ, tiểu đoàn quản
lý học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.
“Hoạt động của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở thuộc Binh chủng Đặc công
hiện nay”, Trần Tất Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị quân sự, năm 2006. Trên cơ sở làm rõ ba đặc điểm tác động tới hoạt
động của các UBKT đảng ủy cơ sở ở Binh chủng Đặc công, tác giả đã phân
tích làm rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, chỉ rõ những nguyên nhân ưu,

5

khuyết điểm và những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện nhiệm
vụ KT,GS của UBKT đảng uỷ cơ sở thuộc Binh chủng Đặc công. Đưa ra hệ
thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT đảng uỷ cơ sở thuộc
Binh chủng Đặc công gồm: Nâng cao nhận thức cho cấp uỷ và đội ngũ CB,ĐV
về công tác KT,GS và vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu
hoạt động của UBKT đảng uỷ cơ sở; xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc,
thực hiện tốt nội dung, yêu cầu, vận dụng linh hoạt hình thức, phương pháp,
quy trình hoạt động của UBKT; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo,
kiểm tra của UBKT cấp trên đối với quá trình xây dựng và hoạt động của
UBKT đảng uỷ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp, đề cao trách nhiệm của các
tổ chức, các lực lượng đối với hoạt động của UBKT; thường xuyên sơ, tổng kết
rút kinh nghiệm về hoạt động của UBKT.
Nhóm công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác KT, GS.

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS trong đảng bộ khối các
cơ quan Trung ương”, Trương Tấn Sang, Tạp chí Kiểm tra, số 5 năm 2009.
Tác giả chỉ rõ: để làm tốt công tác KT,GS, trong chương trình, kế hoạch
KT,GS của cấp uỷ, UBKT các cấp phải có trọng tâm, trọng điểm, sát với đặc
điểm tình hình của các cơ quan, cần tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn dễ
phát sinh vi phạm. Qua KT,GS kịp thời phát huy ưu điểm, uốn nắn, khắc phục
thiếu sót, khuyết điểm của CB,ĐV từ khi mới manh nha để chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn không để xảy ra vi phạm kéo dài ảnh hưởng đến tình hình
nội bộ trong các cơ quan, đơn vị.
“Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới
khi có dấu hiệu vi phạm của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các trung, lữ đoàn đủ
quân ở Quân khu 1 giai đoạn hiện nay”, Bùi Thế Đăng, Luận văn Thạc sĩ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2005. Tác giả làm rõ về
tổ chức hoạt động của UBKT đảng uỷ các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu
1; phân tích hiện tượng dấu hiệu vi phạm của đảng viên và tổ chức đảng, đưa

6

ra quan niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên, tổ
chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm. Từ phân tích thuận lợi, khó khăn
tác động, tác giả đã đưa ra một trong những yêu cầu nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra đối với UBKT đảng uỷ các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1
khi kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm là:
Nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa trong tiến hành công tác kiểm tra đảng
viên, tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Tác giả đề xuất năm giải pháp
đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng
có dấu hiệu vi phạm kỷ luật ở các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1.
“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các tổ chức cơ sở đảng Trường sĩ
quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin”, Lê Văn Cơ, Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị quân sự, năm 2003. Sau khi phân tích vai trò ý nghĩa tác dụng
của công tác kiểm tra của đảng; vai trò công tác kiểm tra và trách nhiệm của đảng uỷ
cùng UBKT các cấp đối với công tác kiểm tra; tác giả khái quát những ưu, khuyết
điểm và những nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm của công tác kiểm tra ở các tổ
chức cơ sở đảng Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin; chỉ ra năm yêu cầu và
bốn giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các tổ chức cơ sở
đảng Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin.
“Nâng cao năng lực công tác KT, GS của chi uỷ các chi bộ đại đội
quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” Nguyễn Văn
Doanh, Luận văn Thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự,
năm 2008. Trên cơ sở phân tích làm rõ đặc thù của các chi uỷ chi bộ đại
đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2; xác định đối tượng,
nội dung, hình thức, phương pháp, cách tiến hành và mối quan hệ giữa
kiểm tra và giám sát, vai trò công tác KT,GS ở chi bộ, tác giả làm rõ
những yếu tố cấu thành năng lực và biểu hiện năng lực trong công tác
KT,GS của chi uỷ, từ đó đưa ra quan niệm về năng lực KT,GS của chi uỷ
các chi bộ đại đội quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2. Từ phân

7

tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tác giả đã đưa ra một số kinh
nghiệm nâng cao năng lực công tác KT,GS của các chi uỷ chi bộ đại đội
quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2. Để tăng nâng cao năng lực
công tác KT,GS của các chi uỷ chi bộ đại đội quản lý học viên ở Trường sĩ
quan Lục quân 2 hiện nay, tác giả đề ra bốn giải pháp cơ bản, trong đó đi sâu
phân tích giải pháp: tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các
cấp uỷ, tổ chức đảng, các lực lượng về nâng cao năng lực KT,GS của chi uỷ
các chi bộ đại đội quản lý học viên ở Tường Sĩ quan Lục quân 2 được coi là
biện pháp rất quan trọng làm cho năng lực tiến hành công tác KT,GS của các

chi uỷ đại đội được tiến hành chủ động có hiện quả.
“Nâng cao chất lượng công tác giám sát của các đảng ủy Hệ, tiểu đoàn
Đảng bộ Học viện Phòng không, không quân hiện nay”, Phạm Quang Trung ,
luận văn Thạc sỹ xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước năm 2014. Tác giả
đã luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất
lượng công tác giám sát của đảng ủy Hệ, tiểu đoàn ở Đảng bộ Học viện Phòng
không, không quân. Đánh giá đúng thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng về công tác giám sát của đảng ủy Hệ, tiểu đoàn ở Đảng bộ Học
viện Phòng không, Không quân. Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng công tác giám sát của đảng ủy Hệ, tiểu đoàn ở Đảng
bộ Học viện Phòng không, Không quân hiện nay.
“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT,GS góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”, Nguyễn Văn Chi, Tạp chí Kiểm tra,
số 5, năm 2006, tác giả đã đề cập một số vấn đề quan trọng đối với việc nâng
cao hiệu quả công tác KT,GS của cấp uỷ các cấp hiện nay. Khái quát những
đóng góp quan trọng của cấp uỷ và UBKT các cấp trong công tác xây dựng
Đảng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT,GS, tác giả khẳng định:
“Cấp uỷ các cấp phải tích cực, chủ động và đích thân trực tiếp chỉ đạo các cuộc
kiểm tra của mình theo kế hoạch đề ra. Qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh
giá, rút kinh nghiệm để phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ”.

8

“Bàn về chất lượng công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng” Phạm Thị
Ngạn, Tạp chí Kiểm tra, số 7, năm 2006, tác giả đã đưa ra khái niệm về chất
lượng công tác KT,GS. Sau khi phân tích kỹ hơn về nội hàm khái niệm, tác
giả đã đưa ra sáu tiêu chí đánh giá chất lượng công tác KT,GS. Tác giả cho
rằng: chất lượng của sáu tiêu chí trên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan; trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định. Đặc

biệt, tác giả đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của từng tiêu
chí và đó là cách thức nhanh nhất để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra.
“Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và khắc phục khuyết điểm
khi mới manh nha”, Tô Quang Thu, Tạp chí Kiểm tra, số 11 năm 2006, bài
viết đã đề cập năm biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát. Trong
đó, tác giả nhấn mạnh cấp uỷ đảng các cấp phải nhận thức sâu sắc, trực tiếp
xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và trực tiếp
đôn đốc thực hiện; thường xuyên bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, nắm chắc
các nguồn thông tin để có đủ dữ liệu cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, dự
báo hành vi sai phạm và ngăn ngừa ngay từ khi mới manh nha; chú trọng xây
dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu,
kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Gần đây nhất còn có hai đề tài: “Chất lượng công tác kiểm tra, giám
sát ở Đảng bộ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động giai đoạn hiện nay”, luận văn
cao học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, năm
2015, của Nguyễn Thanh Sơn và đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng bộ quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay”, luận văn cao học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, năm 2015, của Nguyễn Văn Tâm.
Từ cách tiếp cận dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các luận văn,
bài báo khoa học đã luận giải sâu sắc những vấn đề công tác KT, GS của
Đảng và các tổ chức cơ sở Đảng. Đây là cơ sở lý luận để tác giả kế thừa chọn
lọc vận dụng nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào

9

nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác KT, GS của Viện KHHS. Vì vậy,
đề tài “Nâng cao chất lượng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS hiện
nay” mà tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ công trình,

đề tài, luận văn, luận án đã nghiệm thu, bảo vệ, công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về chất lượng công tác
KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công tác
KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác KT, GS và rút ra một số
kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS
trong những năm qua.
Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện Khoa học hình
sự hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế chất lượng công tác KT, GS của
Đảng ủy Viện KHHS; số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho nghiên
cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Dựa trên hệ thống lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Nghị

10

quyết, Chỉ thị, Quy định, Quy chế của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ

Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương.
* Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS,
cùng các báo cáo tổng kết công tác kiểm tra giám sát của Viện và các số liệu
điều tra khảo sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa
Mác – Lênin, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp của khoa học
chuyên ngành và khoa học liên ngành, chú trọng phương pháp phân tích, tổng
hợp, logic, lịch sử, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã
hội học và phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học
cho công tác kiểm tra giám sát của Đảng ủy Viện KHHS đồng thời luận văn
có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giảng dạy ở
các học viện, Tổng cục cảnh sát Bộ Công an.
7. Kết cấu của đề tài:
Luận văn gồm: Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.

11

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CỦA ĐẢNG ỦY VIỆN KHOA HỌC HÌNH SỰ

1.1. Công tác kiểm tra, giám sát và những vấn đề cơ
bản về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng ủy Viện Khoa học hình sự
1.1.1. Đảng ủy Viện Khoa học hình sự và công tác kiểm tra, giám sát

của Đảng ủy Viện Khoa học hình sự
* Một số nét khái quát về Viện KHHS
Ngày 19/8/1945, khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta
thắng lợi hoàn toàn thì cũng là lúc những đơn vị Công an đầu tiên được thành
lập để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Trước yêu cầu của công
tác bảo vệ và giữ gìn chính quyền cách mạng non trẻ, Phòng căn cước Nha Công
an Trung ương (tiền thân của Viện KHHS ngày nay) được thành lập.
Năm 1953, sau khi Thứ Bộ Công an được thành lập, Phòng Căn cước có
bí số là Phòng 5 nằm trong Vụ trị an hành chính, với nhiệm vụ khai thác tàng
thư căn cước, phát hiện nội gián, phục vụ chính quyền cách mạng; khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án và chỉ đạo công tác căn
cước của công an cấp dưới.
Năm 1960, Phòng Căn cước được đổi tên thành Phòng Kỹ thuật KHHS
(bí số P3-C39).
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội, ngày 19/5/1978, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã ký
Quyết định số 77/QĐ-BNV tách Phòng Kỹ thuật KHHS ra khỏi Cục Kỹ thuật
nghiệp vụ và Quyết định số 78/QĐ-BNV thành lập Viện KHHS.
Hiện nay, Viện KHHS có 10 Phòng, Trung tâm và 02 Phân Viện. Viện
KHHS có 11 chi bộ Phòng, Trung tâm và 01 Đảng bộ bộ phận: Phòng Tham

12

mưu, Phòng giám định Cháy nổ và sự cố kỹ thuật; Phòng giám định Truyền
thống; Phòng giám định Hóa pháp lý; Phòng giám định Tài liệu; Phòng Kỹ thuật
phòng, chống tội phạm; Trung tâm giám định Pháp y; Trung tâm giám định Ma
túy; Trung tâm giám định Sinh học pháp lý; Trung tâm giám định Kỹ thuật số và
Điện tử; Phân Viện KHHS tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phân Viện KHHS tại
Thành phố Đà Nẵng với tổng số gần 300 cán bộ, đảng viên.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện KHHS
Nghiên cứu đề xuất, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các kế
hoạch, chủ trương, nguyên tắc, chế độ, điều lệ và biện pháp công tác KTHS,
báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Tổ chức các hoạt động giám định tư pháp về KTHS và Pháp y theo quyết
định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, các đơn vị nghiệp vụ
trong ngành Công an và các cơ quan, tổ chức xã hội khác theo quy định.
Chỉ đạo và tham gia công tác khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của
Cơ quan điều tra và các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ khác trong lực lượng
Công an nhân dân.
Tổ chức hoạt động kỹ thuật phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp
luật khác theo quy định.
Nghiên cứu đề xuất, xây dựng, triển khai dự án và lập kế hochj trang bị phương
tiện kỹ thuật chuyên dùng cho lực lượng KTHS và Pháp y Công an nhân dân.
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; cải tiến
và sản xuất phương tiện, hóa chất chuyên dụng phục vụ giám định KTHS,
Pháp y, khám nghiệm hiện trường, phòng, chống tội phạm và các vi phạm
pháp luật khác. Tổ chức dịch vụ ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu
sản xuất và điều chế hóa chất giám định theo yêu cầu của các cơ quan nghiệp
vụ, tổ chức xã hội và công dân.
Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác, tham gia nghiên cứu phát triển lý luận
KHHS, biên soạn và phát hành tài liệu nghiệp vụ về KTHS và Pháp y.

13

Thông qua hoạt động thực tiễn công tác giám định, khám nghiệm hiện
trường và kỹ thuật phòng, chống tội phạm phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát
sinh, phát triển và thủ đoạn hoạt động của tội phạm, đề xuất các biện pháp phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự và vi phạm pháp luật khác.

Đề xuất Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm
Giám định viên KTHS thuộc Viện KHHS và Giám định viên KTHS thuộc Bộ
Quốc phòng. Huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng
giám định kỹ thuật hình sự, pháp y, khám nghiệm hiện trường và kỹ thuật
phòng chống tội phạm. Phối hợp với các trường trong và ngoài ngành Công
an tham gia đào tạo, huấn luyện sau đại học về nghiệp vụ kỹ thuật hình sự.
Thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về KHHS, pháp y theo
quy định của Bộ trưởng.
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác chính sách, công tác đào
tạo,bồi dưỡng, công tác chính trị, công tác đảng, công tác quần chúng, công
tác hậu cần – kỹ thuật của Viện KHHS theo quy định của Đảng, Nhà nước,
của Bộ trưởng và Tổng cục trưởng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Viện KHHS do Bộ
trưởng và Tổng cục trưởng giao.
– Tổ chức bộ máy của Viện KHHS
Viện KHHS do Viện trưởng phụ trách, có 04 đến 05 Phó Viện trưởng
(trong đó có 01 Phó Viện trưởng là Phân Viện trưởng Phân Viện KHHS tại
Thành phố Hồ Chí Minh, 01 Phó Viện trưởng là Phân Viện trưởng Phân Viện
KHHS tại Thành phố Đà Nẵng)
Tổ chức bộ máy của Viện KHHS gồm 07 Phòng, 04 Trung tâm và 02 Phân
Viện. Mỗi Phòng, Trung Tâm do Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm phụ trách
có từ 02 đến 03 Phó trưởng phòng, Phó giám đốc trung tâm. Phân Viện KHHS
do 01 Phó Viện trưởng Viện KHHS làm Phân Viện trưởng, có 01 Phó Phân
Viện trưởng (Trưởng phòng) và mỗi đội do 01 Phó trưởng phòng phụ trách.

14

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Phòng, Phân
Viện, Trung tâm do Viện trưởng Viện KHHS đề xuất, Tổng cục trưởng Tổng

cục Cảnh sát quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục trưởng
Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
* Cơ cấu tổ chức của Đảng bộ và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Viện KHHS.
Đảng bộ Viện KHHS (C54) là tổ chức cơ sở đảng cả 02 cấp và 03 cấp
gồm có 15 chi bộ và 01 đảng bộ bộ phận trực thuộc. Cụ thể:
– Có 08 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Viện KHHS tại Hà Nội: Chi bộ
Phòng 1, Chi bộ Phòng 2, Chi bộ Phòng 3, Chi bộ Phòng 4, Chi bộ Phòng 5,
Chi bộ Phòng 6, Chi bộ Phòng 7, Chi bộ Phòng 8.
– Đảng bộ bộ phận (C54B) trực thuộc Đảng bộ Viện KHHS (C54) tại
thành phố Hồ Chí Minh có 06 chi bộ trực thuộc .
– Chi bộ phân viện (C54C) tại thành phố Đà Nẵng.
Tổng số đảng viên của đảng bộ là 228 đồng chí (trên tổng số 273 cán bộ
chiến sỹ). Cụ thể:
– 08 chi bộ trực thuộc: 153 đảng viên (trên tổng số 184 cán bộ, chiến sỹ)
– Đảng bộ bộ phận C54B tại TP Hồ Chí Minh có 50 đảng viên (trên tổng
số 57 cán bộ, chiến sỹ) (Đảng ủy bộ phận gồm 05 đồng chí: 01 bí thư Đảng
ủy, 05 Đảng ủy viên; 06 bí thư các chi bộ trực thuộc).
– Chi bộ C54C tại TP Đà Nẵng: 25 đảng viên (trên tổng số 32 cán bộ,
chiến sỹ) (01 bí thư, 01 phó bí thư, 01 chi ủy viên).
Ban chấp hành Đảng bộ Viện KHHS: 07 đồng chí (01 bí thư, 01 phó bí
thư, 05 đảng ủy viên).
Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Viện KHHS: 05 đồng chí (01 chủ nhiệm, 04
ủy viên); ở đảng bộ bộ phận và các chi bộ đồng chí bí thư đảng ủy, bí thư chi
bộ chịu trách nhiệm phụ trách công tác KT, GS (trang 15).
* Đảng ủy Viện KHHS

15

Đảng ủy Viện KHHS do Đại hội đại biểu Đảng bộ Viện KHHS bầu và

được Đảng ủy Tổng cục cảnh sát trực tiếp chuẩn y. Đảng ủy Viện KHHS có
07 ủy viên, gồm: Đồng chí bí thư là Viện trưởng, phó bí thư là phó Viện
trưởng, đảng ủy viên được bầu theo cơ cấu hợp lý ở các tổ chức đảng trực
thuộc. Đảng ủy viên đã trải qua nhiều cương vị chức vụ, nhiều đồng chí được
rèn luyện thử thách qua chiến đấu, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công
tác. Đây là điều kiện thuận lợi để lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công
tác KT,GS của Đảng ủy Viện.
– Chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy Viện KHHS
Căn cứ Quy định số 124 – QĐ/TW, ngày 28-9-2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa IX) về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ trong các
đơn vị Công an nhân dân và hướng dẫn của Đảng ủy Công an Trung ương,
Đảng ủy Viện KHHS có chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng: Đảng ủy là hạt nhân chính lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp trên;
lãnh đạo mọi mặt công tác của đơn vị, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn
vị vững mạnh toàn diện; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ
Nhiệm vụ: Theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của
Ban Bí thư, Đảng ủy Viện KHHS có các nhiệm vụ:
Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Lãnh đạo, giáo dục, quán triệt để cán bộ, chiến sỹ nắm vững nhiệm vụ
chính trị của đơn vị.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng kỹ thuật hình sự trong cả
nước thực hiện các chủ trương, biện pháp công tác kỹ thuật hình sự, tổ chức
nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào
lĩnh vực KHHS đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, bảo đảm chất lượng góp phần bảo vệ
an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Lãnh đạo xây dựng đơn vị chính quy, kỷ luật nghiêm.
Hai là, lãnh đạo công tác tư tưởng.

Xem thêm: Top 10 Mẫu Lời Cảm Ơn Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng, Mẫu Lời Cảm Ơn Trong Đồ Án Tốt Nghiệp

16

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và chiến sỹ; thực hiện nghiêm 5 lời thề danh dự,
10 điều kỷ luật của CAND và 6 điều Bác Hồ dạy CAND; phát huy bản chất,
truyền thống tốt đẹp của CAND và của đơn vị; kịp thời uốn nắn tâm tư, nguyện
vọng của cán bộc, đảng viên, chiến sỹ để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.
Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên, chiến sỹ nắm vững và
chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chính trị, kiến thức về mọi mặt và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên, chiến
sỹ.
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, chiến sỹ đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, những hành vi nói, viết và làm trái
với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện
mất dân chủ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân, thiếu tinh
thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống
sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ.
Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
Lãnh đạo cấp ủy xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch công tác cán
bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị. Kết hợp chặt chẽ xây dựng đội ngũ cán bộ
với xây dựng đội ngũ đảng viên.
Lãnh đạo cấp ủy xây dựng và thực hiện quy chế về công tác cán bộ; chấp
hành nghiêm nguyên tắc tập thể cấp ủy thống nhất lãnh đạo và quyết định mọi mặt
công tác cán bộ trong đơn vị theo phân cấp.
Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chỉ huy vững mạnh; thực hiện nghiêm
quy định của cấp trên về tổ chức, biên chế đơn vị.
Bốn là, lãnh đạo bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

Lãnh đạo thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước,
các quy định của Công an về bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ,

17

chiến sỹ trong đơn vị.
Lãnh đạo chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước và Công an về quản
lý, sử dụng trang bị, cơ sở vật chất hậu cần, tài chính; không để xảy ra tham
nhũng, lãng phí, mất mát, hư hỏng.
Năm là, lãnh đạo các tổ chức quần chúng
Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong đơn vị xây dựng tổ chức vững
mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của mỗi đoàn thể,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể hoạt động, góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ của đơn vị.
Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong đơn vị chấp hành và phát huy
quyền làm chủ tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của cấp ủy, nhiệm vụ của đơn vị.
Sáu là, lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng.
Lãnh đạo đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ,
chi bộ TSVM; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và
đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là trong việc phát hiện và đấu tranh chống
quan liêu tham những, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Thực
hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung
dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao
chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo,
tính giáo dục và tính chiến đấu.
Lãnh đạo giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền
phong gương mẫu thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và

tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao
trình độ về mọi mặt.
Lãnh đạo cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên,
phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ

18

được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường
xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện
nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ
luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên
có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi
phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Lãnh đạo làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu
chuẩn và quy trình; chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và những quần chúng ưu tú là cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan.
Lãnh đạo xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu
quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm, là trung tâm đoàn kết, thống nhất
trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị. Kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ trì.
Lãnh đạo kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định về những
điều đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng
tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu
của cán bộ, đảng viên.
* Công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS
– Nhiệm vụ KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS
Điều 30 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ: “các cấp ủy
lãnh đạo công tác KT, GS và tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát các tổ chức

Đảng và Đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng”<25, tr.51> theo đó công tác KT, GS có các nhiệm vụ:
Một là: lãnh đạo công tác KT, GS
Lãnh đạo quán triệt chấp hành quy định, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết,
Chỉ thị hướng dẫn của cấp trên và cấp mình về KT, GS

19

Lãnh đạo công tác KT, GS xác lập chủ trương, phướng hướng, giải
pháp công tác KT, GS
Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban kiểm tra, Đảng bộ, chi bộ xây dựng phương
hướng nhiệm vụ của công tác KT, GS, phân công UBKT thực hiện giám sát
đối với các chi bộ
Lãnh đạo quy chế làm việc của UBKT, ban hành các văn bản theo
thẩm quyền của Đảng ủy về công tác KT, GS
Định kỳ hàng quý nghe đảng ủy, chi ủy, chi bộ trực thuộc và UBKT
báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KT,GS; xem xét và giải quyết các kiến
nghị của UBKT và cấp ủy trực thuộc về công tác KT,GS.
Lãnh đạo UBKT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng, kiện toàn
UBKT, cán bộ kiểm tra; bồi dưỡng kiến thức về công tác KT,GS cho đội ngũ
bí thư đảng ủy bộ phận, chi bộ trực thuộc, CB,ĐV.
Lãnh đạo tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác KT, GS.
Hai là: tổ chức thực hiện công tác KT, GS của Đảng ủy
Căn cứ vào nghị quyết công tác KT,GS của cấp trên, cấp mình, xây
dựng kế hoạch công tác KT,GS trong nhiệm kỳ, từng năm, 6 tháng.
Chỉ đạo UBKT và trực tiếp KT,GS bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ thực
hiện nhiệm vụ KT,GS; tổ chức thực hiện các cuộc KT,GS của đảng ủy theo kế
hoạch, nội dung, chương trình đề ra.
Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật Đảng, kỷ luật chính quyền theo

thẩm quyền hoặc báo cáo lên cấp trên xem xét quyết định.
Giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với các tổ chức đảng và đảng viên.
– Quan niệm về công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi KT, GS là một chức năng lãnh đạo của
Đảng, một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng và là một biện
pháp hữu hiệu để quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Đảng ta

20

luôn nhất quán khẳng định: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh
đạo chủ yếu của Đảng”;“Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không
có lãnh đạo”. Từng giai đoạn cách mạng Đảng đều có những chủ trương
lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn nhằm xây dựng Đảng TSVM cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Bước vào thời kỳ mới, công tác KT, GS được Đảng ta đặc biệt quan
tâm, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương
đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác KT, GS và thường
xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác này. Đến Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, cùng với kiểm tra, Đảng ta đã bổ sung chức năng giám sát của các
cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp.
Công tác KT, GS của Đảng ủy Viện KHHS là những chức năng lãnh
đạo và một mắt khâu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, nhằm xây dựng
đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác KT, GS của Đảng ủy Viện
KHHS do nhiều yếu tố cấu thành, giữa chúng có quan hệ biện chứng, thống
nhất với nhau; là tổng thể các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo KT, GS của Đảng
ủy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát và Ủy ban
Kiểm tra Tổng cục Cảnh sát trong tiến hành các nội dung, hình thức, phương

pháp KT, GS; là sự tác động biện chứng giữa chủ thể và đối tượng nhằm thực
hiện thắng lợi mục đích, nhiệm vụ công tác KT, GS của Đảng ủy.
Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Công tác KT, GS của Đảng ủy
Viện KHHS là tổng thể các hoạt động của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra trong
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp xem
xét theo dõi, đánh giá chỉ ra ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của tổ chức Đảng
và cán bộ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng
Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, góp
phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

21

– Mục đích công tác KT, GS: Nhằm theo dõi, đánh giá tình hình hoạt
động của Đảng bộ và Đảng viên, phát huy những ưu điểm, khắc phục những
thiếu sót, khuyết điểm, ngăn chặn tiêu cực. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch vững mạnh hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Chủ thể công tác KT, GS là Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Viện;
các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Viện KHHS.
– Đối tượng công tác KT, GS là Đảng ủy bộ phận, các chi ủy, chi bộ và
đội ngũ Đảng viên trong toàn Đảng bộ.
– Lực lượng tham gia: UBKT Đảng ủy, các cơ quan chức năng, các chi
ủy, chi bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng trong Đảng
bộ Viện KHHS.
– Nội dung công tác kiểm tra
+ Kiểm tra tổ chức đảng:
Kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm. Việc tổ
chức quán triệt, triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của trên. Kết quả lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; tổ chức lực lượng, xây dựng nền

nếp chính quy, rèn luyện, chấp hành pháp luật Nhà nước, Điều lệnh Công an
nhân dân, kỷ luật ngành; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, công tác tài
chính, hậu cần, kỹ thuật.
Kiểm tra công tác xây dựng đảng gồm:
Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của các
cấp uỷ cấp trên về công tác xây dựng Đảng, việc ra nghị quyết lãnh đạo, kế
hoạch tổ chức thực hiện ở đơn vị mình.
Kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, trước hết
là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, chấp hành
quy chế làm việc; quy chế lãnh đạo của đảng uỷ trên các mặt công tác.

22

Lãnh đạo xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng TSVM, gắn với xây dựng
đơn vị VMTD. Kiểm tra việc giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên, công tác
phát triển đảng viên trong đảng bộ.
Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, thực hiện các mối quan hệ
lãnh đạo chỉ huy, về đoàn kết nội bộ; thực hiện công tác KT,GS trong đảng bộ
và quy chế dân chủ ở cơ sở.
Kiểm tra về lãnh đạo công tác cán bộ, việc quán triệt và thực hiện
nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán
bộ; việc quán triệt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán
bộ; xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ; việc thực hiện công tác chính sách cán bộ trong đơn vị.
+ Kiểm tra đảng viên, kể cả đảng uỷ viên cùng cấp và cán bộ chủ trì cơ
quan, đơn vị thuộc quyền.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, tiêu chuẩn đảng viên,
tiêu chuẩn cấp uỷ viên. Đối với đảng viên là cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ
chủ trì cấp dưới tập trung KT,GS: Quan điểm chính trị, lập trường tư tưởng,

việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ quân
đội; thực hiện nhiệm vụ do cấp uỷ phân công phụ trách và nhiệm vụ, chức
trách được giao; việc học tập rèn luyện, đấu tranh chống tiêu cực, thoái hoá về
chính trị, đạo đức lối sống; tính đảng, tính nguyên tắc, tính chiến đấu trong
sinh hoạt đảng; phương pháp, tác phong công tác, mối quan hệ lãnh đạo chỉ
huy, mối quan hệ cấp trưởng với cấp phó, cấp trên cấp dưới, giữ gìn đoàn kết
nội bộ, quan hệ với quần chúng.
– Nội dung giám sát
+ Đối với tổ chức đảng: Giám sát việc chấp hành Cương lĩnh Chính trị,
Điều lệ Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của cấp uỷ cấp
trên và của cấp uỷ cấp mình; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc quán triệt
và chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách và quy chế của cấp uỷ.

23

Việc chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác tổ chức, cán bộ;
thực hiện mối liên hệ mật thiết với quần chúng. Việc chấp hành kỷ luật của tổ
chức đảng và đảng viên; giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý giáo dục rèn luyện, nâng
cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên.
+ Đối với đảng viên: Ngoài những nội dung giám sát đối với tổ chức
đảng, cấp uỷ còn giám sát đảng viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm
vụ được giao, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống và giữ quan hệ với tổ
chức đảng ở nơi cư trú.
– Hình thức kiểm tra
+ Kiểm tra thường xuyên: kiểm tra là chức năng lãnh đạo, là xây dựng
Đảng; mà chức năng lãnh đạo và xây dựng Đảng phải được tiến hành thường
xuyên. Mặt khác, hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên cũng diễn ra thường
xuyên. Do đó, Đảng uỷ Viện KHHS phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các

chi uỷ, chi bộ và đảng viên tiến hành công tác kiểm tra và tự kiểm tra để phát
huy ưu điểm, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Đảng uỷ
thông qua hoạt động thực tế hàng ngày của các chi uỷ, chi bộ và đảng viên
trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong
sinh hoạt đảng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên; qua tự
phê bình và phê bình; qua kiểm tra, phân tích chất lượng đảng viên, nhận xét,
đánh giá chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh; qua phê bình, góp ý của quần
chúng… để đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của đảng viên và các chi uỷ, chi bộ,
rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, quản lý của đảng uỷ, chi uỷ, chi bộ, kịp
thời xem xét, giải quyết những trường hợp vi phạm.
+ Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ là một hình thức kiểm tra mà các tổ
chức đảng từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương đều cần và có điều kiện để tiến
hành. Tuỳ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng
mà xác định nội dung và thời gian định kỳ kiểm tra cho phù hợp (theo chương
trình công tác, giai đoạn …). Về nội dung kiểm tra định kỳ, có thể chỉ kiểm tra
chuyên sâu một số nội dung cần thiết.

24

+ Kiểm tra bất thường: Ngoài hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm
tra định kỳ là chủ yếu, khi cần, có thể kiểm tra bất thường. Hình thức kiểm tra
này được áp dụng khi có sự việc đột xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra hoặc
khi có yêu cầu kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên. Đối tượng kiểm tra bất
thường có số lượng ít, nội dung kiểm tra tập trung vào một số vấn đề nhất định;
yêu cầu kiểm tra để kịp thời ngăn chặn (như khi có dấu hiệu vi phạm, có tố cáo)
là phải xem xét, kết luận nhanh chóng. Do đó, tuỳ đối tượng, nội dung, yêu cầu
kiểm tra mà có kế hoạch tiến hành cho phù hợp.
– Hình thức giám sát: Giám sát của đảng ủy Viện KHHS đối với các chi bộ và
đảng viên gồm có hai hình thức: giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.

+ Giám sát thường xuyên. Giám sát thường xuyên không lập tổ (hoặc
đoàn) giám sát. Giám sát thường xuyên có giám sát trực tiếp và giám sát gián
tiếp. Giám sát trực tiếp là thông qua dự các hội nghị, cuộc họp của các chi uỷ,
chi bộ; yêu cầu các chi uỷ, chi bộ, đảng viên trực tiếp báo cáo; trực tiếp chỉ đạo,
theo dõi chi uỷ, chi bộ thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ của đảng uỷ giao. Giám sát
gián tiếp thông qua nắm tình hình phản ánh của các tổ chức quần chúng, cán bộ,
đảng viên và các đoàn thể chính tri – xã hội ở ngoài đơn vị đối với tổ chức đảng
và đảng viên thuộc phạm vi giám sát.
+ Giám sát theo chuyên đề có lập tổ (hoặc đoàn) giám sát, là hoạt động
giám sát của đảng uỷ đi sâu vào những nhiệm vụ hay lĩnh vực cụ thể của một
chi uỷ, chi bộ, một đảng viên nào đó.
Quá trình tiến hành các hình thức KT, GS, đảng uỷ Viện KHHS cần
thực hiện tốt phương châm chỉ đạo: Giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải
có trọng tâm, trọng điểm. Giám sát mở rộng là phải tăng số lượng các cuộc
giám sát; mở rộng đối tượng được giám sát; tất cả các tổ chức đảng, UBKT
đều tiến hành các cuộc giám sát đi đôi với nâng cao chất lượng các cuộc
giám sát. Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm với mục tiêu số lượng các cuộc
kiểm tra hợp lý, hướng kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tập trung vào

25

Tài liệu liên quan

*

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng bộ xã, thị trấn trong huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên giai đoạn 2015 2020 62 7 64

*

Đề án Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp 41 4 36

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác THANH NIÊN ở các PHƯỜNG THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn HIỆN NAY 98 915 7

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác KIỂM TRA GIÁM sát của ĐẢNG ủy VIỆN KHOA học HÌNH sự HIỆN NAY 113 1 3

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác vận ĐỘNG QUẦN CHÚNG PHÒNG CHỐNG MUA bán NGƯỜI QUA BIÊN GIỚI của bộ đội BIÊN PHÒNG TỈNH lào CAI 99 557 1

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác KIỂM TRA GIÁM sát của các HUYỆN ủy, THUỘC ĐẢNG bộ TỈNH cà MAU HIỆN NAY 96 987 13

Xem thêm: Đồ Án Thiết Kế Trạm Biến Áp 22 0 4Kv, Đồ Án Tốt Nghiệp: Thiết Kế Trạm Biến Áp 100 Kva

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN ở các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG đơn vị QUẢN lý học VIÊN, học VIỆN KHOA học QUÂN sự HIỆN NAY 112 877 10

*

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác THI ĐUA KHEN THƯỞNG ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG HIỆN NAY

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn