luận văn về chợ nổi cái răng

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh
đạo khoa và cùng toàn thể thầy cô khoa Đông Phương trường Đại học Lạc Hồng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu đề tài.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã luôn động viên, khuyến khích con trong suốt thời
gian qua. Cha mẹ đã luôn ở bên con những lúc con mệt mỏi và chán nản, cho con
những lời khuyên và giúp con vững tin nên con mới có thể có ngày hôm nay.
Người đặc biệt em muốn gửi tới lời cám ơn chân thành đó chính là Ths. Phạm
Thị Bích Hằng, cô đã trực tiếp chỉ dẫn và đưa ra những gợi ý giúp cho bài báo cáo
của em hoàn thành đúng thời điểm.
Nhưng do năng lực còn hạn chế bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót nên
mong thầy cô đóng góp ý kiến giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTT
Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những đóng góp của đề tài
Bố cục đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG ………………………………….. 7
1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn ……………………………………………………………….. 7
1.1.1 Khái niệm chợ……………………………………………………………………………………. 7
1.1.2 Khái niệm chợ nổi ……………………………………………………………………………… 7
1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ ……………………………………………………………………….. 8
1.1.3.1 Những điểm tương đồng ……………………………………………………………… 8
1.1.3.2 Những điểm khác biệt …………………………………………………………………. 8
1.2 Yếu tố địa lý-tự nhiên của chợ nổi Cái Răng …………………………………………………. 8
1.2.1 Vị trí địa lý ………………………………………………………………………………………… 8
1.2.2 Khí hậu-thủy văn ……………………………………………………………………………… 10
1.3 Yếu tố lịch sử-văn hóa-xã hội ……………………………………………………………………. 11
1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng ……………………………………………………. 11
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế-văn hóa-xã hội vùng chợ nổi Cái Răng ………………….. 18
1.3.3 Cấu trúc dân cư ở vùng chợ nổi Cái Răng ……………………………………………. 23
CHƢƠNG 2: CHỢ NỔI CÁI RĂNG DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ……………… 27
2.1 Cách thức hoạt động …………………………………………………………………………………. 27
2.1.1 Người tham gia chợ nổi …………………………………………………………………….. 27
2.1.1.1 Giới thương hồ ……………………………………………………………………………. 27

2.1.1.2 Người mua ………………………………………………………………………………… 30
2.1.2 Thời gian hoạt động ………………………………………………………………………….. 30
2.1.3 Không gian chợ nổi ………………………………………………………………………….. 32
2.1.4 Phương tiện, các loại hàng hóa và dịch vụ trên chợ nổi Cái Răng …………… 33
2.1.4.1 Phương tiện ……………………………………………………………………………….. 33
2.1.4.2 Các loại hàng hóa và dịch vụ ………………………………………………………… 36
2.2 Nét sinh hoạt văn hóa chợ nổi Cái Răng ……………………………………………………… 42
2.2.1 Cách thức rao hàng độc đáo bằng cây Bẹo …………………………………………… 42
2.2.2 Văn hóa thương hồ …………………………………………………………………………… 45
2.2.3 Tiếng hò, tiếng hát dân gian ………………………………………………………………. 51
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CHỢ NỔI CÁI RĂNG
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NAM BỘ ……………………………………….. 53
3.1 Vai trò của chợ nổi trong du lịch đồng bằng sông Cửu Long ……………………….. 53
3.1.1 Đánh giá chung về các loại hình du lịch đồng bằng sông Cửu Long ……….. 53
3.1.2 Vai trò chợ nổi trong việc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long ….. 55
3.2 Chợ nổi Damnoen của Thái Lan-một ví dụ điển hình trong việc
phát triển du lịch……………………………………………………………………………………………. 57
3.2.1 Nét độc đáo chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan ……………………………. 57
3.2.2 Một số nhận xét về mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch …………………. 59
3.3 Thực trạng chợ nổi Cái Răng …………………………………………………………………….. 60
3.4 Một số giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như một sản phẩm du lịch của
miền Tây Nam Bộ …………………………………………………………………………………………. 63
3.4.1 Những biện pháp đã được đề xuất ………………………………………………………. 63
3.4.2 Những đề xuất của người viết…………………………………………………………….. 67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. Hình ảnh
Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng ………………………………………………………10
Hình 1.2: Cà ràng hình số 8 …………………………………………………………………………13
Hình 1.3: Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng ………………………………………………………….16
Hình 1.4: Cây bẹo ……………………………………………………………………………………..20
Hình 1.5: Cảnh buôn bán ……………………………………………………………………………21
Hình 2.1: Sắc xuân trên chợ nổi Cái Răng …………………………………………………….32
Hình 2.2: Sớm mai trên chợ nổi Cái Răng ……………………………………………………..33
Hình 2.3: Thuyền buôn đến từ tỉnh Long An …………………………………………………35
Hình 2.4: Thuyền buôn đến từ tỉnh Kiên Giang ……………………………………………..35
Hình 2.4: Ghe dịch vụ bán hủ tiếu ……………………………………………………………….39
Hình 2.6: Trạm xăng nổi …………………………………………………………………………….40
Hình 2.7: Du thuyền trên chợ nổi Cái Răng …………………………………………………..41
Hình 2.8: Quần áo treo mà không bán …………………………………………………………43
Hình 2.9: Nước uống bán nhưng không treo …………………………………………………44
Hình 2.10: Treo lá dừa để bán thuyền …………………………………………………………..45
Hình 2.11: Vẽ mắt thuyền ở chợ nổi Cái Răng ……………………………………………….50
Hình 3.1: Chợ nổi Damnoen Saduak ……………………………………………………………57
Hình 3.2: Phương tiện di chuyển trên chợ nổi Damnoen Saduak ……………………..58
Hình 3.3: Nhà vệ sinh nổi trên chợ Cái Răng ………………………………………………..66
2. Bảng biểu

Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của du khách nội địa và quốc tế sau khi tham quan chợ
nổi Cái Răng. ……………………………………………………………………………………………..61
Bảng 3.2: Dự định của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế quay trở lại
chợ nổi Cái Răng những lần tiếp theo. …………………………………………………………..62

PHẦN MỞ ĐẦU

-1-

1.Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, mỗi sinh hoạt xã hội của một cộng
đồng dân tộc đều mang những giá trị đặc thù, hấp dẫn khiến người ta phải khám
phá. Trong đó, chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ là một ví dụ điển hình. Chợ nổi là một
loại chợ không phải ở đâu cũng có thể hoạt động, nó đòi hỏi một không gian riêng
để hình thành và phát triển, một thời gian phù hợp để hoạt động, một cách thức tổ
chức xã hội hợp lý và một mục đích để phục vụ. Chợ nổi miền Tây Nam Bộ là một
thành tố trong văn hoá vùng sông nước, nó sẽ có một giá trị không nhỏ trong phát
triển du lịch nếu có một định hướng đúng đắn.
Đã từng có thời gian chợ nổi phát triển cực thịnh đến nỗi mà người dân ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long từ già trẻ lớn bé ai ai cũng thuộc lòng câu ca dao quen
thuộc:
“ Dòng sông khi đục khi trong
Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa”
Cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, chợ nổi ngày xưa giờ đây cũng
đã thay đổi rất nhiều, có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn lắm hạn chế. Chợ nổi giờ
đây đã không còn giữ được vai trò trung tâm trong cuộc sống buôn bán làm ăn của
cư dân vùng sông nước này như trước nữa, thay vào đó là hình thức chợ nổi đã trở
thành một sản phẩm du lịch. Nếu trở thành một sản phẩm du lịch hoàn hảo thì rất tốt
nhưng rất tiếc sản phẩm này vẫn còn khá nhiều tồn tại, đồng thời nó cũng làm giảm
đi nét đẹp văn hóa vốn có của chợ nổi trước kia.
Nhận thấy việc duy trì nét đẹp văn hóa của chợ nổi trong giai đoạn hiện nay là
rất cấp thiết, đồng thời phải tìm ra những biện pháp giúp chợ nổi trở thành một sản
phẩm du lịch độc đáo. Vì vậy, lấy phạm vi nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng-một
trong những chợ nổi tiêu biểu của vùng miệt vườn sông nước này để làm đề tài
nghiên cứu, người viết mong muốn đề tài: “Hƣớng đi cho chợ nổi Cái Răng trong
tiến trình phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ” sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác
phát triển chợ nổi ở nước ta.

-2-

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Có một số công trình nghiên cứu chợ Nổi :
– Phóng sự “Đời thương hồ” của hai nhà báo Quốc Việt và Tấn Đức thuộc
báo Tuổi Trẻ. Phóng sự đi sâu tìm hiểu về cuộc sống của cư dân vùng sông nước,
những tâm tư, nguyện vọng, những hiểm nguy hàng ngày họ phải đối mặt.
– Năm 2012, ngành Văn hóa thông tin-Bảo tàng tỉnh Cần Thơ thực hiện dự
án chợ nổi Phụng Hiệp Cần Thơ với bộ phim tài liệu dài 35 phút. Đoạn phóng sự
này đã đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giới thương hồ cũng như tìm hiểu
những hạn chế của chợ nổi Phụng Hiệp, để đưa ra dự án phát triển, khôi phục chợ.
– Tác giả Phạm Côn Sơn với quyển “Non nước Việt Nam-Sắc màu Nam Bộ”
với tiêu đề “Văn hóa chợ nổi”, tác giả đã nêu những nhận xét về văn hóa giao tiếp
trên chợ nổi Cái Răng và nét đẹp bình dị của cư dân miền sông nước sống trên khu
vực này.
– Tác giả Nguyễn Anh Thi với bài báo “Chợ nổi-Hương sắc miền Tây”, bài
báo chính là cách nhìn của tác giả về phong cách buôn bán trên chợ nổi.
– Tác giả Nhâm Hùng vừa ra mắt độc giả quyển “Chợ nổi đồng bằng sông
Cửu Long”, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu
Long với cái nhìn tương đối toàn diện, giúp độc giả có thể biết thêm những thông
tin, với những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
– Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chợ nổi Cái Răngthành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân, đưa ra một cái nhìn khái quát về
những mặt tích cực và hạn chế của chợ nổi, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để
phát triển chợ nổi Cái Răng.
Từ những nghiên cứu trên, người viết sẽ có những định hướng trong nghiên
cứu của mình, cũng như tập trung đi sâu khai thác một cách rõ nét hơn về chợ nổi
Cái Răng, từ đó có những ý kiến đóng góp cho việc phát triển du lịch ở chợ nổi Cái
Răng thêm sâu sắc và cụ thể hơn.

-3-

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Chợ nổi là một thành tố văn hóa vô cùng độc đáo ở vùng đất Cửu Long, hầu
hết các tỉnh ở miền Tây đều có chợ nổi, có chợ phát triển cực thịnh nhưng có chợ lại
không mấy ai ghé thăm. Trong tình hình phát triển du lịch như hiện nay thì ngay cả
những chợ được coi là tiêu biểu nhất ở vùng đất Chín Rồng này cũng đang dần có
nguy cơ mất đi, và những nét văn hóa độc đáo cũng dần bị mai một. Vì vậy, trong
khả năng nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ chọn chợ nổi Cái Răng làm đối tượng
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học, logic, mô tả,
liệt kê nhằm làm cho bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, mô tả, liệt kê, logic
Dựa vào việc sưu tầm các nguồn tài liệu từ sách, báo, website, video liên quan
đến du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ và những thông tin liên quan đến
chợ nổi, chợ nổi Cái Răng, tính cách của người Nam Bộ…Người viết đã lựa chọn
và tổng hợp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho bài viết.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, người viết đã đi thực tế xuống chợ nổi
Cái Răng 2 lần vào tháng 5 và tháng 10, tuy số lần đi thực tế chưa nhiều và trong
khoảng thời gian có hạn nên hiệu quả thu được chưa cao. Tuy nhiên, phần nào cũng
đã giúp ích được rất nhiều cho việc nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng.
Người viết đồng thời thực hiện hai cách là dùng phiếu điều tra và phỏng vấn
trực tiếp. Nhưng trong hai cách đó thì phỏng vấn trực tiếp mang lại hiệu quả cao
hơn. Bằng việc đi thực tế trên chợ nổi và đóng vai trò như một người khách mua
hàng người viết đã dễ dàng tiếp cận với giới thương hồ trên chợ nổi Cái Răng, từ đó
hỏi một số điều làm cơ sở viết đề tài.

-4-

Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Tuy không thể đi thực tế ở chợ nổi Thái Lan và nguồn tài liệu viết về chợ nổi
này rất ít. Mặc dù vậy, với những tài liệu có được, người viết đã có được những so
sánh, đối chiếu giữa chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Thái Lan. Tác giả tin rằng, đó sẽ
là những so sánh khá chính xác và hiện thực. Từ đó sẽ làm cơ sở học hỏi những tiến
bộ trong công tác tổ chức kinh doanh du lịch trên chợ nổi từ nước bạn.
5. Những đóng góp của đề tài:
Đóng góp cho khoa học
Chợ nổi là một đề tài độc đáo đã thu hút rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà
nghiên cứu và đối tượng học sinh, sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, nhìn
lại những công trình nghiên cứu từ trước đến nay, người viết chỉ thấy mỗi công
trình của mỗi tác giả đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề và hầu như họ chỉ chú trọng
vào việc khắc phục những hạn chế của chợ nổi. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu lần
này, tác giả đã tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất, phát triển chợ nổi thành một sản phẩm du lịch độc đáo.
Thứ hai, duy trì nét đẹp văn hóa vùng sông nước.
Bài viết sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về chợ nổi.
Đóng góp cho thực tiễn
Từ việc phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của chợ nổi Cái Răng, và
so sánh với mô hình kinh doanh du lịch của chợ nổi Thái Lan người viết đã đưa ra
những giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng như là một sản phẩm du lịch cần phát
triển nhưng vẫn mang đậm những nét văn hóa độc đáo nơi đây.
Đồng thời, đây sẽ là những giải pháp hữu hiệu giúp cho các nhà hoạch định du
lịch trong những chiến phát triển du lịch chợ nổi sắp tới.
6. Bố cục của đề tài: Gồm 3 phần: Dẫn luận, nội dung và kết luận. Trong đó
phần nội dung đề cập đến 3 luận điểm
Luận điểm thứ nhất: Cụ thể bằng chương 1-Tổng quan về chợ nổi Cái Răng-có
dung lượng khoảng 21 trang. Phần này đề cập đến vị trí địa lý, lịch sử hình thành

-5-

chợ nổi Cái Răng, cấu trúc dân cư và đặc biệt đưa ra điểm tương đồng và khác biệt
giữa chợ nổi và chợ.

Đang xem: Luận văn về chợ nổi cái răng

Xem thêm: Cách Tính Đạo Hàm Lớp 11 Bằng Máy Tính Đạo Hàm Của Một Hàm Cơ Bản Bằng Casio

Xem thêm: Tổng Hợp Phương Pháp Thuyết Trình Cổ Điển,Powerpoint Tải Xuống Miễn Phí

Luận điểm thứ 2: Cụ thể bằng chương 2-Chợ nổi Cái Răng dưới góc nhìn văn
hóa-có dung lượng khoảng 25 trang. Phần này đề cập đến cách thức hoạt động chợ
nổi và đặc biệt tìm hiểu về đời sống văn hóa cũng như tâm linh tín ngưỡng của giới
thương hồ sống trên chợ nổi.
Luận điểm thứ 3: Cụ thể bằng chương 3-Thực trạng và định hướng cho chợ nổi
Cái Răng trong phát triển du lịch Tây Nam Bộ-có dung lượng khoảng 17 trang.
Phần này sẽ đưa ra những định hướng cho việc phát triển chợ nổi Cái Răng.

-6-

PHẦN NỘI DUNG

-7-

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG
1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn
1.1.1 Khái niệm chợ: Có rất nhiều khái niệm về chợ
Theo định nghĩa ở các từ điển Tiếng Việt đang lƣu hành: chợ là nơi công
cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ
là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung các
hoạt động buôn bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu
dùng; chợ là nơi tụ họp.

Theo khái niệm thƣờng dùng trong lĩnh vực thƣơng mại: chợ là loại hình
thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta; chợ là hiện thân của
hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các
vùng đô thị các thành phố lớn.

Khái niệm chợ theo thông tƣ 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ
Thƣơng mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với
sự phát triển của nền kinh tế xã hội”.
Nhƣ vậy từ những khái niệm trên ngƣời viết cho rằng: Chợ là nơi trao đổi
mua bán hàng hóa gồm hai thành phần chủ lực: Bên bán và bên mua. Tùy từng
vùng, từng khu vực mà có những nét đặc trưng riêng. Chợ còn là biểu hiện của sự
sung túc hay nghèo nàn của một địa phương.
1.1.2 Khái niệm chợ nổi
Dựa trên khái niệm chợ thì ta cũng có thể hiểu nôm na chợ nổi cũng gồm hai
thành phần: người mua và người bán, nhưng thay vì họp chợ ở trên bờ thì chợ nổi
lại diễn ra trên sông. Khái niệm “chợ nổi” chỉ xuất hiện khoảng ba mươi năm trở lại
đây, ban đầu thì chợ nổi chỉ bao gồm một nhóm cư dân buôn bán với nhau, nhưng
dần dần các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện ra nét độc đáo của hình thức này.
Cũng bắt đầu từ đó mô hình chợ nổi mới được đề cập nhiều.

-8-

Cũng có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về chợ nổi, nhưng
người viết cho rằng khái niệm của tác giả Nhâm Hùng cô đọng và có sức khái quát
cao nhất. Theo Nhâm Hùng (2009 tr.19) cho rằng:
“Chợ nổi là kiểu cách nhóm chợ trên sông. Người mua kẻ bán đều giao thương
trên ghe, xuồng, tàu, bè trong một khoảng thời gian nhất định. Trên chợ nổi có đầy
đủ chủng loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng chủ lực là nông sản”.
Chợ nổi là một hoạt động thương mại đặc biệt. Nó khẳng định tinh thần năng
động và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa.
1.1.3 So sánh chợ nổi và chợ
1.1.3.1 Những nét tƣơng đồng
Đều diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa
Đều có hai thành phần: người mua và người bán
1.1.3.2 Những nét khác biệt: Hai loại hình chợ này có những nét
khác biệt cơ bản sau:
Chợ nổi

Chợ

Diễn ra trên sông

Diễn ra trên bờ

Mang tính tự phát, không phải đóng

Có ban quản lý chợ, phải đóng thuế

thuế
Không phải nơi nào cũng có chợ nổi

Ở bất cứ địa phương nào cũng có chợ

Cách thức rao hàng là cây bẹo

Cách thức rao hàng là bảng hiệu

Mặt hàng chủ đạo là trái cây, nông
sản

Bán tất cả các mặt hàng

1.2 Yếu tố địa lý- tự nhiên
1.2.1 Vị trí địa lý
Chợ nổi Cái Răng được hình thành ngay trên sông Cái Răng, gần cầu Cái
Răng, thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ
khoảng 5km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng và mất 30 phút nếu đi bằng

-9-

thuyền từ Bến Ninh Kiều. Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền;
Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Chợ nổi
Cái Răng liên thông với hàng chục nhánh sông cái, sông con và kênh đào.
Tuy rằng hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chợ nổi Cái
Răng, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm ra đời chợ
Cái Răng. Chỉ biết rằng, ngay từ lúc ban đầu chợ nổi Cái Răng được hình thành ở
nơi giao nhau của 4 con sông: sông Cần Thơ, sông Đầu Sấu, sông Cái Sơn, sông
Cái Răng Bé liền kề với chợ Cái Răng trên bờ và chợ An Bình. Chợ tọa lạc trên trục
giao thông và giao thương chiến lược cạnh sông Tiền, sông Hậu với các kênh đào
vừa dài vừa rộng. Từ đây, có thể vận chuyển sản phẩm hàng hóa đến các địa
phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong một
ngày hoặc trễ nhất là hai ngày.
Chợ nổi Cái Răng được hình thành trên một khúc sông không quá rộng mà
cũng không quá hẹp, không quá cạn mà cũng không quá sâu .
Nếu sông sâu quá, lớn quá thì phạm vi phân bổ ghe xuồng rất lớn, khó kiểm
soát. Vào mùa nước lũ thì rất nguy hiểm đối với thuyền bè, nhất là những thuyền
nhỏ, có trọng tải thấp. Nhưng nếu sông quá hẹp hoặc quá cạn thì thuyền bè sẽ
không có chỗ neo đậu, gây ra cảnh chen lấn, lộn xộn dẫn đến mất an toàn trong việc
buôn bán trên sông, đồng thời sẽ không thu hút được khối lượng hàng hóa lớn từ
các nơi khác vận chuyển đến. Do đó, chợ nổi trên sông phải được hình thành ở một
khúc sông rộng vừa phải và không phải là nơi sông cái hay sông mẹ. Có lẽ chính vì
điều này mà chợ nổi Cái Răng là chợ nổi hấp dẫn vào bậc nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Một điểm đáng chú ý, là chợ nổi Cái Răng nằm cạnh một khu vực có vườn đặc
sản trái cây nổi tiếng như khu du lịch Mỹ Khánh, đồng thời nằm gần những vùng
sản xuất nông nghiệp như: Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy. Chính đặc điểm này
sẽ giúp cho tốc độ giao thương hàng hóa diễn ra nhanh chóng, giảm chi phí vận
chuyển và tăng sức cạnh tranh trong buôn bán và phân phối sản phẩm.

– 10 –

Hình 1.1: Bản đồ vị trí chợ nổi Cái Răng

Với một vị trí thuận lợi như vậy, chợ nổi Cái Răng được nhà văn Sơn Nam
nhận xét: “Chợ Cái Răng trở thành một chành lúa vĩ đại chỉ thua Chợ Lớn mà
thôi…”.
Ngoài ra, chợ Cái Răng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nối Sài
Gòn-Cần Thơ xuống Cà Mau-Rạch Giá.
Thứ nhất: Là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu
vực lân cận có giao thông đường bộ chưa phát triển.
Thứ hai: Chợ nổi Cái Răng nằm gần trung tâm thị tứ, tại quận Cái Răng, chính
vì vậy chợ đóng vai trò là chợ đầu mối trong việc cung cấp rau quả cho các chợ thị
tứ.
Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại và phát triển
cho đến ngày nay.
1.2.2 Khí hậu- Thủy văn
Trong du lịch, tài nguyên là quan trọng nhất thì khí hậu và thủy văn cũng là
một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, đặc biệt đối với loại

– 11 –

hình du lịch tham quan miệt vườn, sông nước thì chúng lại trở nên vô cùng cần
thiết.
Ta có thể thấy rất rõ những thuận lợi cũng như những mặt hạn chế của khí hậu
và thủy văn tác động tới hoạt động mua bán trên chợ nổi Cái Răng.
Trước hết, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu miền Tây Nam Bộ nói
chung và Cần Thơ nói riêng biểu hiện hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Vì thiên nhiên không khắc nghiệt như miền
Bắc và miền Trung nên hoạt động buôn bán trên chợ nổi diễn ra thuận lợi và dễ
dàng hơn.
Thứ hai, khí hậu mát mẻ, sông ngòi kênh rạch nhiều tôm cá làm cho đời sống
của người dân sung túc nên con người và sông nước ở đây hiền hòa, phóng khoáng.
Đặc biệt vào mùa nước nổi thiên nhiên và con người như hòa chan. Nước nổi mang
đến cho con người nhiều quà tặng của thiên nhiên hào phóng như: tôm cá, phù sa
màu mỡ. Qua mùa nước nổi, màu xanh càng bừng lên cuộc sống càng phấn khích,
và nước là điều kiện quan trọng nhất để duy trì chợ nổi, vì vậy người dân muốn
mưa nhiều, nước lớn nhưng không phải là bão lụt, sét giăng.
Bên cạnh đó, chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Hậu hiền hòa dài khoảng
220- 250km, với mực nước gần như ổn định quanh năm. Đây là một điều kiện vô
cùng thuận lợi cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng.
Trên khu vực chợ nổi Cái Răng hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình gắn bó với
nghề thương hồ, họ định cư ngay trên những chiếc thuyền buôn của mình, khi mùa
mưa bão về không tránh khỏi những thiệt hại về tài sản thậm chí cả tính mạng. Đây
là một vấn đề rất nản giải đối với chính quyền địa phương. Và họ cũng luôn cố gắng
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ gây ra vào mùa bão, điều khó khăn
lớn nhất, là vì đối với nghề thương hồ chiếc thuyền luôn gắn bó với họ từng ngày,
từng giờ không thể tách rời, họ không thể bỏ thuyền của mình trong bất cứ hoàn
cảnh nào.
1.3 Yếu tố lịch sử- văn hóa- xã hội
1.3.1 Lịch sử phát triển chợ nổi Cái Răng

– 12 –

“Hò ơ… Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
Chớ đừng cho lúa gạo…ờ… hò ơ…
…chớ đừng cho lúa gạo…xóm giềng cười chê”.
Đó là câu hò quen thuộc nhắc ta về một thời hưng thịnh của cái nôi văn minh
miệt vườn ở cửa ngõ phía nam Cần Thơ. Nhà nghiên cứu Nam Bộ học Vương Hồng
Sển đã lý giải câu hò trên ngụ ý rằng: “Anh có thương em thì hãy nộp sính lễ bằng
tiền tức nạp tài chứ đừng nộp bằng lúa gạo, bởi lúa gạo ngày ngày dập dìu chở đến
Cái Răng theo kinh xáng Xà No nên không phải là điều hấp dẫn lắm”. Tuy nhiên,
người viết cho rằng: lúc này việc giao thương ở Cái Răng đã văn minh hơn và đang
dần chuyển bước qua nền kinh tế hàng hóa, nên thay vì giao dịch bằng việc đổi lúa,
đổi gạo như trước đây thì người ta đã dùng tiền để thay thế. Vì vậy, nếu người con
trai trong câu hò mang sính lễ bằng lúa gạo thì xóm giềng sẽ cười chê cô gái không
có “giá” nên chỉ được người ta hỏi cưới bằng những nông sản vừa cồng kềnh lại
cũng chứng tỏ gia đình chàng trai không giàu có lắm. Do đó, muốn được vợ chàng
trai phải mang sính lễ bằng tiền chứ không phải là lúa gạo, vừa gọn nhẹ lại vừa sang
trọng.
Biểu trưng cho nền sinh hoạt trù phú ấy là chợ Cái Răng ra đời cách đây hơn
100 năm. Trong sách Cái Răng hình thành và phát triển của Nhâm Hùng có đoạn
mô tả như sau:
“Theo một tài liệu tiếng Pháp (1899) người ta thấy có nhiều nhà bè ở hai bên
rạch Cái Răng và Cần Thơ. Tất cả những ngôi nhà đó, được làm bằng tre trên
những mảng bè của người Trung Quốc và An Nam. Phải chăng những nhà bè này
là tiền thân của chợ nổi? Bởi lúc đó mặt bằng chợ Cái Răng đất thấp, hẹp lại hay bị
ngập vào mùa nước nổi, nên người ta cất nhà bè vừa tiện lợi cho việc ăn ở; vừa làm
cửa tiệm mua bán. Cho đến thập niên 40 (thế kỷ XX) còn thấy được vài nhà bè tồn
tại là tiệm tạp hóa lớn. Nhiều nhân chứng cao tuổi kể lại: “Đến thời điểm này thì
chợ nổi đã định hình, hết sức sung túc. Ngày ngày có vài trăm ghe đậu lại mua bán
dịp Tết, ngày rằm có khi số xuồng ghe lên tới cả ngàn. Chỉ riêng mặt hàng dưa hấu

– 13 –

tới cả trăm ghe. Đặc điểm của chợ nổi Cái Răng là buôn bán sỉ; các ghe hàng gia
dụng, gốm sứ từ Sài Gòn, Biên Hòa, Lái Thiêu chở xuống; các ghe lá lợp nhà, ghe
chiếu, ghe than đước tự miệt Cà Mau, Rạch Giá lên. Bà con trong các “sốc”
Khmer thì chở bán “cà ràng- ông táo” trên các ghe buồm. Các nhân chứng nói rằng
thuở ấy chưa có nhiều mặt hàng trái cây…”.<18>
Qua đó, thời điểm này chợ nổi Cái Răng đã có một hình thức sinh hoạt buôn
bán khá sung túc.
Cái Răng gắn liền với rất nhiều câu chuyện kỳ thú lý giải về địa danh này:
Theo Vương Hồng Sển, Cái Răng có nguồn gốc tiếng Khmer là “karan”, nghĩa
là “cà ràng-ông táo”, có dạng hình số 8, là thứ lò được nắn bằng đất của người
Khmer. Trước đây, người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) làm rất nhiều karan
rồi chất đầy mui ghe lớn dọc sông Cái đến đậu nơi chợ Cái Răng hiện nay để bán,
năm này qua năm nọ, dần dần người dân địa phương phát âm karan thành Cái Răng,
và địa danh Cái Răng chính thức ra đời từ đó.

Hình 1.2: Cà ràng hình số 8

Nhưng theo truyền thuyết thì lại kể rằng:
Năm đó, trong làng có một chàng trai lực điền yêu và làm đám cưới với một cô
thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục xuồng, ghe, trống, kèn…vui như
ngày hội. Khi đám cưới đi ngang qua khúc sông này, bất ngờ có một con cá sấu nổi
lên, nó quật đuôi mạnh làm chìm mấy chiếc xuồng. Mọi người trong đám cưới tháo
chạy, bơi lội thoát thân. Khi vào bờ điểm mặt từng người thì lại mất tích cô dâu.

– 14 –

Chú rể đau đớn, vật vã và rắp tâm trả thù. Anh gom hết vốn liếng, gia sản đi mời
bằng được ba gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng trong làng
hợp sức giết sấu.
Đêm đó, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát trong vàm rạch từ rất sớm. Con sấu
nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào bờ xem. Khi gánh hát đầu tiên hạ màn,
thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn.
Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ, thay phiên nhau đốn gỗ, xóc trụ, đào
đất đắp một con đập to ngoài đầu vàm. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở
sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa ửng sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một
phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông sau một
đêm trắng xem hát. Nhưng không còn kịp nữa, nó bị chặn lại bằng con đập khi bơi
ra đấn đầu vàm. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vót nhọn,
những mũi chĩa đinh ba…nhắm ngay con sấu phóng tới. Tiếng hò hét vang
động…Chàng lực điền giành phần phanh da, xẻ thịt con sấu. Nơi bãi bồi hàm răng
cá sấu cắm vào gọi là Cái Răng, nơi đầu sấu chạm vào gọi là Bãi Sấu.
Có một điều kỳ thú là cách đây không lâu, một người dân địa phương đã tìm
thấy hàm trên của con cá sấu khổng lồ được cho là có từ hơn một trăm năm trước.
Hay câu chuyện xưa kia từng có con cá sấu rất to sống cạnh cây Da đầu Dàm, sau
đó bị một nhóm dân chài khỏe mạnh bắt làm thịt, nó gợi cho ta nhớ đến cái thuở
những người đến khẩn hoang vùng đất này “chèo ghe sợ sấu cắn chân”. Đây là một
điều vô cùng thú vị và càng làm cho người dân vùng sông nước tin tưởng vào
những lý giải trước đây. Chính vì thế, đây có lẽ là một trong các quận đô thị còn giữ
cái tên mộc mạc dân dã, được hình thành trong quá trình khẩn hoang lập ấp từ trăm
năm trước.
Một số tài liệu của người Pháp và ghi chép xưa để lại đều ghi nhận, Cái Răng
là vùng đất trù phú, làng mạc được hình thành từ đời Minh Mạng, dân cư ngày càng
đông đúc. Đến năm Minh Mạng 15 (1834) làng Thường Thạnh tách ra một làng mới
gọi là Trường Thạnh. Đến 1897, chợ Cái Răng là một trong mười chợ toàn Cần Thơ
hoạt động mua bán phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp cho xây

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn